Thực Trạng Và Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun Ở Cộng Đồng Người Ê Đê Xã Hòa Xuân Và Xã Ea Tiêu



(học sinh 0,66%, cha mẹ 0,0%) [37]. Kết quả của tác giả rất tốt vì đối tượng là người Kinh và trình độ học vấn cao hơn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

- Nâng cao nhận thức đúng của người dân về tác hại giun

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.29 và hình 3.21 cho thấy nhận thức của người dân biết đúng về tác hại do giun gây thiếu máu là 16,6%, sau can thiệp đã tăng tỷ lệ người biết đúng lên 63,5%, có tỷ lệ khác biệt 43,6%; biết đúng bệnh giun gây gầy yếu từ 25,2% tăng lên 78,2%, tỷ lệ khác biệt 48,5%; biết đúng bệnh giun gây đau bụng từ 64,9% tăng lên 89,5%, tỷ lệ khác biệt 20,2%; qua TT-GDSK đã làm giảm tỷ lệ người không biết đúng từ 33,6% xuống còn 6,7%, tỷ lệ khác biệt 20,7%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương (2004) [12], vì đối tượng nghiên cứu của tác giả là tất cả học sinh tiểu học. Sự khác biệt này là do người dân từ trước đến nay chưa được TT-GDSK, hoặc có từ trường học nhưng do lâu người dân không nhớ. Đối tượng phỏng vấn trong điều tra của đề tài này chủ yếu là những người già, trình độ học vấn thấp.

Từ kết quả được phân tích trên cho thấy hiệu quả còn thấp, mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị nội dung về truyền thông giáo dục sức khỏe khá phong phú cả bằng tiếng Ê đê và tiếng Kinh, có hình ảnh minh họa cụ thể, những bài hát tuyên truyền. Mô hình này cần triển khai rộng hơn, cần có thời gian để đánh giá lại tác dụng của mô hình một cách chính xác hơn.

- Chuyển biến thực hành có lợi cho sức khỏe của người dân tộc Ê đê xã Hòa Xuân sau 2 năm TT-GDSK về phòng chống nhiễm giun

Người dân Ê đê tại xã Hòa Xuân đã được hưởng lợi rất nhiều sau 2 năm thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe, bước đầu đã giúp cho người dân tự lựa chọn, thay đổi và thực hiện tốt những hành vi có lợi cho sức khỏe được trình bày ở bảng 3.30 và hình 3.22 như: thực hành về sử dụng bảo hộ lao động khi làm vườn rẫy là 26,9%, sau khi TT-GDSK đã giúp cho số lượng người dân đã thực hành đúng tăng lên 85,8%, có tỷ lệ khác biệt thực tế 39,3%. Bắt



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

trẻ em đi giầy hoặc dép có tỷ lệ từ 64,9% tăng lên 98,1%, tỷ lệ khác biệt thực tế là 26,3%. Tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình từ 23,7% sau TT-GDSK tăng lên 39,1%, có tỷ lệ khác biệt thực tế 6,8%. Người dân nhận thức đúng và thực hành tốt về rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện từ 22,1% tăng lên đến 85,5%, có tỷ lệ khác biệt thực tế 19,7%.

TT-GDSK cũng thúc đẩy hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh từ 17,2% tăng lên 28,1% (tăng lên 57 cái, tự người dân hưởng ứng). Kết quả trên còn khá khiêm tốn, do vậy chúng ta phải tiến hành TT-GDSK về phòng chống nhiễm giun nhiều lần, thường xuyên, liên tục, rộng rãi hơn. Muốn đạt kết quả tốt cần phải phối hợp với nhiều ban ngành, đoàn thể; ủy ban nhân dân xã, huyện và triển khai tốt chính sách vay vốn rộng rãi trong cộng đồng. Thực hiện chương trình cung cấp đủ nước sạch cho các hộ gia đình để giảm tỷ lệ số hộ dùng nước giếng đào hoặc nước suối. Qua triển khai TT-GDSK tại cộng đồng người Ê đê cho thấy có hai vấn đề cần bàn luận đó là:

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 21

- Thứ nhất là, đội ngũ cán bộ Y tế và công tác viên y tế tại thôn buôn về kiến thức phòng bệnh chung cũng như bệnh giun còn yếu, có thể là do một số đã quên vì tập huấn lâu hoặc không được cập nhật kiến thức mới và hưởng phụ cấp rất thấp đã không kích thích sự nhiệt tình của cán bộ.

- Thứ hai là, các buôn làng thiếu hẳn đội ngũ có kiến thức xây dựng cơ bản do đó đã làm ảnh hưởng đến công tác vận động xây dựng nhà tiêu.

Để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe hoạt động tốt tại các buôn làng, chúng ta nên có chính sách đào tạo và huấn luyện nhiều đội xây dựng nói chung và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh nói riêng chuyên trách từng buôn làng, thông qua “Trường thanh niên dân tộc dạy nghề của tỉnh”. Củng cố và duy trì và tấp huấn thường xuyên cho cộng tác viên Y tế thôn buôn thông qua “Trường trung học y tế tỉnh”. Phải có chính sách thỏa đáng cho đội ngũ trên khi họ trở về công tác địa phương.


4.3. Ưu điểm và hạn chế của công trình luận án

4.3.1. Ưu điểm của công trình luận án

- Luận án đã xác định được việc nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ có liên quan đến một số thói quen xấu: thường xuyên uống nước lã, không rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện, không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi giầy dép của người dân tại cộng đồng nghiên cứu. Qua các yếu tố nguy cơ trên đã xây dựng nội dung cho TT-GDSK sát với thực tế của cộng đồng, phù hợp nhận thức của người dân và đem lại kết quả như:

+ Người dân nhận thức rõ, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, đã xây được 57 nhà tiêu hợp vệ sinh, giảm 26 hộ không có nhà tiêu.

+ Nâng cao nhận thức của người dân như: tỷ lệ người biết đúng về đường lây qua da từ 8,6% tăng lên 48,1%; qua đường ăn từ 25,2% tăng lên 78,3% và tỷ lệ không biết từ 26,3% giảm xuống còn 4,8% và tác hại của giun về thiếu máu từ 16,6% tăng lên 63,5%; biết đúng bệnh giun gây gầy yếu từ 25,2% tăng lên 78,2%; biết đúng bệnh giun gây đau bụng từ 64,9% tăng lên 89,5%; tỷ lệ không biết đúng từ 33,6% giảm xuống còn 6,7%.

+ Cung cấp kiến thức, giúp cho người dân có hành vi thực hành tốt hơn về: dùng bảo hộ lao động khi làm vườn, rẫy từ 26,9% tăng lên 85,8%; tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình từ 23,7% tăng lên 39,1%; rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện từ 22,1% tăng lên đến 85,5%

- Công trình luận án khẳng định hiệu quả của thuốc tẩy giun mebendazol và cũng khẳng định mô hình nhà tiêu phù hợp tập quán và kinh tế cho cộng đồng người Ê đê hiện nay là nhà tiêu đào thông hơi.

4.3.2. Hạn chế của công trình luận án

Chưa đánh giá được hiệu quả của biện pháp can thiệp bằng TT- GDSK đến hạn chế hay giảm tỷ lệ của nhiễm giun. Do vậy cần phải có một đề tài khác tiếp tục nghiên cứu tách riêng biệt để đánh giá hiệu quả của TT-GDSK và điều trị về tình hình nhiễm giun ở cộng đồng đã được can thiệp.


KẾT LUẬN


1. Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun ở cộng đồng người Ê đê xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu

1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ

Sau khi xét nghiệm 3.251 mẫu phân người dân Ê đê tại xã Ea Tiêu và Hòa Xuân bằng phương pháp Kato-Katz cho biết:

Tỷ lệ nhiễm giun chung khá cao 75,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất là 57%, kế tiếp là giun móc/mỏ 37,2%, thấp nhất là giun tóc 1,7%, không có sự khác biệt giữa hai xã cũng như tỷ lệ nhiễm giun giữa nam và nữ.

Nhóm 2-5 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất 73,0% và nhóm >18 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao nhất 46,7%.

1.2. Cường độ nhiễm giun tại hại xã (số trứng trung bình/ 1 gram phân)

Cường độ nhiễm trứng giun trung bình/gram phân của ba loại giun ở hai xã thuộc mức độ nhiễm nhẹ.

1.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun và cường độ nhiễm giun.

1.3.1. Một số thói quen của người dân tộc Ê đê liên quan đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun:

- Người dân có thói quen uống nước lã thường xuyên có nguy cơ nhiễm giun đũa hoặc giun tóc cao hơn những người khác (p<0,05).

- Người dân không rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện có nguy cơ nhiễm giun đũa hoặc giun tóc cao hơn những người khác với (p<0,05).

- Người dân không tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun đũa cao hơn những người khác với một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Người dân không dùng bảo hộ lao động có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05).

- Người dân không đi giầy hoặc dép trong lao động có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05).



- Người dân không dùng nhà tiêu hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn những người khác với (p<0,05).

1.3.2. Không tẩy giun định kỳ

Nhóm người không uống thuốc tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun đũa gấp 3,33 lần so với nhóm người có uống thuốc tẩy định kỳ.

2. Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe, điều trị giun bằng

mebendazol liều duy nhất 500mg tại địa điểm nghiên cứu

2.1. Hiệu quả điều trị giun bằng mebendazol

Sau 21 ngày điều trị cho thấy: giun đũa tỷ lệ sạch trứng 89,4% và tỷ lệ giảm trứng là 95,3%. Đối với giun móc/mỏ, tỷ lệ sạch trứng 75,9% và tỷ lệ giảm trứng là 79,2%.

Thực trạng tái nhiễm sau 2 tháng điều trị đối với giun đũa tỷ lệ tái nhiễm là 11,9% và 4 tháng tăng lên 42,5%. Đối với giun móc/mỏ tái nhiễm sau 2 tháng là 20,7% và 4 tháng tăng lên 32,3%.

Sau điều trị 3 đợt bằng mebendazol 500mg liều duy nhất đối với giun đũa đạt hiệu quả tỷ lệ sạch trứng 52,1% và giảm trứng 90,94%. Đối với giun móc/mỏ hiệu quả tỷ lệ sạch trứng là 42,2% và giảm trứng 25,15%.

2.2. Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe

2.2.1. Tỷ lệ hộ sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh tăng và giảm các nhà tiêu không hợp vệ sinh sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe

Số nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên tăng 57 cái; nhà tiêu dội nước tăng tăng 10 cái; nhà tiêu đào thông hơi tăng 47 cái; nhà tiêu đào nông giảm 31 cái và số hộ không có nhà tiêu giảm 26 hộ.

2.2.2. Thay đổi về nhận thức của người dân Ê đê tại xã Hòa Xuân sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe

Tỷ lệ người dân Ê đê đã nhận thức đúng về đường lây qua da từ 8,6% tăng lên 48,1%; qua đường ăn từ 25,2% tăng lên 78,3% và tỷ lệ không biết từ 26,3% giảm xuống còn 4,8%. Tỷ lệ nhận thức đúng của người dân Ê đê về tác



hại do giun gây thiếu máu từ 16,6% tăng lên 63,5%; biết đúng bệnh giun gây gầy yếu từ 25,2% tăng lên 78,2%; biết đúng bệnh giun gây đau bụng từ 64,9% tăng lên 89,5%; tỷ lệ không biết đúng từ 33,6% giảm xuống còn 6,7%.

2.2.3. Sự thay đổi hành vi của người dân Ê đê tại xã Hòa Xuân sau 2 năm truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống nhiễm giun

Dùng bảo hộ lao động khi làm vườn, rẫy từ 26,9% tăng lên 85,8%, có sự khác biệt thực tế 39,3%.

Trẻ em đi giày hoặc dép có tỷ lệ từ 64,9% tăng lên 98,1%, có sự khác biệt thực tế 26,3%.

Tẩy giun định kỳ cho các thành viên trong gia đình từ 23,7% tăng lên 39,1%, có sự khác biệt thực tế 6,8%. Rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện từ 22,1% tăng lên đến 85,5%, có sự khác biệt thực tế 19,7%.


KIẾN NGHỊ


Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra các kiến nghị sau:

1. Duy trì triển khai thực hiện tốt uống thuốc tẩy giun 6 tháng/ lần, ưu tiên cho đối tượng trẻ em tuổi từ 2 đến 14 tuổi và miễn phí.

2. Hướng dẫn và vận động xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh (nhà tiêu đào có ống thông hơi), thuyết phục người dân buôn làng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân đúng qui cách; thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp vì dân trí còn thấp.

3. Để TT-GDSK cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả cần dựa vào phong tục, tập quán để xây dựng nội dung phù hợp như tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe phải là song ngữ tiếng dân tộc Ê đê và tiếng Kinh, nội dung ngắn, có hình ảnh sinh động, cụ thể và dễ hiểu và củng cố và duy trì đào tạo cán bộ y tế thôn buôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

[1] Trương Quang Ánh, Lê Phán (2004), “Đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Y học thực hành, (477), Bộ Y Tế xuất bản, tr. 83 - 87.

[2] Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội (2001), "Thuốc chống giun sán", Dược lý học, Nxb Y học Hà Nội, tr. 304-317.

[3] Bộ môn Ký sinh Trùng - Đại Học Y Hà Nội (2001), "Giun đũa, giun tóc, giun móc", Ký sinh trùng y học, Nxb Y học Hà Nội, tr. 127-148.

[4] Bộ môn Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng - Học Viện Quân Y (1998), "Phương pháp xác định số lượng trứng giun ở phân", Kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng y học, Hà Nội, tr. 73-74 và 93-95.

[5] Bộ môn dịch tễ học quân sự (2007) “Nguyên nhân bệnh tật trong cộng đồng”; “Phương pháp nghiên cứu mô tả dịch tễ học”; “Phương pháp nghiên cứu can thiệp”, Dịch tễ học, Nxb Quân đội nhân dân -Hà Nội, tr.24-38 và 70-94.

[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, tr.2-35.

[7] Bộ Y tế (2004), Sổ tay quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu và xử lý cấp cứu thông thường, Nxb Thanh niên, Hà Nội

[8] Bộ Y tế (2005), Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch và tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu, Hà Nội, tr.5-9.

[9] Bộ Y tế - Vụ khoa học - Đào tạo (1992), Sổ tay dịch tễ học cho cán bộ quản lý y tế huyên, Nxb Y học Hà Nội, tr.136-156.

[10] Cabrera B.D (1987), Điều trị hàng loạt so với điều trị chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất, Hội thảo quốc gia về phòng chống một số bệnh giun sán chủ yếu tại Việt Nam, Bộ Y tế /WHO - Hà Nội, tr. 2-14.

[11] Nguyễn Hữu Chỉnh và cộng sự (2004), “Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường tiểu học xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xuất bản, tr.87 - 89.

[12] Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và cộng sự (2004), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán đường ruột ở tỉnh Gia Lai thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số trường tiểu học”, Tạp chí Y học thực hành (477), Bộ Y Tế xuất bản, tr. 43 -49.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022