Nhận Thức Đúng Về Đường Lây Và Tác Hại Của Bệnh Giun



nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2002), cho thấy nhóm có phóng uế xung quanh nhà có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 4,32 lần so với nhóm đi đại tiện vào nhà tiêu [98].

+ Thói quen uống nước lã: bảng 3.14 cho thấy nhóm uống nước lã thường xuyên có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn nhóm không uống nước lã thường xuyên (70,4% so với 41,4%). Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 2,59-4,42. Cũng từ kết quả bảng 3.16 cho thấy nhóm uống nước lã thường xuyên có tỷ lệ nhiễm giun tóc cao hơn nhóm không uống nước lã thường xuyên (2,8% so với 0,5%). Sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,52-19,37.

Khi phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy rằng điều này có mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm so với thực tế có liên quan đến uống nước đun sôi. Những người được phỏng vấn, họ trả lời rằng: “Việc này do nghèo mà sinh ra”, cả đàn ông lẫn đàn bà đều than phiền rằng họ luôn “thiếu thời gian”, bởi vì “Chúng tôi làm việc nhiều giờ trong ngày và đó là yếu tố ảnh hưởng đến việc làm mà chúng tôi biết rằng uống nước đun sôi phải làm nhưng không làm được”. Đồng bào dân tộc Ê đê nơi đây chỉ dùng nước uống được đun sôi để tiếp khách hoặc bạn thân đến chơi. Hàng ngày, họ thường dùng bầu nước (trái bầu già lấy lõi, phơi khô) để làm dụng cụ lấy nước để uống. Họ nói rằng: “Nước giếng hoặc nước mạch trong lòng đất chảy ra đựng vào những trái bầu sẽ mát hơn, ngon hơn, đơn giản hơn, không tốn thời gian đun nấu, không tốn thời gian thu gom củi, không nặng nề mang nước theo lên rẫy”.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2002) có 41% mầm bệnh trứng giun trong đất, trong đó có 69,48% mầm bệnh trứng giun trong đất cạnh nhà vệ sinh [24]. Sự tồn tại mầm bệnh ở trong đất bụi rất cao, có 80,7% là trứng giun đũa, 40,7% là giun tóc. Trứng giun còn sống 89,9% (mùa mưa) và trứng còn sống 83,5% (mùa khô) [33]. Theo kết quả nghiên cứu chất lượng nước và phân tích mẫu nước giếng đào tại Tây Nguyên (2006) của Bùi Vĩnh



Diện [21] cho thấy: độ sâu của giếng đào <10 m có 61,9% và trên 10 m chiếm 38,1%. Phương tiện lấy nước có dùng máy bơm có 28,6%, quay tay 9,5%, dùng gầu múc 61,9%. Kết quả tỷ lệ nước giếng đạt về lý hóa có 47,6% và đạt nước sạch về vi sinh vật 33,3%. Qua đây, cho thấy người dân uống nước lã không những sẽ mắc bệnh giun mà còn có khả năng mắc các bệnh đường ruột khác.

Người dân không chỉ uống nước lã khi lao động ngoài rẫy mà còn uống nước lã ngay khi uống rượu cần, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Quế (1992) [71] cho thấy, trong bảy dân tộc ở Tây Nguyên thì có đến 100% đều sử dụng nước lã pha trong rượu cần để uống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

4.1.2.2. Yếu tố tẩy giun định kỳ

Kết quả đã được trình bày tại bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm người không tẩy giun định kỳ cao hơn có tẩy giun định kỳ (66,4% so với 37,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 2,56 - 4,34.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 19

Theo kết quả nghiên cứu can thiệp được trình bày tại bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ tái nhiễm giun đũa rất cao, sau 4 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun đũa gần bằng so với trước điều trị (42,5% so với 59,8%) và tỷ lệ tái nhiễm giun móc/mỏ sau 4 tháng cũng gần như trước điều trị (32,3% so với 36,1%). Điều này cho thấy yếu tố tẩy giun định kỳ là rất quan trọng để phòng tái nhiễm, giảm tỷ lệ mắc bệnh và làm giảm số lượng mầm bệnh thải ra ngoài môi trường. Thời gian tẩy giun định kỳ cho cộng đồng người dân tộc Ê đê thích hợp nhất là 6 tháng/đợt. Theo nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2002), cho thấy nhóm không tẩy giun định kỳ có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 2,79 lần so với nhóm có tẩy giun định kỳ [98].

4.1.2.3. Nhận thức đúng về đường lây và tác hại của bệnh giun

Kết quả của bảng 3.12 cho thấy người dân tộc Ê đê tại hai xã biết rất ít về đường lây truyền của bệnh giun như: đường lây qua da chỉ có 7,6%, đây



là đường lây chủ yếu của giun móc/mỏ ở nước ta, nhưng người dân lại không biết phòng bệnh bằng cách đi giầy hoặc dép thường xuyên khi làm rẫy. Tại bảng 3.13 cho biết tỷ lệ người dân thường xuyên dùng bảo hộ lao động 28,5% trong tổng số 984 người được phỏng vấn. Đường lây của giun tóc và giun đũa do không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau đại tiện, trong nghiên cứu chỉ có 20,6% người thực hành rửa tay thường xuyên, số không rửa tay thường xuyên chiếm tỷ lệ khá cao 79,4%. Uống nước lã cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh giun, nhưng chỉ có 20,6% số người biết đúng, nhưng tỷ lệ người thực hành không tốt là có uống nước lã thường xuyên rất cao 43,0%. Nhìn chung, người Êđê không thích dùng nước máy cũng như nước chín (đã được đun sôi), mà lại thích uống nước tự nhiên chảy ra từ các mạch nước ngầm, theo họ nước này mới sạch, trong, mát và vị ngon hơn. Theo phong tục của người Êđê, “Nước là một trong những thành phần quan trọng và không thể thiếu trong việc tạo dựng một buôn làng”. Người Êđê luôn định cư gần nguồn nước như suối, sông, hồ. Theo họ, nghi lễ truyền thống rất trang trọng được các già làng tổ chức ngay tại điểm nước chảy ra, hầu hết người làng đều tham gia vào nghi lễ này. Ở một mức độ nào đó, điểm nước chảy ra còn là tượng trưng cho sự hình thành của ngôi làng.

Người đồng bào cũng biết rất ít về ảnh hưởng của giun đối với cơ thể con người như: biết đúng tác hại gây tắc ruột là 7,9%, tỷ lệ người biết đúng cao nhất là đau bụng do giun chiếm 45,9%. Sự nhận thức đúng về đường lây, tác hại của giun đối với cơ thể còn hạn chế, đó là điều hiển nhiên của người Ê đê vì: trình độ học vấn của người dân nơi đây rất thấp, tỷ lệ mù chữ 18,5%, chủ yếu là cấp tiểu học 44,6%, trung học cơ sở 27,3%, THPT có 8,1% và trên THPT có tỷ lệ rất thấp 1,4%. Một lời phát biểu của người dân “Tuổi tác có ảnh hưởng đến trình độ học vấn là do điều kiện sống trước đây của người dân: họ luôn di trú từ nơi này đến nơi khác cùng với đàn súc vật của



mình”. Trong số người người được phỏng vấn không có người nào có bằng cấp về kỹ thuật. “Những người Êđê có học vấn cao không sống ở các xã vùng ven mà sống ở Thành phố Buôn Ma Thuột”.

Khi phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy rằng người phụ nữ dân tộc Ê đê thường chịu trách nhiệm về vệ sinh trong hộ gia đình và chăm sóc sức khỏe cho con. Sống trong xã hội mẫu hệ, người Êđê quan niệm rằng: “Con gái là để làm giống” là người duy trì và phát triển nòi giống của gia đình, dòng họ, là người sống với cha mẹ suốt đời và chăm sóc cha mẹ khi họ về già, là người quản lý tài sản và điều hành công việc nội trợ trong gia đình. So sánh trình độ học vấn của người vợ và người chồng trong xã hội của dân tộc Ê đê cho thấy rằng người phụ nữ Êđê với công việc làm nông là chính, họ không được học hành, họ phải gắn chặt đời mình trong phạm vi thôn xóm, bám giữ mảnh đất cha ông, phong tục tập quán, chịu đựng và hy sinh.

Trình độ học vấn của phụ nữ có liên quan đến số con trong gia đình và hầu hết phụ nữ Êđê đều sinh nhiều con. Tỉ lệ phụ nữ mù chữ cao ở trong gia đình đông con. Theo quan niệm của người Êđê, họ sinh nhiều con để có nhiều người lao động. Khi hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất nông nghiệp chính, nhu cầu lao động trong phạm vi nội bộ gia đình tăng, do đó trẻ em phải tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia đình. Số khẩu trên hộ đông có thể là nguồn nhân lực lao động tốt, song nếu không được học hành, đào tạo nghề thì năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng. Hiện nay đói nghèo vẫn là người bạn đồng hành của người phụ nữ Ê đê, do họ không thể có điều kiện để nâng cao kiến thức xã hội, hạn chế trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Sự thiệt thòi của phụ nữ Êđê thể hiện ở tỷ lệ phụ nữ không đi học ở các buôn đều cao hơn nam giới, trong khi đó họ phải đảm nhận việc dạy dỗ con cái, nếu không



có sự thay đổi thì tình trạng này sẽ tái diễn ở các thế hệ kế sau. Do vậy, nếu chúng ta không có biện pháp truyền thông thích hợp với từng đối tượng sẽ khó làm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân nơi đây, đối tượng cần phải truyền thông đó là :

Học sinh tại các trường trong xã là nhóm quan trọng vì các em sẵn sàng tiếp nhận thông điệp mới để phổ biến cho cha mẹ và anh chị em mình, đây là đối tượng đông đảo nhất và có sự hiểu biết hơn.

Hợp tác với người dân tộc Êđê có trình độ hiểu biết hơn, họ chủ động truyền thông giáo dục sức khỏe bằng tiếng Êđê qua tài liệu dịch tiếng Ê đê, có bài hát về vệ sinh môi trường, bài hát về rửa tay sạch, hình ảnh cụ thể về tác hại của giun hoặc hình ảnh các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, qui cách, giá vật liệu, số lượng vật liệu cụ thể của từng loại nhà tiêu vào thời điểm hiện tại. Khi người dân biết đúng về đường lây, tác hại của nhiễm giun, người dân tự chủ động tham gia xây dựng nhà tiêu, rời chuồng gia súc xa nhà, tham gia uống thuốc tẩy giun định kỳ và nhiệt tình lấy bệnh phẩm phân làm xét nghiệm.

Hợp tác với người trưởng buôn vì: Thiết chế xã hội của dân tộc Ê đê, đơn vị xã hội của dân tộc Ê đê là buôn, mỗi buôn truyền thống thường cư trú từ 30 - 50 nóc nhà, dân số trung bình mỗi buôn từ 300 đến 400 người. Người đứng đầu làng (chủ buôn) là người am hiểu rất tốt về phong tục tập quán của cộng đồng, ăn nói thông thạo, có lý, có tình, có nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, thổ cẩm, mỹ nghệ, biết giải quyết tốt các mâu thuẫn nội bộ, được sự tín nhiệm của cả cộng đồng. Nhiệm vụ của người chủ buôn: lãnh đạo sản xuất đúng thời vụ; quản lý công việc và sinh hoạt chung của buôn; khéo léo quan hệ ngoại giao với các buôn khác để giữ gìn sự bình yên của buôn làng mình; bảo vệ, gìn giữ tập tục, giải quyết các mâu thuẫn trong và ngoài buôn thông qua việc hòa giải, xử kiện; chủ trì các cuộc nghi lễ, lễ hội lớn của buôn, của dòng họ, gia đình (như các lễ: cúng bến nước, ăn cơm mới,



cầu mùa, cầu mưa, bỏ mả,...); quy định về việc đóng góp cho các lễ hội chung của cộng đồng. Người chủ buôn làm việc trên tinh thần dân chủ, trước khi quyết định một vấn đề gì chung, quan trọng đều bàn bạc thông qua các già làng, đôi khi còn hỏi ý kiến các thành viên trong cộng đồng, sau đó mới công bố quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước buôn làng. Quyết định của chủ buôn đều được mọi người tuân thủ thực hiện một cách nghiêm túc. Do đó, công tác truyền thông-GDSK muốn đạt được kết quả tốt có sự đóng góp nhiều của chủ buôn.

Kết quả nghiên cứu TT-GDSK của chúng tôi vẫn còn thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh (2004), bởi vì tác giả nghiên cứu trên học sinh tiểu học người kinh huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có 89% biết đúng nguyên nhân do ăn uống không hợp vệ sinh, 80% do đi chân đất, 97,7% gây nên đau bụng, 95% làm cơ thể suy yếu và 93,7% học sinh yêu cầu cần thuốc tẩy giun [37].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thao (2006), nghiên cứu về dân tộc Ê đê tại Đắk Lắk, biết đúng nguyên nhân qua da 11%, biết nguyên nhân qua thức ăn 24%, không biết hai nguyên nhân trên cao hơn (40% so với 24,9%), biết tác hại gây gầy yếu 29%, biết tác hại gây đau bụng 59% và không biết hai tác hại trên 35% [83].

Qua nghiên cứu cho thấy cộng đồng người dân tộc Ê đê có hạn chế về kiến thức trong phòng chống bệnh nhiễm giun, điều này là một thách thức chúng ta phải làm sao, làm thế nào để có biện pháp tốt nhất về phòng chống nhiễm giun trong cộng đồng người dân Ê đê. Theo nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2002), cho thấy nhóm không biết đúng tác hại và đường lây của giun có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 1,22 lần so với nhóm có biết [98]


4.2. Hiệu quả của biện pháp truyền thông và điều trị nhiễm giun tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu

4.2.1. Hiệu quả 3 đợt điều trị giun bằng mebendazol liều duy nhất 500mg tại địa điểm nghiên cứu

4.2.1.1. Tác dụng của mebendazol viên 500mg, liều duy nhất trong điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

- Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.20 cho biết mebendazol 500mg liều duy nhất đối với giun đũa đạt hiệu quả tỷ lệ sạch trứng 89,4% và giảm trứng 95,3%. Đối với giun móc/mỏ hiệu quả tỷ lệ sạch trứng là 75,9% và giảm trứng 79,2%. Trong luận án này dùng Mebendazol liều 500mg/viên, đây là một loại thuốc rẻ tiền, có sẵn trên thị trường, có thể mua một số lượng lớn phục vụ công tác điều trị nhưng vẫn có hiệu quả. Theo Tổ chức Y tế (2000) cho thấy hiệu lực liều duy nhất của mebendazol trong điều trị giun đũa tỷ lệ sạch trứng là 98-100% và tỷ lệ giảm trứng là 99-100% [92]. Với kết quả trên mebendazol liều 500mg thực sự áp dụng tốt cho điều trị tại cộng đồng. Ít gặp tác dụng không mong muốn (< 1/100). Thuốc chưa được nghiên cứu nhiều ở trẻ em dưới 2 tuổi, do đó trong điều trị trẻ dưới 2 tuổi, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ do thuốc gây ra. Liều dùng như nhau cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hòa (2004), dùng mebendazol hàng loạt cho học sinh 6-11 tuổi, kết quả tỷ lệ sạch trứng giun đũa là 87,5%, giun móc 70,2% và tỷ lệ giảm trứng giun đũa 99,9%, giun móc/mỏ 84,6%. Sau điều trị tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh cải thiện rõ rệt, do đó tẩy giun định kỳ có tác động đến sự phát triển thể lực của trẻ [40].

Kết quả điều trị bằng mebendazol 500mg liều duy nhất của chúng tôi phù hợp với một số tác giả sau:

Lê Cao Khải và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ sạch trứng 97% [49].



Lương Văn Định (2006) cho thấy tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa 95,63% và giun móc là 56,76%; tỷ lệ giảm trứng ở giun đũa 99,81%; giun móc/mỏ là 90,48% [31].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh cho thấy tỷ lệ sạch trứng của giun đũa là 96,72% và giun móc 72,63%; tỷ lệ giảm trứng trong phân đối với giun đũa 97,9% và giun móc/mỏ 72,63%; tác giả khuyến cáo liều điều trị bằng mebendazol 500mg liều duy nhất đã mang lại hiệu quả cao trong triển khai điều trị hàng loạt tại cộng đồng [37],[38].

4.2.1.2. Tác dụng không mong muốn của mebendazol liều điều trị duy nhất một viên 500mg

Ở bảng 3.24 cho thấy có 93,1% trường hợp không có triệu chứng, tác dụng phụ không mong muốn của thuốc chỉ thoáng qua (buồn nôn 3,8%, nôn 1,2% do sợ uống thuốc, nhức đầu 0,5% và chóng mặt 0,6%); không thấy hiện tượng giun chui lên miệng và dị ứng thuốc, các triệu chứng nêu trên do cảm giác là chủ yếu và không có trường hợp nào phải can thiệp bằng thuốc, đây là loại thuốc có độ an toàn cao, giá thành rẻ, có sẵn trong nước và có thể triển khai điều trị hàng loạt tại cộng đồng.

Trong thử nghiệm so sánh albendazol 400mg và mebendazol 500mg liều duy nhất có kết quả giống nhau trong điều trị giun đũa (tỷ lệ sạch trứng 98-100%; tỷ lệ giảm trứng 99-100%) và giun tóc (tỷ lệ sạch trứng 14-70%; tỷ lệ giảm trứng 80-89%). Thuốc albendazol có hiệu lực kém hơn trong điều trị giun tóc (tỷ lệ sạch trứng là 22-30%; tỷ lệ giảm trứng là 70-82%) [91],[92].

Hiện nay nhiều vùng trên thế giới sử dụng thuốc mebendazol là thuốc điều trị bệnh giun truyền qua đất như:

Quần đảo Seychelles đã áp dụng trong chương trình sức khỏe học đường, chọn mebendazol (viên 500mg), dùng liều duy nhất đạt tỷ lệ sạch trứng 99,4%, tỷ lệ sạch trứng 85% trong học sinh [92]. Tại Zanzibar chọn mebendazol 500mg là thuốc chính để điều trị hàng loạt cho người dân ở vùng

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí