nông thôn [92]. Theo Renee.L, [147],[148] dùng mebendazol và acidfolic sắt cho phụ nữ tuổi mang thai đã làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu cân ở vùng dịch tễ giun móc/mỏ cao ở Peru. Theo WHO (2007) tại Bangladesh đang sử dụng mebendazole điều trị cho 4,5 triệu học sinh của 14 tỉnh trong cả nước [173].
4.2.1.3. Sự tái nhiễm giun đũa và giun móc/mỏ tại cộng đồng sau 02 tháng, 04 tháng điều trị mebendazol duy nhất một viên 500mg
Để đánh giá tái nhiễm giun đũa, giun móc/mỏ, bằng cách tiến hành xét nghiệm phân ở thời điểm hai tháng và bốn tháng sau điều trị tại xã Hòa Xuân. Kết quả thu được ở bảng 3.21 cho thấy: sau hai tháng điều trị tỷ lệ tái nhiễm giun đũa là 11,9% và bốn tháng tỷ lệ tái nhiễm 42,5% (tăng lên gần với tỷ lệ trước điều trị 59,8%). Đối với tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ sau hai tháng tái nhiễm 20,7% và 4 tháng tỷ lệ tái nhiễm 32,3% (gần với trước điều trị 36,1%).
Với kết quả về tỷ lệ tái nhiễm của giun đũa, giun móc/mỏ nêu trên, khẳng định rõ vai trò điều trị là một trong những biện pháp quan trọng làm giảm tỷ lệ nhiễm giun, giảm tỷ lệ gây tác hại của giun đối với mỗi cá nhân người bệnh và giảm tỷ lệ số lượng mầm bệnh thải ra ngoại cảnh trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không điều trị liên tục thì hiệu quả điều trị sẽ không cao vì mầm bệnh ở ngoài môi trường xung quanh còn nhiều, trong hoàn cảnh hiện nay ở những vùng cộng đồng dân tộc Ê đê chưa thể nhanh chóng cải thiện điều kiện vệ sinh cũng như giảm các tập quán có hại đối với sức khỏe ở cộng đồng một sớm một chiều. Do vậy cần phải điều trị nhắc lại (chống tái nhiễm giun) cứ 6 tháng 1 lần (vào tháng 3 và tháng 9 hằng năm ở Tây Nguyên), nhằm duy trì tỷ lệ nhiễm giun ở mức độ thấp nhất. Theo chúng tôi nên cho uống thuốc vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm vì: thời tiết ở Tây Nguyên nói chung, ĐắkLắk nói riêng đều chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch, mùa khô từ tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. Lao động sản xuất của người Ê đê nơi đây chỉ tập trung vào mùa mưa.
Sau đó là đến vụ nông nhàn, người lao động nghỉ ngơi, bước vào "mùa ăn năm, uống tháng". Mọi nghi lễ, lễ hội không liên quan đến việc sản xuất, đều tập trung vào mùa khô, kéo dài từ khi gặt lúa sớm (cúng hồn lúa, mừng cơm mới) cho đến tận mùa dọn rẫy tháng 4 năm sau. Lúc này, lúa bắp đã chất đầy kho, cái no, cái đủ dư thừa đã thấy rõ, đây là lúc nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ, cảm tạ trời đất, giao đãi bạn bè, báo hiếu cha mẹ,... và đón mừng một năm mới. Do đó, lễ cũng đông vui như hội, trở thành mùa nghi lễ, lễ hội của mọi gia đình buôn làng và cả vùng. Đây cũng là thời gian thường xảy ra bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa và giun sán. Đây là thời gian thích hợp cho thực hiện điều trị bệnh giun hàng loạt.
Mục tiêu lâu dài ngoài tiến hành điều trị hàng loạt có định kỳ phải song song các biện pháp thích hợp khác như TT-GDSK về xây dựng hệ thống nước sạch cho buôn làng, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo, xây dựng nhà tiêu cho trường học. Có làm được như vậy cho cộng đồng người Ê đê tại Đắk Lắk nói riêng và cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bệnh tật, đói nghèo; đời sống người dân mới ấm no và hạnh phúc.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả khác:
Theo nghiên cứu của Lê Cao Khải (2005) cho thấy tỷ lệ tái nhiễm giun sau 4 tháng điều trị tăng lên như trước điều trị (trước điều trị 98,06% so với sau điều trị 64,71%) [49].
Lê Thuận (2005), cũng đã cho thấy sau 3 đợt điều trị thuốc bằng mebendazol liều 500mg tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm rất thấp sau mỗi đợt điều trị: trước điều trị 97,6%; sau 6 tháng điều trị 86,0% và sau 18 tháng 48,7% . Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ trước điều trị là 44,2% sau 6 tháng điều trị là 34,8% (đợt 2) và 18 tháng là 25,6% (đợt 3). Như vậy điều kiện tự nhiên ở
nước ta rất thuận lợi cho sự tái nhiễm giun cao, vấn đề can thiệp điều trị cho cộng đồng cần phải kết hợp thường xuyên với phòng bệnh và cải tạo môi trường để hạn chế sự tái nhiễm và giảm dần tỷ lệ nhiễm giun [87].
4.2.2. Kết quả triển khai biện pháp can thiệp tại cộng đồng bằng TT-GDSK
4.2.2.1. Nội dung và hình thức truyền thông-GDSK
Đứng trước thực trạng về vệ sinh môi trường thấp ở xã Hòa Xuân có tỷ lệ nhiễm giun chung trên 75,9%, giun đũa 59,8% và giun móc/mỏ 36,1%. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 17,2%, nhà tiêu đào nông là chủ yếu 74,2%, người dân đi đại tiện ra ngoài nhà tiêu 74,2% và tỷ lệ đối tượng mù chữ 19,8% tập trung ở người già, đây là những người có uy tín trong buôn. Nhận thức của người dân về bệnh giun rất thấp như tỷ lệ người không biết đúng ít nhất một đường lây của bệnh giun 26,3%, không biết đúng ít nhất một tác hại khi bị nhiễm giun là 33,6%. Ngoài ra còn có một số thói quen, quan niệm không đúng còn tồn tại trong cộng đồng:
- Đi chân đất để di chuyển dễ dàng khi đi làm rẫy, vườn 68,9%.
- Sử dụng nhà tiêu đào nông nhằm chăm sóc những cây kém phát triển 74,2%.
- Khi bị ấu trùng giun móc gây ngứa chân, họ quan niệm là “nước ăn chân”,...
- Khi bị đau bụng, xanh xao, thiếu máu vẫn chưa đến ngay trạm y tế khám bệnh. Họ cho là do “gió thổi” và “lao động nhiều”.
- Kinh tế khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con cháu.
Từ đó chúng tôi thực hiện lựa chọn cung cấp thông tin phù hợp như sau:
- Đối tượng truyền thông: Cán bộ y tế và cộng tác viên y tế buôn (3 đợt có 29 người); cán bộ xã (3 đợt có 11 lượt người); giáo viên chủ nhiệm các trường (3 đợt có 62 lượt người); học sinh (3 đợt có 1180 lượt học sinh); chủ hộ gia đình hoặc người trên 18 tuổi đại diện gia đình (3 đợt có 1374 lượt người).
- Hình thức và nội dung TT-GDSK :
+ Nói chuyện, có 2656 lượt người tham gia với mục đích xem người dân đã biết được gì?, tin và sẽ làm gì?, sau đó chúng tôi bổ sung và giải thích lợi ích của hành vi mới (lợi ích của từng loại nhà tiêu, lợi ích của rửa tay sạch bằng xà phòng, lợi ích của dùng thuốc tẩy giun và cách dùng, thời gian dùng, nơi mua thuốc, tại sao giun vào cơ thể người, tác hại của 3 loại giun thường gặp...).
- Để phòng chống giun chúng ta phải làm gì?
+ Minh họa bằng một số tranh lật và băng video.
+ Tham quan một số mô hình nhà tiêu, giải thích ưu điểm, nhược điểm của từng nhà tiêu hiện có trong buôn.
Một số quan niệm của người dân tộc Ê đê:
- Trước đây và hiện nay một số nơi vẫn còn quan niệm về hôn nhân gia đình như sau: chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ, nếu vợ chết và bên nhà vợ không có ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái vợ mình. Nếu người chồng chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ. Vai trò và vị trí giữa vợ và chồng ngày nay có phần bình đẳng hơn, đã kích thích khả năng lao động sáng tạo của từng cá nhân trong gia đình, tạo điều kiện tích luỹ tài sản và phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều này nói lên vai trò phụ nữ Ê đê trong đại gia đình, do vậy tích cực TT-GDSK cho phụ nữ sẽ đem lại kết quả tốt trong phòng bệnh giun.
- Động cơ thúc đẩy lòng nhiệt tình không phải là cái gì đó khó tìm ở người Ê đê. Động cơ chính cho những người không biết chữ là có kiến thức tốt hơn về hành vi vệ sinh bởi do họ đã quá mệt mỏi vì luôn bị nhiễm giun và thường xuyên mắc các bệnh đau bụng. Do đó chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận “Kinh nghiệm gần gũi” để nhằm xác định xem “Cái gì đang tồn tại” và “Tại sao chúng tồn tại” chứ không phải để xác định xem “Chúng có bao nhiêu”. Qua phương pháp tiếp cận này, tạo điều kiện cho người dân phát biểu
ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm của họ cũng như cách thức họ muốn hành động. Ví dụ, một phát biểu của người dân tại sao họ thích uống nước lã “Chúng tôi uống nước suối từ đời này qua đời khác. Ông bà, tổ tiên của chúng tôi làm như vậy và chúng tôi bây giờ cũng vậy”.
- Ảnh hưởng của nghề nghiệp: Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào dân tộc Ê đê là các sản phẩm từ nông nghiệp như lúa nước, lúa rẫy, cà phê, một số hộ gia đình có thu nhập từ chăn nuôi hoặc đi làm thuê. Như vậy, nguồn thu nhập của đồng bào bản địa chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp nhưng với trình độ thâm canh thấp, chưa áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, nên thu nhập thấp, đời sống bà con dân tộc ngày càng khó khăn hơn. Ngày nay, phân công lao động trong công việc chăm sóc cà phê thì thấy xu hướng cả hai cùng tham gia lao động khá rõ ràng, phân công lao động có xu hướng tiến bộ, tỷ lệ cả nam và nữ cùng tham gia công việc có xu hướng tăng dần, chứng tỏ vai trò của nam và nữ ở đồng bào bản địa dần có bình đẳng trong lĩnh vực lao động và phát triển kinh tế hộ thể hiện rất rõ.
- Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế: Sự nghèo khó là nguyên nhân trực tiếp của sức khỏe, do thiếu các phương tiện vật chất như công trình vệ sinh, nước sạch và thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em. Đa số người Ê đê, cả đàn ông lẫn đàn bà đều phải làm ở nương rẫy cà phê từ sáng đến tối. Chỉ có người già và trẻ em lớn tuổi ở nhà để chăm sóc những em nhỏ hơn. Những đứa nhỏ trông em không có đầy đủ các kiến thức về hành vi vệ sinh và cha mẹ chúng đi làm về thì trời đã tối, họ thấm mệt, không thể quan tâm đến vệ sinh con cái nữa. “Đối với họ chăm sóc các con không phải là vấn đề cần ưu tiên trước mắt nhất mặc dù họ biết đó là việc phải làm”.
Dựa vào những đặc tính trên, khi bắt đầu vào cuộc thảo luận bằng những thuật ngữ chung thay vì bằng các đề tài mà có thể làm cho mọi người tham dự cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ. Một kỹ thuật hữu ích để “mở đầu”
một cuộc thảo luận nhóm tập trung về các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh. Đây là đề tài mà đa số mọi người đều biết rõ và chính như vậy, mọi người sẽ cảm thấy thỏa mái hơn, không khí tự nhiên hơn ngay từ khi bắt đầu cuộc thảo luận.
4.2.2.2. Kết quả của TT-GDSK đối với cộng đồng nghiên cứu:
- Nâng cao nhận thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh:
Tại bảng 3.27 cho biết sau TT-GDSK, số nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên từ 17,2% đến 28,1%, hiệu quả sau can thiệp 56,6% (tăng 57 cái); nhà tiêu thấm dội nước từ 2,3% tăng lên 4,2%, hiệu quả sau can thiệp 63,3% (Tăng 10 cái); nhà tiêu đào có ống thông hơi từ 14,9% tăng lên 23,9%, hiệu quả sau can thiệp 55,2% (tăng 47 cái); nhà tiêu đào nông từ 74,2% giảm xuống 68,3%, hiệu quả sau can thiệp 7,7% (giảm xuống 31 cái); số hộ không nhà tiêu từ 8,6% giảm xuống 3,6%, hiệu quả sau can thiệp 47,1% (giảm 26 hộ). Xã chứng có sự thay đổi này rất ít, so với xã can thiệp, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với (p<0,05). Đối với nhà tiêu đào nông và nhà tiêu thấm dội nước giữa hai xã không có sự khác biệt, với p>0,05.
Trong bốn mô hình nhà tiêu được tổ chức UNICEF và Cục Y tế dự phòng Việt Nam khuyến cáo là: nhà tiêu hai ngăn sinh thái, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu đào có ống thông hơi, thì mô hình nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu đào có ống thông hơi phù hợp với tập quán cũng như kinh tế của người dân Ê đê.
+ Trước đây người dân không quen đi đại tiện vào nhà tiêu, nên họ đi ra ngoài vườn hoặc rẫy, ngay nay người dân tộc Ê đê đã tiến bộ, văn minh hơn biết sử dụng nhà tiêu đào nông, như họ không biết đó là nơi tập hợp nhiều mầm bệnh và có thể là nơi lây nhiễm cho người làm vệ sinh hoặc người không đi giày dép đi khi ra nhà tiêu (đường lây truyền của giun móc/mỏ). Họ chỉ biết đó là điều kiện tạo cho cây trồng được tốt hơn và không đi phóng uế bừa bãi.
+ Sau khi giải thích ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình nhà tiêu, người dân đã chấp nhận và hưởng ứng chọn mô hình nhà tiêu đào thông hơi nhiều hơn vì: nhà tiêu dễ làm, giá thành rẻ, không tốn nhiều vật liệu, phù hợp điều kiện kinh tế của gia đình và tập quán cộng đồng người Ê đê.
Theo nghiên cứu của Vũ Đức Vọng (2000) [114], nhà tiêu đào thông hơi rất phù hợp với dân cư vùng nông thôn khu vục Tây Nguyên vì: nơi thường xuyên thiếu nước, Tây Nguyên có lượng mưa trung bình 1.940,8mm/năm, tập trung 90% vào mùa mưa, mực nước ngầm thường ở độ sâu từ 15-30 mét, có nơi sâu đến trên 50 mét. Nhiều nơi ở Tây Nguyên có từ 120 -150 ngày liên tục không có mưa nên nước sinh hoạt thường thiếu. Địa hình đất Bazan không bị sụt lở, công trình sử dụng được nhiều năm. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã xây dựng thí điểm 50 nhà tiêu đào thông hơi: hố đựng phân sâu 5- 9 mét (độ sâu này chưa ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm). Vì có độ sâu và có ống thông hơi nên mùi hôi gần như hết. Hố chứa phân sâu và tối do vậy hạn chế nhiều côn trùng, đặc biệt là ruồi nhặng. Nhà tiêu có thể sử dụng nhiều năm mà vẫn bảo đảm vệ sinh, bệ nhà tiêu được làm bằng bê tông đúc sẵn nên khi hố phân đầy, sẽ được lấp lại và di chuyển qua nơi khác.
+ Nhà tiêu thấm dội nước (người Ê đê đã thích nghi tốt và hiểu biết rất rõ tác hại của phóng uế phân người), nhưng mô hình này rất tốn kém, chưa phù hợp cho thói quen cũng như kinh tế người dân Ê đê.
+ Mô hình nhà tiêu hai ngăn không phù hợp cho người dân Ê đê bởi vì họ không bao giờ sử dụng phân người.
Vậy từ thực tế về thói quen và điều kiện kinh tế của người Ê đê, cũng như điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên cho phép xây dựng nhà tiêu đào nông là phù hợp. Giải pháp kỹ thuật này đang được nhiều hộ gia đình chấp nhận và hưởng ứng. Nhà tiêu này hiện vẫn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh ở cộng đồng Ê đê cũng như ở vùng Tây Nguyên.
Đi đại tiện ngoài vườn
- Đi đại tiện ngoài vườn
- Đi vào nhà tiêu
Đi vào nhà tiêu
Đi vào nhà tiêu
Đi vào nhà tiêu
Nhà tiêu đào nông | Nhà tiêu đào thông hơi | Nhà tiêu thấm dội nước | Nhà tiêu tự hoại |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 17
- Cường Độ Nhiễm Giun Ở 2 Xã Nghiên Cứu Trước Khi Nghiên Cứu
- Nhận Thức Đúng Về Đường Lây Và Tác Hại Của Bệnh Giun
- Thực Trạng Và Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun Ở Cộng Đồng Người Ê Đê Xã Hòa Xuân Và Xã Ea Tiêu
- Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 22
- Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 23
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Vệ sinh môi trường
S ự p h á t t r i ể n k i n h t ế v à s ự p h á t t r i ể n v ă n m i n h
Văn minh và thiếu ăn | Văn minh và đủ ăn | Văn minh và dư ăn | Văn minh và giầu hơn |
Sơ đồ phát triển theo kinh tế của gia đình và sử dụng NTHVS ở cộng đồng
- Nâng cao nhận thức đúng về đường lây truyền giun cho người dân
Tại bảng 2.28 cho biết: trước khi nghiên cứu người dân biết đúng đường lây qua da từ 8,6%, sau TT-GDSK đã nâng cao số người biết rõ đường lây lên 48,1% và tỷ lệ khác biệt 36,3%; qua đường ăn từ 25,2% tăng lên 78,3%, tỷ lệ khác biệt 47,7%; tỷ lệ biết đúng do tay bẩn từ 20,8% tăng lên 76,2%, tỷ lệ khác biệt 48,9% và làm giảm số lượng người không biết đúng từ 26,3% xuống 4,8%, tỷ lệ khác biệt giảm xuống 18,3%. Với kết quả trên so với xã chứng có sự khác biệt, với p<0,001.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh (2004), khi nghiên cứu tất cả học sinh tiểu học và phụ huynh của học sinh: biết đường qua da (học sinh 80%, cha mẹ 77,6%); qua đường ăn uống (học sinh 89%, cha mẹ 86%); không biết chiếm tỷ lệ rất thấp