Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM THỊ HẢI DỊU


CHO THUÊ LạI LAO ĐộNG

THEO PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM THỊ HẢI DỊU


CHO THUÊ LạI LAO ĐộNG

THEO PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỀN PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Phạm Thị Hải Dịu


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục những từ viết tắt Danh mục bảng

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

VÀ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 7

1.1. Khái quát chung về cho thuê lại lao động7

1.1.1. Khái niệm cho thuê lại lao động 7

1.1.2. Đặc điểm cho thuê lại lao động 12

1.1.3. Các hình thức cho thuê lại lao động 17

1.2. Pháp luật về cho thuê lại lao động 20

1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về cho thuê lại lao động 20

1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về cho thuê lại lao động 23

Kết luận chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP

LUẬT VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 38

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về cho thuê lại lao động ở

Việt Nam 38

2.1.1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động 39

2.1.2. Hợp đồng cho thuê lại lao động 47

2.1.3. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê

lại lao động 50

2.1.4. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt

động cho thuê lại lao động 52

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở

Việt Nam 53

2.2.1. Khái quát về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam 53

2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam 59

Kết luận chương 2 68

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ

CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 70

3.1. Yêu cầu cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật về cho thuê

lại lao động 70

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

cho thuê lại lao động ở Việt Nam 75

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao động 78

Kết luận chương 3 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế

DN: Doanh nghiệp HĐLĐ: Hợp đồng lao động

ILO: Tổ chức Lao động Quốc tế

NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.2:

Số lươṇ g DN cho thuê laị lao đôṇ g, DN thuê laị lao đôṇ g và lao đôṇ g cho thuê laị năm 2010 ở một số địa phương


56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta trong những năm gầ n đây đang phát triển một cách

mạnh mẽ theo xu hướng công nghiêp

hóa , hiên

đaị hóa nên sự ra đời của

nhiều DN, tâp

đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân là điều tất yếu . Điều đó đa

góp phần giải quyết vấn đề viêc

làm cho NLĐ trên moi

miền đất nước . Tuy

nhiên, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của nguồn nhân

lưc

cho các DN và tập đoàn trong và ngoài nước đã nảy sinh những vấn đề

đang được xã hội quan tâm đó là vấn đề cho thuê lại lao động.

Trên thế giới, cho thuê lại lao động là một phương thức sử dụng lao động linh hoạt, mang lại cơ hội việc làm cho NLĐ, đặc biệt đối với những công việc mang tính chất tạm thời và đã xuất hiện từ rất lâu trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, hình thức lao động này cũng đã có mặt từ những năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2012, cho thuê lại lao động mới chính thức được thừa nhận trong Bộ luật Lao động 2012, có hiệu lực từ 01/05/2013. Trong đó nội dung cho thuê lại lao động được quy định tại mục 5, chương III về HĐLĐ gồm 6 điều từ Điều 53 đến Điều 58. Việc luật hóa hình thức lao động mới này là hoàn toàn hợp lý vì nó có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều DN, nhất là đối với kế hoạch sử dụng lao động linh hoạt, cho phép DN dễ dàng điều chỉnh nhu cầu về lao động trong thời gian ngắn và tiết kiệm các chi phí tuyển dụng cũng như những chi phí hành chính khác.

Chính vì hoạt động cho thuê lại lao động tại Việt Nam lần đầu tiên được thừa nhận bằng luật nên không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong cách hiểu, cách áp dụng luật của đối tượng áp dụng cũng như những thiếu sót nhất định trong việc xây dựng các quy định liên quan do chưa dự liệu hết các tình huống xảy ra trên thực tế của nhà làm luật. Bởi vậy mà tôi chọn đề tài “cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” nhằm làm rõ hơn các quy định của pháp luật về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023