Didymopanax Morototoni (Aublet) Decaisne Et Planchon.

13


thái của mẫu cấy. Việc sử dụng đèn huỳnh quang chiếu sáng 16 h/ngày phù hợp cho khả năng phát sinh phôi của mẫu cấy, những phôi thu được có dạng hình cầu, hình tim, hình thủy lôi và cả dạng lá mầm. Ngược lại, điều kiện tối lại kích thích sự hình thành rễ và mô sẹo tốt hơn. Rễ thu được có màu trắng đục, có phân nhánh, trong khi mô sẹo lại xốp và có màu vàng nhạt [39]. Ở sâm Ngọc Linh, Mai Trường và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tạo và nhân phôi vô tính trong môi trường lỏng. Lá chét của cây sâm 6 tháng tuổi ở vườn ươm (sau khử trùng) được nuôi cấy trên môi trường MS có 1 mg/L 2,4-D và 0,2 mg/L kinetin để tạo mô sẹo. Sau đó, mô sẹo được cấy chuyền sang môi trường MS lỏng (lắc) có 1 mg/L 2,4-D với 0,2 mg/L kinetin, 500 mg/L casein hydrolysate để tạo huyền phù tế bào. Sau 2 tháng, huyền phù tế bào được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường B5 lỏng (lắc) có 3 mg/L IBA. Sau nhiều tháng nuôi, rất nhiều phôi vô tính dạng cầu hình thành và có khả năng nhân ổn định. Mảnh lá mầm (của cây mầm từ phôi) và phôi vô tính non được nuôi cấy trên môi trường MS có 10% nước dừa, có hoặc không có 0,2 mg/L IBA để tạo mô sẹo sinh phôi và phôi thứ cấp. Mô sẹo sinh phôi và phôi thứ cấp này cũng đã được dùng để nuôi nhân trong môi trường lỏng có và không có chất ĐHST ở quy mô bình tam giác và bioreactor [40]. Những kết quả đã tạo cơ sở để nhân giống quy mô lớn và thu hợp chất thứ cấp.

Rễ bất định của cây Panax ginseng hoang dại và cây đột biến được nuôi cấy tạo mô sẹo trên môi trường MS có 0,5 mg/L 2,4-D và 0,3 mg/L kinetin. Mô sẹo có khả năng sinh phôi được cấy chuyển sang môi trường MS có 0,5 mg/L 2,4-D nhằm cảm ứng tạo phôi. Các phôi hình thành trưởng thành trên môi trường MS có 5 mg/L GA3 và 85% phôi nẩy mầm [41].

Đỗ Mạnh Cường và cộng sự (2020) đã nghiên cứu làm tăng tỷ lệ phát sinh phôi vô tính sâm Ngọc Linh qua khử trùng lá sâm bằng dung dịch nano bạc và nuôi cấy dùng môi trường cũng bổ sung nano bạc. Kết quả cho thấy tỷ lệ tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi cao nhất (72,22%), khối lượng tươi cao nhất (0,77 g) khi sử dụng dung dịch nano bạc xử lý trong 20 phút. Tỷ lệ phát sinh phôi và phôi nẩy mầm cao nhất trên môi trường MS có 1 mg/L 2,4-D; 0,5 mg/L NAA; 02 mg/L Kin và 1,6 mg/L nano bạc. Việc bổ sung 1 mg/L NAA và 1,2 mg/L nano bạc cho kết quả tốt nhất về chiều cao chồi, chiều dài rễ, số rễ, khối lượng tươi/khô cây con [42].

14


Nguyễn Thị Ngọc Hương và cộng sự (2018) đã nghiên cứu hình thái học và tế bào học quá trình phát sinh phôi vô tính gián tiếp qua giai đoạn mô sẹo ở Tam thất hoang (Panax stipuleanatus). Ở nghiên cứu này, mô sẹo được cảm ứng từ mô thân rễ nuôi cấy trên môi trường MS (½ khoáng đa lượng) có bổ sung 2 mg/L 2,4-D (giai đoạn nuôi 8 tuần) và 1 mg/L (giai đoạn nuôi 16 tuần). Khối mô sẹo bao gồm các cụm tế bào rời rạc và cụm tế bào đẳng kính được cấy chuyển sang nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 5 m/L NAA để tạo mô sẹo có khả năng sinh phôi, kết quả cho thấy khối mô sẹo trở nên mềm hơn với các cụm tế bào có khả năng tái sinh cao: kích thước nhỏ, đẳng kính, nhân to, nhân rõ và có tế bào chất đậm đặc. Sự hình thành các thể giống phôi cầu được ghi nhận sau 28 tuần nuôi trên môi trường có NAA nêu trên. Các cấu trúc giống phôi này tiếp tục phát triển đến giai đoạn hậu phôi cầu, phôi dạng trái tim và dạng có lá mầm trên môi trường MS như trên có bổ sung 0,5 mg/L BA và 1 mg/L GA3. Ngoài ra, cũng ghi nhận được một số dạng phát triển bất thường của phôi như chỉ phát triển rễ/chồi hoặc chỉ có lá mầm [43].

1.2.1.2. Rễ bất định

Gao và cộng sự (2005) đã nghiên cứu sự tái sinh trực tiếp rễ bất định từ đoạn cuống lá (0,5-0,8 cm) và từ đoạn rễ nhánh (~ 1 cm) cây Panax notoginseng (3 năm tuổi). Kết quả cho thấy rễ bất định hình thành tốt từ mô cuống lá nuôi cấy trên môi trường MS có 3 mg/L IBA, có hoặc không bổ sung 0,1 mg/L kinetin. Mô rễ nhánh mẫn cảm hơn đối với IBA trong quá trình nuôi cấy tạo rễ bất định so với mô cuống lá. Khối lượng khô rễ bất định tăng 5,25 lần sau quá trình nuôi lỏng lắc trong môi trường ½MS có 3 mg/L IBA [44].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Ba loại mô dùng tạo rễ bất định sâm Ngọc Linh bao gồm mô sẹo lá chét, phôi/cụm phôi trưởng thành mang chồi và mô sẹo cứng. Rễ bất định hình thành ngay trong giai đoạn nuôi cấy mảnh lá (nuôi cấy một giai đoạn, không qua cấy chuyền) trên môi trường MS bổ sung 2 mg/L 2,4-D và 10% nước dừa; rễ bất định cũng hình thành từ mô sẹo cấy chuyền (nuôi cấy hai giai đoạn) trên môi trường MS có 3 mg/L NAA, MS có 3 mg/L NAA, 2 mg/L 2,4-D, 5% (v/v) nước dừa và môi trường B5 có 5 mg/L IBA. Ngoài ra, sự hình thành rễ bất định từ phôi/cụm phôi (đã loại bỏ hoàn toàn rễ trụ) cũng đã được ghi nhận qua nuôi cấy trên môi trường ½MS bổ sung 2 - 3 mg/L NAA. Rễ bất định từ mô sẹo cứng (từ môi trường B5 có 5 mg/L IBA) đã được nghiên cứu nuôi cấy tiếp tục trên môi trường đặc/lỏng White có 5 mg/L NAA, B5 có

15

Nghiên cứu tạo, nhân phôi vô tính và rễ bất định cây ngũ gia bì chân chim Schefflera octophylla Lour. Harms - 5


1 - 5 mg/L IBA/NAA nhằm tìm hiểu khả năng tăng sinh khối qua quá trình tạo rễ thứ cấp. Nghiên cứu khả năng hình thành các sơ khởi rễ và phân nhánh rễ trên các môi trường White/B5 có 1 - 5 mg/L IBA/NAA từ khúc cắt rễ bất định cũng đã được thực hiện [45].

Nguyễn Thị Ngọc Hương và cộng sự (2016) đã sử dụng các khúc cắt thân rễ Panax stipuleanatus có đường kính 1 - 1,5 cm và dày 1 cm được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/L đường, 6 g/L agar, 0,5 mg/L 2,4-D và đặt trong tối. Mô sẹo hình thành trên bề mặt thân rễ sau bốn tuần. Sự phân chia đầu tiên trong quá trình hình thành mô sẹo xảy ra trong hai tuần đầu, ở các tế bào nhu mô vỏ cấp hai và tượng tầng libe – mộc. Mô sẹo 26 tuần tuổi với các tế bào bên trong cụm chậm tăng trưởng và các tế bào ở phía ngoài cụm có xu hướng kéo dài được chuyển sang môi trường hoạt hóa có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D và 0,1 mg/L TDZ trong 6 tuần. Mô sẹo phát triển trên môi trường này trở nên chặt hơn và hình thành nhiều cụm. Sự hình thành rễ bất định xảy ra sau 10 tuần khi mô sẹo được chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L NAA. Mô sẹo hình thành các cấu trúc hình cầu giống phôi tuy nhiên chỉ phát triển một cực rễ. Trong các rễ hình thành từ mô sẹo thân rễ có sự hiện diện của saponin thuộc nhóm olean [46].

Nghiên cứu cải tiến quy trình nhân nhanh sinh khối rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh từ rễ bất định in vitro thông qua việc tối ưu nguồn mẫu, môi trường nuôi cấy và điều kiện nuôi cấy đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, các rễ thứ cấp sâm Ngọc Linh được hình thành từ vùng trụ bì tại vị trí của bó mạch dẫn trung tâm. Các mẫu rễ bất định dài 2 cm tái sinh từ cuống lá với 8 g rễ bất định/1,5 L môi trường nuôi cấy trong bioreactor hình cầu có sục khí cho kết quả hình thành rễ thứ cấp tốt nhất trên môi trường MS cải biên với tỷ lệ ½NH4+/NO3- bổ sung 7 mg/L IBA, 0,5 mg/L BA và 30 g/L đường trong 56 ngày (45 ngày đầu trong tối, 11 ngày sau ngoài sáng) ở 22oC và pH 5,3 [47].

1.2.2. Chi Acanthopanax

1.2.2.1. Phôi vô tính

Chi Aucanthopanax còn có tên gọi khác là Eleutherococcus, đây là chi đã được nghiên cứu khá nhiều về phôi vô tính. Các mảnh lá mầm và thân phôi hợp tử Acanthopanax senticosus tạo phôi vô tính qua nuôi cấy trên môi trường MS có 0,5 mg/L 2,4-D. Phôi thứ cấp hình thành từ phôi vô tính sơ cấp khi được nuôi cấy trên

16


môi trường MS có 2,4-D (0,5 mg/L) hoặc IAA (1-3 mg/L) hoặc Zeatin (0,5 mg/L) và NAA (0,2 mg/L). Các phôi vô tính nẩy mầm (93%) trên môi trường MS không bổ sung 2,4-D. Phôi vô tính có nguồn gốc từ cụm tế bào biểu mô và dưới biểu mô [48].

Các đoạn thân cây Acanthopanax koreanum Nakai tạo mô sẹo có khả năng phát sinh phôi tốt qua nuôi cấy trên môi trường MS chỉ bổ sung 4,5 µM 2,4-D. Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi chỉ tạo phôi cầu khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng có 0,45 µM 2,4-D; ngược lại, ghi nhận phôi phát triển đến giai đoạn trưởng thành, nẩy mầm khi được nuôi cấy trong môi trường không có 2,4-D. Cytokinin ức chế sự phát triển bình thường của phôi nhưng kích thích sự phát sinh phôi thứ cấp trên bề mặt của phôi sơ cấp [49].

Park và cộng sự (2005) đã thực hiện nghiên cứu tạo phôi vô tính Eleutherococcus koreanum từ nuôi cấy các đoạn rễ bất định trong môi trường lỏng lắc. Kết quả cho thấy môi trường 1/3MS có 60 g/L đường, không bổ sung chất ĐHST là thích hợp cho sự hình thành phôi vô tính. Phôi vô tính phát triển đến giai đoạn trưởng thành và nẩy mầm trong môi trường 1/3MS không bổ sung chất ĐHST. Rễ bất định, phôi và cây con đã được thu nhận đồng thời sau 12 tuần nuôi cấy rễ bất định bằng bioreactor trong môi trường như trên [50]. Các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa trong nhân giống và thu hợp chất thứ cấp.

Shohael và cộng sự (2007) đã nghiên cứu thu nhận các sản phẩm có giá trị như eleutherosides và acid chlorogenic từ phôi vô tính có nguồn gốc nuôi cấy huyền phù tế bào có khả năng sinh phôi Eleutherococcus senticosus. Mô tế bào được xử lý methyl jasmonate (50 - 400 µM), kết quả cho thấy hàm lượng eleutherosides, acid chlorogenic, khối lượng tươi/khô, tỷ lệ tăng trường phôi cao nhất khi được xử lý 200

µM methyl jasmonate [51].

1.2.2.2. Rễ bất định

Seo và cộng sự (2003) đã nghiên cứu nhân sinh khối rễ bất định Eleutherococcus sessiliflorus bằng phương pháp nuôi lỏng lắc và bioreactor. Cảm ứng tạo rễ được thực hiện bằng nuôi cấy mảnh mô trụ dưới lá mầm, đoạn rễ phôi vô tính trên môi trường đặc

½MS có bổ sung NAA, IBA và IAA. Kết quả cho thấy rễ hình thành từ mô trụ dưới lá mầm tốt hơn từ đoạn rễ. Trong các auxin được thí nghiệm, nhận thấy tỷ lệ tạo rễ cao nhất trên môi trường có 0,5 mg/L NAA. Ở nuôi cấy lỏng lắc, hiệu quả tạo rễ ở môi trường MS (không có NH4NO3) cao hơn trong môi trường MS và ½MS. Rễ tăng khối lượng


tươi tốt trong môi trường có 0,5 mg/L IBA. Hệ số nhân (5,5 lần) sau 1 tháng khi rễ được nuôi trong bioreactor (V10 lít) [52].

Lee và Paek (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn đạm đến phát triển sinh khối rễ bất định Eleutherococcus koreanum Nakai và sự sản sinh các chất có hoạt tính sinh học từ rễ qua nuôi cấy trong bioreactor sục khí (3 lít). Kết quả cho thấy tỷ lệ đạm NH4+:NO3- (5:25 mM và 10:20 mM) cho kết quả sinh khối tươi/khô cao nhất sau 5 tuần nuôi cấy, hàm lượng eleutherosides B và E đạt cao nhất ở tỷ lệ NH4+:NO3- là 5:25. Tăng lượng NH4+ làm giảm sinh khối, đạm nitrate thích hợp hơn đạm ammonium trong nhân sinh khối rễ và thu hợp chất thứ cấp [53]. Kết quả tạo tiền đề cho sản xuất sinh khối rễ thu hoạt chất ở quy mô pilot nhằm thương mại hóa sản phẩm.

1.2.3. Chi Polyscias

Sliwinska và cộng sự (2008) đã tạo thành công phôi vô tính loài đinh lăng lá to (Polyscias filicifolia). Sau khử trùng, các mảnh lá (5 - 10 mm) của cây 2 năm tuổi được nuôi cấy để tạo mô sẹo. Mô sẹo loại I hình thành trên môi trường MS có 0,5 mg/L 2,4-D, 1 mg/L BAP và mô sẹo loại II hình thành trên môi trường MS có 2,4-D 2 mg/L, kinetin 0,01 mg/L. Mô sẹo loại I là loại mô sẹo chắc và có màu xanh, mô sẹo loại II là loại mô sẹo có cấu trúc xốp và màu trắng kem (cả hai loại mô sẹo trên đều có khả năng tạo phôi). Phôi vô tính sơ cấp và phôi thứ cấp được hình thành trong môi trường lỏng ½MS không bổ sung chất ĐHST. Phôi tạo cây con tốt nhất trên môi trường Nitsch và Nitsch cải tiến có bổ sung 0,5 mg/L kinetin, 0,1 mg/L IBA và 10 mg/L adenine sulfate [54].

Phôi vô tính đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa) nuôi lỏng lắc tăng sinh khối do sự hình thành phôi bất định thứ cấp. Phôi vô tính tăng trưởng sinh khối tốt khi được nhân in vitro bằng hệ thống nuôi lỏng lắc với khối lượng phôi nuôi cấy ban đầu là 1 g (1,25% - w/v), tốc độ lắc 100 vòng/phút; khối lượng tăng sinh đạt 7,5 g, hệ số tăng sinh khối phôi đạt 8,5 lần tại thời điểm 30 ngày sau cấy. Đã xây dựng được đường biểu diễn tăng trưởng khối lượng, hệ số tăng trưởng sinh khối phôi dưới ảnh hưởng của khối lượng phôi nuôi cấy ban đầu và tốc độ lắc. Phôi vô tính đinh lăng lá nhỏ có cấu trúc điển hình, trưởng thành và tạo cây hoàn chỉnh với tỷ lệ cao (95%) khi được nuôi cấy trên môi trường ½MS không bổ sung chất ĐHST, cây có kiểu hình và sinh trưởng bình thường trên môi trường nuôi cấy [55].


1.2.4. Chi Schefflera

1.2.4.1. Schefflera octophylla (Lour.) Harms

Li và cộng sự (2004) đã xây dựng thành công quy trình nhân giống Schefflera octophylla bằng phương pháp nuôi cấy in vitro trong đó có giai đoạn tạo rễ bất định. Các đốt thân (mang chồi ngủ) của cây ở bầu đất, sau khử trùng, được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L BA và 2 mg/L kinetin nhằm thích chồi ngủ phát triển. Kết quả cho thấy, các chồi ngủ phát triển ở 5 ngày sau cấy (NSC) và tạo thành cụm chồi nhỏ ở 20 NSC với tỷ lệ 91%. Tiếp theo, các chồi nhỏ này phát triển chiều cao (3 - 4 cm), phát triển số lượng cá thể với hệ số nhân 3,4 lần ở giai đoạn 22 NSC qua nuôi cấy trên môi trường MS có 0,5 mg/L NAA và 1,5 mg/L BA. Để tạo rễ, các chồi được nuôi cấy trên môi trường ½MS và 0,2 mg/L NAA có 0,3% than hoạt tính và kết quả cho thấy, rễ hình thành rất nhiều với chiều dài trung bình ~ 4 cm ở 30 NSC. Các cây con (cao 3 - 4 cm) đã được trồng thành công trong chậu chứa hỗn hợp perlite, vermiculite và cát mịn (1:1:1) với tỷ lệ sống ~ 75% [3].

1.2.4.2. Schefflera arboricola (Hayata) Merr.

Sau khử trùng, các đốt thân được nuôi cấy trên môi trường nhằm kích thích chồi ngủ phát triển và tạo cụm chồi; các mảnh lá và trục lá cũng được nuôi cấy nhằm tạo mô sẹo và tái sinh chồi. Kết quả cho thấy, ở nuôi cấy đốt thân, 0,5 mg/L BA ở môi trường MS kích thích chồi phát triển tốt trong 8 - 10 ngày, chồi cao 0,5 cm với 4 lá. Thí nghiệm tạo cụm chồi đã cho kết quả âm tính dù đã bố trí thực hiện một số nghiệm thức khác nhau về tổ hợp chất ĐHST như (NAA và BA); (IAA và kinetin); (2,4-D và BA) và (BA và kinetin). Mảnh lá tạo mô sẹo trên môi trường MS có 1 - 2 mg/L 2,4-D sau 13 - 16 ngày nuôi cấy; trục lá tạo mô sẹo trên môi trường MS có NH4NO3 200 mg/L bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D và 0,5 mg/L BAP sau 6 ngày. Chỉ thu được kết quả tái sinh rễ trên môi trường có BA/kinetin/BA và adenine sulphate qua nuôi cấy tái sinh dùng mô sẹo [56].

Misra (2001) đã nêu một số kết luận như các chồi ngủ được cảm ứng, phát triển trên môi trường MS có bổ sung 2,21 µM BA; nồng độ BA cao hơn (8,87 µM) đã cảm ứng sự hình thành cụm chồi; các chồi tạo rễ sau khi được cấy chuyển sang môi trường tạo rễ MS có bổ sung 2,63 µM NAA. Các cây con được trồng thành công trong chậu chứa hỗn hợp vermiculite và perlite (tỷ lệ 1:1) và ở chậu đất giai đoạn tiếp theo [57].


Schefflera arboricola (dạng lùn – dwarf schefflera) là một trong các loại cây cảnh dùng trang trí nội thất, thân và lá cây chứa tinh dầu ức chế đối với nhiều loài vi khuẩn [58]. Nhân giống vô tính in vitro 03 dòng (‘Luseane’, ‘Charlotte’ và ‘Gold Capella’) đã được thực hiện [59]. Sau khử trùng, các đốt thân được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung cytokinin khác nhau. Kết quả cho thấy số lượng chồi đạt giá trị cao nhất trên môi trường có bổ sung 0,5 mg/L thidiazuron (TDZ) đối với dòng ‘Luseane’, hoặc 8 mg/L BA đối với 02 dòng ‘Charlotte’ và ‘Gold Capella’. Nuôi cấy các đốt thân cây in vitro cũng cho kết quả nhân giống tương tự. Hai dòng ‘Luseane’ và ‘Gold Capella’ 100% chồi tạo rễ trên môi trường có bổ sung 2 mg/L NAA trong khi dòng ‘Charlotte’ tạo rễ với tỷ lệ 93,75% trên môi trường có nồng độ NAA thấp hơn - 1 mg/L. Các cây hoàn chỉnh của 03 dòng nói trên đã được trồng thành công trong chậu với các giá loại giá thể khác nhau.

1.2.4.3. Schefflera leucantha Viguier

Schefflera leucantha, tương tự các loài trên, cũng chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng ức chế khá nhiều loài vi khuẩn gây bệnh [60]. Chirakiattikun và Prakaisrithongkham (2004) đã thực hiện có kết quả nghiên cứu xây dựng môi trường thích hợp cho vi nhân giống Schefflera leucantha Viguier. – loài cũng hàm chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học. Chồi đã được bố trí nuôi cấy trên môi trường MS không bổ sung chất ĐHST hoặc có (BA, IAA) với các nồng độ khác nhau, và nước dừa 15%. Kết quả cho thấy, nghiệm thức ở môi trường có 2 mg/L BA kích thích tạo chồi tốt nhất so với các nghiệm thức khác với chiều cao chồi 1,4 cm, số lá 3,6, số đốt 6,9, số chồi nách 3,4, chiều cao chồi nách 0,5 cm. Để tạo rễ bất định, chồi được nuôi cấy trên môi trường có bổ sung 0; 1; 1,5; 2 và 2,5 mg/L IAA và kết quả cho thấy, chồi trên môi trường MS có 2 mg/L IAA tạo rễ tốt nhất ở các chỉ tiêu như tỷ lệ tạo rễ, số rễ và chiều dài rễ, lần lượt là 66,7%; 3,2 rễ và 2 cm [61].

Như vậy, đến nay chưa ghi nhận được bất kỳ công bố kết quả nghiên cứu nào liên quan đến tạo phôi vô tính ở 03 loài Schefflera nêu trên.

1.2.4.4. Didymopanax morototoni (Aublet) Decaisne et Planchon.

Didymopanax morototoni còn có tên đồng nghĩa là Schefflera morototoni

(Aublet) Macguire, Steyerm. et Frodin.

Schefflera morototoni – loài thân gỗ, cây có thân cao, quả có thể sử dụng vì có giá trị dinh dưỡng; thành phần hóa học trong thân và lá cũng đã được nghiên cứu


[62]. Franco và cộng sự (2006) [63] đã sử dụng một số vật liệu từ hạt nẩy mầm như rễ, chồi, đốt thân và lá mầm để nghiên cứu tạo mô sẹo/phôi vô tính và tạo cây từ phôi. Kết quả cho thấy mẫu lá mầm, đốt thân có đáp ứng tạo mô sẹo/phôi tốt hơn so với hai vật liệu còn lại; môi trường WPM [64] có bổ sung 5 mg/L 2,4-D và 0,1 mg/L kinetin cho tỷ lệ tạo phôi cao nhất (60%), thấp nhất là trên môi trường có 1 mg/L 2,4- D và 1 mg/L kinetin (20%). Phôi được cấy chuyển sang môi trường WPM không bổ sung chất ĐHST, có 10 g/L đường (hoặc có bổ sung 0,1 mg/L BAP và 0,5 mg/L GA3) để tạo cây; cây được trồng ra đất với tỷ lệ sống 33%.

1.3. Sự phát sinh phôi vô tính

1.3.1. Cơ sở khoa học của sự phát sinh phôi vô tính

Phôi vô tính/phôi soma/phôi sinh dưỡng (somatic embryogenis) đều là khái niệm mô tả một cấu trúc lưỡng cực gồm cực chồi và cực rễ, bắt nguồn từ tế bào sinh dưỡng hay tế bào soma, dưới những điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành một cơ thể có chức năng hoàn chỉnh. Quá trình hình thành phôi vô tính trải qua các giai đoạn tương tự như phát sinh phôi hợp tử, trải qua các giai đoạn phôi hình cầu, hình trái tim, dạng thủy lôi và giai đoạn lá mầm, và sau đó phát triển thành cây con hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển phôi vô tính, các giai đoạn hình thái không có kết nối với mô mạch [65]. Phôi vô tính rất giống phôi hữu tính về mặt hình thái, quá trình phát triển cũng như về mặt sinh lý nhưng không phải là sản phẩm của sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, không có quá trình tái tổ hợp di truyền, các phôi vô tính mang thông tin di truyền giống hệt tế bào soma đã sinh ra nó. Phôi vô tính có thể được hình thành từ một tế bào đơn hay từ cả một cụm tế bào. Thông qua một quá trình phân chia có thứ tự phôi diễn ra sự biệt hóa, trưởng thành và phát triển thành cây con [66].

Quá trình phát sinh phôi vô tính đại diện cho mô hình toàn thế hoàn chỉnh, liên quan đến hoạt động của các tín hiệu phức tạp, cũng như việc lập trình lại sự biểu hiện gen được điều chỉnh cụ thể. Sự điều hòa này đáp ứng với các kích thích ngoại sinh được tạo ra do các chất ĐHST thực vật [65]. Cảm ứng phát sinh phôi vô tính có tính năng kích hoạt lại chu kỳ tế bào trong các tế bào thực vật đã được biệt hóa, dưới tác động của các kích thích bên ngoài. Từ đó, mở ra con đường chuyển từ loại tế bào soma sang loại tế bào sinh phôi [67]. Các kích thích này khởi động chương trình di truyền dẫn đến thiết lập các dòng tế bào có kiểu gen phiên mã bị thay đổi, đầu tiên là sự hình thành cấu trúc không đối xứng đỉnh – đáy. Phôi vô tính trưởng thành giống

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 16/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí