Một Số Hình Ảnh Về Tam Thất Lào Cai (Tự Chụp)

thống gồm các chất chống oxy hóa có bản chất enzym (SOD, CAT, Peroxidase, Glutathion peroxidase – GPx, …) và có bản chất phi enzym (nhóm các polyphenol, Vitamin E- α-tocoferol, các flavonoid, β-caroten, Vitamin C, …) [37]. Liệu pháp chống oxy hóa giúp làm giảm các tác hại gây ra do stress oxy hóa, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe con người. Có những lo ngại cho rằng việc sử dụng các chất chống oxy hóa có thể gây trở ngại cho các phương thức tiêu diệt ung thư bằng cách tạo ra các gốc tự do. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tổng quan từ 174 bài báo trong đó có 93 thử nghiệm lâm sàng với số lượng tích lũy 18208 bệnh nhân cho thấy chất chống oxy hóa có tiềm năng vượt trội trong việc cải thiện độc tính gây ra trong liệu pháp hóa trị [38]. Việc bổ sung chất chống oxy hóa trong quá trình hóa trị liệu cũng hứa hẹn hiệu quả điều trị cao hơn và tăng thời gian sống cho bệnh nhân. Việc bổ sung chất chống oxy hóa trong quá trình điều trị bệnh có thể làm giảm bớt các độc tính từ những phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể, từ đó ngăn chặn các gốc tự do tiếp tục làm tổn thương tới những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể và giúp kìm hãm sự phát triển ồ ạt của khối u.

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, tuy nhiên rất dễ bị tổn thương trong stress oxy hóa. Sự sản xuất các gốc tự do quá mức gây stress oxy hóa trong gan có thể dẫn đến tổn thương gan [39]. Sự tiến triển của các bệnh gan khác nhau chủ yếu liên quan đến quá trình peroxy hóa lipid, tổn thương axit deoxyribonucleic (DNA), tín hiệu của các chất trung gian gây viêm và cuối cùng là tạo ra các gốc tự do. Vai trò không thể phủ nhận của các yếu tố độc hại trong bệnh gan có thể được chứng minh bằng sự gia tăng mức độ của các dấu ấn sinh học của stress oxy hóa, như là malondialdehyde (MDA) và 4-hydroxynonenal (4-HNE). Bên cạnh đó, việc sử dụng các cơ chế chống oxy hóa nội sinh để chống đỡ tình trạng stress oxy hóa làm giảm mức độ của superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GPx), catalase (CAT) và glutathione (GSH) [40]. Bệnh lý ung thư với sự gia tăng stress oxy hóa làm

tăng nguy cơ tổn thương gan. Không chỉ vậy, việc điều trị bằng hóa chất, xạ trị càng làm tăng tổn thương gan trong điều trị ung thư. Một số dược liệu cũng như hoạt chất tổng hợp có tác dụng chống oxy hóa được nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư thông qua việc triển khai đánh giá về tác dụng chống oxy hóa bảo vệ gan trên chuột mang khối u, chuột được xạ trị hoặc hóa trị [41], [42], [43].

1.1.4. Vai trò của dược liệu trong điều trị ung thư

Các dược liệu và các hoạt chất chiết xuất của chúng ngày càng được công nhận là phương pháp điều trị bổ sung hữu ích cho bệnh ung thư. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm kiếm, phát hiện ra và đưa vào điều trị nhiều thuốc chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên như Paclitaxel (Taxol), Vinblastin và Vincristin, Camptothecin, Compretastatin… và các dẫn chất của chúng. Isoflavone được tìm thấy rất nhiều trong hạt đậu nành được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung [44]. Flavonoid từ trà xanh đã được báo cáo có tác dụng ức chế sự hình thành, phát triển và di căn trong một số bệnh ung thư [45], [46]. β-glucan chiết xuất từ nấm có tác dụng kích thích miễn dịch, chống khối u, chống oxy hóa... được cấp phép sử dụng trong điều trị ung thư ở Trung Quốc và Nhật Bản [47], [48], [49]. Ngoài ra còn rất nhiều các hợp chất khác có nguồn gốc từ thảo dược như curcumin, epigallocatechin gallate, berberine, artemisinin, ginsenosidRg3, ursolic axit, silibinin, emodin, triptolide, cucurbitacin B, tanshinone I, oridonin, shikonin, axit gambogic, artesunate, wogonin, β-elemene và cepharanthine... đã được báo cáo về hiệu quả chống ung thư [50]. Wei Liu và cộng sự (2019) đã tổng kết kết quả nghiên cứu về mười loại dược liệu được sử dụng phổ biến của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ dùng điều trị ung thư [51]. Các dược liệu bao gồm bạch hoa xà thiệt thảo (Oldenlandia diffusa), nghệ (Curcuma longa), hoàng kỳ (Astragalus membranaceus), nhân sâm (Panax ginseng), nấm linh chi (Ganoderma lucidum), đương quy (Angelica sinensis), tam thất (Panax notoginseng), bán chi liên (Scutellaria barbata D. Don), cam thảo (Licorice), đan sâm (Radix Salvia miltiorrhiza). Kết quả cho thấy các dược liệu có khả năng thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào ung

thư, ức chế sự di căn của chúng, kích hoạt khả năng miễn dịch chống ung thư của bệnh nhân và đồng thời tăng hiệu quả của liệu pháp hóa trị và xạ trị thông thường khi được sử dụng kết hợp. Những dược liệu này và các hoạt chất sinh học của chúng có hiệu quả chống lại nhiều loại ung thư thông qua nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà không có tác dụng phụ đáng kể [51]. Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, có tiềm năng tốt cho việc nghiên cứu phát triển các thuốc từ dược liệu dùng trong điều trị ung thư [52]. Nhiều dược liệu đã được chứng minh có hiệu quả trong ức chế tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa... được sử dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư như cây xạ đen, cây sói rừng, lá cây na rừng,...[53], [54], [55].

1.2. TỔNG QUAN VỀ TAM THẤT

1.2.1. Tổng quan thực vật

* Vị trí phân loại cây Tam thất:


Cây Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen là một loài thuộc chi Panax. Chi Panax L. là một chi nhỏ trong họ Nhân sâm Araliaceae. Vị trí của chi Panax L trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau [56].

Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida

Phân lớp Hoa hồng: Rosidae Bộ hoa tán: Aplales

Họ Nhân Sâm: Araliaceae Chi Panax. L

* Đặc điểm thực vật:

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 0,5m. Thân đơn, lá mọc vòng từ 3 – 4 lá, lá kép hình chân vịt, cuống dài 3 – 6 cm mang từ 3 – 7 lá chét, mép lá có khía răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6 – 1,2 cm, trên gân chính rải rác có gân cứng thành gai.

Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính, hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5 màu xanh nhạt. Nhị 5, bao phấn dạng thuân, dài 1,3 – 1,5 mm, rộng 0,6 – 0,8 mm, đĩa rộng, phẳng hay lõm. Bầu dưới 2 ngăn. Mùa hoa: tháng 5 – 7.

Quả mang hình thận, khi chín màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu. Mùa quả tháng 8-10 [56], [57].

* Trồng cây Tam thất tại Việt Nam:

Tam thất là cây thuốc đã được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc, chủ yếu ở vùng núi cao 1200 – 2000 m ở tỉnh Vân Nam từ 23,5˚ Bắc tới 104˚ Tây. Từ trước năm 1964, cộng đồng người Hoa sống ở dọc biên giới thuộc huyện Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang) đã lấy giống Tam thất từ Trung Quốc về trồng ở vườn gia đình. Năm 1964-1973, Viện Dược Liệu và một số địa phương ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng mới chính thức nhập hạt giống “Tam thất” về trồng tại các huyện Sa Pa, Si Ma Cai (Lào Cai); Phó bảng (Hà Giang); Hà Quảng và Thông Nông (Cao Bằng) [56], [57].

Vào mùa thu, trước khi cây ra hoa, đào về rửa sạch, cắt rễ nhánh và thân rễ để riêng rồi phơi sấy cho đến khô (độ ẩm khoảng 12%) rồi phân loại.

Một số hình ảnh về cây Tam thất:


Vườn cây Tam thất trồng ở Simacai,

Lào Cai.

Lá Cành mang hoa Hoa Củ Tam thất tươi Củ Tam thất đã sơ chế Tiêu bản cây Tam 1

Lá Cành mang hoa Hoa Củ Tam thất tươi Củ Tam thất đã sơ chế Tiêu bản cây Tam 2

Cành mang hoa

Hoa Củ Tam thất tươi Củ Tam thất đã sơ chế Tiêu bản cây Tam thất Hình 1 1 3

Hoa Củ Tam thất tươi Củ Tam thất đã sơ chế Tiêu bản cây Tam thất Hình 1 1 4

Hoa

Củ Tam thất tươi

Củ Tam thất đã sơ chế Tiêu bản cây Tam thất Hình 1 1 Một số hình ảnh về 5

Củ Tam thất đã sơ chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Tiêu bản cây Tam thất

Hình 1.1. Một số hình ảnh về Tam thất Lào Cai (tự chụp)

1.2.2. Hóa thực vật rễ củ Tam thất

Các thành phần hóa học trong cây Tam thất khá đa dạng. Trong các bộ phận của cây như rễ, hoa, lá đều chứa các hợp chất saponin, flavonoid, acid amin, polysaccharid, acid béo…. Trong số các thành phần hóa học của cây Tam thất thì saponin triterpen tetracyclic nhóm dammaran là thành phần chính có tác dụng sinh học.

Thành phần chính của Tam thất là saponin thuộc nhóm dammaran mà phần aglycon là các khung 20(S)-protopanaxadiol hoặc 20(S)-proropanaxatriol.Tổng hàm lượng saponin trong Tam thất là 10%. Các saponin này được xếp thành các khung cơ bản như ginenosid, notoginsenosid và gypenosid. Một số saponin chính trong Tam thất như: notoginsenosid R1 (7 - 10%), ginsenosid Rb1 (30 - 36%), Rg1 (20 - 40%), Rd

(5 - 8.4%) và Re (3.9 - 6%) [58]– chiếm 90% tổng saponin được sử dụng để đánh giá các hoạt tính. Các saponin khác nhau phân bố các các bộ phận khác nhau của Tam thất, như Rb1 có ở tất cả các bộ phận rễ, thân rễ, nụ hoa, Rg1 tập trung chủ yếu ở rễ và thân rễ, tuy nhiên Rb3 là thành phần chính của nụ hoa [59], [60].

Trong rễ Tam thất, saponin toàn phần chiếm từ 9,7-14,9% khối lượng khô. Ginsenosid Rg1, Rb1, Rd và notoginsenosid R1 là những saponin có hàm lượng cao nhất. Bốn saponin này có tổng hàm lượng lên đến 80% lượng saponin toàn phần. Ginsenosid Rb1 chiếm 32,32%, Ginsenosid Rg1 chiếm 25,38%, tiếp đó là ginsenosid Rd 11,17% [61], [62].

Các yếu tố nhiệt độ và độ ẩm có thể dẫn đến sự thủy phân các liên kết glycosyl và mất nước ở C-6 và C-20. Trong điều kiện hấp nhiệt, quá trình thủy phân liên kết xylosyl tại C-6 của notoginsenoside R1 và thủy phân liên kết rhamnosyl tại C-6 của ginsenoside Re tạo thành ginsenoside Rg1. Ginsenoside Rb1 bị thủy phân liên kết glucosyl tại C-20 tạo ra ginsenoside Rd. Như vậy Rg1 và Rd có thể là hợp chất ban đầu của saponin mới hình thành. Rg1 tiếp tục bị thủy phân liên kết glucosyl tại C-20 tạo ra Rh1, sau đó tạo thành Rh4 và Rk3 sau khi khử

nước tại C-20. Tương tự, quá trình thủy phân liên kết glucosyl ở C-20 của Rd tạo ra Rg3, và Rg3 tiếp tục khử nước ở C-20 tạo ra Rg5 và Rk1 [63].

Do tính chất bất đối xứng của C-20, các saponin mới được tạo ra sau quá trình hấp nhiệt là các đồng phân quang học. Liên kết glucosyl tại C-20 bị thủy phân tạo thành các đồng phân quang học như 20 (S) - / 20 (R) -ginsenoside Rg3 và 20

R1

Re

Rb1

Thủy phân liên kết xylosyl tại C-6

Thủy phân liên kết rhamnosyl tại C-6

Thủy phân liên kết glucosyl tại C-6

Rg1

Rd

Thủy phân liên kết glucosyl tại C-20

Thủy phân liên kết glucosyl tại

Rh1

Khử nước tại C- 20

Rg3

Rh4

Rk3

Rh4

Rk3

(S) - / 20 (R) -ginsenoside Rh2, hoặc bị mất nước ở C-20 thành đồng phân hình học, tức là đồng phân cis-trans như ginsenoside Rk3 và Rh4, Rk1 và Rg5, Rk2 và Rh3, v.v…[63].


Hình 1.2. Sơ đồ sự biến đổi các saponin của Tam thất do hấp nhiệt


Như vậy sau khi hấp nhiệt, các saponin cũ giảm dần (ginsenosid Rg1, Rb1, Rd, Revà notoginsenosid R1), một số saponin mới được hình thành là 20 (S) -Rh₁, 20 (R) -Rh₁, Rk₃, Rh₄, 20 (S) -Rg₃, 20 (R) -Rg₃, Rk₁ và Rg₅…Đây là những saponin duy nhất chỉ tồn tại trong Tam thất đã hấp, không tồn tại trong saponin chưa hấp [63], [64], [65].

1.2.3. Các tác dụng dược lý của Tam thất

1.2.3.1. Tác dụng chống ung thư

Tam thất là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý nên còn có tên gọi là “kim bất hoán” tức là vàng không đổi được [6]. Trong số các tác dụng rất đa dạng của Tam thất, tác dụng tiêu u, hóa ứ đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu, nhiều phần tương ứng với tác dụng chống ung thư trong dược lý hiện đại được quan tâm nghiên cứu nhiều hiện nay. Tam thất là một trong số 10 dược liệu được sử dụng phòng chống u phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc từ nhiều thế kỷ, với nhiều tác dụng nổi bật [51]. Y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về tác dụng phòng chống ung thư của Tam thất [8].

Các saponin chiết xuất từ Tam thất được báo cáo có các tác dụng ức chế sự gia tăng và chống di căn của các tế bào ung thư. Wang J.-R. và cộng sự (2014) nuôi cấy tế bào 4T1 (dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến vú của chuột) với saponin chiết xuất từ Tam thất ở các nồng độ khác nhau, từ 50 đến 400

µg/ml, được ủ trong 48 giờ cùng với đối chứng [66]. Kết quả cho thấy ở nồng độ 50 μg/ml không có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống sót của tế bào 4T1, trong khi giảm khoảng 75, 60, 30 và 10% khả năng sống sót của tế bào 4T1 ở các nồng độ 400, 300, 200 và 100 μg/ml, tương ứng. Các tác giả cũng đã quan sát thấy giảm đáng kể sự di chuyển của tế bào 4T1 ở nồng độ 50μg/ml, và mức giảm lớn nhất được báo cáo ở nồng độ 200 μg/ml [66]. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2017) cho thấy khả năng sống sót của các tế bào ung thư đại trực tràng của người HCT-116 sau khi xử lý với notoginsenosid R1 ở nồng độ 75, 150 hoặc 300µmol/l là tương đương với khả năng sống sót của đối chứng trong 48 giờ ủ [67]. Tuy nhiên, ở nồng độ 500µmol/l, notoginsenosid R1 gây ra mức giảm đáng kể khả năng sống sót của tế bào HCT-116 (58 ± 7,26%) so với đối chứng (100%) trong thời gian ủ 48h. Ngoài ra, khi ủ với notoginsenosid R1 nồng độ 150 hoặc 300µmol/l trong 24h đã giảm đáng kể lần lượt là 35 và 68%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024