Ngành du lịch còn là cách thức quảng bá hữu hiêụ hình ảnh đặc trưng, nét văn hóa của một khu vực, vùng miền trong cả nước và quốc tế.
Tăng cường chất lượng môi trường: du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua việc kiểm soát chất lượng không khí, nước, rác thải… thông qua các chương trình quy hoạch du lịch bền vững.
2.2.5. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa:
a) Lượng khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa
Du lịch là một ngành quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa, tỷ trọng ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong cơ cấu GDP tỉnh tăng đều qua các năm từ 2009 đến 2013. Năm 2009 tỷ trọng du lịch Khánh Hòa chiếm 38,22% , năm 2010 là 39,33%, năm 2011 là 40,47%, năm 2012 là 42,1 %, năm 2013 là 46,2%, năm 2014 là 49,13%.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Dịch vụ - Du lịch 38.22 39.33 40.47 42.1 46.2 49.13
Công nghiệp 46.68 46.85 46.63 45.46 41.5 39.01
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 15.1 13.82 12.9 12.44 12.3 11.86
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa
Hình 2.7 : Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa (nội địa và quốc tế) tăng đều qua các năm từ 2009 – 2013. Riêng khách du lịch nội đia có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,73% mỗi năm. Doanh thu du lịch tăng nhanh, năm 2013 doanh thu du lịch đã đạt gần 4.000 tỷ đồng. Đây là một thành công lớn cho ngành du lịch Khánh Hòa nói riêng và cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
Bảng 2.1 : Lượng khách đến Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2014
Đơn vị tính: Nghìn lượt khách
Tổng số lượt khách du lịch | Tốc dộ tăng trưởng (%) | Khách nội địa | ||
Lượt khách | Tốc độ tăng trưởng (%) | |||
2009 | 1.579,3 | 15,46 | 1.239 | 5,7 |
2010 | 1.843,2 | 20,14 | 1.455 | 17,4 |
2011 | 2.180,9 | 19,96 | 1.740 | 19,6 |
2012 | 2.318 | 14,04 | 1.786 | 2,64 |
2013 | 3.100 | 58,83 | 2.291 | 28,3 |
2014 | 3.600 | 18,7 | 2.760 | 17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa - 2
- Đặc Điểm Khách Du Lịch Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng
- Mô Hình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Khách Hàng
- Mô Hình Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Nội Địa Đới Với Điểm Đến Khánh Hòa
- Thang Đo Dịch Vụ Ăn Uống – Giải Trí
- Phân Tích Hồi Quy Bội Kiểm Định Mô Hình Lý Thuyết
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa
Năm 2009 lượt khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa gần 1.239 nghìn lượt khách, năm 2010 là 1.455 nghìn lượt khách, năm 2011 là 1.740 nghìn lượt khách, năm 2012 là gần 1.786 nghìn lượt khách, năm 2013 gần 2.291 nghìn lượt khách, năm 2014 là gần 2.760 nghìn lượt khách. Lượng khách du lịch nội địa chiếm trên 70% trong tổng số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa.
Đơn vị: Nghìn lượt khách
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tổng số lượt khách
Lượt khách nội địa
Hình 2.8 : Lượt khách du lịch nội địa
Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 lượng khách du lịch đến Khánh Hòa tăng thấp (tăng 5,7% so với năm 2008). Đến năm 2010, lượng khách du lịch nội địa đến Khách Hòa đã có sự gia tăng đáng kể (tăng 17,4%) và tăng liên tục trong các năm gần đây, đặc biệt là các năm Khánh Hòa tổ chức Festival biển (2 năm 1 lần) lượng du khách nội địa tăng rất cao (2011 tăng 19,6%, năm 2013 tăng 28,3%). Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của khách du lịch nội địa đối với ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Với hơn 70% lượt khách trong tổng số khách du lịch đến với Khánh Hòa, khách du lịch nội địa đóng góp rất lớn trong tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa thu được.
Nguồn: Sở du lịch Khánh Hòa
Hình 2.9: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa
Từ Hình 2.9 ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa tăng rất nhanh trong năm 2013, nguyên nhân là từ cuối năm 2012, nhà nước ta có xu hướng kéo dài thời gian các kì nghỉ lễ lên, thêm vào đó trong năm 2013 các kì nghỉ lễ thường trùng vào các ngày gần cuối tuần khiến cho thời gian nghỉ lễ tăng lên. Do vậy nhu cầu đi du lịch trong các kỳ nghỉ lễ của người dân gia tăng, khiến cho khách du lịch nội địa đến Nha Trang, Khánh Hòa tăng nhanh trong năm 2013.
b) Doanh thu du lịch
Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2009 đến 2014 là 25,26% Bảng 2.2 : Doanh thu du lịch Khánh Hòa
Đơn vị tính : triệu đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng doanh thu | 1,562,56 | 1 1,877,25 | 2,252,11 | 2,569,45 | 3,950,072 | 4,372,172 |
Thu thuê phòng | 853,216 | 1,027,00 | 1,207,30 | 1,332,36 | 1,946,952 | 2,426,655 |
Thu lữ hành | 20,126 | 37,401 | 46,978 | 76,448 | 71,123 | |
Thu vận chuyển hành khách | 30,464 | 37,370 | 42,188 | 46,808 | 65,477 | 78,801 |
Thu bán hàng hóa | 95,947 | 108,902 | 116,688 | 124,290 | 168,286 | 197,738 |
Thu bán hàng ăn uống | 372,327 | 450,053 | 585,278 | 717,844 | 955,899 | 1,153,494 |
Thu khác | 190,481 | 226,308 | 263,253 | 301,174 | 692,010 | 444,361 |
Nguồn: nhatrang–travel.com
Bảng 2.2 cho thấy doanh thu ngành du lịch Khánh Hòa chủ yếu đến từ doanh thu cho thuê phòng và doanh thu bán hàng ăn uống chiếm trung bình 78% trong tổng doanh thu, doanh thu các hoạt động như vận chuyển, lũ hành, bán hàng lưu niệm chiếm khoảng 8%, còn lại là doanh thu khác bao gồm doanh thu từ các hoạt động vui chơi giải trí, đổi tiền.
Đơn vị tính : triệu đồng
Nguồn : Sở du lịch Khánh Hòa
Hình 2.10: Doanh thu từ khách du lịch nội địa
Từ hình 2.10 có thể thấy doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu từ du lịch tỉnh Khánh Hòa. Doanh thu từ khách du lịch nội địa tăng đều qua các năm, đặc biệt các năm gần đây nước ta có xu hướng kéo dài các kì nghỉ khiến cho khách du lịch nội địa tăng nhanh chóng.
Nộp ngân sách nhà nước
Số ngân sách ngành du lịch nộp tăng đều qua các năm, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, đặt biệt năm 2013 ngành du lịch đã nộp 395.007 triệu đồng vào ngân sách, gia tăng rất lớn so với năm 2012 (nộp 256.946 triệu đồng vào ngân sách).
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Nộp ngân sách (triệu đồng) | 156,260 | 187,756 | 225,237 | 256,946 | 395,007 | 437,217 |
Nộp ngân sách (triệu đồng)
500,000
450,000
400,000
350,000
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
Nguồn: nhatrang-travel.com
Hình 2.11 : Nộp ngân sách nhà nước
Do khách du lịch đến Khánh Hòa tăng đột biến trong năm 2013, đặt biệt là khách du lịch nội địa đến Nha Trang do các dịp nghỉ lễ kéo dài, tổng doanh thu từ khách du lịch tăng lên rất cao. Tổng doanh thu từ khách du lịch gần 4000 tỷ đổng, trong đó doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm gần 3000 tỷ đổng, cho nên nộp ngân sách năm 2013 tăng cao hơn rất nhiều so với các năm trước.
Thành công - hạn chế trong thu hút khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa:
Thành công:
Năm 2013 được đánh giá là năm thành công của ngành du lịch Khánh Hòa với việc thu hút trên 3 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 2.291.000 lượt khách nội địa) với tổng công suất sử dụng phòng đạt trên 60%; doanh thu từ du lịch đạt trên 3.950 tỉ đồng (tăng 135% so với kế hoạch)...
Theo chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020 : Phấn đấu đến năm 2015 đón được 3.100.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế có 900.000 lượt khách, khách trong nước 2.200.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm giai đoạn
2012 - 2015 đạt 11%.
Từ kết quả đạt được năm 2013, ngành du lịch Khánh Hòa đã đạt được mục tiêu thu hút 2.200.000 lượt khách nội địa đặt ra cho năm 2015. Chúng ta hoàn toàn có thể tin vào việc đạt được các chỉ tiêu đề ra trong định hướng tới năm 2020 là đón được 3.800.000 lượt khách nội địa.
Hạn chế:
Khách du lịch đến Nha Trang - Khánh Hòa chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% lượng khách du lịch nội địa). Hiện nay, du lịch Khánh Hòa vẫn chưa thực sự thu hút được lượng khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 9%) và các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long (chiếm khoảng 5%).
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3.1. Lý do lựa chọn mô hình:
Từ lý thuyết sự hài lòng khách hàng thì sự hài lòng của khách du lịch có thể hiểu là kết quả giữa cảm nhận và kỳ vọng của du khách khi thực hiện một chuyến du lịch, bên cạnh đó, đo lường sự hài lòng du khách chính là đo lường khoảng cách giữa cảm nhận và kỳ vọng của chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, dựa vào mô hình SERVPERF (J. Joseph Cronin, Steven A. Taylor, 1992), trong bài nghiên cứu này tác giả đo lường sự hài lòng của du khách bằng kết quả cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ..
Theo mô hình nghiên cứu Hình 2.4 (Du lịch Đà Lạt – Nguyễn Thị Ngọc Thuyên) “chất lượng cảm nhận” được giải thích bằng : chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, hình ảnh, giá cả. Tuy nhiên, theo tác giả và góp ý của các chuyên gia yếu tố giá cả không ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa vì giá cả ở các tỉnh trong cả nước không chênh lệch nhiều, vì vậy trong bài nghiên cứu này sử dụng 2 yếu tố : “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ” và “Hình ảnh” để xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
Sự hài lòng
Hình ảnh
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất
a) Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ du lịch Khánh Hòa có thể hiểu là toàn bộ những trải nghiệm của du khách từ khi họ tìm kiếm thông tin du lịch, đến quá trình chuẩn bị chuyến đi, đến Khánh Hòa và những trải nghiệm tại đây cho đến lúc kết thúc chuyến đi. Trong quá trình đó là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng về khách sạn, dịch vụ ăn uống, tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Qua đó, yếu tố “Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ ” đối với du lịch Khánh Hòa là các đánh giá về điểm đến Khánh Hòa.
Đối với một điểm đến du lịch tiêu chí để đánh giá được thể hiện qua nhiều nhân tố khác nhau:
- Pérez-Nebra (2010), đã sử dụng mười khía cạnh được đề xuất bởi các tổ chức du lịch thế giới để đánh giá về một điểm đến du lịch : 1- dịch vụ trọ (khách sạn, ký túc xá); 2- Thực phẩm và đồ uống; 3 - Giao thông vận tải; 4 - Cơ quan du lịch, khai thác du lịch; 5 - dịch vụ văn hóa; 6- giải trí; 7- mua sắm; 8 -Phong cảnh; 9- Dân số; và 10: những yếu tố khác.
- Beerli, A. và Marti' (2004) đã đưa ra 9 tiêu chí đánh giá một điểm đến du lịch như sau: 1 - Tài nguyên (ví dụ như thời tiết, những bãi biển, thiên nhiên được bảo vệ và sự đa dạng và độc đáo của hệ thực vật và động vật); 2- Cơ sở hạ tầng chung như phát triển của viễn thông, phát triển và chất lượng của đường, sân bay, bến cảng; 3- Cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn và tự phục vụ ăn nghỉ, nhà hàng, trung tâm du lịch và mạng lưới thông tin du lịch; 4- Giải trí du lịch và giải trí như