Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa 1682180963 - 2


DANH MỤC HÌNH


Hình

Trang

Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng

14

Hình 2.2: Mô hình HOLSAT

15

Hình 2.3:Mô hình nghiên cứu Tsung Hung Lee

16

Hình 2.4: Mô hình đánh giá sự hài lòng của du khách đến Đà Lạt

17

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch

đến Cần Thơ

17

Hình 2.6: Mô hình Rita Faullant, Kurt Matzler and Tohann Fuller

18

Hình 2.7 : Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa

22

Hình 2.8 : Lượt khách du lịch nội địa

23

Hình 2.9: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa

24

Hình 2.10: Doanh thu từ khách du lịch nội địa

26

Hình 2.11: Nộp ngân sách nhà nước

27

Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất

29

Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu

32

Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa

đới với điểm đến Khánh Hòa

32

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

35

Hình 4.1: Thống kê giới tính

49

Hình 4.2: Thống kê độ tuổi

50

Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram

65

Hình 4.4: Biểu đồ phân tán phần dư

65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa 1682180963 - 2


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phỏng vấn tay đôi

Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn tay đôi - Bảng câu hỏi nghiên cứu đề xuất Phụ lục 3: Bảng câu hỏi điều tra

Phụ lục 4: Nghiên cứu sơ bộ

Phụ lục 5: Phân tích Cronbach’s alpha

Phụ lục 6: : Phân tích tương quan giữa Độ tưổi và sự hài lòng Phụ lục 7: Các mô hình và thang đo gốc

Phụ lục 8: Phỏng vấn chuyên gia


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

ANOVA

Analysis of Variance

Phân tích phương sai

CA

Cronbach Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser – Mayer – Olkin

Hệ số KMO

Sig

Observed significance level

Mức ý nghĩa quan hệ

SPSS

Statistical Package for the

Social Sciences

Phần mềm thống kê cho khoa học

xã hội

VIF

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phương sai


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Chương này giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.

1.1. Lý do chọn đề tài


Du lịch là một trong những ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Du lịch đóng góp vào doanh thu của đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nhanh và hiệu quả nhất. Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam thì Khánh Hòa nổi lên như một điểm sáng với các thế mạnh được thiên nhiên ban tặng mà ít nơi nào có được. Bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 độ C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Yersin…. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Đóng góp vào thành công của du lịch Khánh Hòa là lượng lớn khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa tăng đều qua mỗi năm. Hiện nay, nước ta đang có xu hướng kéo dài thời gian các kỳ nghỉ lễ, điều này góp phần làm tăng nhu cầu du lịch của người dân Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn đối với du lịch Việt Nam đặc biệt là đối với du lịch Khánh Hòa khi số lượng khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa chiếm trên 70% tổng lượng khách du lịch đến Khánh Hòa mỗi năm.

Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã tiến hành nghiên cứu khảo sát đối với khách du lịch nội địa nhằm đánh giá sự hài lòng của họ đối với điểm đến du lịch tỉnh Khánh Hòa, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu sự hài lòng


của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa" làm đề tài nghiên cứu.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


Xác định mức độ hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến Khánh Hòa.


Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với Khánh Hòa.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đã từng đến du lịch ở Khánh Hòa ít nhất một lần, độ tuổi từ 18 – 60 tuổi.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào các khách du lịch nội địa đến tham quan và lưu trú tại các địa điểm du lịch nổi tiếng ở địa bàn thành phố Nha Trang.

Không gian nghiên cứu


Trong phạm vi địa bàn thành phố Nha Trang.


1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

a) Nghiên cứu định tính

- Nghiên cứu định tính được sử dụng trong phần nghiên cứu sơ bộ.

- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia.

- Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính được tổng hợp, thống kê và phân tích nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các biến thang đo những yếu tố đánh giá đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa.

b) Nghiên cứu định lượng

- Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn khách du lịch (phiếu khảo sát) tại thành phố Nha Trang.


- Mục đích nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo các yếu tố đánh giá đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa và kiểm định mô hình lý thuyết.

- Thông tin thu thập được từ bảng khảo sát sẽ được sử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để đo lường sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đến Khánh Hòa.

1.4.2. Nguồn thông tin

Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này được lấy từ hai nguồn: nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp.

a) Thông tin thứ cấp

Nguồn dữ liệu được sử dụng phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ báo chí, internet và từ những bài báo được công bố trên các tạp chí có uy tín trong nước, các văn bản pháp luật, nghị định của nhà nước liên quan đến vấn đề du lịch, tổng cục thống kê: về thị trường du lịch Việt Nam, thị trường du lịch Khánh Hòa. Ngoài ra tác giả còn thu thập một số thông tin riêng về tỉnh Khánh Hòa để phục vụ cho nghiên cứu này.

b) Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp sử dụng trong bài nghiên cứu này được thu thập thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ khách du lịch đến Nha Trang - Khánh Hòa thông qua phát bảng câu hỏi nghiên cứu.

- Chi phí thu thập bao gồm chi phí in và thu thập bảng câu hỏi.

- Thời gian thu thập là khoảng thời gian từ lúc chọn lọc đối tượng cho đến lúc phỏng vấn thu thập thông tin.

- Chất lượng thông tin là giá trị của thông tin và độ tin cậy của thang đo.

1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

- Đối với tỉnh Khánh Hòa: Nghiên cứu giúp chỉ ra mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa khi đến Khánh Hòa, đồng thời xây dựng mô hình để đo lường sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa, xác nhận rõ các thành


phần và mức độ ảnh hưởng của các thành phần đó đến sự hài lòng của du khách. Dựa vào các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu trong dịch vụ du lịch tỉnh Khánh Hòa, qua đó có các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và hình ảnh du lịch Khánh Hòa. Từ đó, điểm đến du lịch tỉnh Khánh Hòa tăng cao vị thế cạnh tranh trong tương lai.

- Đối với bản thân : Qua quá trình nghiên cứu, cá nhân tác giả sẽ có cái nhìn tổng quát về những kiến thức đã học đồng thời củng cố những kiến thức ấy.

1.6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và đóng góp của luận văn


Các đề tài nghiên cứu liên quan


Jone Tribe và Tim Snaith (1998) From SERVQUAL to HOLSAT: Holiday satisfaction in Varadero, Cuba, Tourism Management. Phát triển mô hình HOLSAT và sử dụng nó để đánh giá sự hài lòng của kỳ nghỉ tại khu nghỉ mát nổi tiếng của Varadero, Cuba.

Mô hình HOLSAT đo lường sự hài lòng của một khách du lịch với trải nghiệm về kỳ nghỉ của họ tại một điểm đến hơn là một dịch vụ cụ thể. Hơn nữa, nó không sử dụng một danh sách cố định các thuộc tính chung cho tất cả các điểm đến mà các thuộc tính được tạo ra phù hợp với từng điểm đến cụ thể vì mỗi điểm đến du lịch có nét độc đáo riêng. Một đặc điểm quan trọng của công cụ HOLSAT là xem xét đến các thuộc tính tích cực cũng như các thuộc tính tiêu cực khi diễn tả các đặc tính chủ chốt của một điểm đến. Như vậy, có thể xác định một điểm đến với một kết hợp của cả hai loại thuộc tính.

Nét đặc biệt của mô hình là một bảng câu hỏi trong đó người trả lời được yêu cầu đánh giá mức kỳ vọng của mỗi thuộc tính kỳ nghỉ (tức là ấn tượng của du khách trước khi đi du lịch) và đánh giá cảm nhận hoặc sự trải nghiệm trên cùng một bộ thuộc tính tiếp sau những kinh nghiệm về kỳ nghỉ (tức là sau khi đi du lịch). Một thang đo Likert (5 lựa chọn) được sử dụng để cho điểm từng thuộc tính ở cả “kỳ vọng” và “cảm nhận”. Sự khác biệt về điểm số trung bình giữa “kỳ vọng” và “cảm nhận” đối với từng thuộc tính mang lại sự đo lường định lượng về mức độ hài lòng


của du khách. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tham khảo cho các nghiên cứu thực hiện nghiên cứu sự hài lòng đối với một điểm đến.

Luu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch tại tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí khoa học 2011: 19b 85- 96.

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm “sự tiện nghi của cơ sở lưu trú”,“phương tiện vận chuyển tốt”,“thái độ hướng dẫn viên”, “ngoại hình của hướng dẫn viên” và “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”. Trong đó tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách là yếu tố “thái độ hướng dẫn viên” kế đến là “ngoại hình hướng dẫn viên”, “phương tiện vận chuyển tốt”, “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch”, cuối cùng là “sự tiện nghicủa cơ sở lưu trú”. Kết quả của nghiên cứu có thể dùng làm tham khảo trong việc lập mô hình nghiên cứu cho bài luận văn này, đồng thời cung cấp thông tin tham khảo trong việc xây dựng thang đo nghiên cứu.

Đề tài khoa học và công nghiệp cấp Bộ, "Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh - điểm yếu của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng" chủ nhiệm đề tài Trương Thị Ngọc Thuyên (thời gian thực hiện 2009 - 2010).

Đà Lạt trong mắt khách du lịch nước ngoài là một điểm đến có khả năng thu hút khách. Đà Lạt thường không phải là điểm đến được lựa chọn đầu tiên khi quyết định du lịch tại Việt Nam, song là một điểm dừng chân được yêu thích trong chuyến đi. Ở mức độ yêu cầu cơ bản của dịch vụ du lịch là tham quan, ngắm cảnh, và nghỉ mát trong một chuyến đi trải qua nhiều điểm có khí hậu nắng nóng, một điểm dừng chân ngắn ngày làm thay đổi, phục hồi sức khỏe thì Đà Lạt làm hài lòng du khách. Thương hiệu du lịch Đà Lạt và thương hiệu du lịch Việt Nam có mối quan hệ chặt

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí