Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 26


sáng, gió trong và hơi đêm mát lạnh). Đó là thời điểm thích hợp cho sự biểu hiện cái hư không trong trẻo, gần với bản thể, hòa nhập với đại vũ trụ. Ban đêm, nhất là đêm thu trong mát còn là thời điểm thuận lợi cho sự bừng ngộ của tâm thức khi cái “tâm” của con người được lắng đọng và gạt bỏ đi lớp màn bụi bặm “vô minh” che phủ thường ngày” [237; 21].

Từ những gợi ý của “không gian đêm”, con người mộng trong thơ thiền xuất hiện rất đa dạng.

Thơ thiền Lý Trần tràn ngập các hình ảnh: Khi hồn phách chia lìa thì sắc

thân như mộng”; “Sự tạo tác trong giấc chiêm bao - Sau khi tỉnh đều là không cả”; “Trong giấc mộng nhỏ sinh to - Sau khi tỉnh không tơ không tóc”; “Hôm nay được tham vấn đạo Thiền như người trong mộng chợt tỉnh”46...

Tuệ Trung thượng sĩ có bài Mê ngộ bất dị thể hiện sâu sắc tinh thần Bát

Nhã:


Mê khứ sinh không sắc Ngộ lai vô sắc không Sắc không mệ ngộ giả Nhất lý cổ kim đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Vọng khởi tam đồ khởi Chân thông ngũ nhãn thông Niết Bàn tâm tịch tịch

Sinh tử hải trùng trùng Dịch nghĩa:

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 26

Lúc mê sinh ra “không” và “sắc”

Khi ngộ không còn “sắc” với “không”


46Các dẫn chứng từ thư mục [241]


Những điều gọi là sắc, không, mê, ngộ Xưa nay vẫn chung nhau ở một lẽ

Mê vọng nổi dậy thì ba đường nổi dậy

Cứ chân thông suốt thì năm mắt đều thông suốt, Tâm niết bàn lặng lẽ

Biển sống chết trùng trùng.

Nếu như “mộng” trong thơ thiền Lý - Trần có khuynh hướng giải thích giáo lý Thiền thì “mộng” trong thơ thiền Đường - Tống lại thể hiện thêm nhiều khía cạnh về kinh nghiệm mỹ cảm thiền tông vốn không xa lạ gì với toàn cảnh học thuật và truyền thống thi học Trung Hoa.

Chúng ta đọc ý thơ sau của thiền sư Quách Ấn: Đêm khuya nhập tịch hồn vô mị

Thời thính không đình lạc diệp thanh Dịch nghĩa:

Đêm khuya khi nhập tịch, hồn không còn mộng mị gì nữa

Bỗng nghe giữa sân vắng tiếng lá bay

“Hồn vô mị” (hồn không mộng mị) trong ý thơ này có thể hiểu là thoát ly khỏi những ảo ảnh thế tục. Khi đó, mộng chính là sự vô minh. Chiếc lá rụng giữa sân vắng mà có âm thanh, thì âm thanh ấy phải chăng được thẩm thấu bởi tuệ giác sinh ra trong còi “vô mị” của thiền sư.

Tri thế tri mộng vô sở cầu

Vô sở cầu tâm phổ không tịch Hoàn tự mộng trung tùy mộng cảnh Thành tựu hà sa mộng công đức

Dịch nghĩa:

Biết cuộc đời như mộng thì không còn cầu mong điều gì


Lòng không cầu mong thì được thanh tịnh Ở trong mộng thì theo cảnh mộng

Công đức thành tựu được (trong mộng) cũng chỉ là mộng huyễn mà thôi.

Vương An Thạch thường được biết đến như một Nho gia lỗi lạc của thời Tống. Nhưng giới nghiên cứu cũng nhắc đến ông như một cư sĩ thông tuệ Phật học. Ông được xưng tụng là “nhất đại văn tông”, làm chủ văn đàn một thời. Mười năm ở Giang Ninh, ông dựng Bán Sơn Viên sống nhàn du, tự tại, từ bỏ chính trường, gác lại phẩm hàm Phán Giang Ninh Phủ để sống đời “vô quan nhất thân khinh”. Khi ấy, ông chuyên tâm chủ giải các bộ kinh lớn như Kinh Kim Cương, Kinh Duy Ma Cật, lên tiếng hoài nghi những luận giải của Huệ Năng, Tạ Linh Vận, Tăng Triệu… đối với các hệ kinh này. Bài thơ trên thoạt nhìn có vẻ như một phát biểu tán dương giáo lý thiền rất phổ biến “biết đời là mộng thì chớ mong cầu”; Nhưng hai câu sau, ông để lộ ý thức “phản tỉnh” rất đặc biệt: ở trong mộng

thì theo cảnh mộng - công đức thành tựu trong mộng cũng là huyễn mộng mà thôi.

Ý thơ sắc sảo của Vương An Thạch cho thấy sự thấu đáo thiền học hiếm có ở một danh Nho. Câu thơ ẩn chứa tinh thần phá chấp mãnh liệt dựa trên trí tuệ trác tuyệt của một đầu óc ưa thích thực tiễn.

Sinh thời, ông vô cùng quí mến thiền sư Hàn Sơn, thường làm thơ tặng, đến 20 bài. Trong đó, ông cũng có một bài đề cập đến mộng, ví cặp phạm trù sống và chết giống như tỉnh và mộng. Đó cũng là một tứ thơ lạ.

b) Con người mộng từ quan niệm Lão Trang

Trong tinh thần khế hợp với thiền tông, học thuyết Lão Trang đã thổi vào thế giới thiền định ngọn gió mát của cuộc chơi ngoài thế gian. Ngọn gió này sẽ lan tỏa khắp nền thơ ca cổ điển Trung Hoa và Việt Nam, mang đến cho con người mộng một khuôn mặt khác: mộng là chơi.


Điều đáng chú ý là tinh thần chơi đùa trong mộng này thể hiện rò trong thơ đời Trần của Việt Nam. Ở Trung Quốc, Vương Duy, Tô Đông Pha, Liễu Tông Nguyên, Ni Diệu Tổng… có nhiều bài về nội dung này.

Trong bài Nguồn đào (Đào nguyên hành), Vương Duy viết đã miêu tả

cảnh tượng cuộc sống khác còi trần ở nơi gọi là đào nguyên. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tự nhận mình là “khách tục” còn nặng “lòng trần”:

Giáp lý thùy tri hữu nhân sự

Thế trung dao vọng không vân sơn Bất nghi linh cảnh nan văn kiến Trần tâm vị tận tư hương huyện Xuất động vô luân cách sơn thủy Từ gia chung nghĩ trường du diễn Tự vị kinh qua cựu bất mê

An tri phong hác kim lai biến Đương thì chỉ ký nhập sơn thâm Thanh khê kỉ độ đáo vân lâm Xuân lai biến thị, đào hoa thủy Bất biện tiên nguyên hà xứ tầm.

Dịch nghĩa:

Trong hẻm núi nào ai biết có cuộc sống thường nhật Thế mà trông từ xa chỉ thấy núi và mây

Ngờ đâu ở nơi linh cảnh khó nghe khó thấy thế này Lòng trần vẫn nặng nỗi nhớ quê hương

Ra khỏi động nghe kể chuyện nước non xa vời vợi (liền) nghĩ đến chuyện rời quê nhà rong chơi lần nữa Nghĩ thầm lối đã đi qua ta vẫn nhớ rò


Đâu biết lúc này quay lại thì đã thay đổi nhiều Qua bao khe xanh đến rừng mây

Giờ đây xuân đến, mưa xuân lai láng chảy khắp Không thể nào biết được đào nguyên ở đâu nữa.

Những câu thơ cuối cùng trong bài thơ Đào nguyên hành của Vương Duy đã thể hiện rất rò ánh sáng của Lão Trang trong giấc mơ rời thế tục vào còi mộng, còi chơi. Ý thiền ẩn trong câu “giờ đây xuân đến, mưa xuân lai láng chảy khắp”. Nó đã hóa giải cảm thức thường xuyên trong thơ cổ khi viết về thế giới cao khiết mãi mãi mất đi. Thế giới ấy, đào nguyên ấy không mất, mà chỉ vì nước mưa xuân tràn trề nên không còn lối. Mưa xuân của Vương Duy gợi ta nhớ đến “nước mùa thu không chỗ nào không sâu” của Tuệ Trung khi bàn về lẽ Phật Tâm. Đó là hình ảnh “vô dục lộ” của thơ thiền, là tinh thần đường không có

đường.


mộng:

Bài Ngộ đạo thi của Ni Diệu Tổng cũng mang âm hưởng chơi đùa trong


Nhất diệp biển chu phiếm miễu mang Trình nhiêu vũ trạo biệt cung thương Vân sơn hải nguyệt đô phao khước Doanh đắc Trang Chu điệp mộng trường

Dịch nghĩa:

Một lá thuyền con trôi nơi mịt mờ nước chảy

Mái chèo khua theo những nhịp cung thương riêng Mây núi biển trăng đều phải quên hết

Khi ấy mới đạt được giấc mộng dài của Trang Chu.

[338; 154]


Điệp mộng trường của Ni Diệu Tổng rất gần gũi với xuân mộng trường của Trần Nhân Tông. Giấc mộng dài của bướm hay giấc mộng miên man của xuân đều là tín hiệu “ngộ đạo” mà người đọc thơ thiền có thể nhận ra qua hệ thống hình tượng quen thuộc trong cảm thức thơ ca phương Đông, nhất là thơ thiền.

Đặc biệt ở chùm các bài Nhập trần, Xuất trần, Thoát thế, Thoái cư, Giang

hồ tự thích, Phóng cuồng ngâm,… của Tuệ Trung, với ý thơ “thoát khỏi bụi trần mà rong chơi ngoài còi thế”, “mơ thấy Quan Âm vào chốn cỏ hoang”… , tác giả đã đi rất sâu rất gần với những quan niệm nhân sinh thuộc mang tinh thần Trang Tử.

Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy âm hưởng rong chơi và an

định trong mộng vẫn tập trung ở thơ thiền Lý Trần, trong khi cảm quan triết học và mỹ học về mộng lại là thế mạnh của các nhà thơ thiền sư Đường Tống.

Hình tượng con người mộng huyễn cùng với yếu tố “giấc mộng” trong các bài thơ thiền vừa ghi dấu con đường nhận thức thế giới theo tinh thần Thiền Phật giáo vừa thể hiện tính chất sáng tạo nghệ thuật độc đáo của các nhà thơ – thiền sư. Điều này hứa hẹn một triển vọng nghiên cứu sâu hơn về hình thái tư duy mộng huyễn trong toàn bộ nền văn học Phật giáo.

Tiểu kết

Con người trong văn học Phật giáo luôn được soi chiếu từ hai góc độ: con người trong đức tin tôn giáo và con người trong vẻ đẹp của văn học. Từ sự phân tích một số đặc điểm chính về nghệ thuật và tư tưởng của hình tượng con người trong thơ thiền, chúng tôi đưa ra ba mẫu hình con người tiêu biểu gồm: con người hành hương, con người giác ngộ và con người mộng huyễn. Hình tượng con người hành hương mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc, vừa thể hiện điểm nhìn tôn giáo đối với người có lý tưởng hoàn thiện tâm linh (những bậc đạo sư, thiền sư, ẩn tu, …),


vừa thể hiện cảm quan về hành trình tinh thần và hành trình sống của con người (thi nhân, cư sĩ, …). Con người giải thoát bao gồm các tính chất: vô ngôn, vô ngã, vô úy, có tầm vóc vũ trụ. Trong đó, con người cư trần lạc đạo, tùy duyên ở thời nhà Trần là đặc điểm nổi bật nhất của con người giải thoát trong thơ thiền Đại Việt. Con người mộng huyễn được tìm hiểu trong luận án là con người nơi thế giới vô thường, đầy biến ảo, con người với những năng lực tâm linh cao siêu, con người trong cảm thức soi chiếu và con người trong những nghịch lý giữa khổ đau và giải thoát, giữa vô minh và trí huệ, con người trong những giấc mộng dài... Ba kiểu hình tượng con người nêu trên được tìm hiểu từ góc độ quan niệm con người trong thơ kết hợp với triết lý nhân sinh Thiền Phật giáo.


KẾT LUẬN


Thơ thiền là một hiện tượng văn học Phật giáo có đặc thù về mặt lịch sử và loại hình ở khu vực phương Đông. Thơ thiền ở Trung Quốc thời Đường Tống trở thành “huyết mạch” của thành tựu thơ ca thời kỳ này. Nói như Đỗ Tùng Bách, nó là “đặc chất” của thơ Đường Tống. Việc so sánh thơ thiền các nước khu vực phương Đông từ trước đến nay hầu như chỉ tập trung vào hai đối tượng tiêu biểu: thơ thiền Trung Quốc (mà đại diện là thơ Đường Tống) và thơ thiền Nhật Bản (mà đại diện là thể thơ Haiku). Trên thực tế, những quốc gia có quan hệ đồng văn với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa như Việt Nam, Triều Tiên cũng là mảnh đất phong nhiêu cho sự tìm kiếm các nguyên lý thi học và mỹ học Thiền tông.

Triển vọng nghiên cứu, khảo sát, đối sánh thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc (giữa hai thời đại chủ yếu là Lý Trần và Đường Tống) thực chất đã có từ lâu do truyền thống quan hệ giao lưu và ảnh hưởng của hai nước. Qua từng thời kỳ mà quan hệ ấy có những đặc tính riêng biệt. Kế thừa thành tựu của người đi trước (thông qua các công trình có nội dung bàn về diện mạo văn học Phật giáo Lý Trần, khảo sát tìm hiểu nghệ thuật thơ thiền Lý Trần, nghiên cứu nghệ thuật và tư tưởng văn học Lý Trần, so sánh thơ thiền Lý Trần với các hiện tượng văn học khác như thơ Nho cùng thời, thơ thiền Trung Quốc, thơ thiền Nhật Bản… của các nhà nghiên cứu Việt Nam), luận án của chúng tôi là một bước tiếp cận thơ thiền Lý Trần ở phương diện so sánh liên văn hóa với nhiều cấp độ như so sánh văn học và tôn giáo, so sánh thơ ca và triết học, so sánh loại hình thơ thiền dưới ánh sáng mỹ học Phật giáo, khơi sâu yếu tố triết học Phật giáo trong tiến trình văn học trung đại hai nước… Những kết quả nghiên cứu được đưa ra tuy cần cân nhắc, suy xét nhiều hơn, song về cơ bản nội dung nghiên cứu của người viết là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022