Tương Đồng Về Quan Niệm Bản Thể Thông Qua Ẩn Dụ Hình Ảnh Thiên Nhiên


những nỗ lực để tìm đến một cách tiếp cận thật mới đối với thơ thiền, nhằm cố gắng khái quát bước đầu về hạt nhân mỹ học hợp lý trong mọi biểu hiện của thơ thiền thông qua so sánh.

1. Những điểm tương đồng:

Luận án khái quát các điểm tương đồng lớn giữa hai nền thơ thiền Lý Trần và Đường Tống như sau:

1.1. Tương đồng về ngôn ngữ – văn hóa

Về hệ văn tự, thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc đều viết bằng chữ Hán (trừ hai bài phú và ca của Việt Nam viết bằng chữ Nôm). Sự chọn lựa văn tự như vậy khẳng định thêm một lần nữa dấu vết của nền văn hóa Trung Quốc ở các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. Bên cạnh đó, di sản tinh thần có màu sắc khoan dung thuộc loại hiếm hoi nhất trong lịch sử nhân loại là Tam giáo đồng nguyên cũng ghi dấu ấn sâu đậm trong thơ thiền Lý Trần (Việt Nam) và Đường Tống (Trung Quốc). Nghiên cứu so sánh thơ thiền Đường Tống cũng cho thấy sự tương đồng về hệ ngữ liệu và điển cố điển tích Phật giáo. Việc dùng chung một hệ ngữ liệu, chung một hệ thống ước lệ tôn giáo đã liên kết thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc trong một dòng mạch thơ thiền phương Đông. Về thể loại, hầu hết các hình thức thơ ca thể hiện trong thơ thiền Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của thể loại thơ ca Trung Quốc. Gần gũi với triều đại hoàng kim thơ ca Trung Quốc (thời Đường), song song với vương triều đề cao Lý học và trí tuệ (thời Tống), văn học thiền tông Việt Nam đã dung hợp nhiều hình thức thể hiện để có thể mang tiếng nói thiền đạo của mình đến các tầng lớp người đọc. Trừ “ngâm” là thể loại thuần túy của người Việt, hầu hết các bài thơ Lý Trần đều xuất hiện dưới hình thức cổ phong hoặc Đường thi, nhưng hồn thơ và thiền vị vẫn mang những nét đặc sắc riêng mà chúng tôi đã có dịp phân tích và tổng kết ở từng chương mục cụ thể phía trên.


Tác giả Thiền gia ở cả hai nền thơ đều là những đại diện sống động nhất cho loại hình tác giả văn học tôn giáo, trong trường hợp này là văn học Thiền Phật giáo. Tác giả Thiền gia chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học và văn hóa ứng xử thiền Phật giáo.

1.2. Tương đồng về quan niệm bản thể thông qua ẩn dụ hình ảnh thiên nhiên

Xuất phát từ tôn chỉ của Thiền “trực chỉ nhân tâm – kiến tính thành Phật”, đồng thời chịu ảnh hưởng luận giải của các nhà Trung quán học và Duy thức học, ý thức bản thể trong thơ thiền hai nước đều hướng đến chữ Tâm và qui Tâm về Không. Đặc biệt, cảm hứng thơ ca về khái niệm gốc bản lai diện mục cùng với những biến thể của nó trong hành trình sáng tạo của các nhà thơ – thiền sư hai nước cũng là sự gặp gỡ đẹp đẽ trong nền thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Các cấp độ hình tượng thiên nhiên với ẩn dụ bản thể bước đầu được đưa ra và phân tích trong luận án. Thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống đều chọn lựa những biểu tượng chính nhằm thiết lập một nội dung thiền học sâu sắc. Đó là các hình tượng và ý nghĩa ẩn dụ tương đương: Hoa và pháp, núi non, sông suối và nguồn cội, mây trắng và không gian bản thể, âm thanh như sự vang vọng của bản thể, thiên nhiên trong chiều kích chân không… Nhìn chung, thơ thiền Lý Trần và Đường Tống tương đồng ở sự hình dung bản thể vắng lặng, tròn đầy và vĩnh cửu thông qua chất liệu sáng tạo quan trọng là các hình ảnh thiên nhiên.

1.3. Tương đồng về nhân sinh quan Thiền Phật giáo thông qua hình tượng

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 27

con người

Vấn đề con người nhìn từ nhân sinh quan Phật giáo trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống được luận án khái quát thành ba kiểu: con người hành hương, con người giải thoát và con người mộng huyễn. Trên cả ba dạng thức này, quan niệm con người trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống đều có những gặp


gỡ lý thú. Ở con người hành hương, « motif » con người tìm kiếm giác ngộ và con người tiêu dao đều xuất hiện ở cả hai nền thơ. Những vấn đề vô ngôn, vô ngã, vô úy… của con người giải thoát cũng được các nhà thơ – thiền sư hai nước phản ánh rò nét trong thơ của họ. Ngoài ra, con người mộng huyễn cùng với các biểu hiện như nghịch lý giữa khổ đau và giải thoát, con người với những giấc mộng dài… cũng mở rộng thêm chân trời sáng tạo cho các nhà thơ – thiền sư hai nước, đồng thời giúp họ gặp gỡ nhau trong điểm nhìn nhân sinh huyễn mộng.

2. Những điểm dị biệt

2.1. Chữ Nôm và khuynh hướng “dân tộc hóa” cảm thức Phật giáo của người Việt

Tuy xuất hiện khá ít ỏi do bị mất mát quá nhiều tư liệu sách vở, văn học thiền thể hiện qua chữ Nôm vẫn là một nét đáng lưu ý, thể hiện qua các tác phẩm văn học thiền chữ Nôm như : Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (Trần Nhân Tông),

Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông), Hoa Yên tự phú (Huyền Quang).

2.2. Khuynh hướng duy tình luận trong quan niệm bản thể của thơ thiền Việt Nam

Việc khu biệt các biểu tượng bản thể đã nêu chưa phải đã bao quát được cái nhìn bản thể của các nhà thơ – thiền sư. Hình tượng « bản lai diện mục » với biến thể “nương sinh diện” đã được chúng tôi tìm hiểu sâu hơn. Từ giác độ này, chúng tôi nhận thấy khuynh hướng duy tình luận trong triết lý bản thể người Việt Nam là nét riêng so với khuynh hướng duy lý hóa triết lý bản thể của người Trung Quốc thời trung đại.

2.3. Quan điểm cư trần lạc đạo của người Việt:

Với sự xuất hiện của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thơ thiền đời Trần đi vào quĩ đạo triết học của thiền phái này mà tôn chỉ cao nhất là tức Phật tức Tâm, nhập thế tích cực. Do vậy, ánh sáng của niềm vui sống ở còi trần là một yếu tố vô


cùng đặc sắc mà triết lý Yên Tử đã không những đóng góp cho Phật giáo Việt Nam mà còn tạo nên âm hưởng « lạc đạo » trong thơ thiền, khác với âm hưởng khắc khổ, hàn lâm của Trung Quốc và âm hưởng bi ca của Nhật Bản.

2.4.Văn bản học Phật giáo-câu chuyện dài của lịch sử

Những vấn đề đặt ra của văn bản học Phật giáo qua các trường hợp thơ thiền sư Không Lộ, Huyền Quang, (sau này là Hương Hải)… càng chứng tỏ thêm quá trình giao lưu ảnh hưởng của nền văn học Phật giáo hai nước là phức tạp, nhiều màu sắc; nhất là khi tham chiếu nó trong hệ thống văn học trung đại với nhiều yếu tố về đặc trưng thi pháp và hệ tư tưởng.

3. Triển vọng nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống từ góc độ thi học, mỹ học

Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống trên thực tế có thể triển khai rất nhiều vấn đề về thi pháp, ngôn ngữ, thể thơ… Mối quan hệ lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn là tấm phông to lớn và bền bỉ cho những đối sánh thi học và văn hóa của hai nước.

Điển tích điển cố Phật giáo trong thơ thiền cũng là một tiêu điểm nghiên cứu hứa hẹn những đóng góp cho việc tìm hiểu điển cố điển tích trong văn học cổ.

Ảnh hưởng công án đối với thơ thiền, đặc biệt là ảnh hưởng các thi ảnh nằm trong các ngữ lục, là mảnh đất hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn học thiền. Nhiều thiền ngữ nổi tiếng như: Ngọn Đông Sơn trôi trên mặt nước, thân bày

gió thu, tuyết đẹp mảnh mảnh, hài tử mới sinh, hươu trong hươu, một dép về Tây,

một lời nói hết sông núi đất đai, hút một hơi hết nước Tây Giang, hoa sen ra khỏi nước, vật báu trong vũ trụ, muôn dặm không một tấc cỏ… đều là những ngôn ngữ thi ca đích thực ngay khi nó là lời lẽ nằm trong các ngữ lục, công án vốn là tiếng

nói chỉ có ở cửa thiền. Điều gì đã biến con người thiền thành con người thi ca, lời


thiền vô ngôn thành lời của nghìn thi tứ? Những câu hỏi này tiềm ẩn rất nhiều khả năng lý giải về văn hóa và mỹ học đối với hiện tượng thơ thiền ở các nước phương Đông. Qua đó, những người chuyên tâm đến thơ thiền có thể tìm thấy triển vọng nghiên cứu ở một đề tài rộng lớn hơn, đó là sức sống của loại hình thơ ca tôn giáo từ những phát ngôn thơ ca sơ khai nhất đến những chiêm nghiệm

minh triết nhất về vũ trụ và con người.


TƯ LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Thích Phước An, Trần Quang Triều, người giữ gìn ngôi chùa tâm linh của quê hương. (Rút từ trang web Phật giáo Việt Nam).

2. Thích Phước An, Lục Tổ Huệ Năng và hình ảnh thi ca. (Rút từ trang web

Phật giáo Việt Nam).

3. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002.

4. Đào Duy Anh, Chữ Nôm ở thời Lý Trần, TCVH, số 6-1974, tr.44-48, 73.

5. Phạm Hải Anh, Bút pháp chấm phá trong cấu tứ thơ Đường, TCVH, số 10-1994, tr. 39-42.

6. Dư Quan Anh, Lịch sử văn học Trung Quốc (Lê Huy Tiêu dịch), NXB Đại học và Giáo dục, Hà Nội,1997.

7. Aristote- Nghệ thuật thơ ca, Lưu Hiệp – Văn tâm điêu long, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1999.

8. Lại Nguyên Ân, Các thể tài chức năng trong văn học trung đại Việt Nam,

TCVH, số 1-1997, tr. 56-60.

9. Lại Nguyên Ân, Các thể tài trước thuật và sáng tác nghệ thuật ở văn học trung đại Việt Nam, TCVH, số 4-1997, tr. 31-36.

10. Đỗ Tùng Bách, Thơ Thiền Đường Tống (Phước Đức dịch), NXB Đồng Nai, 2000.

11. M.Bakhtin, Một số khía cạnh phương pháp luận cần lưu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ, TCVH, số 4-1980.


12. Bích Nham Lục, Thích Thanh Từ dịch, Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, 1995.

13. Phan Quí Bích, Về tính chất phi ngã của thơ cổ, TCVH, số 7-2005, tr. 3- 28.

14. Lưu Văn Bổng, Những bình diện chủ yếu của Văn học so sánh, NXB KHXH, Hà Nội, 2004.

15. Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Trang Tử tinh hoa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

16. Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

17. Thích nữ Thanh Châu, Khái quát về ngôn ngữ kinh điển Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6 – 2003.

18. Phạm Tú Châu, Xác định tính chất và bối cảnh ra đời bài Cảm xúc khi đọc Phật sự đại minh lục của Trần Thánh Tông, in trong cuốn Đi giữa đôi dòng, NXB KHXH, H, 1999, tr. 253-266.

19. Chang Chen-chi (Trương Trừng Cơ), Thiền đạo tu tập (Như Hạnh dịch), Kinh Thi xuất bản, Sài Gòn, 1972.

20. Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam cổ văn học sưû, NXB Trẻ, TP.HCM, 1993.

21. Minh Chi, Phật giáo và triều đại Lý Trần, Tham luận tại Hội nghị Khoa học do Viện Triết học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội tổ chức ngày trong hai ngày 21 và 22.11. 1984 tại Hà Nội với chủ đề: “Phật giáo và Lịch sử tư tưởng Việt Nam”.

22. Minh Chi, Thơ thiền đời Lý, Tham luận tại Hội nghị “Văn thơ và nghệ

thuật đời nhà Lý” do Hội văn nghệ Hà Bắc phối hợp với Viện Văn học và Viện Nghiên cứu mỹ thuật Trung Ương tổ chức vào tháng 7 – 1985.


23. Minh Chi, Quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo tại Việt Nam, Nguyệt san Giác ngộ số 72 – 2002, tr. 31 – 44.

24. Minh Chi, Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2003.

25. Giản Chi (tuyển dịch và chú thích), Thơ Vương Duy, NXB Văn hóa Thông tin, 1993.

26. Nguyễn Huệ Chi, Tìm hiểu “Trích diễm thi tập” – Bộ sách kết thúc cho một giai đoạn nghiên cứu, sưu tập thơ văn Lý – Trần , TCVH, số 4 – 1972.

27. Nguyễn Huệ Chi, Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ “văn học” trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn học Lý-Trần, TCVH, số 5-1976.

28. Nguyễn Huệ Chi, Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ thơ thiền thời Lý-Trần, TCVH, số 4-1977.

29. Nguyễn Huệ Chi, Các yếu tố Phật Nho Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý-Trần, TCVH, số 6-1978, tr.76-94.

30. Nguyễn Huệ Chi, Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông, TCVH, số 5-1987, tr. 67-72.

31. Nguyễn Huệ Chi, Đề nghị một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đời Trần, TCVH, số 3- 1988.

32. Nguyễn Huệ Chi, Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực, TCVH, số 1-1992.

33. Nguyễn Huệ Chi, Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, TCVH, số 5-2003, tr. 7-14.

34. Nguyễn Phương Chi, Huyền Quang, nhà sư thi sĩ, TCVH, số 3-1982, tr.75-

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí