26
Ghi chú: K: Kháng; KV: Kháng vừa; N: Nhiễm; NV: Nhiễm vừa; NN: Nhiễm nặng; TB: Trung Bình; SD: Độ lệch chuẩn
Tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm. Đánh giá tính kháng quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế theo phương pháp hộp mạ sau lây nhiễm 5 ngày, có 12 giống lúa nghiên cứu biểu hiện kháng (K), 29 giống kháng
vừa (KV), 18 giống nhiễm vừa (NV), 1 giống biểu hiện nhiễm và 1 giống nhiễm nặng. Tuy nhiên, kết quả sau lây nhiễm 7 ngày đã có sự thay đổi, có 15 giống biểu hiện kháng vừa (KV) là HP01, HP04, HP05, HP06, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29, G8, G11, G19, G20, RNT07, RNT03; 27 giống (HP02, HP03, HP09, HP11, HP14, HP16, HP17, HP22, HP26, HP27, G1, G3, G5, G6, G7, G9, G10, G13, G14, G16, G24, G26, G27, G28, G29, G31, G32) có biểu hiện nhiễm
vừa (NV); 14 giống biểu hiện nhiễm (HP08, HP13, HP15, HP18, HP21, HP23, HP24, HP25, G2, G15, G17, G18, G21, G23); các giống còn lại (HP12, HP20,
HP30, HT1 và TN1) có biểu hiện nhiễm nặng (NN) (Bảng 3.7).
3.2.1.3. Tổng hợp tính kháng quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của các giống lúa thí nghiệm
Như vậy, kết quả đánh giá tính kháng các quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của 61 giống lúa nghiên cứu (bao gồm cả đối chứng TN1) cho thấy: Quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế có 14 giống kháng vừa trong ống nghiệm và 15 giống kháng vừa trong hộp mạ. Các giống còn lại đều biểu hiện mức độ nhiễm vừa, nhiễm và nhiễm nặng với các quần thể (Bảng 3.8).
Bảng 3.8. Tổng hợp khả năng kháng của các giống lúa thí nghiệm
Mức độ kháng | Tổng cộng | ||||
KV | NV | N | NN | ||
Phương pháp ống nghiệm | 14 | 18 | 15 | 14 | 61 |
Phương pháp hộp mạ | 15 | 27 | 14 | 5 | 61 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập Và Duy Trì Giống Chuẩn Kháng Và Giống Chuẩn Nhiễm
- Phương Pháp Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác (Mật Độ, Phân Bón) Đối Với Giống Lúa Kháng Rầy Nâu Tại Thừa Thiên Huế
- Cấp Gây Hại Và Mức Độ Kháng Của Các Giống Lúa Chuẩn Kháng Đối Với Quần Thể Rầy Nâu Thừa Thiên Huế (Theo Phương Pháp Ống Nghiệm)
- Kết Quả Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Các Giống Lúa Kháng Rầy Nâu Tại Hương Trà Trong Vụ Hè Thu 2011
- Diễn Biến Mật Độ Rầy Nâu Trên Các Giống Lúa Kháng Rầy Tại Phú Vang Trong Vụ Hè Thu 2011
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Sạ Đến Khả Năng Đẻ Nhánh Của Giống Lúa Hp28 Tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ghi chú: KV: Kháng vừa – NV: Nhiễm vừa – N: Nhiễm – NN: Nhiễm nặng
Từ kết quả Bảng 3.8 kết hợp với các kết quả ở Bảng 3.6 và 3.7 cho thấy có 14 giống lúa (HP01, HP04, HP05, HP06, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29,
G8, G11, G19, RNT07, RNT03) biểu hiện khả năng kháng vừa với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Xác định gen kháng rầy nâu của các giống lúa thí nghiệm ở Thừa Thiên Huế
3.2.2.1. Các cặp mồi sử dụng trong nghiên cứu
Thực hiện phản ứng điện di PCR để tìm gen kháng rầy nâu bằng dấu phân tử với các giống lúa đã xác định có biểu hiện kháng rầy bằng các phương pháp trong ống nghiệm và hộp mạ. Thực hiện phản ứng PCR lần lượt với từng cặp mồi (primer) BpE18-3, KPM8, RM 589 được thiết kế từ các marker tương ứng sau:
Bảng 3.9. Trình tự các cặp mồi sử dụng kiểm tra gen kháng trong thí nghiệm
Trình tự cặp mồi | Gen kháng | Độ dài đoạn khuếch đại mong đợi (bp) | |
BpE18-3 | F (5′-CGCTGCGAGAGTGTGACACT-3′) | Bph1 | 500 bp |
R (5′-TTGGGTTACACGGGTTTGAC-3′) | |||
KPM8 | F (5'- TAAATCCACCACACAAACAACG -3') | Bph2 | 149 bp |
R (5'- AATTCCCACAAGGATTCGAACTCC -3') | |||
RM 589 | F (5'- ATCATGGTCGGTGGCTTAAC-3') | Bph3 | 270 bp |
R (5'- CAGGTTCCAACCAGACACTG -3') |
Sản phẩm PCR của mồi BpE18-3, KPM8, RM 589 trên gel argarose 0,8% có bổ sung BET thấy xuất hiện một băng duy nhất rõ nét.
3.2.2.2. Kết quả xác định gen kháng rầy trong các giống lúa có biểu hiện kháng rầy nâu
Để xác định sự có mặt của gen kháng rầy, chúng tôi lựa chọn 11 giống lúa có biểu hiện kháng rầy cao ở Thừa Thiên Huế để tiếp tục thực hiện phản ứng PCR, nhằm mục đích kiểm tra sự hiện diện của gen kháng rầy nâu. Các giống lúa PTB33 (chứa gen kháng bph2 và Bph3), IR64 (chứa gen kháng Bph1) và TN1 (giống chuẩn nhiễm) được sử dụng làm giống đối chứng.
Sau khi tiến hành các thí nghiệm kiểm tra sự hiện diện của gen kháng chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.10 và Hình 3.1; 3.2 và 3.3.
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả kiểm tra gen kháng với 3 cặp mồi
Cặp mồi | Giống lúa | Cặp mồi | |||||
BpE18- 3 (Bph1) | KPM8 (bph2) | RM 589 (Bph3) | BpE18-3 (Bph1) | KPM8 (bph2) | RM 589 (Bph3) | ||
HP01 | - | + | + | RNT07 | - | - | + |
HP05 | - | - | + | HP04 | - | - | + |
HP07 | + | - | + | HP06 | + | + | + |
HP10 | - | + | + | PTB33 | - | + | + |
HP19 | - | + | + | IR64 | + | - | - |
HP28 | - | + | + | RNT03 | - | - | + |
HP29 | - | + | - | TN1 | - | - | - |
Ghi chú: +: có băng khuyếch đại; - : không có băng khuyếch đại
Từ kết quả Bảng 3.10 có thể thầy rằng các giống thí nghiệm đều có xuất hiện băng với 3 cặp mồi được sử dụng. Trong đó, giống HP06 xuất hiện băng kháng với cả 3 cặp mồi; các giống HP01, HP10, HP19, HP28, RNT03 xuất hiện băng kháng với cả 2 cặp mồi KPM8 (bph2) và RM589 (Bph3); giống HP07 xuất hiện băng kháng với 2 cặp mồi BpE18-3 (Bph1) và RM589 (Bph3); các giống còn lại như HP05, RNT07 và HP04 xuất hiện băng kháng với RM589 (Bph3), giống HP29 xuất hiện băng kháng với KPM8 (bph2).
Như vậy, có thể kết luận rằng các giống lúa có biểu hiện kháng rầy trong phòng thí nghiệm đều có liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu Bph1, bph2 và Bph3.
M: Marker 100bp
Hình 3.1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với cặp mồi BpE18-3
M: Marker Hind III
Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với cặp mồi KPM8
M: Marker Hind III
Hình 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR với cặp mồi RM 589
3.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất, phẩm chất và khả năng kháng rầy của một số giống tuyển chọn tại Thừa Thiên Huế
Biết được thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhằm xác định thời điểm tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, đồng thời là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý nhằm tránh được những diễn biến bất lợi của thời tiết và sâu bệnh hại, nâng cao năng suất lúa. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của các giống kháng rầy tại hai vùng đất phù sa cổ (huyện Hương Trà) và đất cát ven biển (huyện Phú Vang) của tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 và vụ Hè Thu 2011.
3.3.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của các giống lúa kháng rầy tại Hương Trà - Thừa Thiên Huế
Trong 11 giống lúa biểu hiện khả năng kháng rầy trong phòng thí nghiệm và đã được xác định liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu Bph1, bph2 và Bph3, chúng tôi lựa chọn 8 giống (HP01, HP05, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29 và RNT07) là những giống được nhập từ IRRI đưa ra khảo nghiệm trên đồng ruộng tại Thừa Thiên Huế nhằm mục đích xác định khả năng sinh trưởng, phát triển, và cho năng suất cũng như khả năng kháng rầy nâu trên đồng ruộng. Giống HT1 trồng phổ biến ở địa phương được chọn làm giống đối chứng.
3.3.1.1. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các giống lúa kháng rầy nâu tại Hương Trà trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011
Từ kết quả ở Bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy:
Về các chỉ tiêu sinh trưởng: Các giống khảo nghiệm đều có khả năng sinh trưởng phát triển tương đối tốt, sức sống mạ khỏe, các giống đều trổ tập trung, một số giống như HP01, HP07, HP19, RNT7 và HT1 có thời gian trổ dài hơn tuy nhiên không kéo dài hơn 10 ngày. Nhìn chung các giống có độ thuần cao đảm bảo tiêu chuẩn của giống, riêng HP29 chưa được thuần nên cần tiếp tục chọn lọc.
Các giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 110 - 136 ngày, riêng RNT07 là giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm dài ngày (thời gian sinh trưởng là 136 ngày). Phần lớn giống thí nghiệm đều thuộc loại bán lùn, có chiều cao cây dao động từ 91,4 - 103,4cm, đây là một chỉ tiêu khá quan trọng cho khả năng chống đổ của giống; về độ rụng hạt của các giống đều khó rụng, riêng một số giống như HP07, RNT07 và HT1 ở mức trung bình nên cần lưu ý khi thu hoạch.
Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Hầu hết các giống thí nghiệm đều có năng suất trung bình trên 51 tạ/ha và HP28 cho năng suất cao nhất trong các giống thí nghiệm (58,7 tạ/ha) và tương đương với giống đối chứng HT1 (58,5 tạ/ha).
Bảng 3.11. Tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế vụ Đông xuân 2010 - 2011
Đơn vị tính | Giống lúa | |||||||||
HP01 | HP05 | HP07 | HP10 | HP19 | HP28 | HP29 | RNT07 | HT1 (đ/c) | ||
1. Sức sống của mạ | Điểm (1.5.9) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2. Độ dài giai đoạn trổ | Điểm (1.5.9) | 5 | 1 | 1 | 5 | 5 | 1 | 5 | 5 | 5 |
3. Độ thuần đồng ruộng | Điểm (1.3.5) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 |
4. Độ thoát cổ bông | Điểm (1.5.9) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
5. Độ cứng cây | Điểm (1.5.9) | 5 | 1 | 1 | 5 | 5 | 1 | 1 | 5 | 5 |
6. Độ tàn lá | Điểm (1.5.9) | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 |
7. Thời gian sinh trưởng | Ngày | 120 | 118 | 121 | 115 | 120 | 110 | 118 | 136 | 123 |
8. Chiều cao cây | Cm | 92,5 | 95,3 | 92 | 94,3 | 96,5 | 91,4 | 92,5 | 103,4 | 95,6 |
9. Độ rụng hạt | Điểm (1.5.9) | 1 | 1 | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | 5 |
10. Số bông hữu hiệu | Bông/khóm | 7,5 | 6,5 | 6,8 | 7,5 | 6,6 | 7,6 | 6,7 | 6,5 | 7,1 |
11. Số hạt trên bông | Hạt | 114,3 | 125,6 | 123,5 | 134,5 | 119,7 | 132 | 129,6 | 128,9 | 125 |
12. Tỷ hạt chắc | % | 76,5 | 75,8 | 81,2 | 86,5 | 70,4 | 82,8 | 80,4 | 77 | 85,5 |
13. Khối lượng 1000hạt | Gam | 25,9 | 26,7 | 26,3 | 26,4 | 25,8 | 26,6 | 25,9 | 26,2 | 26,4 |
14. Năng suất lý thuyết | Tạ/ha | 89,2 | 78,9 | 87,1 | 102,8 | 71,9 | 100,4 | 83,7 | 78,7 | 96,2 |
15. Năng suất thực thu | Tạ/ha | 53,8c | 55,0bc | 55,8bc | 56,0b | 47,3e | 58,7a | 51,6d | 51,2d | 58,5a |
69
3.3.1.2. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Hương Trà trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011
Bên cạnh đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa. Nhằm mục đích đánh giá toàn diện khả năng kháng sâu bệnh hại chính của các giống thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại Thừa Thiên Huế, ngoài điều tra diễn biến rầy nâu trên các giống nghiên cứu chúng tôi cũng kiểm tra khả năng kháng một số sâu bệnh hại chính (sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn) của các giống thí nghiệm tại vùng đất phù sa cổ (Hương Trà) và vùng đất cát ven biển (Phú Vang) trong cả hai vụ Đông Xuân 2010 – 2011 và Hè Thu 2011. Tuy nhiên, từ kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy: các giống thí nghiệm không có sự sai khác lớn về mật độ sâu cuốn lá nhỏ và chỉ số bệnh đạo ôn, vì thế chúng tôi không đi sâu phân tích những kết quả này mà chỉ đưa vào phần phụ lục (bảng 1 đến bảng 10, phụ lục).
Kết quả điều tra diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa thí nghiệm tại vùng đất phù sa cổ (Hương Trà) chúng tôi thu được thể hiện ở Hình 3.4.
Hình 3.4. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại Hương Trà trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011
Qua hình 3.4 chúng tôi nhận xét: Mật độ rầy nâu tại Hương Trà trong vụ Đông Xuân biến động theo chiều hướng tăng dần trên tất cả các giống thí nghiệm và đạt cực đại vào ngày 1/5 (giai đoạn lúa bắt đầu trỗ). Ở kỳ điều tra này, mật độ rầy nâu cao nhất trên giống đối chứng HT1 (31,13 con/m2) và thấp nhất trên giống HP01 (5,20 con/m2). Sự gia tăng quần thể rầy nâu ở giai đoạn