Cấp Gây Hại Và Mức Độ Kháng Của Các Giống Lúa Chuẩn Kháng Đối Với Quần Thể Rầy Nâu Thừa Thiên Huế (Theo Phương Pháp Ống Nghiệm)

Bảng 3.2. Cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa chuẩn kháng đối với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế (theo phương pháp ống nghiệm)



Giống lúa

5 ngày sau lây nhiễm

7 ngày sau lây nhiễm

Cấp gây hại

Mức độ

kháng

Cấp gây hại

Mức độ

kháng

Mudgo

3,40 ± 0,75

KV

5,80 ± 1,02

NV

ASD7

1,40 ± 0,40

K

1,40 ± 0,40

K

Rathu heenati

1,80 ± 0,49

K

4,20 ± 0,49

KV

Babawee

2,60 ± 1,17

K

3,00 ± 1,55

K

PTB33

2,60 ± 0,75

K

3,40 ± 1,47

KV

TN1 (Đ/C)

5,80 ± 1,02

N

7,80 ± 0,80

NN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu Nilaparvata Lugens Stal ở Thừa Thiên Huế - 10

Ghi chú: K: kháng KV: kháng vừa NV: nhiễm vừa NN: nhiễm nặng

Kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy: Sau lây nhiễm 5 ngày, các giống lúa chuẩn kháng đều thể hiện tính kháng ở mức kháng đến kháng vừa, cấp hại dao động từ 1,40 đến 5,80. Trong đó cấp hại thấp nhất ở giống ASD7 là 1,40; tiếp đến là Rathu Henati, Babawee và PTB33; giống Mudgo biểu hiện ở mức kháng vừa với cấp hại là 3,40; giống chuẩn nhiễm TN1 bị quần thể rầy nâu gây hại nặng ở mức 5,80. Và kết quả ở lần đánh giá tiếp theo (7 ngày sau lây nhiễm) cho thấy giữa các giống có sự khác nhau. Trong đó, giống chuẩn nhiễm đã chết hoàn toàn (nhiễm nặng) với mức gây hại là 7,80; giống Mudgo có biểu hiện nhiễm vừa ở cấp 5,80; hai giống Rathu Henati và PTB33 có biểu hiện kháng vừa với cấp hại tương ứng là 4,20 và 3,40; hai giống ASD7 và Babawee vẫn thể được tính kháng đối với chủng rầy nâu Thừa Thiên Huế với cấp hại tương ứng là 1,40 và 3,00.

Tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm, cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày theo phương pháp hộp mạ cũng khác nhau. Sau 5 ngày lây nhiễm, cấp hại dao động từ 1,73 - 7,13 tương ứng với ASD7 và TN1. Trong đó, có 4 giống có biểu hiện kháng là ASD7, Rathu Heenati, PTB33 và Babawee; giống Mudgo có biểu hiện nhiễm vừa và giống TN1 có biểu hiện nhiễm nặng. Sau 7 ngày lây nhiễm, cấp hại có chiều hướng tăng lên do đó mức độ kháng của các giống lúa giảm dần. Trong đó 4 giống (ASD7, Rathu Heenati, PTB33 và Babawee) có biểu hiện kháng vừa, 2 giống Mudgo và TN1 có biểu hiện nhiễm nặng (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa chuẩn kháng đối với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế (theo phương pháp hộp mạ)



Giống lúa

5 ngày sau lây nhiễm

7 ngày sau lây nhiễm

Cấp gây hại

Mức độ kháng

Cấp gây hại

Mức độ kháng

Mudgo

5,31 ± 0,31

NV

7,46 ± 0,24

NN

ASD7

1,73 ± 0,21

K

3,93 ± 0,24

KV

Rathu Heenati

1,96 ± 0,25

K

3,86 ± 0,29

KV

Babawee

2,20 ± 0,22

K

3,90 ± 0,22

KV

PTB33

2,50 ± 0,21

K

3,93 ± 0,22

KV

TN1

7,13 ± 0,21

NN

8,86 ± 0,92

NN

Ghi chú: K: kháng KV: kháng vừa NV: nhiễm vừa NN: nhiễm nặng

Như vậy, kết quả nghiên cứu đáng giá bằng cả hai phương pháp cho thấy giống Mudgo (gene kháng Bph1) có biểu hiện nhiễm, giống ASD7 (gene kháng bph2) và Babawee (gene kháng bph4) đều có biểu hiện kháng; giống Rathu Heenati (gene kháng Bph3) có biểu hiện kháng - kháng vừa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế.

3.1.3. Xác định Biotype rầy nâu ở Thừa Thiên Huế

Trong nhiều năm trở lại đây, do mở rộng sử dụng các giống lúa lai có năng suất cao và tăng cường thâm canh năng suất lúa đã tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát sinh gây hại trên diện rộng. Việc xác định biotype rầy nâu và xu hướng hình thành các biotype mới ở một vùng sản xuất là cơ sở khoa học quan trọng cho việc chọn tạo và sử dụng giống kháng rầy nâu có hiệu quả.

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biotype rầy nâu ở các vùng sinh thái khác nhau là khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành xác định biotype rầy nâu của quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế. Từ các kết quả ở Bảng 3.2; 3.3 về cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa chuẩn kháng đối với các quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi đưa ra mối quan hệ giữa quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế với các giống chuẩn kháng ở Bảng 3.4

Bảng 3.4. Quan hệ giữa quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế và các giống chuẩn kháng


Giống lúa

Gen kháng

Mức độ kháng

Mudgo

Bph1

NV

ASD7

bph2

K

Rathu Heenati

Bph3

KV

Babawee

bph4

K

PTB33

bph2 Bph3

KV

TN1 (Đ/C)

Không có

NN

Ghi chú: K: kháng KV: kháng vừa NV: nhiễm vừa NN: nhiễm nặng

Với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế: Giống Mudgo (gen kháng Bph1) có biểu hiện nhiễm vừa, giống ASD7 (gen kháng bph2) và Babawee (gen kháng bph4) đều có biểu hiện kháng; giống Rathu Heenati (gen kháng Bph3) có biểu hiện kháng - kháng vừa, giống TN1 có biểu hiện nhiễm nặng. Ngoài ra, giống PTB33 (gen bph2 Bph3) cũng có biểu hiện kháng vừa (Bảng 3.4).

Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4, kết hợp với kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa gen kháng và các loại hình biotype rầy nâu của Khush và Brar (1991) và Zhang (2007). (Bảng 3.5)

Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa gen kháng và các biotype của rầy nâu



Giống


Gen kháng

Phản ứng với các biotype

1

2

3

4

Mudgo

Bph1

K

N

K

N

ASD7

bph2

K

K

N

N

Rathu Heenati

Bph3

K

K

K

K

Babawee

bph4

K

K

K

K

PTB33

bph2 Bph3

-

-

-

-

TN1 (Đ/C)

Không có

N

N

N

N

Ghi chú: K: kháng N: nhiễm - : chưa xác định

Chúng tôi bước đầu xác định được biotype của các quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc biotype 2. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu về biotype rầy nâu của Trần Đăng Hòa và ctv (2009) [12] và của Trần Thị Hoàng Đông, (2010) [9]. Điều này có nghĩa là từ năm 2009 đến nay thì chủng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế vẫn không thay đổi sang dạng hình sinh học mới, vẫn là biotype 2.

Hiện nay, rầy nâu có 4 biotype. Trong đó biotype 1 phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á, biotype 2 có nguồn gốc ở Philippines, phát sinh sau khi sử dụng rộng rãi các giống mang gene Bph1, biotype 3 phát sinh tại các phòng thí nghiệm ở Nhật Bản và Philippines, biotype 4 chỉ phát hiện có ở vùng Nam Á (Ấn Độ và Bangladesh) và một quần thể pha trộn giữa biotype 2 và biotype 3 có mặt tại miền Nam Việt Nam (Ikeda và Vaughan, 2006) [50].

Một số nghiên cứu về rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rầy nâu ở vùng này chủ yếu là biotype 2, nhưng khả năng thích ứng gia tăng và đang chuyển biến thành biotype mới (Nguyễn Văn Luật, Lương Minh Châu, 1991) [17]. Khi nghiên cứu độc tính của 2 quần thể rầy nâu ở Hà Nội và Tiền Giang (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, 2005) [7] đã xác định trong 6 giống lúa chuẩn mang gen kháng rầy nâu (ADR52, Mudgo, Rathu Heenati, ASD 7, Babawee và ARC 10550) thì chỉ có 2 giống Rathu Heenati mang gen Bph3 và giống Babawe mang gen bph4 là vẫn giữ được tính kháng rầy nâu Hà Nội. Đối với rầy nâu Tiền Giang thì chỉ có 1 giống Rathu Heenati giữ được tính kháng. Như vậy 2 quần thể rầy nâu Hà Nội và Tiền Giang có sự khác biệt về độc tính và có các phản ứng khác nhau khi sống trên các giống lúa khác nhau.

Tính bền vững về khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa kháng cũng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà chọn tạo giống và côn trùng học đã xác nhận rằng các giống mang đa gen kháng và các gen thứ yếu có tính bền vững cao hơn các giống chỉ có đơn gen chính. (Gallagher et al. 1994) [43] phát hiện ở nhiều nơi các giống mang gen Bph1 chỉ có hiệu lực kháng rầy nâu sau 2 năm canh tác, các giống mang gen bph2 có hiệu lực kháng rầy trong vòng 5 năm. Trong khi đó giống IR64 vừa mang gen kháng chính Bph1 và một gen kháng thứ yếu khác có hiệu lực kháng rầy nâu trong vòng 10 năm canh tác (Alam, Cohen, 1998) [31]. Chính vì vậy việc xác định tính bền vững của các giống kháng và chiều hướng hình thành biotype mới sau khi sử dụng giống kháng rầy nâu là cần thiết.

3.2. Đánh giá khả năng kháng rầy nâu và xác định gen kháng của các giống lúa đang sử dụng phổ biến và các giống lúa mới, nhập nội có triển vọng ở Thừa Thiên Huế.

3.2.1. Đánh giá khả năng kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của các giống lúa nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

61 giống lúa thí nghiệm được chúng tôi thu thập từ các vùng trồng lúa ở miền Trung và nhập nội từ Nhật Bản và viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI. Để đánh giá tính kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế của 61 giống lúa nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá trong ống nghiệm và hộp mạ. Kết quả được trình bày dưới đây.

3.2.1.1. Kết quả đánh giá tính kháng bằng phương pháp trong ống nghiệm

Kết quả thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo trong ống nghiệm cho thấy cấp gây hại và mức độ kháng với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày là có sự khác nhau giữa các giống lúa được thử nghiệm (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Cấp gây hại (TB± SD) và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp trong ống nghiệm


STT

Giống lúa

5 ngày sau lây nhiễm

7 ngày sau lây nhiễm

Cấp gây hại

Mức độ kháng

Cấp gây hại

Mức độ kháng

1

HP01

2,60 ± 0,27

K

4,40 ± 0,31

KV

2

HP02

4,00 ± 0,33

KV

5,80 ± 0,44

N

3

HP03

4,40 ± 0,43

KV

5,80 ± 0,33

N

4

HP04

2,40 ± 0,31

K

4,40 ± 0,31

KV

5

HP05

2,60 ± 0,40

K

4,40 ± 0,52

KV

6

HP06

2,70 ± 0,42

K

4,30 ± 0,60

KV

7

HP07

2,60 ± 0,40

K

4,40 ± 0,43

KV

8

HP08

5,00 ± 0,42

NV

6,60 ± 0,50

N

9

HP09

3,80 ± 0,44

KV

5,20 ± 0,47

NV

10

HP10

2,90 ± 0,48

K

4,50 ± 0,58

KV

11

HP11

4,20 ± 0,61

KV

5,40 ± 0,50

NV

12

HP12

6,60 ± 0,50

N

7,60 ± 0,52

NN

13

HP13

4,80 ± 0,36

NV

6,40 ± 0,31

N

14

HP14

3,40 ± 0,83

KV

5,20 ± 0,70

NV

15

HP15

5,40 ± 0,50

NV

7,00 ± 0,67

N

16

HP16

4,00 ± 0,33

KV

5,20 ± 0,36

NV

HP17

3,80 ± 0,44

KV

5,40 ± 0,40

NV

18

HP18

5,80 ± 0,33

N

7,40 ± 0,40

NN

19

HP19

3,60 ± 0,43

KV

4,20 ± 0,44

KV

20

HP20

5,40 ± 0,58

NV

7,20 ± 0,55

NN

21

HP21

4,80 ± 0,47

NV

6,80 ± 0,47

N

22

HP22

4,20 ± 0,44

KV

6,20 ± 0,44

N

23

HP23

5,40 ± 0,40

NV

7,40 ± 0,40

NN

24

HP24

5,80 ± 0,44

N

7,20 ± 0,36

NN

25

HP25

4,60 ± 0,40

NV

6,20 ± 0,44

N

26

HP26

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

27

HP27

4,60 ± 0,50

NV

6,00 ± 0,45

N

28

HP28

2,80 ± 0,36

K

4,40 ± 0,43

KV

29

HP29

2,11 ± 0,47

KV

4,40 ± 0,43

KV

30

HP30

5,20 ± 0,55

NV

7,20 ± 0,55

NN

31

G1

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

32

G2

5,80 ± 0,33

N

7,60 ± 0,43

NN

33

G3

4,20 ± 0,53

KV

5,40 ± 0,58

NV

34

G5

4,20 ± 0,33

KV

6,20 ± 0,33

N

35

G6

4,60 ± 0,58

NV

5,60 ± 0,79

N

36

G7

4,00 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

37

G8

3,00 ± 0,42

K

4,40 ± 0,43

KV

38

G9

4,20 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

39

G10

3,40 ± 0,27

KV

5,20 ± 0,36

NV

40

G11

2,80 ± 0,36

K

4,20 ± 0,33

KV

41

G13

3,60 ± 0,43

KV

5,20 ± 0,47

NV

42

G14

2,11 ± 0,36

KV

4,80 ± 0,36

NV

43

G15

5,60 ± 0,43

N

7,60 ± 0,52

NN

44

G16

4,00 ± 0,33

KV

6,00 ± 0,33

N

45

G17

5,80 ± 0,33

N

7,60 ± 0,43

NN

46

G18

4,80 ± 0,55

NV

6,80 ± 0,55

N

47

G19

3,00 ± 0,42

K

4,20 ± 0,44

KV

48

G20

4,00 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,27

NV

49

G21

5,40 ± 0,72

NV

7,20 ± 0,47

NN

17

G23

6,20 ± 0,33

N

7,60 ± 0,43

NN

51

G24

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

52

G26

3,60 ± 0,43

KV

5,40 ± 0,40

NV

53

G27

3,80 ± 0,44

KV

5,20 ± 0,36

NV

54

G28

3,80 ± 0,33

KV

5,20 ± 0,36

NV

55

G29

5,60 ± 0,43

N

7,80 ± 0,33

NN

56

G31

4,20 ± 0,33

KV

5,60 ± 0,43

N

57

G32

4,20 ± 0,33

KV

6,00 ± 0,33

N

58

RNT07

2,70 ± 0,42

K

4,10 ± 0,60

KV

59

HT1

6,00 ± 0,33

N

8,00 ± 0,33

NN

60

TN1

7,80 ± 033

NN

8,60 ± 0,27

NN

61

RNT03

3,00 ± 0,42

K

4,40 ± 0,43

KV

50

Ghi chú: K: Kháng; KV: Kháng vừa; N: Nhiễm; NV: Nhiễm vừa; NN: Nhiễm nặng; TB: Trung Bình; SD: Độ lệch chuẩn.

Sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ 2,11 đến 7,80. Trong tổng số 61 giống lúa được tiến hành đánh giá thì có 12 giống (HP01, HP04, HP05, HP06, HP07, HP10, HP28, G8, G11, G19, RNT07, RNT03) biểu hiện mức độ kháng (K); 27 giống (HP02, HP03, HP09, HP11, HP14, HP16, HP17, HP19, HP22, HP26, HP29, G1, G3, G5, G7, G9, G10, G13, G14, G16, G20, G24, G26,

G27, G28, G31, G32) biểu hiện ở mức độ kháng vừa (KV), 12 giống nhiễm vừa (NV) là HP08, HP13, HP15, HP20, HP21, HP23, HP25, HP27, HP30, G6, G18, G21; 9 giống nhiễm (N) là HP12, HP18, HP24, G2, G15, G17, G23, G29, HT1

và TN1 nhiễm nặng (NN).

Tuy nhiên, đến 7 ngày sau lây nhiễm thì mức độ bị hại của các giống đều tăng lên, cấp gây hại dao động từ 4,10 đến 8,60. Từ đó mức độ kháng giảm, có 14 giống (HP01, HP04, HP05, HP06, HPP07, HP10, HP19, HP28, HP29, G8,

G11, G19, RNT07, RNT03) biểu hiện ở mức kháng vừa (KV), 18 giống (HP02, HP11, HP14, HP16, HP17, HP26, G1, G3, G7, G9, G10, G13, G14, G20, G24, G26, G27, G28) nhiễm vừa (NV), 15 giống (HP02. HP03, HP08, HP13, HP15, HP21, HP22, HP25, HP27, G5, G6, G16, G18, G31, G32) nhiễm (N) và 14 giống (HP12, HP18, HP20, HP23, HP24, HP30, G2, G14, G16, G21,

G23, G29, HT1, TN1) nhiễm nặng (NN) đối với chủng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế (Bảng 3.6).

3.2.1.2. Kết quả đánh giá tính kháng bằng phương pháp trong hộp mạ

Rầy nâu cũng như mọi sinh vật khác đều có khả năng lựa chọn thức ăn cũng như môi trường sống thích hợp để tồn tại và phát triển.

Để kiểm tra lại tính kháng của các giống lúa chúng tôi tiến hành thí nghiệm này theo phương pháp hộp mạ và thu được kết quả tương tự như nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm. Cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày trong hộp mạ cũng khác nhau (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Cấp gây hại (TB ± SD) và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp trong hộp mạ


STT

Giống Lúa

5 ngày sau lây nhiễm

7 ngày sau lây nhiễm

Cấp gây hại

Mức độ kháng

Cấp gây hại

Mức độ kháng

1

HP01

2,40 ± 0,31

K

4,00 ± 0,33

KV

2

HP02

3,00 ± 0,30

K

4,60 ± 0,27

NV

3

HP03

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

4

HP04

2,11 ± 0,20

KV

4,40 ± 0,31

KV

5

HP05

2,60 ± 0,40

K

3,80 ± 0,33

KV

6

HP06

2,70 ± 0,52

K

3,50 ± 0,50

KV

7

HP07

2,80 ± 0,36

KV

4,20 ± 0,53

KV

8

HP08

4,60 ± 0,50

NV

5,80 ± 0,61

N

9

HP09

4,20 ± 0,53

KV

5,40 ± 0,27

NV

10

HP10

2,11 ± 0,36

KV

4,40 ± 0,31

KV

11

HP11

4,20 ± 0,68

KV

5,40 ± 0,65

NV

12

HP12

6,60 ± 0,50

N

7,60 ± 0,52

NN

13

HP13

5,40 ± 0,40

NV

6,60 ± 0,40

N

14

HP14

2,13 ± 0,83

KV

5,20 ± 0,70

NV

15

HP15

5,40 ± 0,50

NV

6,40 ± 0,60

N

16

HP16

4,20 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,58

NV

17

HP17

4,20 ± 0,44

KV

5,00 ± 0,52

NV

18

HP18

5,00 ± 0,60

NV

6,00 ± 0,68

N

19

HP19

3,60 ± 0,43

KV

4,20 ± 0,44

KV

20

HP20

5,40 ± 0,58

NV

7,20 ± 0,55

NN

21

HP21

4,20 ± 0,68

KV

6,00 ± 0,54

N

22

HP22

3,80 ± 0,44

KV

5,20 ± 0,55

NV

23

HP23

4,60 ± 0,50

NV

5,80 ± 0,61

N

24

HP24

5,00 ± 0,52

NV

6,60 ± 0,50

N

25

HP25

4,60 ± 0,65

NV

6,20 ± 0,85

N

HP26

4,00 ± 0,33

KV

5,00 ± 0,52

NV

27

HP27

4,20 ± 0,68

KV

5,40 ± 0,78

NV

28

HP28

2,70 ± 0,42

K

3,60 ± 0,43

KV

29

HP29

2,13 ± 0,50

KV

4,40 ± 0,60

KV

30

HP30

5,20 ± 0,55

NV

7,20 ± 0,55

NN

31

G1

2,11 ± 0,47

KV

5,20 ± 0,47

NV

32

G2

5,00 ± 0,42

NV

7,00 ± 0,42

N

33

G3

2,13 ± 0,50

KV

4,80 ± 0,70

NV

34

G5

2,13 ± 0,50

KV

4,60 ± 0,72

NV

35

G6

4,60 ± 0,58

NV

5,60 ± 0,67

NV

36

G7

2,11 ± 0,20

KV

5,20 ± 0,36

NV

37

G8

3,00 ± 0,42

K

4,20 ± 0,53

KV

38

G9

4,40 ± 0,31

KV

5,40 ± 0,40

NV

39

G10

3,60 ± 0,43

KV

5,40 ± 0,40

NV

40

G11

2,60 ± 0,40

K

4,20 ± 0,53

KV

41

G13

3,00 ± 0,42

K

4,80 ± 0,47

NV

42

G14

2,11 ± 0,47

KV

5,20 ± 0,47

NV

43

G15

4,80 ± 0,47

NV

6,80 ± 0,47

N

44

G16

2,13 ± 0,40

KV

5,40 ± 0,40

NV

45

G17

4,60 ± 0,50

NV

6,60 ± 0,50

N

46

G18

4,80 ± 0,55

NV

6,80 ± 0,55

N

47

G19

2,80 ± 0,47

K

4,20 ± 0,33

KV

48

G20

2,80 ± 0,36

K

4,20 ± 0,53

KV

49

G21

5,00 ± 0,73

NV

6,80 ± 0,55

N

50

G23

5,40 ± 0,40

NV

7,00 ± 0,52

N

51

G24

2,13 ± 0,40

KV

5,40 ± 0,40

NV

52

G26

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

53

G27

4,40 ± 0,31

KV

5,40 ± 0,40

NV

54

G28

4,00 ± 0,33

KV

5,20 ± 0,47

NV

55

G29

4,40 ± 0,43

NV

5,40 ± 0,40

NV

56

G31

3,00 ± 0,52

K

4,60 ± 0,50

NV

57

G32

3,80 ± 0,33

KV

5,40 ± 0,40

NV

58

RNT07

2,40 ± 0,31

K

4,00 ± 0,33

KV

59

HT1

5,20 ± 0,36

NV

7,20 ± 0,36

NN

60

TN1

7,20 ± 0,47

NN

8,40 ± 0,31

NN

61

RNT03

2,13 ± 0,50

KV

4,40 ± 0,52

KV

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022