phục vụ cho phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các hoạt động tại đây cần chuyên nghiệp hơn nữa.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ việc phát triển du lịch là sinh kế bền vững trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, Sơn Dương có lợi thế to lớn để phát triển du lịch văn hóa, đó chính là hệ thống các di tích lịch sử của huyện và bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trong huyện. Dựa vào thế mạnh đó, hiện tại, du lịch văn hóa huyện Sơn Dương có 3 sản phẩm chính là du lịch phong tục, du lịch tham quan di tích lịch sử và du lịch tâm linh. Tuy nhiên, cách tiếp cận và triển khai những hoạt động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ, chưa có nhiều biện pháp để giữ chân du khách, ít sản phẩm đặc thù, hạ tầng giao thông nối các điểm di tích còn hạn chế, hướng dẫn viên còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao…
Trong những năm gần đây, nhờ chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, hoạt động du lịch ở Sơn Dương có bước khởi sắc. Từ năm 2005 đến này, hàng loạt các sự kiện du lịch được tổ chức quy mô và bài bản, thu hút du khách trong và ngoài nước. Có thể kể đến các hoạt động như: lễ kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9; Tuần văn hoá du lịch 2006 với một chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề: “Về với Tân Trào - Thủ đô kháng chiến” đã gây được tiếng vang lớn; Tuần văn hóa du lịch các năm 2006, năm 2007, 2008, 2009 với chủ đề “Du xuân trên thủ đô kháng chiến”; “Hành trình về Thủ đô kháng chiến”; “Về với xứ Tuyên”; Các hội chợ xúc tiến thương mại du lịch; Phối hợp cùng UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao dân tộc, giao lưu hợp tác phát triển du lịch vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước…
Mặc dù điều kiện về nguồn lực, kinh phí còn hạn chế nhưng trong những năm qua, công tác xúc tiến, tuyên truyền du lịch đã được ban quản lý đặc biệt chú trọng và không ngừng cải tiến nhằm thu hút hách đến với Tân trào ngày một đông hơn. Đơn vị đã chủ động phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng, trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Tuyên Quang và triển lãm tỉnh Tuyên Quang tổ chức nhiều đợt triển lãm với nhiều chủ đề gắn với các sự kiện chính trị diễn ra tại khu di tích. In và phát hành hơn 10.000 tờ gấp; dựng hàng trăm biển chỉ dẫn, sơ đồ, pano, có nội dung tuyên truyền, giới thiệu khu di tích. Phối hợp với nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và phát hành hàng chục ngàn ấn phẩm. Phối
hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, đài truyền hình Tuyên Quang, Đài tiếng nói Việt Nam… và nhiều tờ báo cao uy tín đăng tải nội dung, giới thiệu hình ảnh về khu di tích vơi đồng bào cả nước. Cùng với tuyên truyền quảng bá, huyện Sơn Dương cũng đặc biệt trú trọng đến công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng của chuyến tham quan,bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách. Đã làm tốt công tác bảo tồn, tu bổ di tích, tạo cảnh quan môi trường ngày càng sạch, đẹp, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thuyết minh viên được trú trọng.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong đó phải kể đến các dịch vụ ăn uống, lưu niệm, lưu trú… chưa phong phú, chưa quy củ; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Đặc biệt, công tác xúc tiến quảng bá của địa phương còn yếu, chưa có website giới thiệu thông tin; yếu tố văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng không rõ nét; hiện trạng bị bê tông hóa nhiều; chưa kết nối được với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan như nhà vệ sinh, sản phẩm lưu niệm, dịch vụ giải trí đều chưa đáp ứng được nhu cầu.
Với thực trạng hoạt động du lịch văn hóa như trên, huyện Sơn Dương định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ; xác định thị trường du lịch nội địa là chính, tăng cường quảng bá, xúc tiến; phát triển thêm yếu tố văn hóa dân tộc như phong tục tập quán, trang phục, nghề truyền thống; không đầu tư tràn lan mà tập trung đầu tư vào một số khu, điểm trọng điểm; tạo dựng điểm nhấn, thương hiệu cho điểm đến, sản phẩm đặc thù; xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư… Sơn Dương cũng đã ưu tiên nhiều hơn về triển khai các chủ trương, dự án đã được phê duyệt, đầu tư vào xây dựng các sản phẩm đặc thù như khôi phục phong tục tập quán, nghề truyền thống, văn hóa bản địa… Ngành du lịch Sơn Dương cũng đang tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá; đào tạo tập huấn, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; khảo sát xây dựng tuyến du lịch tâm linh gắn với các điểm đến về nguồn cách mạng. Đặc biệt, huyện cũng định hướng xây dựng thương hiệu “Về thủ đô kháng chiến”; đầu tư xây dựng những sản phẩm khác biệt; tạo cơ chế thuận lợi để huy động nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp có uy tín; tập trung quảng bá hướng vào thị trường nội địa dựa trên những nghiên cứu thị trường cụ thể; chủ động kết nối các địa phương,
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Văn Hóa Là Cơ Sở, Là Nguồn Lực Để Phát Triển Du Lịch
- Bài Học Kinh Nghiệm Trong Phát Triển Du Lịch Văn Hóa
- Các Loại Hình Dân Ca Dân Vũ Tiêu Biểu Của Định Hóa
- Nhu Cầu Lưu Trú Của Khách Du Lịch Văn Hóa Đến Định Hóa
- Du Lịch Hoài Niệm Thăm Lại Chiến Khu Xưa
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
doanh nghiệp; đề xuất Bộ VHTTDL hỗ trợ các dự án đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư, quản lý điểm đến và đào tạo nhân lực.
Với thực trạng phát triển du lịch văn hóa của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) – một địa phương nằm liền kề và có nhiều mối liên hệ mật thiết với huyện Định Hóa thì bài học kinh nghiệm của Sơn Dương về phát triển du lịch văn hóa mà Định Hóa cần học tập chính là: một là xác định sản phẩm du lịch đặc thù; hai là xác định công cụ xúc tiến du lịch phù hợp và đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa nói riêng và du lịch của địa phương nói chung.
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Định Hóa
Tuyên Hoá là tên gọi cổ xưa nhất của huyện Định Hoá, điều này đã ghi nhận trong “Đại Nam nhất thống chí” [tr.150]. Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1438) thì huyện Định Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình, gồm 40 xã, 12 trang. Châu Định Hóa tồn tại suốt thời Lê sơ (1428-1527), qua các thời nhà Mạc (1527-1532), Lê Trung Hưng (1533-1778), Tây Sơn (1778- 1802) đến thời nhà Nguyễn (1802-1945). Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX - thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra - Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1981) thì: “Đến thời Nguyễn, châu Tuyên Hoá được gọi là châu Định Hoá. Năm Minh Mạng thứ IV (1823), Định Hoá đổi thành Định Châu, năm 1835 Minh Mạng tách một số châu huyện thuộc Phủ Phú Bình lập ra phủ mới gọi là phủ Tòng Hoá và châu Định Hoá thuộc phủ Tổng Hoá gồm 9 tổng 36 xã” [tr.208]. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Định Hóa có thời kỳ gọi là phủ, có thời gọi là châu.
Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền 26/3/1945, Định Hoá được cách mạng đặt tên là phủ Ngô Quyền. Cuối năm 1945 đổi tên là phủ Vạn Thắng. Đến năm 1948 theo Nghị quyết của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên phủ Vạn Thắng đổi thành huyện Định Hoá. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Định Hoá là trung tâm thủ đô kháng chiến, nơi đặt đại bản doanh của cơ quan đầu não kháng chiến, tổng hành dinh quân đội nhân dân Việt Nam. Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng bí thư Trường Chinh và nhiều lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã lấy Định Hoá làm đất căn bản để lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) và xây dựng Chủ nghĩa xã hội,
huyện Định Hoá là hậu phương có tính chiến lược của cả nước nói chung và Việt Bắc nói riêng. Chính từ những đóng góp của đất và người Định Hoá, năm 1998, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng cho Định Hoá danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Định Hoá đã trở thành khu di tích lịch sử sinh thái của tỉnh Thái Nguyên, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách về thăm quan để nhìn lại 9 năm kháng chiến của dân tộc với những dấu tích hào hùng của lịch sử chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Hiện nay, Định Hóa có 24 đơn vị hành chính, gồm 23 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Chợ Chu) với tổng diện tích tự nhiên là: 52.075ha và dân số là 89.125 người (T12/2012), mật độ dân số bình quân là 172 người/km2. Toàn huyện có 3 xã vùng cao (Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh), 17 xã nằm trong diện 135 giai đoạn II và 24/24 xã, thị trấn đều được công nhận là xã ATK.
1.4.2. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lí
Định Hóa là một huyện miền núi ở phía Tây – Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với diện tích 52.027 km2 và được giới hạn ở tọa độ địa lí từ vĩ độ bắc 21o45’ đến 22o03’, kinh độ đông từ 105o30’ đến 105o47’, cách thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254. Định Hóa có đường ranh giới tiếp giáp với 6 huyện: Bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn); Nam giáp Đại Từ; Đông giáp Phú Lương; Tây giáp Sơn Dương và Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, diện tích khoảng 520km2, bên cạnh đó là 23 xã trải dài trên hơn 51.000km2 còn lại.
Địa hình
Định Hóa được biết đến là một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự. Do tính chất địa hình huyện Định Hóa chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đá đan xen nhau. Nhìn chung, toàn huyện có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Sự phân bố địa hình trên lãnh thổ cùng với quá trình sản xuất đã hình thành 3 tiểu vùng sinh thái: tiểu vùng núi cao, tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu và tiểu vùng đồi thoải.
Thổ nhưỡng
Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2 đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng. Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính: đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3; đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dầy trung bình chiếm u thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện; đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp; đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ; đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi, có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250 có 116.18km2, đất có độ dốc dưới 250 có 145.96km2, đất núi 152.67km2..
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình năm là 1.710mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5oC, các tháng nóng là các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC. Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ. Về mùa khô nhiệt độ xuống thấp nhất là trong tháng 12 là tháng hạn chế rất lớn tới sự phát triển của cây trồng.
Do cấu trúc địa chất theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và địa hình đồi, núi đất, núi đá xen nhau, chia cắt mạnh tạo nên hệ thống sông suối phân bố khá đều trên lãnh thổ với các nguồn nước phong phú, dồi dào. Mặc dù có nhiều khe, suối nhưng do có độ dốc thấp so với hạ lưu nên ít cản trở đến việc đi lại. Huyện Định Hóa là nơi bắt nguồn của 3 hệ thống sông chính là sông Chu, sông Công và sông Đu.
Hệ sinh thái
Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật. Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở nên
Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ… Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu… Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối.
1.4.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội
Dân cư
Định Hóa là mảnh đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và có vị trí chiến lược về mặt quân sự, đây cũng là nơi tụ cư của nhiều dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Cao Lan – Sán Chí, Hoa, Sán Dìu, Hmông, Mường… Các dân tộc này cùng cư trú gần gũi với nhau, cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng quên hương Định Hóa. Tính đến T12/2012, dân số toàn huyện là 89.125 người, mật độ dân số của huyện là 172 người/km2. Trong đó, người Tày chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% và là dân tộc có số dân đông nhất huyện, họ là chủ thể văn hóa của mảnh đất này. Tiếp đến là người Kinh/Việt, có số lượng 30698 người, chiếm tỉ lệ gần 35% dân số toàn huyện (xem bảng 1 – Phụ lục 4), sau đó là người Cao Lan (9.1%) và người Nùng (3.3%). Mỗi dân tộc huyện Định Hóa lại có đặc điểm cư trú, phong tục tập quán riêng cùng tồn tại, đan xen tạo nên bức tranh dân cư văn hóa của vùng đất này.
Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm gần 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây. Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tày như Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên. Đây chính là cơ sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình. Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó. Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất
ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập…
Kinh tế
Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng… Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan... Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động.
Xã hội
Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH-HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.
1.4.4. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải
Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp. Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài
37km là đường rải nhựa. Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn. Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại C. Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa.
Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển, tại các xã đều có trạm bưu điện điểm văn hóa. Do thu nhập của nhân dân trong huyện còn thấp, đời sống còn khó khăn nên số máy điện thoại trên 1000 dân không nhiều, hiện nay có khoảng 2000 máy điện thoại tại các hộ gia đình. Ngoài mạng lưới bưu điện, truyền hình, đài phát thanh Trung ương và Tỉnh, huyện thì các xã có hệ thống loa là phương tiện quan trọng, chủ yếu và hữu hiệu cung cấp thông tin tuyên truyền đến nhân dân trong huyện, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa. Sự phát triển này tuy chậm nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và phần nào đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách du lịch. Lưới điện quốc gia kéo đến các xã đã tạo điều kiện điện khí hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân trong huyện; cung cấp điện cho các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giúp cho khâu phục vụ du khách được liên hoàn.
1.4.5. Tài nguyên du lịch văn hóa
1.4.5.1. Di tích lịch sử cách mạng
Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng, 02 điểm danh lam thắng cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện