Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông…). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng.
1.4.5.2. Các giá trị văn hóa tộc người
Lễ hội: Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – TT Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm.
Dân ca dân vũ: Ngoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sự đặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian.
Tên gọi | Chủ thể sáng tạo | Mô tả khái quát | |
1 | Soọng Cô | Dân tộc Sán Dìu | Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn trong cuộc sống thường ngày |
2 | Hát Sli (vả Sli) | Dân tộc Nùng | Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới. |
4 | Lượn | Dân tộc Tày | Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của người Tày |
5 | Hát Then | Dân tộc Tày, Nùng | Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. |
6 | Rối cạn | Dân tộc Tày | là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân |
7 | Sình ca | Dân tộc Sán Chí | hát đối đáp nam – nữ giao duyên vào mùa xuân |
8 | Páo dung | Dân tộc Dao | Là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. |
9 | Múa Tắc xình | Dân tộc Cao Lan | Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong lễ hội Cầu mùa. |
10 | Múa nàng Then | Dân tộc Tày | Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Việt Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và dân chủ cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Văn Hóa Là Cơ Sở, Là Nguồn Lực Để Phát Triển Du Lịch
- Bài Học Kinh Nghiệm Trong Phát Triển Du Lịch Văn Hóa
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Huyện Định Hóa
- Nhu Cầu Lưu Trú Của Khách Du Lịch Văn Hóa Đến Định Hóa
- Du Lịch Hoài Niệm Thăm Lại Chiến Khu Xưa
- Một Số Chương Trình Du Lịch Phổ Biến
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Bảng 1.1. Các loại hình dân ca dân vũ tiêu biểu của Định Hóa
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa. Nhưng do nhiều tác động, hiện nay các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp.
Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phương: Bức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng… Đặc biệt là đặc sản bánh trứng kiến của người Tày được làm từ bột nếp nương, trứng kiến và lá cây vả. Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn…) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt.
Làng nghề truyền thống
- Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêu luyện...
- Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sản phẩm chủ yếu là đóng đồ gia dụng phục vụ trên địa bàn xã.
- Làng nghề chè: xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè Điềm Mặc…
- Làng nghề nuôi cá ruộng: ở các xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Phượng Tiến, Đồng Thịnh...
Kiến trúc nhà ở truyền thống: với gần 50% dân số là người Tày, kiến trúc văn hóa nhà sàn của Định Hóa đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách gần xa. Nhà sàn truyền thống người Tày nơi đây thường có kết cấu vì kèo liên kết với nhau bằng hệ thống liên xà xiên. Đặc biệt, ở các xã như Lam Vỹ, Linh Thông, Tân Thịnh, Quy Kỳ, Bộc
Nhiêu, Sơn Phú, Bình Thành... khách du lịch sẽ được tham quan những ngôi nhà sàn đậm nét truyền thống vì đây là các xã có tới 90% là dân tộc Tày. Gắn liền với những giá trị về mặt kiến trúc xây dựng còn là những nét bản sắc văn hóa được lưu giữ trong thiết chế gia đình, làng bản, trong phong tục tập quán đẹp của cộng đồng dân cư địa phương. Đây chính là nét văn hóa vô cùng đẹp thu hút sự tò mò khám phá của du khách.
Tiểu kết chương 1
Ngày nay, du lịch văn hóa đang là sự lựa chọn của nhiều du khách. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đang có kế hoạch cụ thể trong việc khai thác hợp lý các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa để làm mũi nhọn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia/mỗi địa phương đều có lộ trình thực hiện riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng/miền. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, với danh xưng “Thủ đô gió ngàn” của cách mạng Việt Nam, nơi đây có tới 128 di tích cấp quốc gia và địa phương. Bên cạnh đó, Định Hóa cũng sở hữu những di sản văn hóa tộc người độc đáo. Chính vì vậy, nơi đây được đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa rất lớn. Trong khuôn khổ một luận văn cao học ngành Du lịch, chương 1 đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về du lịch văn hóa để làm luận chứng lý thuyết cho các nội dung được triển khai trong chương 2, 3. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu (huyện Định Hóa, Thái Nguyên) và phân tích kinh nghiệm trong phát triển du lịch văn hóa của một số địa phương như huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) và huyện Gio Linh (Quảng Trị) nhằm rút ra những bài học quý giá cho phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Thị trường khách du lịch văn hóa ở Định Hóa
2.1.1. Lượng khách và phân kỳ khách du lịch đến Định Hóa
Vốn dĩ là vùng đất nghèo của Thái Nguyên nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển mau lẹ ấy không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng nơi đây. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch văn hóa, cội nguồn cách mạng thu hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa phấn đấu năm 2015 sẽ thu hút được 680.000 lượt khách và dự báo đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách (xem Bảng 2 - Phụ lục 4).
Số lượng du khách (lượt)
900000
800000
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020Năm
Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch văn hóa Định Hóa giai đoạn 2009-2014 Trên biểu đồ, chúng ta thấy từ 2009 đến 2014, vào năm 2011, lượng khách
du lịch đến Định Hóa tăng trưởng vượt bậc. Lý do là lần đầu tiên Festival trà Quốc
tế Thái Nguyên được tổ chức, mà Định Hóa là điểm đến quan trọng trong sự kiện này. Giai đoạn cuối năm 2013 đầu 2014, số lượng khách du lịch sụt giảm bởi thời tiết xấu, mưa bão nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch; đồng thời một nguyên nhân khác là tuyến đường 264B đoạn giáp ranh Thái Nguyên – Tuyên Quang bị hư hỏng nặng.
Số liệu kế thừa và khảo sát thực địa cho thấy khách du lịch trong nước đến Định Hóa thường tập trung nhiều vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Bởi đây là khoảng thời gian diễn ra các lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng tồng (được tổ chức vào ngày 10/01 ÂL), hội chùa Hang và có ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), ngày truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03 và ngày Thống nhất đất nước 30/04 (xem Bảng 3 – Phụ lục 4). Khách đến Định Hóa cũng tập trung nhiều vào mùa hè và mùa thu (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8), bởi một trong số lượng khách chủ đạo của điểm đến này là học sinh-sinh viên, do đặc thù về thời gian rỗi nên họ chọn những chuyến đi thăm quan Định Hóa vào dịp hè. Ngoài ra, các đoàn khách là cựu chiến binh hoặc công nhân-viên chức của các đơn vị/doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức cũng thường đến “thủ đô kháng chiến” vào dịp này và một số ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm như sinh nhật Bác 19/05, ngày Cách mạng tháng Tám 19/08, Quốc khánh 02/09, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10…
Ở Thái Nguyên hiện nay có số lượng khách Hàn Quốc và Trung Quốc khá cao, họ có nhu cầu tham quan Định Hóa vào các dịp cuối tuần, nhất là từ tháng 5 đến hết tháng 7 dương dịch (chiếm tỉ lệ 28.4%). Ngoài ra, từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch, Định Hóa cũng là điểm dừng chân của một số khách du lịch đến từ Anh, Pháp, Mỹ (chiếm khoảng 14.9%). Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch thông thường là dịp lễ hội Lồng tồng và một số các hội truyền thống khác của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa, vì vậy đây là thời điểm 35.8% du khách nước ngoài đến tham quan. Tiết trời mùa thu mát mẻ, cùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch Định Hóa cũng thu hút khoảng 20.9% du khách nước ngoài
40%
35
30
25
Khách nội địa
Khách quốc tế
20
15
10
5
0
T2 - T4 T5 - T7 T8 -
T10
Tháng trong năm
T11 - T1
Biểu đồ 2.2: Phân kỳ khách du lịch văn hóa Định Hóa
Đồng thời, trong khoảng thời gian diễn ra Festival trà Quốc tế do Thái Nguyên đăng cai tổ chức (2011, 2013 và dự kiến T11/2015) thì lượng khách du lịch (cả nội địa và quốc tế) đến với “thành phố gang thép” nói chung và huyện Định Hóa nói riêng càng tăng cao. Năm 2011, vào dịp fesival trà Quốc tế lần thứ nhất, Định Hóa đón 21.000 lượt khách chiếm 3.62% tổng lượt khách cả năm là 580.000 lượt. Năm 2013, địa phương này cũng phục vụ 18.655 lượt khách tham dự Festival Trà Thái Nguyên Việt Nam Lần thứ II lên tham quan, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi số tổng lượt khách cả năm là 564.989 lượt khách, chiếm tỉ lệ 3.3%. Dự kiến, trong dịp Liên hoan trà Quốc tế lần thứ III 2015, Định Hóa sẽ đón tiếp khoảng 21.000 lượt khách đến tham quan.
Như đã nói ở trên, riêng với tập khách nội địa đến Định Hóa tập trung rất nhiều vào dịp lễ Tết – chiếm tỉ lệ 67%, điển hình là thời gian địa phương tổ chức lễ hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang… Ngoài ra, có khoảng 17% lượng khách thích chọn Định Hóa làm điểm du lịch cuối tuần, đối tượng khách này hầu hết đều là học sinh – sinh viên, họ đến Định Hóa với các tour về nguồn cách mạng kết hợp sinh hoạt lửa trại, đồng thời cuối tuần cũng là dịp để các “phượt tử” từ nhiều nơi chinh phục những cung đường đến Định Hóa. Bên cạnh đó, vào ngày thường cũng có khoảng 14% du khách đến Định Hóa, họ chủ yếu là khách lẻ, đi thành nhóm (số lượng ít) theo hình thức tour tự tổ chức.
Có thể khẳng định rằng tất cả các địa danh kháng chiến ở Định Hóa đã trở thành một bộ phận tạo thành quần thể các di tích Chiến khu Việt Bắc quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định “Định Hóa là nơi gửi gắm tình cảm của Đảng, Chính phủ trong những năm kháng chiến, là điểm đến của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với ATK Thái Nguyên”. Đây cũng là một trong những căn cứ để Định Hóa phấn đấu đạt được mục tiêu đón 680.000 lượt khách du lịch trong năm 2015, năm 2020 sẽ là 800.000 lượt.
2.1.2. Nhu cầu của khách du lịch
2.1.2.1. Mục đích chuyến đi
Hầu hết chuyến đi của du khách đến Định Hóa chủ yếu tập trung vào một số mục đích như: tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, thăm lại chiến khu xưa, tìm hiểu phong tục của đồng bào Định Hóa; tham gia lễ hội như Lồng Tồng…
%
35
30
25
20
15
10
5
0
Tham
Tham gia
Thăm lại
Thưởng
Thưởng
Tham
Khác Tham
quan di
lễ hội
chiến khu thức nghệ
thức ẩm
quan làng
quan tìm
tích
xưa
thuật truyền thống
thực và đặc sản
nghề
hiểu văn hóa
Mục đích chuyến di
Khách nội địa Khách quốc tế
Biểu đồ 2.3: Mục đích của du khách đến Định Hóa
Với vị thế là “thủ đô gió ngàn” giữa lòng Việt Bắc, Định Hóa trở thành “địa chỉ đỏ” phục vụ nhu cầu tham quan di tích lịch sử cách mạng của 32% du khách. Bên cạnh đó, hàng năm cứ vào dịp lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số (hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang, hội nàng Hai…), điểm đến này cũng thu hút khoảng 20.7% số lượng khách du lịch (so với số liệu tổng kết cả năm). Đặc biệt là từ 2002, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa đã khôi phục lễ hội Lồng tồng và tổ chức hàng năm với quy mô càng ngày càng rộng khắp thì lượng khách tới điểm đến này ngày càng cao. Ngoài ra, không thể không kể tới 17.3% khách du lịch là cựu chiến binh đã từng sống, công tác ở Định Hóa, họ trở về với mảnh đất này để thăm lại chiến khu xưa - nơi từng là an toàn khu Việt Bắc, là thủ đô kháng chiến của dân tộc. Vì thế, đối với họ, mỗi di tích lịch sử đều mang dáng dấp của một thời oai hùng.
Định Hóa là mảnh đất cộng cư của 9 dân tộc anh em, trong đó người Tày có số lượng đông nhất và giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng. Đây cũng là địa phương còn lưu giữ được những nét độc đáo trong phong tục tập quán truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Chính điều này đã thu hút tới 13.7% số lượng du khách nội địa và 25.3% khách quốc tế đến với Định Hóa. Ngoài ra, cũng có khoảng 8% du khách trong nước và 24% khách nước ngoài muốn được thưởng thức nghệ thuật truyền thống của đồng bào các nhân dân huyện Định Hóa (như Then, Sli, Lượn, rối cạn...). Hình thức du lịch lễ hội hấp dẫn 20.7% khách nội địa và 18.4% khách quốc tế. Lượng khách còn lại đến Định Hóa còn vì mục đích tham quan làng nghề, ẩm thực...
Tuy mục đích du lịch khi đến Định Hóa là khác nhau, nhưng điều quan tâm chung của du khách chính là du lịch văn hóa. Nắm bắt được cán cân cung – cầu của thị trường du lịch ở địa phương này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được thị trường mục tiêu, sản phẩm chủ đạo, sản phẩm kế thừa, đối tượng du khách, đối tượng cạnh tranh… Đồng thời, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách quy hoạch và phát triển du lịch văn hóa với mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.
2.1.2.2. Nhu cầu lưu trú
Ngày lưu trú của khách có vai trò rất lớn trong việc gia tăng doanh thu cho ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay ở Định Hóa đang đối mặt với hiện tượng khách du lịch có thời gian lưu lại ít. Như đã phân tích ở trên, thế mạnh của du lịch ở Định Hóa là loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, so với các điểm đến và vùng phụ cận,