Kết Quả Điều Tra Về Khả Năng Sẵn Sàng Cung Cấp Sản Phẩm

Bảng 4.16: Kết quả điều tra về khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm

Các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái


Cung cấp các dịch vụ du lịch (vận chuyển, ăn uống, lưu

Có (%)

Không (%)

trú, cho thuê dụng cụ chuyên dụng vv...)

Hướng dẫn du khách


69.7


30.3

Cung cấp các sản phẩm địa phương

79.4

20.6

Giới thiệu văn hoá bản địa

88.2

11.8

Bảo vệ rừng

88.2

11.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 14

79.4 20.6


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Kết quả cho thấy đến 79,4% các tổ chức có thể sẵn sàng tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú hay cung cấp các dụng cụ chuyên dụng cho du lịch sinh thái. Các dịch vụ này là những dịch vụ cơ bản để có thể lưu giữ khách du lịch lâu hơn và có thể mang lại nguồn thu trực tiếp cho dân cư địa phương. Nó cũng thể hiện địa phương có đầy đủ các dịch vụ để phục vụ du khách, nhất là du khách sinh thái, vì đây là một phân khúc thị trường khá khó tính. Mặc dù vậy họ lại rất hoan nghênh các dịch vụ được cung cấp bởi dân cư địa phương, đây có thể nói là một cách để họ có thể giúp địa phương nơi họ đến phát triển hơn.

Chúng ta thấy rằng hầu hết các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái đều có thể được tổ chức và thực hiện bởi các tổ chức tại địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình đòi hỏi sự tham gia rất lớn của các doanh nghiệp và tổ chức địa phương. Đây chính là cơ hội để địa phương thể hiện khả năng, nguồn lực và trình độ của mình. Có thể thấy ngay các hoạt động như bảo vệ rừng, giới thiệu văn hóa bản địa hay cung cấp các sản phẩm địa phương là thế mạnh của các tổ chức trong vùng (88,2% các tổ chức trả lời có thể tham gia vào các hoạt động này). Chỉ có 69,7% các tổ chức thấy rằng mình đủ khả năng tham gia

vào hoạt động hướng dẫn cho du khách.

Ngoài ra, đến 100% các tổ chức sẵn sàng tuyên truyền cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái của huyện. Các công ty du lịch nên tận dụng cơ hội này vì khi đã có sự quan tâm và hỗ trợ của dân cư địa phương, thì mọi hoạt động trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng đây cũng là một ràng buộc đối với các công ty, vì người dân địa phương luôn đòi hỏi công ty phải giữ chữ tín trong các hoạt động của mình, nhất là những hoạt động liên quan đến cộng đồng địa phương.

Theo nhận xét của các tổ chức tại địa phương, thì 78,7% dân cư có ý thức cao về bảo vệ môi trường và 21,2% có ý thức trung bình. Khi đi khảo sát thực tế thì chúng tôi thấy rằng tập quán sinh hoạt của người dân địa phương cũng tương đối hòa hợp với môi trường. Vì là khu dân cư đa phần làm nông nghiệp nên rác thải chủ yếu là rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt, ít tác động tiêu cực lên môi trường.

Khoảng 97,1% các tổ chức đã có định hướng cho thành viên của mình khi tham gia vào hoạt đông du lịch sinh thái. Các định hướng chính là bảo vệ rừng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển các hoạt động văn hóa bản địa như lễ hội cồng chiêng, sân chơi dân gian, giao lưu rượu cần, tập hợp lại đội văn nghệ của thôn bản, hát dân gian, hoạt động tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa và phát triển rừng, thúc đẩy hoạt động của phụ nữ trong các phong trào, tìm hiểu hệ sinh thái, các hoạt động nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm rượu cần, sản xuất các đặc sản của địa phương, v.v...

Các định hướng trên đã phần nào thể hiện hiểu biết cũng như sự chuẩn bị của dân cư địa phương để đón nhận du khách trong thời gian trước mắt và về lâu về dài.

4.2.4.7 Tác động của du lịch đến cộng đồng địa phương

Thông thường ở đâu phát triển du lịch thì ở đó đời sống người dân cũng sẽ phát triển theo nhờ phát triển dịch vụ, nhưng khi các khu du lịch ở Kim Bôi

đi vào hoạt động thì người dân ở đây hầu như đời sống ít thay đổi trừ một số hộ dân sống gần Suối khoáng, còn hai khu vực V-Resort và Thác Bạc Long Cung thì tất cả các dịch vụ đều nằm trọn trong khu du lịch. Chỉ có một trong số ít hộ gia đình ở đó được khu du lịch tuyển người vào làm bảo vệ hoặc bán vé,...mà những công việc này hầu như không giúp được nhiều vào việc phát triển kinh tế cho người dân. Trong các cuộc phỏng vấn người dân địa phương về việc họ đánh giá như thề nào về tài nguyên du lịch của huyện thì có 78,26% ý kiến cho rằng tài nguyên du lịch địa phương rất hấp dẫn, 13,47% cho rằng ít hấp dẫn số ý kiến cho rằng tài nguyên du lịch ở đây không hấp dẫn là 6,35% còn lại 1,92% ý kiến được hỏi là không biết. Mặc dù đây chỉ là ý chủ quan của người dân địa phương nhưng nó cũng nói lên một điều rằng tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở địa phương là rất lớn. Khi được hỏi về việc người dân có muốn khách du lịch ở tại nhà mình không? thì 78,94% ý kiến được hỏi cho rằng có muốn khách du lịch ở tại nhà mình họ cũng mong muốn khách ở tại nhà để nâng cao thu nhập nhưng họ lại không có điều kiện để mua thêm những trang thiết tối thiểu để bị phục vụ du khách. Trên 20% ý kiến không muốn khách ở tại nhà.

Để hiểu cụ thể hơn về sự ảnh hưởng của du lịch tới cuộc sống của người dân địa phương ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.17: Ý kiến đánh giá của người dân địa phương về sự tác

động của DLST


Rất


Không


Rất

ĐVT: %


Các yếu tố tốt Tốt

ảnh

Xấu xấu biết



hưởng



Cơ sở hạ tầng

80,2

17,8



Việc làm

14,3

74,6

25,4


Phát triển kinh tế của địa phương

16,8

62,5


21,7

Giá hàng hoá, dịch vụ


100



Không


Trật tự an ninh

69,1

25,7

15,2

Phong tục tập quán địa phương


100


Ô nhiễm môi trường


73.8

26,2

Khai thác tài nguyên


14

86

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Theo kết quả của phiếu khảo sát về ý kiến của dân cư địa phương thì nhìn chung với việc phát triển khu du lịch sinh thái hệ thống giao thông được cải thiện rò rệt. Các tuyến đường vào các điểm du lịch được nâng cấp và cải tạo.

Vấn đề việc làm có 74,6% cho rằng không ảnh hưởng 25,4% cho là có ảnh hưởng như: đất rừng của họ một số đã được bán đi, đất được lấy để làm đường nên đất canh tác của họ bị giảm, một số cho rằng họ cũng có thêm việc khác như bán hàng lưu niệm.

Phong tục tập quán của địa phương: Thực tế là chưa có ảnh hưởng, nhưng theo quan điểm về phát triển DLST thì phong tục tập quán này là một sản phẩm du lịch, góp phần vào đa dạng hoá sản phẩm du lịch của địa phương.

Vấn đề về rác thải giờ đang là vấn đề lớn của nhiều khu du lịch nói chung và một số điểm trong khu du lịch ở Kim Bôi nói riêng.

Với việc phát triển du lịch như hiện nay, vẫn còn hiện tượng khách tham quan vẫn chưa có ý thức về bảo vệ môi trường như vứt rác bừa bãi, bẻ cành…Tuy nhiên, có sự nhắc nhở của ban quản lý, nhưng việc xả rác bừa bãi vẫn còn tồn tại. Như vậy, để phát triển du lịch sinh thái thì đối tượng khách du lịch sinh thái là rất quan trọng. Du lịch sinh thái mới phát triển ở Việt Nam vì vậy, nhiều du khách vẫn chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường đặc biệt là ở những điểm có đối tượng du khách đến phần lớn là học sinh, sinh viên. Tại Kim Bôi, các khu du lịch ở Suối Khoáng hay V-Resort ít thấy hiện tượng vỏ bánh kẹo hay chai nước nhựa nhưng ở Thác Bạc Long Cung thì hiện tượng vứt rác của khách du lịch vẫn còn. Vì vậy, ban quản lý cần có những biện

pháp tốt hơn nữa để giữ gìn vệ sinh môi trường, có như vậy thì việc phát triển du lịch sinh thái ở nơi đây mới tốt hơn được.

Chúng ta cần có thêm những thùng đựng rác được thiết kế một cách thẩm mỹ và bắt mắt đặt ở những nơi khách thường xuyên lui tới, nhưng cũng không vì như vậy mà làm mất đi vẻ đẹp của khu du lịch.

Cần có quy hoạch đối với những khu để xe, những chỗ bán hàng, nhất là những chỗ bán hàng ăn uống. Để tránh tình trạng những nhà hàng ở sát ngay gần trong khuôn viên của khu du lịch, và ở cạnh hồ dẫn tới việc vứt rác thải xuống những hồ bên cạnh.

Vấn đề việc làm và phát triển kinh tế của địa phương: Nhìn chung việc tiêu thụ các sản phẩm của địa phương còn ít.

Hộp 6: Ý kiến về tác động của DLST tới cộng đồng địa phương


Tôi đến đây bán hàng là phụ thôi chứ thu nhập từ bán những hàng lưu niệm này có đáng là bao. Vào những tháng du lịch hay có đoàn thì còn tạm được chứ chỉ trông vào đây thì không sống được. ở nhà tôi vẫn phải làm ruộng là chính.

Theo chị: Đinh Thị Hằng xã Hạ Bì – Kim Bôi


Từ đó có thể thấy rằng việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch là cần thiết, khách du lịch họ cũng có nhu cầu về sản phẩm du lịch, nhưng chúng ta lại không đáp ứng được yêu cầu đó. Và để người dân họ có ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đối với khách du lịch, phải cho họ thấy được cái lợi từ việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Như từ việc họ giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mà khách du lịch tới đông và từ đó họ có thể bán các sản phẩm của địa phương, các sản phẩm do họ làm ra.

Hộp 7: Ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST


1. Nếu có mô hình cho khách du lịch ở cùng nhà dân thì tôi cũng sẽ cho họ ở, giúp gia đình tôi tăng thêm thu nhập, nhưng tôi sợ đầu tư vào mà lại không có khách ở.

Theo anh: Đinh Quang Tùng xóm Củ xã Tú Sơn

2. Gia đình tôi có trang trại trồng cây ăn quả nhưng hiện nay chủ yếu là tiêu thụ ở chợ và bán buôn. Có khách du lịch thì tôi kết hợp vừa để phục vụ khách du lịch vừa bán ra ngoài thị trường thì tốt quá.

Theo Chị: Nguyễn Thị Mật xã Kim Tiến

3. Tôi có rừng nhưng bảo tôi đầu tư để phát triển thành mô hình DLST thì tôi không biết phải làm thế nào vả lại tôi không có vốn, không có kiến thức tôi sợ đầu tư vào lại không thu được kết quả gì.

Theo bác: Bùi Quang Huấn, xã Thượng Tiến

Chúng ta thấy người dân họ cũng rất sẵn sàng tham gia vào những hoạt động để phục vụ cho việc phát triển DLST. Nhưng muốn làm được việc này không những là sự nỗ lực của người dân mà còn là sự nỗ lực của địa phương trong việc quy hoạch phát triển những vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho du lịch mang đậm tính địa phương, sự hỗ trợ của địa phương cho sản xuất.

Trật tự an ninh trên toàn huyện nói chung: tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được đảm bảo, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến. Trật tự xã hội đã có nhiều chuyển biến rò nét, không có các tổ chức tội phạm, các tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội số vụ vi phạm hình sự giảm 7% so với nhiệm kỳ trước. Công tác phòng chống ma tuý, mại dâm, phòng chống cháy nổ đạt nhiều kết quả tốt. Trật tự an ninh nơi công cộng được đảm bảo. Đây là điều kiện tốt để khách du lịch họ có ấn tượng và cảm thấy thoải mái.

Bảng 4.18: Khả năng đáp ứng của các tổ chức


Mong muốn hỗ trợ về


Đào tạo, tập huấn về hoạt động du lịch cho lực lượng nhân dân tham gia vào đón khách

Vốn cho các hoạt động du lịch mà nhân dân khu vực sẽ tham gia để đáp ứng nhu cầu cho du khách

Tư vấn định hướng cho hoạt động liên quan đến du lịch

Tỷ lệ (%)

Có Không


97,1 2,9


88,2 11,8


của tổ chức


Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật

79,4

20,6

Tuyên truyền về tổ chức

94,1

5,9

Khác (Được ưu đãi khi tham gia vào du lịch sinh thái)

2,9

97,1

82,4 17,6


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Đa số các tổ chức đều có mong muốn được hỗ trợ để có thể tham gia vào phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, có 97,1% các tổ chức mong muốn được hỗ trợ về đào tạo, tập huấn về hoạt động du lịch. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng của họ và khả năng thực tế hiện tại. Đây có thể coi là nội dung quan trọng nhất để có thể phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững. Hỗ trợ tiếp theo mà các tổ chức mong muốn đó là tuyên truyền về tổ chức của họ (với 94,1% có khả năng). Vốn cũng là một nhu cầu rất lớn vì đa số các tổ chức này chủ yếu là hoạt động mang tính chất hành chính và hiệp hội, và thành viên cũng chủ yếu là dân cư địa phương còn nghèo. Đứng ở vị trí tiếp theo là tư vấn về định hướng cho các hoạt động liên quan đến du lịch. Điều này hết sức quan trọng vì các công ty du lịch nếu muốn xây dựng thành một mô hình điểm về du lịch sinh thái trong khu vực, thì không thể không có sự tham gia một cách có định hướng đúng đắn của các tổ chức đại diện cho dân cư địa phương. Hỗ trợ về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một

nhu cầu rất cao (với 79,4% đồng ý hỗ trợ).

Những hoạt động dịch vụ có thể phát triển để phục vụ du lịch sinh thái. Những hoạt động mà người dân có thể phát triển để phục vụ du lịch sinh

thái mà các tổ chức đề xuất chủ yếu tập trung vào các hoạt động truyền thống, như biểu diễn cồng chiêng, rượu cần, đốt lửa trại và các món nướng dân tộc. Ngoài ra còn có một số ngành nghề cần khôi phục và phát triển, như dệt thổ cẩm, đan gùi, đan chiếu, đan mây tre. Các môn thể thao khám phá thiên nhiên trên sông, suối là một ý tưởng rất tốt cho các công ty du lịch (ngoài những tour truyền thống như tìm hiểu hệ động thực vật). Những hoạt động này đòi hỏi một đội ngũ phục vụ am hiểu về thiên nhiên trong khu vực, mà điều này thì không ai làm tốt hơn là người dân cư địa phương.

4.2.5 Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

4.2.5.1 Yếu tố về tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự hình thành điểm, khu DLST, là động lực chính thu hút khách, quyết định hình thức DLST và ảnh hưởng tới tính thời vụ DLST. Như đã phân tích ở trên, Kim Bôi có địa hình miền núi Kim Bôi nhiều hệ thống khe suối và núi đá cao, có diện tích rừng 146.470 ha, khí hậu trong lành mát mẻ, có nguồn nước suối khoáng nóng, và còn cả những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Mường...tất cả đã tạo nên lợi thế để Kim Bôi khai thác và phát triển du lịch.

Nhận biết được những thế mạnh đó đã có rất nhiều các công ty tư nhân đã đến Kim Bôi để đầu tư vào phát triển du lịch. Sau khi khai thác suối khoáng nóng vào năm 1976 đến năm 1996 có thêm điểm du lịch V-Resort; 2002 có thêm điểm du lịch Thác Bạc Long Cung; điểm du lịch Thác Mặt trời bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006 ngoài ra còn có các khu có thể thu hút khách du lịch đến đó là khu di tích mộ cổ Đống Thếch; Đình làng Vai thuộc xóm Vai xã Thanh Nông được UBND tỉnh Hoà Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Hang Đồng Thớt ở thị trấn Thanh Hà. Hiện nay Kim Bôi đang ưu tiên đầu tư du lịch, có một số dự án như: Dự án khu DLST Thượng Tiến; Dự

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí