Tác Động Của Chính Sách Ở Địa Phương Đến Sự Phát Triển Dlst

án khu vui chơi giải trí kết hợp nuôi trồng thuỷ sản Quèn Thị; dự án khu DLST Thung Rếch...

4.2.5.2 Tác động của chính sách ở địa phương đến sự phát triển DLST

Hộp 8: Ý kiến về chính sách tác động đến sự phát triển DLST


Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp và công ty đầu tư vào còn chúng tôi chỉ cố gắng đầu tư hệ thống đường, điện được thôi. Nhưng hiện nay vẫn ít các doanh nghiệp đầu tư quá.

Theo ông Đinh Văn Dực – Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi

Theo dự kiến, khi đầu tư vào dự án, chủ đầu tư sẽ được hưởng các ưu

đãi cho từng khu theo nội dung, tính chất đầu tư như đầu tư xây dựng trục đường giao thông chính dẫn đến khu dự án, thời gian giao đất ít nhất là 50 năm; nhà đầu tư được hưởng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi trong suốt thời gian đầu tư dự án, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm liên tiếp.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn được miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho hoạt động dự án, được huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để đầu tư. Tiền thuê đất tại khu vực xây biệt thự, nhà vườn, khách sạn của khu vực này được hưởng khung ưu đãi của huyện đối với vùng xa và loại hình khuyến khích đầu tư.

Bảng 4.19: Nguồn các chủ đầu tư vào khu DLST


Địa điểm Nhà đầu tư

Suối khoáng Kim Bôi Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hoà Bình Thác Bạc Long Cung Tư nhân

V-Resort Tư nhân

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Nếu so sánh giữa địa điểm phát triển DLST theo kế hoạch phát triển trên và các nhà đầu tư cho thấy số lượng các nhà đầu tư là ít. Nên có chính sách khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Trên thực tế có

những đơn vị tư nhân vẫn còn đầu tư cầm chừng hay không mặn mà vào việc thu hút khách du lịch, điển hình là khu Thác Mặt Trời xây dựng còn sơ sài đơn điệu.

4.2.5.3 Yếu tố văn hoá xã hội; tăng trưởng kinh tế; nguồn nhân lực


Văn hoá lịch sử huyện Kim Bôi phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Chủ yếu có 3 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Ngoài yếu tố về văn hoá xã hội thì yếu tố tăng trưởng kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển DLST. Do Kim Bôi là tỉnh miền núi xuất phát điểm thấp vì vậy kinh tế ở đây chưa phát triển. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,7%. Bình quân GDP/người năm 2000 là 150USD/người/năm đến năm 2007 tăng lên 350USD/người/năm mặc dù GDP/người/năm có tăng nhưng mức tăng này vẫn thấp so với GDP bình quân của cả nước. Cơ sở hạ tầng Kim Bôi còn thấp kém tổng chiều dài tuyến đường được trải nhựa rất thấp chủ yếu là tuyến đường chính như quốc lộ 12A; 12B, và một phần tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, còn lại nếu đi sâu vào các dong xóm bên trong thì vẫn còn rất nhiều đường đất. Chính vì vậy đây là yếu tố khó khăn và gây trở ngại đến vấn đề phát triển du lịch.

Ngoài ra nguồn nhân lực cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề phát triển DLST. Nếu nói về khả năng cung cấp nguồn lao động giản đơn thì Kim Bôi là một điểm mạnh, nhưng nói về chất lượng nguồn nhân lực thì số người trong độ tuổi lao động ở Kim Bôi không cao.

Như vậy mặc dù được thiên nhiên ưu ái có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, có môi trường chính trị ổn định, có văn hoá địa phương phong phú nhưng CSVCKT còn thấp kém, mức sống người dân không cao, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế ... Chính những yếu tố này đã kìm hãm sự phát

triển du lịch ở Kim Bôi, nó đã gây lên một tâm lý trở ngại cho các nhà đầu tư.


4.2.5.4 Những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức chi phối phát triển DLST


Các yếu tố bên ngoài


Điều kiện bên trong

Cơ hội (O)

Hiểm hoạ (T)

1. Với xu thế hội nhập sẽ có nhiều cơ hội gọi vốn

đầu tư, cũng như dòng khách quốc tế sẽ tăng.

2. Tạo công việc cho một bộ phận dân cư.

3. Việc phát triển DLST là chiến lược phát triển du lịch chung của tỉnh.

4. Tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện, nên xu hướng đi du lịch cũng tăng lên.

1. Tạo áp lực cạnh tranh sản phẩm DLST.

2. Có thể làm thay đổi văn hoá, lối sống cộng đồng.

3. Sức ép về khai thác tài nguyên, môi trường.

Mặt mạnh (S)

O-S: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Kết hợp điểm mạnh S1,2 để tận dụng cơ hội O1: Có cơ hội để phát triển DLST và thay đổi cơ cấu du khách.

Sử dụng điểm mạnh S1,4,5 để tận dụng cơ hội O2 tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương

Sử dụng điểm mạnh S1 để tận dụng cơ hội O4 nhằm giúp kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao.

T-S: Các chiến lược kết hợp điểm mạnh để hạn chế và né tránh hiểm hoạ

Sử dụng điểm mạnh S4,5 để hạn chế hiểm hoạ T1 nhằm đa dạng hoá sản phẩm mang tính địa phương

Sử dụng điểm mạnh S1 để hạn chế hiểm hoạ T2 vì thế Kim Bôi có thể đa dạng hoá loại hình du lịch.

Sử dụng điểm mạnh S1 để hạn chế hiểm hoạ T3 cần có biện pháp để bảo vệ nguồn TN và nâng cao chất lượng môi trường.

1.Tài nguyên du lịch thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái.

2. Vị trí địa lý thuận lợi.

3. Nguồn lao động dồi dào.

4. Có tiềm năng để phát triển sản phẩm du lịch bổ sung.

5. Văn hoá địa phương đa dạng

Mặt yếu (W)

O-W: Các chiến lược kết hợp khắc phục điểm yếu để

tận dụng cơ hội.

1. Sử dụng cơ hội (1) để khắc phục điểm yếu (1) và (3) Sử dụng cơ hội O1 để khắc phục điểm yếu W1,2 dễ dàng học tập kinh nghiệm của các nước và dễ dàng quảng bá sản phẩm thông qua kênh riêng.

Sử dụng cơ hội O4 để khắc phục điểm yếu W2,3 đa

T-W: Các chiến lược kết hợp điểm yếu và hiểm hoạ.

Khắc phục điểm yếu W2, để khắc phục hiểm hoạ T1, do đó phải đa dạng hoá các sản phẩm trong du lịch sinh thái của huyện. Khắc phục điểm yếu W4 để khắc phục hiểm

hoạ T3,8 phải có những qui định nghiêm

1. Chưa có quy hoạch hợp lý, công tác quảng bá chưa rộng rãi.

2. Hạn chế trong việc phát triển các sản phẩm DLST.

3. Chất lượng dịch vụ chưa cao.

4. Nhận thức về DLST và công tác tuyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 15


truyền, giáo dục môi trường còn yếu.

dạng hoá các sản phẩm DLST và nâng cao chất

ngặt về việc khai thác tài nguyên. Đồng thời

5. Thiếu đội ngũ lao động chuyên

lượng dịch vụ

có ý thức tuyên truyền về việc giữ gìn vệ

nghiệp, lao động quản lý, hướng dẫn

Tận dụng cơ hội O3 để hạn chế điểm yếu W4 là

sinh môi trường sinh thái, tuyên truyền vận

viên du lịch.

tuyên truyền về giáo dục môi trường và nâng cao

động người dân tham gia vào hoạt động

6. Chưa khuyến khích được các nhà

nhận thức về DLST cho người dân

DLST.

đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tận dụng cơ hội O3 để khắc phục điểm yếu W6,8


7. Thời gian lưu trú của khách thấp.

khuyến khích được các nhà đầu tư vào xây dựng cơ


8. Người dân chưa tích cực tham gia

sở hạ tầng. nhằm nâng cao thời gian lưu trú của


vào hoạt động DLST.

khách.


4.3 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

4.3.1 Định hướng

4.3.1.1 Định hướng chung

Đối với hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là DLST nói riêng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ sẽ có tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó.

Những hoạt động DLST phải đảm bảo nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài là yếu tố hấp dẫn khách du lịch mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng.

Phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nó đảm bảo cho sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ không làm tổn hại đến các tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hoá – xã hội trong một thời gian dài.

Việc phát triển DLST phải phù hợp với chủ trương, quan điểm về phát triển hoạt động du lịch của Đảng và Nhà nước; chính sách phát triển kinh tế của thành phố cũng như của huyện Kim Bôi.

Phát triển DLST phải gắn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường tức là phải giải quyết mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Với vị trí là giá trị tăng thêm bên cạnh du lịch văn hoá. Do đó, phải gắn việc phát triển DLST với DLVH, phát huy được giá trị cộng hưởng của chúng.

Phát triển DLST phải đóng góp vào sự phát triển kéo theo của các

ngành kinh tế. Đặc biệt đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; góp phần khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hoá truyền thống tại địa phương

Ưu tiên phát triển các loại hình DLST đặc thù, các loại hình DLST thuộc thế mạnh của từng điểm; các loại hình DLST đóng góp vai trò kích thích sự phát triển của các loại hình khác.

Đạt những mục tiêu định hướng

- Mục tiêu kinh tế: Đóng góp hiệu quả vào kinh tế của vùng, địa phương, của ngành du lịch nhất là thúc đẩy sự phát triển của các vùng nông nghiệp, nông thôn.

- Mục tiêu về môi trường: Định hướng phát triển DLST phải gắn liền với việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Tức là phải được xem xét dựa vào các nguyên tắc va điều kiện phát triển DLST bền vững phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Mục tiêu về văn hoá – xã hội: Định hướng phát triển DLST phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá bản địa, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào việc tái tạo sức khoẻ cộng đồng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.

- Mục tiêu về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội: Định hướng phát triển DLST phải được xem xét gắn với mục tiêu an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

4.3.1.2 Một số định hướng và dự báo phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

Định hướng về thị trường khách

Các điểm DL tại huyện Kim Bôi hội tụ đủ điều kiện để có thể trở thành một

điểm du lịch sinh thái đặc thù của khu vực Tây Bắc. Thứ nhất: đó là nằm sát Hà

Nội, một trung tâm du lịch nổi tiếng của cả nước và trong khu vực với đa dạng các sản phẩm du lịch. Thứ hai: khu vực Kim Bôi có sự đa dạng sinh học rất cao đặc biệt là về các loài đặc hữu của hệ sinh thái nhiệt đới núi cao, điều này sẽ là một sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch sinh thái chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, khách du lịch muốn tìm hiểu về môi trường. Thứ ba: cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng cùng với khí hậu ôn hòa, ổn định sẽ là những điểm mạnh của các điểm DL du lịch để thu hút nguồn khách nghỉ dưỡng cũng là một thị trường tiềm năng của du lịch sinh thái.

Trong tương lai khách quốc tế đến Kim Bôi chắc chắn sẽ tăng so với năm 2007. Vì vậy, huyện Kim Bôi nói chung cũng như các điểm du lịch nói riêng cần có định hướng cụ thể về từng đối tượng khách du lịch để có đáp ứng phù hợp, tránh trường hợp khách “một đi không trở lại”.

Đối với khách nội địa: là nguồn khách chiếm đến gần 90% khách đến Kim Bôi và có xu hướng tham quan nghỉ dưỡng, các điểm DL nên tổ chức các tour tham quan ngắn. Du khách nội địa thường đi về trong ngày và sẽ chỉ ở lại trong các điểm DL khoảng từ 1 đến 2 đêm. Khách nội địa có quanh năm và đến chủ yếu từ các tỉnh thành của Miền Bắc. Du khách này thường đi theo đoàn lớn vì vậy nên tổ chức các tour ngắn mang tính chất giới thiệu môi trường, cảnh quan của các điểm DL. Các hình thức diễn giải nên phong phú để giúp du khách hiểu biết hơn về môi trường của khu vực.

Đối với khách quốc tế: nguồn khách này có thể nói là rất tiềm năng cho du lịch tại khu vực này và có thể kể đến như du khách sinh thái khá chuyên nghiệp. Họ có sở thích khám phá thiên nhiên và những gì đặc thù của vùng họ đến thăm. Thông thường họ mua luôn cả tour trọn gói khi đến Kim Bôi thông qua các điểm DL lữ hành hay văn phòng đại diện. Khách này có khả năng chi trả tốt hơn khách nội địa và thường có ý thức cao về bảo vệ môi trường. Du khách này thường sẵn sàng ở lại từ 2-3 ngày và có thể lâu hơn tùy vào chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2022