Như vậy, lao động có kiến thức về ngành du lịch đã ít số lao động có kiến thức về du lịch sinh thái lại càng ít hơn. Trong một số cuộc phỏng vấn đối với nhân viên các khu du lịch về du lịch sinh thái thì hầu như rất ít trong số họ có kiến thức đầy đủ về du lịch sinh thái
Hộp 2: Ý kiến của người quản lý về nguồn nhân lực
1. Lao động ở đây đa phần là người địa phương, có một số em mới vào khi kết thúc học hết lớp 12. Chúng tôi sẽ cho các em đi học lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch.
Theo anh Bùi Văn Hùng, Quản lý khu Suối khoáng Kim Bôi
2. Đội ngũ lao động tại khu du lịch của chúng tôi chủ yếu là lao động trẻ mặc dù các em rất nhiệt tình tuy nhiên, kinh nghiệm chưa nhiều, nghiệp vụ du lịch còn hạn chế và về ngoại ngữ thì các em còn yếu.
Theo ông:Nguyễn Văn Tý, giám đốc khu du lịch Thác Bạc Long Cung.
3. Về cơ bản lao động của khu chúng tôi đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định trong khu du lịch như hướng dẫn viên, nấu ăn, ngoại ngữ...Nếu có điều kiện sẽ cho các em tham gia lớp nghiệp vụ du lịch.
Theo ông Nguyễn Quang Minh: Quản lý khu V-Resort
4.2.4 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Kim Bôi
4.2.4.1 Tình hình biến động cơ sở lưu trú
Tính đến 30/7/2008 toàn huyện Kim Bôi có 362 phòng nghỉ, trong đó có 70 phòng nghỉ đạt chuẩn quốc tế. Trong các năm trở lại đây số lượng khách sạn không tăng, số lượng phòng nghỉ có tăng nhưng chưa nhiều. Cụ thể được thể hiện trong bảng biểu sau:
Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở lưu trú tại huyện giai đoạn 2005-2007
Năm Chỉ tiêu
1. Số lượng phòng khách sạn trong đó Phòng khách sạn từ 3-5 sao Phßng kh¸ch s¹n 2 sao trë xuèng
So sánh (%)
ĐVT 2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006 TĐPTBQ
phòng 282 408 432 144,68 105,88 123,77
Phßng | 70 | 70 | 70 |
phßng | 212 | 338 | 362 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Kim Bôi Giai Đoạn 2005-2007
- Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hoà Bình
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hoà Bình
- Thực Trạng Về Công Tác Quảng Bá Xúc Tiến Phát Triển Thị Trường Du Lịch Sinh Thái
- Chúng Tôi Đến Đây Là Để Nghỉ Dưỡng, Khí Hậu Ở Đây Trong Lành, Mát Mẻ, Không Gian Thoáng Đãng, Yên Tĩnh Phù Hợp Với Những Người Cao Tuổi Như Chúng
- Kết Quả Điều Tra Về Khả Năng Sẵn Sàng Cung Cấp Sản Phẩm
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
100,00 | 100,00 | 100,00 |
159,43 | 107,10 | 130,67 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Nếu muốn đánh giá một địa phương nào đó du lịch có phát triển hay không thì cơ sở lưu trú cũng là một tiêu chí để ta đánh giá. Nhìn vào các cơ sở lưu trú trên ta nhận thấy sự phát triển du lịch ở Kim Bôi mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình chưa có sự biến động mạnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng khách sạn phòng nghỉ của huyện là 23,77% đây là một con số không nhỏ nếu như 23,77% là số lượng phòng khách sạn thì chứng tỏ du lịch Kim Bôi đang trên đà phát triển nhưng 23,77% là số lượng phòng nghỉ vì thế các khu du lịch trên địa bàn huyện cần chú ý hơn nữa tới vấn đề cơ sở lưu trú để thu hút khách. Số lượng khách sạn chỉ có duy nhất một khách sạn còn lại là nhà khách và các nhà nghỉ. Một ưu điểm mà các khu du lịch ở Kim Bôi biết tận dụng là đã gắn văn hoá địa phương vào việc xây dựng nhà nghỉ, đó là các khu du lịch sử dụng phong cách nhà sàn để làm nhà nghỉ cho khách. Điều này
tạo lên một sự hấp dẫn riêng, một phong cách độc đáo riêng cho du lịch ở địa phương nơi đây. Qua bảng trên ta nhận thấy số lượng khách sạn hàng năm tăng không nhiều điều này chứng tỏ lượng khách đến không tăng mạnh qua các năm. Vậy đâu là nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng du lịch ở Kim Bôi chưa phát triển? Để tìm hiểu thêm nguyên nhân tác giả đề tài đi sâu phân tích về tình hình biến động của du khách và suy nghĩ của du khách về khu du lịch để tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới du lịch Kim Bôi chưa phát triển.
4.2.4.2 Sự biến động của khách đến khu du lịch
Để đánh giá sự biến động của khách du lịch đến huyện Kim Bôi tôi đi phân tích ba nội dung liên quan đến khách du lịch đó là: Sự biến động về lượt khách, sự biến động về thời gian lưu trú và cuối cùng tôi phân tích về sự biến động cơ cấu khách du lịch.
Tình hình biến động lượt khách đến Kim Bôi trong ba năm 2005-2007
Để đánh giá tình hình biến động về lượt khách đến Kim Bôi trong ba năm tôi có bảng số liệu như sau:
Bảng 4.4: Tình hình du khách giai đoạn 2005-2007
Địa điểm
Năm
Năm 2005
(lượt khách)
Năm 2006
(lượt khách)
Năm 2007
(lượt khách)
TĐTTBQ (%)
1.420 | 1.680 | 2.250 | 126 | |
Khu Vresort | 387 | 546 | 732 | 137 |
Khu suối khoáng | 985 | 1.035 | 1386 | 119 |
Khu Thác Bạc Long Cung | 38 | 64 | 92 | 121 |
Khu khác..... | 10 | 35 | 46 | 214 |
Khách nội địa | 30.580 | 32.320 | 34.750 | 107,5 |
Khu Vresort | 6.727 | 7.453 | 9.313 | 118 |
Khu suối khoáng | 20.916 | 20.671 | 21.180 | 101 |
Khu Thác Bạc Long Cung | 2.752 | 4895 | 5.629 | 143 |
85 | 128 | 136 | 126 | |
Tổng lượt khách | 32.142 | 34.537 | 37.000 | 107 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Kim Bôi nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch quan trọng, gần các tỉnh có thế mạnh về du lịch (Hà Nội, Ninh Bình) đây là những thuận lợi để thu hút nguồn khách cũng như việc kết nối tour.
Thông qua bảng về tình hình lượt khách đến trong giai đoạn 2005 – 2007 ta nhận thấy nguồn khách đến Kim Bôi ngày một tăng. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng và thế mạnh thì hoạt động của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Bảng 4.4 cho thấy lượt khách đến hàng năm là khá ổn định, mức tăng trưởng bình quân năm đạt 7% trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế trong ba năm là 26%, khách nội địa là 7,5%. Đa số khách du lịch tới Kim Bôi là khách đến nghỉ ngơi giải trí hoặc khách kết hợp nghỉ ngơi giải trí với công việc; cũng có đoàn khách vừa kết hợp thăm thân cùng với nghỉ ngơi giải trí. Mặt khác, thông qua bảng về sự biến động khách hàng năm của huyện ta nhận thấy chiếm tỷ trọng lớn là khách nội địa. Khách nội địa tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%. Khách thường đi theo đoàn tới nhiều điểm để tham quan vì vậy, tỷ lệ khách lưu trú so với tỷ lệ khách tham quan thường là rất nhỏ cụ thể khách lưu trú chỉ chiếm 11,48% năm 2005 sang đến năm 2006 tỷ lệ khách lưu trú tăng lên 15,99% và 18,04% là tỷ lệ khách lưu trú năm 2007 (được thể hiện trên bảng 4.5). Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh thu từ du lịch. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên đây không những là nơi tham quan cuối tuần cho người dân thủ đô, mà còn thu hút được nhiều du khách trong cả nước. Mặt khác, ta nhận thấy lượng khách mục tiêu của khu du lịch là khách nội địa nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của khách nội địa là 7,5% thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của khách quốc tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế là 26% cao hơn rất nhiều so
với khách nội địa, tuy nhiên mức tăng này lại chủ yếu ở khu V-Resort còn khu Suối Khoáng nơi có thể tiếp một lượng lớn khách thì tốc độ tăng lại không nhiều. Khách quốc tế tuy không phải là khách hàng mục tiêu nhưng lại là một thị trường có thể cho doanh thu lớn, vì đây là những du khách sẵn sàng chi trả cao và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt. Tuy nhiên, số du khách này lại không tăng mạnh ở khu Suối Khoáng và Thác Bạc Long Cung. Nguyên nhân mà các điểm du lịch trên chưa hấp dẫn du khách có thể là do trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ở các nơi trên còn yếu, tại các khu du lịch chưa có bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài, các tờ quảng cáo cũng chỉ toàn là tiếng việt, chất lượng cơ sở lưu trú, dịch vụ còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của khách.
Tình hình biến động thời gian lưu trú của khách
Lượng khách lưu trú tại khu du lịch là một trong những yếu tố nói nên mức độ hấp dẫn tại điểm du lịch. Nếu một điểm du lịch có lượng khách lưu trú cao điều này chứng tỏ đây là nơi hấp dẫn du khách và ngược lại ở điểm du lịch nào thời gian lưu trú của khách thấp thì điểm du lịch đó vẫn chưa có những giải pháp đúng đắn để thu hút khách du lịch. Tại ba điểm du lịch của Kim Bôi nhìn chung thời gian lưu trú của khách là rất thấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh thu từ du lịch.
Bảng 4.5: Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2005-2007
ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | |
Số lượt khách tham quan | Lượt khách | 32.142 | 34.537 | 37.000 |
Số lượt khách lưu trú | Lượt khách | 3690 | 5522 | 6675 |
Tỷ lệ khách lưu trú | Tỷ lệ % | 11,48 | 15,99 | 18,04 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Số lượng khách quốc tế ngày càng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên mức tăng chủ yếu vẫn là 2 khu V-Resort và Suối khoáng còn lại Thác Bạc Long Cung và một số nơi khác số lượng khách quốc tế hầu như không có. Vậy đâu
là nguyên nhân?
Hơn nữa cơ sở lưu trú của Kim Bôi chỉ ở mức trung bình không có nhiều khách sạn đạt chuẩn quốc tế, trang thiết bị sử dụng trong phòng nghỉ chỉ ở mức bình dân nhiều phòng nghỉ chỉ có quạt điện không có điều hoà vì vậy mà không hấp dẫn khách quốc tế lưu lại.
Mặc dù số khách đến Kim Bôi vẫn tăng nhưng số ngày lưu trú bình quân lại rất thấp, khách du lịch đến Kim Bôi chủ yếu vẫn là tham quan, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ không vượt quá 20%, vì vậy mà mức chi tiêu bình quân trên một du khách là rất thấp. Du khách đến Kim Bôi du lịch chủ yếu là đến từ Hà Nội, vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thời gian lưu trú của khách ít.
Tình hình biến động cơ cấu khách du lịch
Khi xét về cơ cấu khách du lịch ta chia làm hai loại đó là khách nội địa và khách quốc tế. Để hiểu tỷ lệ khách nội địa và khách quốc tế cơ cấu ra sao ta xem xét bảng 4.6 sau:
Năm ĐVT | Năm 2005 | Năm 2006 | Năm 2007 |
Khách quốc tế Lượt khách | 1.420 | 1.680 | 2.250 |
Tỷ lệ khách quốc tế so % | 4,64 | 5,2 | 6,47 |
Khách nội địa Lượt khách | 30.580 | 32.320 | 34.750 |
Tỷ lệ khách nội địa so với tổng lượt khách % | 95,36 | 94,8 | 93,53 |
Tổng lượt khách Lượt khách | 32.142 | 34.537 | 37.000 |
Bảng 4.6: Cơ cấu khách đến Kim Bôi giai đoạn 2005-2007
Địa điểm
với tổng lượt khách
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Nhìn trên biểu đồ cơ cấu khách đến trong năm ta nhận thấy cơ cấu du khách đến trong giai đoạn 2005-2007 có thay đổi. Cụ thể cơ cấu khách quốc
tế có tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 tỷ lệ khách quốc tế đến Kim Bôi tăng 1,84%, điều đó chứng tỏ du lịch Kim Bôi có phát triển và định hướng phát triển du lịch Kim Bôi phần nào đã đi đúng hướng, tuy nhiên sự phát triển du lịch tại Kim Bôi vẫn còn chậm vì lượng khách đến Kim Bôi có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao.
Du khách có thể đến Suối khoáng Kim Bôi các mùa trong năm vì du lịch ở Suối Khoáng thường không bị ảnh hưởng của thời tiết. Nhưng trên thực tế, du lịch ở Kim Bôi vẫn bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, du khách đến Kim Bôi thường tập trung vào các tháng 6, 7 và được thể hiện thông qua số liệu sau:
Bảng 4.7: Tình hình lượng khách đến các tháng trong năm 2007
Suối khoáng | V-Resort | Thác Bạc Long Cung | |
1 | 174 | - | - |
2 | 695 | - | - |
3 | 1.216 | 371 | - |
4 | 2.085 | 578 | 847 |
5 | 4.170 | 1.011 | 2.965 |
6 | 8.688 | 2.673 | 6.884 |
7 | 9.730 | 3.371 | 7.773 |
8 | 4.344 | 899 | 1.906 |
9 | 1.216 | 255 | 419 |
10 | 1.321 | 101 | 127 |
11 | 765 | 54 | 258 |
12 | 348 | - | - |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
§å thÞ 01: TÝnh mïa vô trong du lÞch
Suối khoáng Thác bạc Long Cung V-Resort |
Lượt khách
Suối khoáng Kim Bôi có thể thu hút khách tất cả các mùa trong năm không bị ảnh h−ởng bởi yều tố thời tiềt, lẽ ra đây là một điểm mạnh trong khu du lịch này. Nhưng trên thực tề không chỉ có Suối khoáng mà tất cả các khu du lịch trong huyện Kim Bôi đều có tính mùa vụ. Nhìn trên đồ thị ta nhận thấy tháng 6, tháng 7 đây là thời điểm đông khách nhất các tháng còn lại lượng khách giảm dần. Nguyên nhân dẫn tới tính mùa vụ trong năm tại khu du lịch Kim Bôi là do lượng khách đền Kim Bôi thường đi theo đoàn, các đoàn này có thể là cán bộ công chức, các doanh nghiệp, các gia đình có con trong độ tuổi
đi học. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh thu cđa các khu du lịch.
Bảng 4.8: Tình hình về doanh thu du lịch cđa huyện Kim Bôi giai
đoạn 2005 - 2007
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
Triệu
TĐBQ (%)
Tổng doanh thu du lịch x:
đồng
1887 2144 2709 -