Chúng Tôi Đến Đây Là Để Nghỉ Dưỡng, Khí Hậu Ở Đây Trong Lành, Mát Mẻ, Không Gian Thoáng Đãng, Yên Tĩnh Phù Hợp Với Những Người Cao Tuổi Như Chúng

chợ, triển lãm du lịch. Thành lập quỹ để phát hành những xuất bản phẩm, ấn phẩm, tuyên truyền quảng cáo. Tham gia vào những hoạt động từ thiện, mở cuộc tìm hiểu về môi trường, thắng cảnh Kim Bôi.

Thực tế cho thấy khách du lịch quốc tế đến khu vực này thường đi cùng với người Việt, có thể là hướng dẫn viên du lịch, có thể là bạn bè dẫn đi cùng. Điều đó cho thấy khách du lịch này ít biết đến những điểm du lịch qua các thông tin khác nhau.

Vậy trước mắt cần có liên kết với đại lý du lịch, lâu dài cần có đại lý du lịch riêng của khu vực này, hiện tại khu suối khoáng Kim Bôi, V-Resort đều có trang web riêng thông tin trên các trang web này đều rất sơ sài (được thể hiện trên phụ biểu 01) còn khu Thác Bạc Long Cung thì chưa có website nên phải quảng cáo nhờ website của www.Đongtamxanh.com.vn. Như vậy đây là một trong những yếu kém cần khắc phục của các khu du lịch đặc biệt là khu Thác Bạc Long Cung. Và nếu như du khách chưa biết đến các đại danh trên khi vào trang tìm kiếm thì thông tin của các khu du lịch trên là chưa có trừ khu Suối Khoáng Kim Bôi. Vì vậy, cần có thiết kế trang web riêng về DLST Kim Bôi. Trên phương diện quốc gia cần tạo thêm những cơ hội và điều kiện cho xúc tiến quảng bá du lịch, hình thành và nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam. Chủ động trong hợp tác quốc tế, phải nắm bắt được xu thế vận động của từng loại thị trường. Cần có đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài.

Và nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO thì ngành du lịch huyện cũng phải hội nhập, bên cạnh đó địa phương cũng đang có những thuận lợi nhất định là các danh lam thắng cảnh, cả lễ hội đặc trưng, làng nghề truyền thống của người Mường. …Cần nắm rò đặc điểm tiêu dùng của du khách ở những thị trường này (Như thường kết hợp đi tham quan nhiều điểm, thường đi theo đoàn đông từ 10 người trở lên, thường thích đi đến những nơi vừa có phong cảnh đẹp và kết hợp với du lịch tâm linh).

Khi chưa có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tại địa bàn thì phần lớn khách dựa vào các tour của doanh nghiệp ngoài, vì vậy lượng khách có hạn.

Nhìn chung công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường DLST trong thời gian vừa qua tuy có nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Mặt quảng bá, chủ yếu thông qua trang web của báo Hoà Bình online, chưa có những kênh thông tin riêng của huyện.

Nhiệm vụ của người quản lý là lôi kéo được các thành phần này tham gia, có thể lập thành hội DLST Kim Bôi, từ đó để liên kết các điểm du lịch với nhau, kéo dài thời gian lưu trú của khách. Lập các kênh thông tin như trang web, xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền, quảng cáo, sách hướng dẫn…Tổ chức và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn tham dự các hội chợ, hội nghị, hội thảo…

Xác định thị trường mục tiêu của huyện từ đó có chiến lược kinh doanh cụ thể. Ở Kim Bôi thị trường mục tiêu chủ yếu là khách nội địa (chiếm khoảng 90%) trong đó du khách tới chủ yếu là Hà Nội (gần 80%).

Hộp 5: Ý kiến khách hàng về độ hấp dẫn của điểm du lịch sinh thái


1. Chúng tôi không ngờ rằng ở Hoà Bình lại có một nơi như thế này, không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh mà lại đẹp.

Theo anh Phạm Gia Khánh – Hà Nội

2. Chúng em là học sinh nên đi du lịch cùng bạn bè ở nơi này thật tuyệt, rất phù hợp với độ tuổi bọn em.(Khu Thác Bạc Long Cung)

Theo em: Phạm Minh Hằng học sinh cấp 3 Hà Tây

3. Chúng tôi đến đây là để nghỉ dưỡng, khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ, không gian thoáng đãng, yên tĩnh phù hợp với những người cao tuổi như chúng tôi.

Theo ông: Lê Minh Quang 72 tuổi, Hà Nội

Bảng 4.13: Đánh giá về các yếu tố hấp dẫn của điểm DLST qua ý

kiến khách

TBC

Rất hấp Trung Ít hÊp Kh«ng

Các yếu tố hấp dẫn 3,21

hấp dẫn bình dÉn hÊp


(®iÓm)





dÉn

C¶nh quan thiªn nhiªn

3,7

8,92

72,64

14,99

3,45

-

Suối khoáng

3,6

6,25

67,09

21,82

4,84

-

V-Resort

4,1

15,76

69,41

13,03

1,80

-

Thác Bạc Long Cung

3,4

12,60

68,32

15,47

3,61

-

Khí hậu

3,9

3,60

68,31

28,09

-

-

Suối khoáng

3,8

-

66,31

31,56

2,13

-

V-Resort

4,5

-

71,13

25,89

2,98

-

Thác Bạc Long Cung

4,1

-

69,23

27,06

3,71

-

Đặc trưng văn hoá địa phương

2,6

-

24,86

54,86

20,28

-

Suối khoáng

2,5

-

26,05

56,32

17,63

-

V-Resort

2,4

-

22,56

54,80

22,64

-

Thác Bạc Long Cung

2,8

-

25,42

52,86

21,72

-

Chất lượng dịch vụ

1,7

-

6,8

30,80

23,65

37,35

Suối khoáng

1,2

-

-

42,80

32,54

24,66

V-Resort

3,2

-

22,80

34,67

42,53

-

Thác Bạc Long Cung

0,9

-

-

14,24

41,65

44,11

Chất lượng môi trường

4,2

-

42,08

54,12

3,80

-

Suối khoáng

4,6

-

44,10

52,46

3,44

-

V-Resort

4,4

-

42,80

56,28

0,92

-

Thác Bạc Long Cung

3,5

-

38,35

54,10

7,55

-

An toàn

4,2

-

62,07

34,81

3,12

-

Suối khoáng

4,5

-

65,36

31,24

3,40

-

V-Resort

4,2

-

66,24

30,84

2,92

-

Thác Bạc Long Cung

3,8

-

60,04

38,90

1,06

-

Giá cả

2,2

-

12,05

76,85

11,10

-

Suối khoáng

2,7

-

14,60

79,50

5,90

-

V-Resort

1,8

-

10,24

69,24

14,10

6,42

Thác Bạc Long Cung

2,2

-

12,32

77,21

10,47

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 13

ĐVT: %


dẫn


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Ghi chú: 4-5: rất hấp dẫn; 3-4 hấp dẫn; 2-3 hấp dẫn; 1-2 ít hấp dẫn; 0-1 không hấp dẫn

Như vậy đánh giá chung của điểm DLST qua du khách là hấp dẫn tương ứng với số điểm là 3,21. Và mức độ đánh giá từng tiêu chí một được thể hiện cụ thể trên bảng. Nhìn chung cảm nhận của du khách về yếu tố hấp dẫn của điểm du lịch là hấp dẫn: ở mức rất hấp dẫn có 8,92% số du khách được hỏi, ở mức hấp dẫn có 72,64% số khách đồng ý cho mức điểm bình quân là 3,7.

Riêng có sự đa dạng chất lượng dịch vụ, đặc trưng văn hoá được du khách cảm nhận chỉ ở mức trung bình và kém là chủ yếu. Vậy cần có biện pháp để nâng cao những đặc điểm này, bởi văn hoá địa phương cũng là một lợi thế để đưa du lịch Kim Bôi phát triển.

Cái được du khách cảm nhận là tốt và cho ở mức 4,2 điểm là chất lượng môi trường và độ an toàn.

Cảnh quan thiên nhiên và khí hậu được du khách đánh giá là hấp dẫn với mức điểm tương ứng là 3,7 và 3,9. Như vậy, tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi để Kim Bôi có thể phát triển DLST.

Bảng 4.14: Ý kiến của khách về sở thích tham gia loại hình sinh thái


Cơ cấu (%)


3

2

1

Nam

Nữ


Tắm khoáng

100

100

100

100

100

100

Hoạt động thể thao

8,58

31,72

22,01

41,97

28,64

25,8

Bơi thuyền

2,85

33,81

61,75

72,26

54,53

58,9

Câu cá

32,54

45,8

47,44

66,51

12,17

44,6

Leo núi

-

12,41

69,04

49,02

22,43

35,6

Cắm trại

4,12

38,26

92,12

33,54

30,62

31,7

Đi dạo

90,06

11,66

22,46

14,21

63,67

43,7

Đi bộ xuyên rừng

-

2,68

16,27

15,45

7,61

12,5

Tham gia hoạt động của bà con 22,85

11,87

12,07

12,85

36,87

11,8

Loại hình

Tuổi Giới tính

Chung


(trồng cây, ngủ tại nhà dân)


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều

Ghi chú: 3: Nhóm du khách trong độ tuổi nghỉ hưu

2: Nhóm du khách trong độ tuổi từ 25-55

1: Nhóm du khách trong độ tuổi học sinh, sinh viên


Trong giai đoạn đầu của khu DLST, theo kết quả từ phiếu phỏng vấn du khách chúng tôi đưa ra một số loại hình sinh thái để khách lựa chọn và để có thể đáp ứng. Nhận định chung về phía du khách cho thấy 100% số du khách được hỏi đều mong muốn tắm nước khoáng còn 58,9% số du khách được hỏi thích hoạt động bơi thuyền, câu cá 44,6%, cắm trại 31,7%, leo núi 35,6%, đi dạo 43,7%. Với tài nguyên du lịch: rừng được bao quanh bởi hệ thống hồ nước là điều kiện tốt để có được những loại hình DLST này. Từ bảng trên cho thấy loại hình tham gia hoạt động của bà con như ngủ tại nhà dân, hay tham gia hoạt động trồng rừng, trồng rau sạch… có 11,8%. Đây là khả năng tiềm tàng mà khu du lịch có thể đáp ứng.

Ngoài ra xét theo cơ cấu tuổi hoặc giới tính ta nhận thấy nhóm du khách trong độ tuổi nghỉ hưu thường thích các hoạt động mang tính chất nhẹ nhàng như đi dạo, câu cá hoặc tham gia các hoạt động của bà con như trồng cây,... Còn nhóm tuổi học sinh, sinh viên thì lại thích các hoạt động mạnh, ưu mạo hiểm như hoạt động thể thao, leo núi, bơi thuyền, cắm trại,... Khi xem xét theo giới tính thì ta lại thấy thông thường giới tính nam ưa các hoạt động phiêu lưu mạo hiểm như: hoạt động thể thao, bơi thuyền, leo núi, cắm trại. Còn giới nữ thì thích các hoạt động mang tính nhẹ nhàng hơn như: bơi thuyền, cắm trại, đi dạo hay tham gia các hoạt động cùng bà con. Thông qua việc phân nhỏ thành cơ cấu tuổi, giới tính về các hoạt động DLST giúp cho các nhà quản lý các khu du lịch có định hướng đúng đắn hơn để đa dạng hoá các loại hình vui chơi, giải trí làm hài lòng du khách.

Thực tế với quá trình CNH – HĐH và tốc độ đô thị hoá không chỉ đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác thì việc con người

muốn trở về với thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên, đến những nơi vẫn còn nguyên sơ để hoà mình với cuộc sống của người dân bản địa có xu hướng ngày một tăng. Nhất là đây là loại hình rất hấp dẫn đối với du khách nước ngoài có điều kiện nghỉ và sinh hoạt cùng với người dân bản địa, mô hình nhà dân cho khách thuê nghỉ nếu đầy đủ tiện nghi và các thiết bị sinh hoạt tối thiểu cũng như các công trình vệ sinh điện, nước sạch đáp ứng được sinh hoạt của khách thì đây lại là mô hình hấp dẫn du khách hơn cả mà mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người dân địa phương. Và chính những hoạt động như thế này gián tiếp góp phần ý thức bảo vệ môi trường đối với du khách cũng như người dân địa phương.

Về lâu dài, có thể đưa ra loại hình sinh thái phù hợp với nhu cầu của khách đòi hỏi nghiên cứu thị trường về loại hình DLST để đáp ứng cho phù hợp. Sản phẩm DLST dễ trùng lặp ở nhiều điểm vậy từ nhu cầu và đặc điểm của địa phương phải có sản phẩm du lịch đặc trưng.

* Quan điểm của các điểm DL về phương thức phát triển DLST

Để có được kết quả tổng hợp liên quan đến quan điểm của các điểm DL về phương thức phát triển du lịch sinh thái, chúng tôi đưa ra các bảng hỏi và kết quả được phân tích như trong bảng 4.15.

Về phương thức phát triển du lịch sinh thái, các điểm DL tập trung rất nhiều vào nhu cầu của du khách. Họ chú trọng vào việc tăng lòng tin của du khách (81,1%), tăng sự gắn bó của khách hàng đối với điểm DL (72,7%), phát triển kiến thức về kỹ năng cho nhân viên trong điểm DL (72,7%) và hoạt động marketing để thu hút khách (80,0%) và phát triển bền vững trong các hoạt động của điểm DL (72,7%). Có thể thấy rằng nhu cầu của du khách rất được đề cao. Trong trường hợp phục vụ cho khách du lịch sinh thái thì việc tìm cách tăng lòng tin của họ vào sản phẩm và hoạt động của điểm DL vô cùng có lợi cho môi trường, vì loại khách

này rất khắt khe khi chọn lựa các sản phẩm du lịch.

Bảng 4.15: Các vấn đề mà các điểm du lịch chú trọng trong hoạt

động DLST


TBC 4 3 2 1 0

Các vấn đề

3,48 % % % % %


Các hoạt động Marketing

3,80

80,0

20,0

0

0

0

Thiết kế và quảng bá hình ảnh của điểm DL

3,55

63,6

27,3

9,1

0

0

Hoạt động kinh doanh

3,55

54,5

45,5

0

0

0

Phát triển các mối quan hệ xã hội

3,36

63,6

18,2

9,1

9,1

0

Tăng lòng tin của du khách

3,82

81,8

18,2

0

0

0

Tăng sự gắn bó của khách đối với điểm DL

3,73

72,7

27,3

0

0

0

Phát triển kiến thức về kỹ năng cho nhân


3,73


72,7


27,3


0


0


0

viên trong điểm DL







Các hoạt động diễn giải về DLST

3,09

45,5

27,3

18,2

9,1

0

Hoạt động bảo vệ môi trường

3,55

54,5

45,5

0

0

0

Sự tham gia của dân cư địa phương vào







2,55

18,2

45,5

18,2

9,1

9,1

các hoạt động của điểm DL








Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Ghi chú: 4 = Rất quan trọng, 3 =Quan trọng, 2 = ít quan trọng, 1= Hoàn toàn không quan trọng, 0 = Không đánh giá

Tuy vậy, các hoạt động liên quan trực tiếp đến du lịch sinh thái như hoạt động bảo vệ môi trường, hay việc người dân tham gia vào các hoạt động du lịch vẫn còn ít được coi là vấn đề quan trọng đối với các điểm DL.

Phương thức mà các điểm DL hướng tới chính là phát triển du lịch sinh thái theo hướng kinh tế, tức là đặt mục tiêu kinh tế lên trên, mặc dù vẫn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái là phải có trách nhiệm với môi trường. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì họ là những nhà kinh doanh, lợi nhuận đóng vai trò

vô cùng quan trọng và gần như là quyết định.

Đa số các công ty lữ hành có nhu cầu đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái, hơn hẳn so với các công ty kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhu cầu đầu tư vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và văn hóa bản địa cũng rất lớn. Đây chính là cơ hội thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm và cơ hội để người dân tham gia trực tiếp vào du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

4.2.4.6 Cộng đồng địa phương và vấn đề phát triển du lịch sinh thái

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái là hết sức quan trọng. Vì theo cách tiếp cận mà các khu du lịch nói riêng và của tỉnh nói chung hướng tới, thì dân cư và các tổ chức địa phương đóng vai trò là người hỗ trợ thực hiện phát triển loại hình du lịch này. Không ai hiểu hơn dân cư bản địa về những gì họ có để giữ gìn và phát huy. Khoảng gần 100% các tổ chức được hỏi đồng ý với việc cộng đồng địa phương tham gia một cách tích cực vào phát triển du lịch sinh thái. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả là khoảng 100% các tổ chức và thành viên của tổ chức muốn các khu du lịch phát triển loại hình du lịch này để họ có cơ hội tham gia.

Khi được hỏi có muốn khu vực Suối Khoáng, Thác Bạc Long Cung hay Thác Mặt trời trở thành khu du lịch sinh thái nổi tiếng của địa phương không, thì có gần 100% các tổ chức trả lời là có. Điều này thể hiện rằng, đây không chỉ là mong muốn của các cấp chính quyền mà còn là mong muốn của địa phương và của dân cư bản địa. Với phương thức phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa cộng đồng, mà các khu du lịch cũng như chính quyền địa phương xác định, việc ủng hộ của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện tính nhất trí cao và chắc chắn sẽ là tiền đề quan trọng khi triển khai phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

Ngày đăng: 08/08/2022