Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 17

một yêu cầu cấp bách, không chỉ đảm bảo cho sự phát triển DLST bền vững mà còn có cả ý nghĩa kinh tế - xã hội, giải pháp này có tính cốt lòi đảm bảo cho sự thành công của du lịch bền vững ở Việt Nam.

Với quan điểm: phát triển cơ sở hạ tầng đến các điểm DLST và tại các điểm DLST cần sử dụng tối đa các yếu tố sẵn có của địa phương. Trước mắt, tập trung giải quyết tốt các điều kiện tối cần thiết như điện, nước, đường giao thông, quản lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu, điểm DLST. Tăng cường huy động vốn, đầu tư hiệu quả nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.

Khuyến khích cộng đồng địa phương và doanh nghiệp tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nội vùng, liên vùng nhằm triển khai hiệu quả “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng, đất rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lâm luật, khai thác không đúng mục đích.

Với các đường trong thôn xã, có chính sách để người dân cùng tham gia.

Vậy, các khu DLST xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng. Về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục cho người dân về ý thức vệ sinh môi trường thì cần giải quyết vệ sinh phân rác và chất thải rắn: Thu gom, vận chuyển về nơi xử lý chất thải rắn bằng các hình thức tổ chức và phương tiện phù hợp theo quy định của cơ quan quản lý vệ sinh môi trường. Còn trong khu DLST, bên cạnh việc giáo dục ý thức cho cộng đồng và khách du lịch, có thể thiết kế các thùng đựng rác phù hợp để khách vừa tiện để lại không làm mất mỹ quan.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Hệ thống này vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với

đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó.

- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Giải pháp quan trọng thúc đẩy động cơ đi du lịch của khách vì đó là điều kiện quan trọng để tổ chức các hoạt động du lịch, góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời nâng cao tính đặc thù cho điểm đến DLST. Trong thời gian tới, cần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, song phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mang phong cách đặc trưng, tạo tính độc đáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

+ Về loại hình lưu trú: Kim Bôi có lợi thế là những ngôi nhà sàn mang nét đặc trưng dân tộc vì vậy các khu du lịch nên đầu tư phát triển các ngôi nhà sinh thái với chi phí thấp, mô phỏng theo kiến trúc địa phương tạo ấn tượng cho khách về tính đặc trưng bản địa, sử dụng vật liệu tranh, tre, nứa lá tại địa phương; các điểm cắm trại, chòi quan sát cần được khảo sát kỹ càng, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, khuyến khích phát triển các làng sinh thái phục vụ du lịch với hình thức lưu trú tại nhà dân.

+ Xây dựng những trung tâm hội thảo hội nghị với quy mô vừa đủ với các phương tiện nghe nhìn và trang thiết bị hội thảo.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 17

+ Về các cơ sở dịch vụ ăn uống: tại các khu du lịch sinh thái ở Kim Bôi các cơ sở dịch vụ ăn uống rất ít chưa phát huy lợi thế đặc trưng về ẩm thực phong phú vì vậy có thể được bố trí lồng ghép trong khu vực lưu trú. Có thể thiết kế các quán ăn nhanh để phục vụ khách tham quan ở khu vực bên ngoài.

+ Tại các điểm DLST cần được đầu tư phát triển các phương tiện thông tin liên lạc cần thiết, hoàn thiện hệ thống các biển hiệu và bảng chỉ dẫn, các nhà vệ sinh và các thùng rác sinh thải bố trí theo phong cách kiến trúc độc đáo phù hợp với cảnh quan thiên nhiên (các bảng chỉ dẫn cần phải có ít nhất là 2 ngôn ngữ nên để 2 loại ngôn ngữ Việt - Anh vì tiếng Anh phổ biến hơn), xây dựng mạng lưới đường đi nước thải.

4.3.2.2 Nâng cao nguồn nhân lực DLST

Hiện nay không chỉ chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong DLST mà chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch nói chung tại Việt Nam chưa cao. Nguồn nhân lực trong du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi cũng không ngoại lệ. Số lao động phục vụ trong du lịch được qua đào tạo là rất thấp (khoảng 10%) vì thế đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với các khu du lịch. Đối với nguồn lực quản lý của địa phương nên có cán bộ chuyên trách về vấn đề này. Trong xu thế hội nhập nguồn nhân lực chất lượng cao là rất quí giá. Một thực tế cho thấy lực lượng lao động trên địa bàn huyện vừa thiếu chuyên môn vừa yếu ngoại ngữ.

Nếu như ở các khu du lịch như Hạ Lọng, Huế, Đà Nẵng nhân viên khách sạn, người bán hàng rong hay các quán cơm bình dân tất cả họ đều biết ít nhất ba ngoại ngữ là Anh, Trung, Pháp thì ở Kim Bôi đội ngũ lao động làm trong ngành du lịch trình độ tiếng Anh rất yếu. Vì vậy công tác tăng cường đào tạo nguồn nhân lực là hết sức cần thiết (đối với cộng đồng dân cư tại điểm DLST cần tập huấn một cách chuyên nghiệp để họ tham gia vào việc tạo sản phẩm dịch vụ và quá trình phục vụ khách. Họ cũng cần phải được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có thái độ giao tiếp ứng xử phục vụ khách đúng đắn, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Chỉ có như vậy mới bổ sung một cách hiệu quả nguồn nhân lực DLST), các doanh nghiệp cần có chính sách sử dụng lao động hợp lý.

Số lao động làm trong ngành du lịch của huyện chưa qua đào tạo chiếm trên 90%, vì vậy mức độ đáp ứng yêu cầu công việc có hạn, không theo kịp tốc độ phát triển của ngành, làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch. Do đó, huyện nên kết hợp với chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch mở những lớp giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức cho cộng đồng dân cư về phát triển du lịch. Đồng thời cần có những chính sách ưu đãi để thu

hút nhân tài về phục vụ cho du lịch địa phương.


4.3.2.3 Công tác quy hoạch

Trước mắt, ủng hộ các trường hợp không có mục đích mua đi bán lại kiếm lợi, không phá rừng, làm trang trại phục vụ văn hoá tinh thần.

Hoàn thiện quy hoạch DLST bền vững theo hướng cộng đồng

DLST không thể phát triển một cách tự phát mà cần được quy hoạch một cách thận trọng, khoa học. Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch chi tiết nhiều vùng có tiềm năng tài nguyên DLST để phục vụ cho mục đích phát triển hầu như mới ở giai đoạn triển khai, thiếu tính tổng thể và chưa theo hướng cộng đồng. Chính vì thế, chưa tạo ra đầy đủ căn cứ khoa học cho các dự án đầu tư, việc khai thác tiềm năng DLST kém hiệu quả, chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Vấn đề cốt lòi để DLST phát triển bền vững, hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương là cần quy hoạch chi tiết phát triển các tuyến, điểm cấp quốc gia và cấp địa phương trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững và theo hướng cộng đồng.

*Khi tiến hành lập quy hoạch chi tiết điểm DLST cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Quy hoạch DLST phải căn cứ vào nhu cầu thị trường nguồn khách, định hướng sản phẩm dịch vụ DLST đảm bảo tính hấp dẫn, đặc thù cho địa phương trên cơ sở tiềm năng và xu hướng phát triển nhu cầu của khách.

+ Cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương với các tổ chức bộ ngành chức năng, các chuyên gia quy hoạch du lịch, chuyên gia sinh thái học và quản lý môi trường trong và ngoài nước để đảm bảo tính khả thi của các dự án.

+ Quy hoạch phát triển DLST dựa trên quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của cả nước đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với giao thông vận chuyển, với quy hoạch đô thị, phòng chống thiên tai, phù hợp với văn bản pháp quy của Nhà nước.

+ Tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc của phát triển bền vững, giảm sự tiêu thụ qua mức và giảm chất thải, duy trì tính đa dạng, hợp nhất vào quá trình quy hoạch, hỗ trợ kinh tế địa phương, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị có trách nhiệm.

+ Quy hoạch các mạng lưới các vườn cây chuyên canh, vườn hoa, vườn quả, trang trại cho mục đích DLST. Phải phù hợp đặc điểm tự nhiên của địa phương.

+ Ngoài ra, địa phương cần quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ phù hợp, tạo thuận lợi cho việc khai thác các tài nguyên DLST. Các bến thuyền, bãi đỗ theo các cung độ trong các tuyến DLST của địa phương và quản lý đảm bảo vệ sinh và an toàn, mạng lưới giao thông địa phương thuận tiện cho việc tiếp cận các điểm DLST, phải tổ chức các điểm dịch vụ lưu trú, ăn uống có trật tự, nề nếp, tránh hiện tượng bung ra tràn lan không quản lý và điều khiển được.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động quy hoạch, cần tiến hành thẩm định nhằm đánh giá quy hoạch phát triển DLST đối với sự phát triển bền vững của địa phương. Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch, tăng cường quản lý giám sát hoạt động DLST theo quy hoạch với đại diện của những thành phần có liên quan như đại diện ban quản lý khu du lịch… để đảm bảo các hoạt động không vi phạm các nguyên tắc quy hoạch và không đi quá giới hạn cho phép.

Với mục tiêu DLST thành loại hình du lịch mang lại hiệu quả nhiều mặt góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn thiên nhiên, môi trường.

4.3.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một trong những nguyên nhân hấp dẫn du khách. Vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi thông tin khi khách

hàng không thoả mãn như: thu thập thông tin từ các báo cáo hàng kỳ, thu thập ý kiến cá nhân bằng các phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân phát cho khách hoặc phỏng vấn trực tiếp…

Thực tế với quá trình CNH – HĐH và tốc độ đô thị hoá không chỉ đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác thì việc con người muốn trở về với thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên, đến những nơi vẫn còn nguyên sơ để hoà mình với cuộc sống của người dân bản địa có xu hướng ngày một tăng. Nhất là đây là loại hình rất hấp dẫn đối với du khách nước ngoài có điều kiện nghỉ và sinh hoạt cùng với người dân bản địa, mô hình nhà dân cho khách thuê nghỉ nếu đầy đủ tiện nghi và các thiết bị sinh hoạt tối thiểu cũng như các công trình vệ sinh điện, nước sạch đáp ứng được sinh hoạt của khách thì đây lại là mô hình hấp dẫn du khách hơn cả mà mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người dân địa phương. Và chính những hoạt động như thế này gián tiếp góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với du khách cũng như người dân địa phương.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST

Mọi người nhận thức được rằng, chất lượng là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời xác định nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là cần thiết và là nhiệm vụ trọng tâm.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công việc bằng việc lấy ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ… để đánh giá đúng thực trạng chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và xử lý tốt mọi phàn nàn của khách. Có phương pháp thích hợp để lấy ý kiến của khách.

Chất lượng sản phẩm cũng gắn liền với việc đảm bảo an toàn


4.3.2.5 Phát triển tuyến, điểm du lịch

Sự hấp dẫn của khu du lịch sinh thái phụ thuộc rất lớn vào sự hấp dẫn của điểm du lịch, số lượng các tuyến du lịch. Nếu ở địa phương nào có

nhiều tuyến du lịch thì sẽ hấp dẫn du khách tới. Qua số liệu phân tích phần trên về sự phát triển tuyến, điểm DLST chúng ta thấy Kim Bôi có lợi thế là có nhiều điểm tham quan DLST mà khách có thể kết hợp tham quan. Nhưng vấn đề đặt ra: phần lớn khách coi đây là một trong số những điểm đến của họ, trong khi đó họ chỉ tham quan trong ngày và tới 65,7% khách chỉ tham quan một điểm DLST.

Vậy, chúng ta trên phương diện là doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đầu tư những cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống những nhà nghỉ…lâu dài tăng số lượng sản phẩm du lịch (kết hợp các hình thức như leo núi, cắm trại…) để lôi kéo khách, tăng chi tiêu của khách.

Đối với nhóm du khách coi là điểm đến chính, tăng cường sự hấp dẫn của điểm đến và dịch vụ khác nhau ở mỗi điểm để lôi cuốn khách, ngoài ra mỗi điểm đến có chương trình khuyến mại phù hợp để khách trở lại lần sau.

Bên cạnh đó chính quyền địa phương đầu tư vào hệ thống giao thông liên kết giữa các điểm DLST cần được nâng cấp, cải tạo, trồng hệ thống cây xanh ven đường không chỉ tạo con đường mát mà còn phải thẩm mỹ, tạo tâm lý thoải mái cho du khách.

Hầu hết các tỉnh, thành phố đã tận dụng các tiềm năng tài nguyên biển, sông, hồ, kênh rạch, miệt vườn để tạo ra những điểm DLST với sự đa dạng các sản phẩm DLST. Hiện nay, tại một số tỉnh đã có quy hoạch và đang triển khai thực hiện mở rộng các tuyến điểm du lịch. Hoà Bình ngày càng xuất hiện nhiều các vườn sinh thái.

Thứ hai, bước đầu xuất hiện đầu tư tư nhân vào các dự án DLST theo hướng cộng đồng góp phần làm cho mạng lưới các điểm DLST tăng mạnh.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Tham quan phong cảnh, sử dụng các hình thức lưu trú mạo hiểm, hoang dã, du lịch cộng đồng bằng hình thức 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia

một số sinh hoạt có tính cộng đồng như các lễ hội, các hoạt động thể thao mới, hoạt động vui chơi giải trú (đạp xe, leo núi)).

Các hình thức du lịch sinh thái đồng bằng: thăm phong cảnh đồng quê với những chuyến du khảo đồng quê, ẩm thực dân gian thưởng thức các đặc sản vùng quê như các loại rau, quả, thăm trang trại, câu cá là dịch vụ được phát triển trong thời gian gần đây ở các vườn sinh thái phục vụ số lượng đông đảo khách nội địa.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí