Đặc Điểm Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Kim Bôi

phát triển kinh tế các địa phương trên đã kết hợp cộng đồng địa phương gắn sự phát triển DLST. Vì vậy, vừa giữ gìn được sự ĐDSH, vừa nâng cao được mức sống của người dân nhờ phát triển DLST.

Phát triển DLST tỉnh Ninh Bình

Xuất phát từ yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học, từ lợi thế và tiềm năng về du lịch sinh thái, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với ngành du lịch và các địa phương liên quan triển khai một số việc và đã thu được kết quả ban đầu: xây dựng quy hoạch các tuyến du lịch trong khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường Hoa Lư và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Trên cơ sở quy định trong quy chế quản lý 3 loại rừng, giúp tỉnh ban hành quy định cụ thể việc bảo vệ rừng đặc dụng do tỉnh quản lý. Tham mưu để tỉnh ban hành quyết định những khu vực cấm săn bắn nhằm bảo vệ sinh cảnh cho động vật hoang dã, đồng thời bảo vệ các điểm tham quan du lịch của tỉnh.

Bằng nhiều hình thức, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với ngành Du lịch đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của những tổ chức, cộng đồng, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động du lịch như: mở lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp hoạt động du lịch, cho các hộ dân tham gia vận chuyển khách những hiểu biết cơ bản về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa lợi ích của bảo tồn với du lịch sinh thái. Phối hợp với một số xã xây dựng các dự án nhỏ nhằm tạo cơ chế cho cộng đồng địa phương được tham gia hoạt động bảo tồn và có thu nhập từ du lịch sinh thái. Thông qua đó, chính cộng đồng phải tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch, thực chất là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh thái.

Vườn quốc gia Cát Bà

Với những ưu thế sẵn có để phát triển du lịch sinh thái, chính quyền và người dân địa phương cùng tham gia vào phát triển du lịch. Nhằm bảo vệ các loại cây gỗ quý như cây Kim Giao, có thể lấy gỗ từ thân cây này để làm đũa nhằm kiểm tra thức ăn xem có độc hay không. Ban quản lý rừng ở đây không cho khai thác gỗ để làm sản phẩm đem bán mà chỉ cho phép bán cây con cho du khách nếu du khách nào có nhu cầu muốn mua. Đây cũng là một trong những biện pháp để giữ gìn môi trường sinh thái, giữ gìn sự đa dạng của hệ thực vật.

Mặc dù với ưu thế về nguồn TNTN nhưng vấn đề phát triển DLST tại Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn đó là:

Tại các khu BTTN việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa rò ràng, chi tiết cụ thể.

Việc xây dựng CSVC chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lý,...Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài cho việc qui hoạch các dự án DLST,...

Vậy, hy vọng trong thời gian tới với sự cố gắng của Nhà nước cũng như ngành du lịch nói chung, các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng, DLST ở nước ta sẽ phát triển với đúng tiềm năng của nó và không ngừng phát triển.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 7

2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST)

đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm

Như vậy, du lịch sinh thái là loại hình du lịch gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. DLST đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu

nhưng lại mới xuất hiện ở Việt Nam. Hiện nay có một số tác giả đã nghiên cứu về du lịch cũng như du lịch sinh thái đó là:

1. Nguyễn Thị Bích Đào, 2007, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Sóc Sơn, Hà Nội

2. Trịnh Xuân Hồng, 2006, Các giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tài nguyên nhằm phát triển du lịch Ninh Bình, Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội

3. Nguyễn Thị Tú (2005), giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong giai đoạn xu thế hội nhập, luận án tiến sỹ, Đại học Thương mại, Hà Nội.

Các tác giả trên đã đi nghiên cứu về các giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch và giải pháp về DLST. Tuy nhiên đề tài trên vẫn còn một số tồn tại như sau:

Tác giả Nguyễn Thị Bích Đào đi nghiên cứu các giải pháp về phát triển DLST nhưng lại chưa có khái niệm thế nào là phát triển. Bởi vì, theo cá nhân tối nghĩ muốn đưa ra được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái thì trước tiên phải hiểu được thế nào là phát triển.

Đề tài còn thiếu chỉ tiêu nghiên cứu.


Tác giả chưa có dự báo về phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. Vì đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhưng nếu chỉ nghiên cứu thực trang hoạt động du lịch sinh thái mà không có các dự báo thì các giải pháp này

không có tính thuyết phục cao.


Các giải pháp đưa ra còn chung chug chưa thực sự nêu bật được nội dung nghiên cứu.

Tác giả Trịnh Xuân Hồng nghiên cứu về các giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tài nguyên nhằm phát triển du lịch Ninh Bình. Về cơ bản, tác giả đã đưa đi đúng hướng đề tài nghiên cứu của mình, đưa ra được các giải pháp xác đáng về công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, phù hợp với thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trong giai đoạn nghiên cứu.

Tuy nhiên, đề tài vẫn còn thiết sót đó là chưa có các chỉ tiêu nghiên cứu.


Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi Tây Bắc và Đông Bắc Bộ. Kim Bôi còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận miền Bắc. Huyện Kim Bôi cũng có rất nhiều tiềm năng như: rừng nguyên sinh Thượng Tiến, suối nước nóng Kim Bôi, Thác Bạc Long Cung,…có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển.

Mặt khác, nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi chưa có tác giả nào nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi đã chọn địa điểm huyện Kim Bôi là nơi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi” với mong muốn là khắc phục được những thiết sót mà các đề tài nghiên cứu trên gặp phải, đồng thời cũng đưa ra được một số định hướng cũng như dự báo về tình hình phát triển du lịch Kim Bôi trong tương lai.

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kim Bôi là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi phía Tây Bắc và Đông Bắc Bộ. Đây là vùng của quốc lộ 21A, 12B chạy qua, là vùng giao thông quan trọng của vùng rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung, vị trí địa lý của Kim Bôi là vùng miền núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhưng nó có một vị thế quan trọng không chỉ trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình, có thị trường giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nam và thủ đô Hà Nội, mà còn thuận lợi cho phát triển các tour du lịch từ huyện Kim Bôi đi các vùng lân cận. Ngoài ra, từ năm 2004 chính phủ đã ra quyết định cho phép thi công con đường Hồ Chí Minh và năm 2006 đã hoàn thành. Tuyến đường này chạy qua một số xã như: Cao Dương, Cao Thắng, Thanh Lương, thị trấn Thanh Hà, đây là tuyến đường giao thông huyết mạch góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng.

3.1.1.2 Địa hình

Với địa hình miền núi phức tạp Kim Bôi bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối và núi đá cao. Độ cao trung bình khoảng 310m, địa hình toàn vùng không đồng nhất, chia cắt mạnh, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau quá lớn. Núi đá tai mèo quá hiểm trở, độ dốc lớn. Các điểm dân cư tập trung ở các thung lũng hẹp nằm dọc theo các suối và đường giao thông do nhiều núi đá xen kẽ tạo thành, nơi đây có những cánh đồng nhỏ hẹp và là nơi tập trung hầu hết các diện tích đất trồng lúa màu của các xã trong huyện. Đây là nơi canh

tác lúa nước lâu đời của bà con dân tộc trong huyện. Thường có những ruộng bậc thang tạo nên những nét riêng biệt của người vùng cao, chính điều này cũng là một trong những điểm hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình có thể chia thành 3 tiểu vùng với những đặc trưng riêng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, điều kiện giao thông. Mỗi tiểu vùng có những thế mạnh và tiềm năng riêng cần được khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:

- Tiểu vùng I (vùng trung tâm huyện) gồm các xã như: Vĩnh Đồng, thị trấn Bo, Mỵ Hoà, Kim Tiến, Kim Bôi, Nam Thượng, Hợp Kim, Lập Chiêng, Sào Báy, Hạ Bì, Kim Bình, Kim Sơn, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm.Vùng này đất màu mỡ do bồi đắp của sông Bôi xen lẫn các đồi thấp có khả năng sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, dưa, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc.

- Tiểu vùng II gồm các xã vùng đường 21: Tân Thành, Hợp Châu, Cao Dương, Long Sơn, Cao Thắng, Thanh Lương, Hợp Thành, Thanh Nông, thị trấn Thanh Hà. Vùng này đất đai bồi tụ lâu năm của sông Cầu Đường, sông Thanh Hà và sông Bôi xen kẽ núi thấp, tầng canh tác mỏng. Vùng tập trung chủ yếu trồng cây lương thực, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.

- Tiểu vùng III gồm các xã: Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn, Sơn Thuỷ, Tú Sơn, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến, Thượng Bì, Trung Bì. Vùng này địa hình là vùng đồi núi có độ dốc thoải, thổ nhưỡng rất phù hợp với trồng các loại cây ăn quả, xen kẽ với các thung lũng có các đồng cỏ nhỏ phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, ở đây có rừng nguyên sinh Thượng Tiến đây cũng có thể trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách.


3.1.1.3 Khí hậu


Huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình ở vị trí giáp trung du, miền núi và đồng bằng nên khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa, và chịu ảnh hưởng rò bởi mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô (lạnh, hanh, mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khá cao, tại thị trấn Bo là 22,80 C Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 1, tại thị trấn Bo là 30C. Nhiệt độ tối cao thường rơi vào tháng 7, tại thị trấn Bo là 380C.

- Chế độ mưa: mùa mưa ở Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa trung bình trong năm ở huyện Kim Bôi là 1.833,4mm, tổng số ngày mưa trung bình trong năm là 130,1 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7, 8, và tháng 9. Các xã vùng cao, vùng thượng có lượng mưa lớn hơn vùng thấp. Hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong huyện nhất là các xã ven sông Bôi.

- Bốc hơi: Bình quân năm 950,5mm. Lượng bốc hơi trong tháng mưa ít khá cao: do đó mùa khô thường thiếu nước ảnh hưởng lớn đến phát triển cây vụ đông.

- Độ ẩm không khí: Có độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm trên 84% đến 85%, những tháng khô hạn nhất của mùa khô, độ ẩm trung bình tháng vẫn thường trên 64%. Độ ẩm không khí cao nhất là tháng 9 khoảng 90%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 64% vào tháng 12.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình 1.500 – 1.555 giờ/năm. Các tháng mùa đông 70-80 giờ, ở các tháng mùa hè là 160 - 180 giờ. Mùa đông nắng ít gay gắt rất thuận lợi cho cây trồng trong việc tích luỹ chất khô, mùa hè

thường có những ngày nắng gay gắt ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Mặc dù vậy, nhưng vẫn có những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt mà hiện nay được đầu tư khai thác thành khu du lịch sinh thái thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn...

- Chế độ gió

Chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió chính là: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng là 290C. Đặc điểm của chế độ gió này thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh, thỉnh thoảng có mưa phùn. Gió mùa Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo độ ẩm và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh vì thế thường hay xảy ra lũ bão.

3.1.1.4 Thổ nhưỡng

Do địa hình chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, nên đất đai trong vùng không đồng nhất. Đất trên địa bàn huyện Kim Bôi hình thành trên nền đất cổ, phát triển trên các loại đá trầm tích biến chất như: phiến thạch, sa thạch, đá vôi macma trung tính. Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

3.1.1.5 Nguồn nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt ở Kim Bôi được hình thành bởi các hệ sông, suối và hồ đập chứa nước phân bố không đều, chủ yếu tập trung theo 4 hệ thống sông là: sông Bôi, sông Cầu Đường, sông Thanh Hà, sông Đập. Ngoài ra còn một số sông suối, hồ đập chứa và nhiều suối nhỏ. Sông Bôi là sông lớn nhất chảy gần như song song với đường 12B có chiều dài 89km. Đây là hệ thống sông cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng.

Nguồn nước ngầm: Tại xã Vĩnh Đồng và Hạ Bì có nguồn nước suối

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2022