Sự Phân Bố Các Taxon Các Ngành Của Hệ Thực Vật Bến En

muốn con ở rể có thể nộp cho nhà gái 1, 2 con trâu, bò. Trong quá trình đi ở rể, chàng trai không được ăn cùng mâm với mẹ và chị của vợ. Chàng rể phải làm việc nặng nhọc và chỉ được nuôi ăn, còn quần áo và mọi nhu cầu khác phải tự túc.

3.2.2. Tiềm năng về tài nguyên môi trường

Vườn Quốc gia Bến En có mức độ đa dạng sinh học vào loại cao. Vườn quốc gia hiện đang bảo vệ một phần hệ sinh thái vùng rừng thường xanh núi thấp ở Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên hệ sinh thái rừng này đã bị tác động mạnh trước đây do khai thác, nên rừng hiện tại là rừng thứ sinh, cây gỗ đường kính nhỏ và phần lớn là tre nứa. Tuy nhiên từ khi ngừng khai thác, chất lượng rừng đã đang được phục hồi [7].

a) Đa dạng hệ sinh thái

Khi đến với VQG Bến En, du khách có thể quan sát được các hệ sinh thái gồm:

Hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới đai thấp: Gồm nhiều loài thực vật quý, hiếm như Chò chỉ, Vù hương, Sến mật, Vàng tâm, Lim xanh, Lát hoa, Trai lý...và trên 300 loài cây làm thuốc.

Hệ sinh thái ngập nước: Hồ sông Mực diện tích biến động từ 2.500 – 3.000ha, là thủy vực của bốn con suối chính: suối Hận, suối Thô, suối Cốc và suối Tây Tọn. Trên hồ có 21 hòn đảo và bán đảo, được bao bọc bởi các dãy núi thấp với những cánh rừng tự nhiên, tạo nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm, là khu vực cư trú của nhiều loài chim nước với số lượng cá thể rất lớn, đa dạng về thành phần loài.

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: chiếm tỷ lệ nhỏ, hiện trạng còn lại chủ yếu cây gỗ trung bình và nhỏ, nhưng mức độ đa dạng cao về số loài thực vật trên núi đá vôi, điển hình như ngành Mộc lan và nhiều loài cây có giá trị dược liệu.

Hệ sinh thái đất bán ngập: Một phần đồi thấp ven hồ bị ngập nước theo mùa hình thành nên hệ sinh thái đất bán ngập nước.

Hệ sinh thái đất nông nghiệp: Hình thành chủ yếu do người dân địa phương sống trong vùng lõi của Vườn, vén rừng làm nương rẫy trái phép.

b) Đa dạng về các loài thực vật

* Đa dạng về thành phần loài thực vật

Danh lục thực vật VQG Bến En bao gồm 1.389 loài, 902 chi, 196 họ. Có 4 loài thực vật mới của Việt nam được phát hiện ở Bến En là: Xâm cánh Bến En (Glyptoetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson), Đậu khấu Bến En (Myristica yunanensis Y.H. Li), Găng Bến En (Timonius arborea Elmer) và Cây họ gừng (Distichochlamys benenica) phát hiện năm 2011 và được công nhận năm 2012.

Kết quả nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật Bến En được thể hiện như trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Bến En



Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

Tỷ lệ (%)

Số chi

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

1. Quyết lá thông (Psilotophyta)

1

0,5

1

0,1

1

0,1

2. Thông đất (Lycopodiophyta)

2

1,0

3

0,3

5

0,4

3. Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

0,5

1

0,1

1

0,1

4. Dương xỉ (Polypodiophyta)

23

11,7

48

5,4

77

5,5

5. Hạt trần (Gymnospermae)

4

2,4

4

0,4

10

0,7

6. Hạt kín (Angiospermae)

165

84,2

845

93,7

1.295

93,2

Tổng

196

100,0

902

100,0

1.389

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa - 7

Nguồn: Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội 2007 [20].

Qua bảng 3.6 cho thấy, phần lớn các taxon tập trung trong ngành Hạt kín (Angiospermae) với 165 họ chiếm 84,2%, 845 chi chiếm 93,7%, 1.295 loài chiếm 93,2% so với tổng số họ, chi, loài của toàn hệ thực vật Bến En.

Như vậy, có thể thấy rõ vị trí ưu thế tuyệt đối về số lượng các họ, chi, loài thuộc ngành Hạt kín, thứ 2 là ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần, ngành Thông đất, sau cùng là hai ngành Quyết lá thông và Cỏ tháp bút. Tuy nhiên đây chỉ là con số thống kê ban đầu, nếu được điều tra một cách tỷ mỷ hơn số lượng các taxon chắc chắn sẽ còn cao hơn nhiều.

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Bân: Ở Việt Nam có 8.500 loài thực vật hạt kín thuộc

2.050 chi. Trong đó: Thực vật 2 lá mầm có 6.300 loài thuộc 1.590 chi. Thực vật một lá mầm có 2.200 loài ở 640 chi. Thực vật hạt trần có 39 loài ở 8 họ.

Kết quả thống kê ở bảng 3.7 dưới đây cho thấy rõ hơn tính đa dạng của ngành thực vật hạt kín của VQG Bến En.

Bảng 3.7. Thống kê số lượng họ, chi, loài trong ngành hạt kín VQG Bến En



Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

Tỷ lệ (%)

Số chi

Tỷ lệ (%)

Số loài

Tỷ lệ (%)

Hạt kín (Angiospermae)

165

100,0

845

100,0

1.295

100,0

- Lớp TV 1 lá mầm

(Monocotyledonae)

37

22,4

130

15,4

242

18,7

- Lớp TV 2 lá mầm (Dicotyledonae)

128

77,6

715

84,6

1.053

81,3

Nguồn: Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội 2007 [20].

Như vậy, thực vật hạt kín ở VQG có số lượng khá phong phú về loài cây. Số lượng loài thực vật hạt kín chiếm 15,2% tổng số loài thực vật hạt kín ở Việt Nam, trong đó: Thực vật 2 lá mầm chiếm 16,7% tổng số loài thực vật 2 lá mầm ở Việt Nam; thực vật 1 lá mầm chiếm 11,0% tổng số loài thực vật 1 lá mầm.

So sánh các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật VQG Bến En với các dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành của hệ thực vật một số VQG và KBTTN khu vực phía Bắc như sau:

Bảng 3.8. Thành phần loài thực vật của VQG Bến En với một số Vườn quốc gia và khu BTTN khu vực phía Bắc


TT


Địa điểm

Diện tích (ha)


Số họ


Số chi


Số loài

1

Vườn Quốc gia Bạch Mã

22.031

124

351

501

2

Vườn Quốc gia Bến En

14.735

196

902

1.389



3

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

14.945

140

427

751


4

Khu BTTN Kẻ Gỗ

24.801

117

367

567

5

Khu BTTN Vũ Quang

55.900

11

275

328

6

Khu BTTN Pù Huống

50.075

117

342

612

7

Khu BTTN Pù Hoạt

67.231

124

427

763

8

Khu BTTN Pù Hu

15.595

102

324

509

9

Khu BTTN Pù Luông

17.662

148

389

552

10

Khu BTTN Xuân Liên

23.610

130

440

752

11

Khu BTTN Hữu Liên

8.293

161

532

776

12

Khu BTTN Na Hang

21.725

123

304

607

Nguồn: Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội 2007 [20].

Qua kết quả bảng 3.8 trên cho thấy: Hệ thực vật ở VQG Bến En có giá trị đa dạng sinh học cao nhất của tỉnh Thanh Hoá, rất phong phú về số lượng họ, chi, loài so với các VQG và khu BTTN khác ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định số loài không tỷ lệ thuận với diện tích của VQG hay KBT.

* Đa dạng về họ thực vật

Theo các số liệu hiện có thì tại VQG Bến En có 15 họ thực vật có từ 10 chi trở lên. Họ có nhiều chi nhất là họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 37 chi, họ xếp thứ 15 là họ Palmaceae có 10 chi. Như vậy, trong số 15 họ có 263 chi, chiếm gần 29,2% so với tổng số chi của hệ thực vật VQG Bến En.

Số liệu được thống kê trong bảng 3.9:

Bảng 3.9. Mười lăm họ thực vật có số chi lớn nhất


TT

Tên Việt Nam

Tên latinh

Chi

1

Họ Thầu dầu

Euphorbiaceae

37

2

Họ Cỏ

Poaceae

36

3

Họ Cúc

Asteraceae

27

4

Họ Đậu

Fabaceae

25

5

Họ Cà Phê

Rubiaceae

21

6

Họ Lan

Orchidaceae

17

7

Họ Trúc đào

Apocynaceae

13


8

Họ Bầu bí

Cucurbitaceae

12

9

Họ Hoa môi

Lamiceae

12

10

Họ Long não

Lauraceae

12

11

Họ Cỏ roi ngựa

Verbenaceae

11

12

Họ Vang

Caesalpiniaceae

10

13

Họ Cam

Rutaceae

10

14

Họ Ráy

Araceae

10

15

Họ Cau dừa

Palmaceae

10

Cộng


263

Nguồn: Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội 2007 [20].

* Các loài thực vật quí hiếm

Danh lục thực vật ở VQG Bến En ghi nhận 40 loài bị đe doạ ở các mức độ khác nhau được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, năm 2007 (phần thực vật).

Bảng 3.10. Danh sách các loài thực vật quý hiếm bị đe doạ VQG Bến En


TT

Tên Khoa Học

Tên Việt Nam

Cấp quý hiếm

1

Markhamia stipulata

Đinh

VU

2

Sindora tonkinensis

Gụ lau

EN

3

Dipterocarpus retusus

Chò nâu

VU

4

Hopea hainanensis

Sao hải nam

EN

5

Vatica subglabra

Táu nước

EN

6

Hopea mollisima

Táu mặt quỷ

VU

7

Lithocarpus bacgiangensis

Dẻ Bắc giang

VU

8

Lithocarpus vestitus

Dẻ cau

EN

9

Annamocarya sinensis

Chò đãi

EN

10

Cinnamomum blansae

Vù hương

VU

11

Cinnamomum parthenoxylon

Re hương

CR

12

Strychnos umbellata

Mã tiền tán

VU

13

Endiandra hainanensis

Khuyết nhị hải nam

EN

14

Manglietia dandyi

Vàng tâm

VU

15

Michelia blansae

Giổi long

VU

16

Aglaia cucullata

Gội nếp

VU

17

Chukrasia tabularis

Lát hoa

VU

18

Dysoxylum cauliflorum

Đinh hương

VU

19

Ardisia sivestris

Lá khôi tím

VU

20

Melientha suavis

Rau sắng

VU


21

Canthium dicoccum

Xương cá

VU

22

Santonneopsis robinsonii

Xuân tôn

VU

23

Azma sarmentosa

Thứ mạt

EN

24

Madhuca pasquieri

Sến mật

EN

25

Homalomena gigantea

Thiên niên kiện lá to

VU

26

Calamus platyacanthus

Song mật

VU

27

Guihaia grossefibrosa

Hèo sợi to

EN

28

Anoectochilus calcareus

Kim tuyến đá vôi

EN

29

Smilax elegantissima

Kim cang nhiều tán

VU

30

Smilax poilanei

Kim cang poilane

CR

31

Cycas pectinata

Tuế lược

VU

32

Drynaria fortunei

Cốt toái bổ

EN

33

Calamus poilanei

Song bột

EN

34

Stemona saxorum

Bách bộ đứng

VU

35

Castanopsis kawkamii

Cà ổi quả to

VU

36

Canarium tramdenum

Trám đen

VU

37

Asarum balansae

Biến hoá núi cao

EN

38

Xylopia pierrei

Dền trắng

VU

39

Strychnos cathayensis

Mã tiền long

VU

40

Tacca integrifolia

Ngải rợm

VU

Nguồn: Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội 2007 [20].

Ghi chú:

+ CR – Rất nguy cấp

+ EN – Nguy cấp

+ VU – Sẽ nguy cấp

+ LR – Ít nguy cấp

* Đa dạng về công dụng

VQG Bến En chứa đựng trong nó một tài nguyên thực vật khá phong phú, có thể kể đến những nhóm tài nguyên thực vật có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực như làm gỗ, làm thuốc, ăn quả, làm thức ăn cho vật nuôi, lấy tinh dầu,… Để đánh giá mức độ phong phú tài nguyên thực vật VQG Bến En, có thể chia tài nguyên thực vật ở đây thành các nhóm như sau:

- Nhóm cây lấy gỗ

Trong hệ thực vật VQG Bến En đã thống kê được 314 loài cây cho gỗ, chiếm 23,5% trong tổng số loài, thuộc 169 chi, 59 họ. Phần lớn các cây gỗ thuộc lớp 2 lá mầm, những họ thực vật cho gỗ quan trọng là:

+ Họ Vang (Caesalpiniaceae) có 3 loài cây gỗ quan trọng là Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis) thuộc nhóm gỗ quý hiếm (nhóm gỗ I) và Lim xẹt (Peltophorum dessyrrhachis var tonkinenesis) nhóm IV.

+ Họ Bứa (Clusiaceae) có cây Trai lý (Garcinia fagracoides).

+ Họ Dầu (Dipterocarpaceae) có 4 loài cây cho gỗ quan trọng là Chò chỉ (Shorea chinenesis), Kiền kiền (Hopea hainamensis), Táu mật (Hopea mollissima) và Táu trắng (Vatica odorata).

+ Họ Thị (Ebenaceae) có loài Thị (Diospyros montana) dùng trong hàng mỹ nghệ.

+ Họ Dẻ (Fagaceae) có loài Cà ổi (Castanopsis indica) gỗ nhóm II, dùng trong các công trình chịu lực.

+ Họ Long não (Lauraceae) có nhiều loài cho gỗ, nhưng có một số loài quan trọng và có giá trị cao như Vù hương (Cinamomum balancae), Bộp vàng (Artinodaphne pilosa) và các loài Re thuộc chi Cinamomum, gỗ nhóm IV.

+ Họ Tử vi (Lythraceae) có 3 loài Bằng lăng thuốc chi Lagerstrocmia, gỗ nhóm II, chịu lực tốt, có thể dùng làm ván sàn, đóng thuyền…

+ Họ Mộc lan (Magnoliaceae) có 3 loài cho gỗ quan trọng là Mỡ (Manglietia coniera), Giổi xanh (Michelia rufibarbara), Vàng tâm (Manglietia fordiana). Trong đó Giổi xanh và Vàng tâm là 2 loài cây cho gỗ tốt (nhóm III).

+ Họ Xoan (Meliaceae) có Gội nếp (Aglaia gigantia), Gội trắng (Aphanamixis graudifolia), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chua khét (Dysoxylum acutangulum).

+ Họ Trinh nữ (Mimosaceae) có loài Muồng ràng ràng (Andenanthera payonica), gỗ có cứng lớn.

+ Họ Bồ hòn (Sapindaceae) đa số loài cho gỗ rắn, không bị mối mọt. Loài có số lượng lớn ở Bến En là Trường mật (Paviesia anmensis) gỗ nhóm II.

+ Họ Sến (Sapotaceae) có loài Sến mật (Madhuca pasquieri), gỗ nhóm II nhưng mức độ chịu lực rất cao, thường được dùng làm bệ máy, khung cửa lớn.

+ Họ Bần (Soneratiaceae) có cây Phay vi (Duabanga grandiflora) gỗ nhóm V. Tuy ít được sử dụng nhưng ở Bến En có khá nhiều trong các thung lũng núi đá gần khe nước.

+ Họ Du (Ulmaceae) có cây Ngát vàng (Gironniera subaequalis) và cây Ngát trơn (G. cuspidata), trong đó Ngát vàng là loài cho gỗ đẹp, không mối mọt.

+ Họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có Lõi thọ (Gmelina arborea) và một số loài Đẻn thuộc chi Vitex, gỗ cứng nhưng kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

Có thể thấy, hệ thực vật ở VQG Bến En có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, việc bảo vệ các khu rừng hiện có của Bến En là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có như vậy mới bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng hệ thực vật nơi đây.

- Nhóm cây làm thuốc

Theo thống kê, vùng Bến En đã phát hiện được 248 loài, 200 chi thuộc 94 họ có thể làm thuốc ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 18,5% tổng số các loài thực vật trong vùng. Có thể thấy mức độ đa dạng cây thuốc trong các họ thực vật cũng khác nhau. Các họ có nhiều loài cây làm thuốc là: họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphobiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam quýt (Rutaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),… Các loài cây thuốc hiện có trong VQG Bến En là:

+ Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có cây Chân chim (Schefflera octophylla) làm thuốc bổ.

+ Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) có cây Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii) dùng làm thuốc bổ.

+ Họ Vang (Caesalpiniaceae) có Thảo quyết minh (Cassia tora) làm thuốc gây ngủ.

+ Họ Cà phê (Rubiaceae) có cây Ba kích lông (Morinda officinalis) làm thuốc bổ.

+ Họ Ráy (Araceae) có cây Thiên niên kiện (Homalonema occulta) chữa thấp khớp.

+ Họ Thạch xương bồ (Acoraceae) có cây Thạch xương bồ (Acorus verus) cũng dùng để chữa thấp khớp.

+ Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) có Củ mài (Dioscorea persimilis) làm thuốc bổ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022