Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Và Bảo Tồn Tại Vqg Bến En Hiện Nay

+ Rắn ráo thường (Ptyas korros): Cũng được ghi nhận ngoài thực địa trong thời gian điều tra, ở dạng sinh cảnh cây bụi, tre nứa – gần với khu vực dân cư sinh sống.

Bên cạnh các loài rắn, khu hệ bò sát, ếch nhái ở VQG Bến En cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy, trong thời gian khảo sát chung tôi cũng không ghi nhận được loài nào thuộc Bộ rùa nói chung.

Khu vực Bến En có nhiều kiểu rừng khác nhau, độ che phủ lớn, là nguồn thức ăn dồi dào và nơi cư trú tốt đã thu hút nhiều nhóm động vật đến trú ngụ. Hồ Bến En có diện tích rộng, nguồn sinh vật phù du phong phú, giàu nguồn thức ăn tạo điều kiện thuận lợi cho cá tự nhiên phát triển.

Kết quả điều tra cơ bản năm 1997 - 2000 đã thống kê được ở Bến En 1.004 loài động vật, chiếm 17,31% so với hệ động vật Việt Nam, trong đó: có 91 loài Thú, 261 loài Chim, 54 loài Bò sát, 31 loài Ếch nhái, 68 loài Cá và 499 loài Côn trùng.

Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trưng vùng địa lý động vật Trường Sơn Bắc và Tây Bắc. Ở Bến En có nhiều loài động vật quý hiếm (93 loài) được ghi trong sách đỏ Việt Nam

d) Đa dạng về gen

Vườn Quốc gia Bến En được đánh giá có sự đa dạng gen thực vật điển hình. Nguồn gen chính mà vườn đang chú ý bảo tồn là nguồn gen các loại cây thuộc kiểu rừng thường xanh chiếm ưu thế như: Lim xanh, Săng lẻ, Lát hoa, Táu mật, Gội nếp, Trai lý, Bản xe... với 1.357 loài, 902 chi, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 34 loài thực vật quý hiếm, đặc biệt là cây Lim xanh (Erythrophleum fordii) thuộc loài cây chiếm ưu thế.

Vài năm gần đây, với những đề tài nghiên cứu khoa học như: “Bảo tồn nguồn gen một số loài cây quý hiếm ở Vườn quốc gia Bến En”, “Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy ở Vườn quốc gia Bến En”... Vườn đã thu hút hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà khoa học về động vật, thực vật trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.

Như vậy, VQG Bến En là nơi có giá trị sinh học cao, là nơi lưu giữ và bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu, các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới. Có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, DLST dựa vào cộng đồng và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

* Giao thông:

Cơ bản các tuyến đường liên xã, liên thôn trong vùng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, giao thông đi lại giữa các thôn, xã đã được cải thiện. Toàn vùng đệm có tổng cộng 334,09 km đường giao thông, gồm: 23,81 km đường quốc lộ; 27,14 km đường tỉnh lộ và huyện đã được rải nhựa, ngoài ra còn có 283,14 km đường liên xã và liên thôn, phần lớn đã được bê tông hóa. Tuy nhiên do điều kiện địa hình khó khăn, nguồn vốn đầu tư có hạn và thường xuyên bị lũ, lụt tràn qua nên các tuyến đường giao thông trong vùng thường bị ngập và hư hỏng vào mùa mưa, làm cho việc lưu thông bị gián đoạn, gây ra sự tình trạng chia cắt và cô lập cho một số thôn, nhất là các thôn trong vùng lõi.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa - 9

* Y tế - nước sạch – vệ sinh môi trường:

Hiện nay cả 12/12 xã vùng đệm đề đã có trạm y tế và có đủ nhân viên y tế cấp thôn, đảm bảo việc điều trị ban đầu cho nhân dân trong vùng.

Việc sử dụng nước sạch hiện nay vẫn là một bài toán khó cho các địa phương. Thực tế tại 12 xã mới có 04 công trình cung cấp nước sạch. Đa số người dân vẫn phải dùng nước suối cho sinh hoạt hàng ngày.

Công tác vệ sinh môi trường cũng chưa được trú trọng. Việc vứt rác bừa bãi, phóng uế ra môi trường vẫn phổ biến trong khu vực gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó là việc chặt phá rừng đã gây ra lũ lụt và xói mòn đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

* Giáo dục:

Về cơ bản cả 12 xã đều có đủ các trường từ cấp học Mần non đến Trung học cơ sở. Tổng số trường trong cả vùng đệm là 37 trường. Tuy nhiên có một số trường ở trung tâm xã nhưng các thôn lại ở xa nên gây khó khăn cho việc đến trường của các cháu ở cấp tiểu học, nhất là vào mùa mưa.

* Các công trình văn hóa:

Tổng số có 68 nhà văn hóa đã được xây dựng để phục vụ nhu cầu hội, họp, vui chơi, giải trí và tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong vùng.

* Thuỷ lợi:

Ở một số thôn (bản) đã được đầu tư xây dựng kiên cố đập chứa nước, kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Hiện trong vùng có 70 công trình thủy lợi, với 27 hồ và các đập lớn nhỏ cùng với 71,86 km kênh mương chiều dài đã đáp ứng năng lực tưới cho 492,5 ha đất nông nghiệp. Nhìn chung, nhờ có hệ thống kênh mương như hiện nay, người dân trong khu vực đã chủ động được nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp điều này góp phần vào nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực.

* Điện:

Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhiều chương trình, dự án, mạng điện lưới trong vùng được mở rộng đáng kể. Hiện nay trong vùng có 25 trạm biến thế phục vụ cho 90% dân số trong vùng, từ đó cải thiện cuộc sông người dân trong vùng.

* Cơ sở hạ tầng du lịch:

Qua khảo sát trên địa bàn 2 huyện Như Xuân và Như Thanh cho thấy cơ sở hạ tầng du lịch khu vực VQG Bến En như sau:

+ Cơ sở lưu trú: Các cơ sở lưu trú và ăn uống trong khu vực Vườn đã tăng nhanh chóng trong thời gian qua, tập trung chủ yếu tại thị trấn Bến Sung với nhiều nhà hàng, nhà nghỉ lớn có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và ăn uống. Tại VQG có khu nhà khách phục vụ cho các đoàn đến thăm quan và công tác đáp ứng cả nhu cầu nghỉ dưỡng và ăn uống của khách.

+ Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận chuyển chính phục vụ cho du lịch sinh thái của Vườn là xuồng máy và cano, cho đến nay Vườn đang trang bị được Cano chở khách trên 30 chỗ ngồi có thể đảm bảo việc vận chuyển đoàn khách lớn thăm quan hồ Sông Mực, các phương tiện vận chuyển khác như xuồng máy Tohatsu, Ca nô ST 660 cũng được trang bị mới đảm bảo cho việc phục vụ khách tham quan trong mùa du lịch. Ngoài ra, việc hoàn thiện tuyến đường từ thị trấn Bến Sung đến trung tâm của Vườn và Đập Mẩy cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc di chuyển bằng đường bộ.

3.2.4. Các di tích văn hóa lịch sử

Theo kết quả điều tra gần đây trong khu vực VQG có một số đền, chùa và khu di tích lịch sử như: Hang Lò Cao chiến thắng, đền Phù Na ở xã Xuân Du; đền Khe Rồng ở xã Hải Long xã Hải Long; đền Phù Sung, ngoài ra còn một số làng nghề đan lát và dệt thổ cẩm.

Như vậy VQG Bến En ẩn chứa trong mình 1 tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng , nơi đây không chỉ đa dạng về hệ sinh thái, khí hậu, hệ sinh vật mà còn chứa đựng những nét văn hoá vô cùng độc đáo. VQG có sự kết hợp hài hoà giữa con người và thiên nhiên, vừa hồn hậu và yên ả, nhẹ nhàng mà còn mang hơi thở của núi rừng. Bến En trong tương lai sẽ hứa hẹn có đông đảo khách du lịch đến tham quan.

3.3. Hiện trạng hoạt động du lịch và bảo tồn tại VQG Bến En hiện nay

Tại VQG Bến En hiện nay đã có các tuyến, điểm du lịch. Hoạt động du lịch tại đây toàn bộ đều do ban quản lý VQG Bến EN phụ trách và chưa có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương sinh sống không được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Để phục vụ như cầu sinh hoạt và đảm bảo sinh kế của mình tại đây vẫn thường xuyên sử dụng các tài nguyên rừng gây ảnh hưởng đến công tác bảo tổn. Nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Vườn đang có nguy cơ suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng không chỉ sinh kế người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

3.3.1. Các tuyến du lịch đang khai thác hiện nay

- Tuyến du lịch đường thủy:

Đây là tuyến du lịch chính của vườn Quốc gia Bến En: Dạo thuyền trên mặt hồ mới thấy hết được vẻ đẹp thiên tạo vốn được ví như “một Hạ Long thu nhỏ” với những tên gọi rất ấn tượng: đảo Mẹ, đảo Tình yêu, đảo Tương lai,… nhiều bán đảo với những dải rừng xen lẫn, những mỏm đá với nhiều hình thù lạ mắt tạo nên cảnh quan “sơn thủy, hữu tình”. Du khách có thể lựa chọn cho mình một trong 8 tuyến du lịch bằng thuyền để thăm các ốc đảo, trong đó tuyến ngắn nhất là gần 2 km, tuyến dài nhất cũng gần 9 km để đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi tạo hóa.

Du khách có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm ngưỡng hang Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi bàn tay của tạo hoá. Hơn thế nữa, du khách có thể đi vào các bản làng của người Thái, người Thổ uống rượu cần, ăn uống và nghỉ ngơi cùng với đồng bào,… hoàn toàn phù hợp với tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Ở các đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, nuôi nấng theo hình thức bán hoang dã nên mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự nhiên đến lý thú. Trong đảo thực vật bao gồm tất cả các loài cây có tên ở Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ, họ,… đã phục vụ rất tốt cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh thái và khách du lịch,…

- Tuyến du lịch đường bộ:

Tuyến bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, du khách sẽ bắt gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với hồ Sông Mực. Đó là cụm núi đá Hải Vân tồn tại song song với 21 hòn đảo trong lòng hồ, cụm di tích hang Lò Cao kháng chiến - nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ khí từ năm 1945 phục vụ kháng chiến chống Pháp. Đi xa hơn nữa, khách du lịch có thể đến Phủ Sung, Phủ Na - nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường hội cúng tế trời đất,… tiếp đó là quần thể thắng cảnh, hang suối Tiên, hang Ngọc, cây lim trăm tuổi như biểu tượng của Vườn.

Ngoài ra, Bến En còn là nơi có thể tham gia các hoạt động dã ngoại như: cắm trại, câu cá, bắt cua đá, nướng cá,… Du khách cũng có thể tìm hiểu những phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc Thổ, Mường, Thái,… gắn với các đền, phủ mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa tâm linh, như: Đền Phủ Na (xã Xuân Du),… đền Khe Rồng (xã Hải Long) thờ một vị tướng của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV; đền Phủ Sung (xã Hải Vân) thờ Liễu Hạnh thánh mẫu,…

* Một số tuor du lịch:

- Tuor 1 ngày: Thành phố Thanh Hóa – Lam Kinh – vườn Quốc gia Bến En.

+ Sáng:

6h00: Hướng dẫn viên và xe của Khách sạn Phù Đổng đón du khách tại điểm hẹn ở Thành Phố khởi hành đi Lam Kinh. Du khách ăn sáng tại Thành phố Thanh Hóa.

8h00: Du khách bắt đầu tham quan Khu di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân. Năm 1428, sau khi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh, vua Lê Thái Tổ (Triều Lê sơ) đã cho xây dựng trên hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ 2, ngày nay gọi là thành điện Lam Kinh hay Tây Kinh. Thành điện Lam Kinh gồm khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu bố trí theo trục Nam – Bắc trên khoảng đồi gô hình chữ Vương. Du khách được Hướng dẫn viên của Ban quản lý Khu di tích Lam Kinh, thuyết minh giới thiệu về những giá trị lịch sử văn hóa, thăm các di tích Điện cổ thành xưa, Sân Chầu, Chính Điện, Bia Vĩnh Lăng,… Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) - vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà.

Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có

hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.

Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc và gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ, cái béo ngậy, giòn thơm của cá rô Ðầm Sét rán vàng; những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.

Ở xứ Thanh nguời ta không nói “đến” Lam Kinh mà thường nói “về” Lam Kinh. Về nhà, về với khu di tích lịch sử, về với nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng. Về Lam Kinh nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Một đêm năm Bính Thân (1416) 18 người con của đất nước hừng hực ý chí đứng trước đống lửa ngùn ngụt cháy, thề đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

Lam Kinh là đây chiếc “nôi vàng” của những sự tích ngọc. Chuyện về một nhà sư già mách Lê Lợi táng linh xa vào mảnh đất hình quốc ấn. Thế đất xoáy ốc, trước mặt có núi Chiêu làm hương án, tả có núi Rồng chầu về, hữu có núi Hồ chầu lại, tay phải Hồ Thuỷ, tay trái Long Sơn liên kết như chuỗi hạt châu phát ngôi Thiên tử. Chuyện về cây gươm thần do Lê Thận, người dân chài lưới trên sông dâng tặng, 10 năm theo Lê Lợi tung hoành trận mạc, để rồi sau khi đất nước thanh bình trả lại Rùa vàng làm nên sự tích Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng thủ đô. Chuyện về lá rau cải in hình quả Quốc ấn, người vợ Lê Lợi làm vườn bắt được quả ấn vàng có chữ Lê Lợi đề trên lưng ấn. Chuyện về cô gái áo trắng chết nằm bên sông hóa hồ ly đánh lạc hướng kéo đàn chó ngao cùng lũ giặc Minh chạy ra khỏi nơi Lê Lợi đang ẩn nấp, cứu nhà vua một phen thoát hiểm. Chuyện về Lê Lai, lãnh tụ thứ hai của nghĩa quân, một trong số mười tám người ở Hội thề Lũng Nhai, đổi áo bào, nhận cái chết về mình, liều mình cứu chúa.

10h00: Tiếp tục hành trình vùng đất cố đô linh thiêng, xe và hướng dẫn viên đưa du khách tham Đền thờ Lê Lai tọa lạc tại Làng Tép, Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách Thành điện Lam Kinh khoảng 6Km. Đến nơi đây, du khách được sống trong không gian của văn hóa Mường, được nghe thuyết minh về tích sử “Lê Lai

liều mình cứu chúa”, về tấm lòng trung quân, sự hy sinh cao cả của Lê Lai, hiểu thêm về tục truyền “Hai mốt Lê Lai – Hai hai Lê Lợi” - Năm 1419 khi nghĩa quân bị giặc Minh vây hãm trên núi Chí Linh không còn đường rút lui, tình hình cấp bách, Lê Lai đã đổi áo bào cho Lê Lợi liều mình cứu chúa và bảo vệ lực lượng, Lê Lai cưỡi voi xông ra trận phá vòng vây nhưng do lực lượng quân địch quá mạnh, Lê Lai đã bị bắt đem về Đông Đô tra tấn và xử chém. Sự hy sinh cao cả của Lê Lai đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép (Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày, từ đó dân gian có câu “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”.

11h00: Quý khách nghỉ và ăn trưa tại thị Trấn Thọ Xuân.

+ Chiều:

13h30: Xe và Hướng dẫn viên Khách sạn Phù Đổng đưa du khách đến Vườn quốc gia Bến En (Cách Lam Kinh khoảng 60 Km).

14h30: Vườn quốc gia Bến En kính chào quý khách. Với tổng diện tích 16.634 ha, Vườn quốc gia Bến En thuộc hai huyện Như Thanh và Như Xuân, có thảm động thực vật phong phú và đa dạng. Du khách được đến thăm 21 hòn đảo với nhứng sắc thái rất khác nhau thuộc quần thể du lịch sinh thái Bến En, đến thăm Đảo động vật, Đảo thực vật, thăm hang Dơi,…

16h00: Kết thúc chuyến tham quan Lam Kinh, xe và HDV đưa du khách trở về Khách Sạn Phù Đổng nghỉ ngơi, ăn tối.

17h30: Xe về đến điểm hẹn, kết thúc tour. Chia tay quý khách. Kết thúc chương trình và hẹn gặp lại quý khách trong những chương trình sau.

- Tuor 2 ngày, 1 đêm: Du lịch Hà Nội – Sầm Sơn – Vườn quốc gia Bến En – Suối cá thần Cẩm Lương.

+ Ngày 01: Hà Nội – Bãi biển Sầm Sơn (Ăn trưa, tối).

6h00: Xe Công ty đón đoàn tại Hà Nội, Quý khách chủ động chuẩn bị hành trang và ăn sáng tại Hà Nội

- Sáng:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022