Giải Pháp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Ở Các Vườn Quốc Gia


Thông qua trao đổi với cộng đồng dân cư địa phương kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và lãnh đạo Ban quản lý các VQG thì trong quản lý tài nguyên có thể tổ chức thực hiện theo mô hình đồng quản lý rừng. [hình 4.1]

HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT

CƠ QUAN QUẢN LÝ CHỨC NĂNG

Quản lý

Tài nguyên ở VQG

Trong mô hình tổ chức đồng quản lý tài nguyên tại các VQG thì ngoài các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý rừng thì vai trò của các thành viên khác có liên quan đến tài nguyên rừng đó là chính quyền địa phương và người dân là rất quan trọng. Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên thì việc thành lập một Hội đồng quản lý tài nguyên rừng mà thành viên là các bên có liên quan cùng tham gia là rất cần thiết.


HỘI ĐÔNG QUẢN LÝ CÂP XÃ

Các tổ chức,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

đơn vị hoạt động bảo tồn

Hội đồng

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 16

quản lý cấp thôn

Đại diện

hộ gia đình

UBND xã

CÁC CÔNG TY DU LỊCH

BAN QUẢN LÝ VQG

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu đồng quản lý tài nguyên VQG


Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đồng quản lý tài nguyên có thể được quy định gồm các nội dung cơ bản sau:

Hội đồng quản lý tài nguyên cấp xã

Theo sơ đồ trên, hội đồng quản lý sẽ được thành lập ở cấp xã, là cơ quan tập hợp tất cả các bên tham gia. Hội đồng quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý VQG, chính quyền địa phương và được tư vấn về cơ chế chính sách của các cơ quan chức năng. Thành viên tham gia Hội đồng đồng quản lý tài ngu yên cấp xã gồm: Cán bộ Ban quản lý VQG; Đại diện cho chính quyền xã; Đại diện cộng đồng; Đại diện kiểm lâm.

Chức năng nhiệm vụ:

- Hội đồng quản lý tài nguyên chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hoạt động đồng quản lý, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng chu kỳ trình Ban quản lý VQG phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các Hội đồng quản lý tài nguyên tại các thôn triển khai các hoạt động bảo tồn như: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, trồng rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản, tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường…

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo tồn như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong xã, nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ sở thích trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên…

- Phối hợp tích cực với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, phối hợp với các hội đồng các xã khác trong trong các hoạt động quản lý tài nguyên.

Quyền hạn: Hồi đồng đồng quản lý tài nguyên cấp xã: Được ra các quyết định xử lý các vụ việc liên quan đến tài nguyên rừng trong VQG và vùng đệm trong phạm vi chính sách cho phép; Được hợp tác với các cơ quan tư vấn trong


và ngoài nước về khoa học k thuật bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái; Được tiếp nhận các khoản tài trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên của các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, cá nhân trong nước và quốc tế.

Hội đồng quản lý cấp thôn

Mỗi thôn có một Hội đồng quản lý trực thuộc Hội đồng quản lý cấp xã, chịu sự chỉ đạo của chính quyền thôn, chính quyền các cấp và Ban quản lý VQG.

Chức năng nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn thôn và các địa bàn khác được phân công. Lập kế hoạch hàng năm.

- Triển khai các hoạt động như: xây dựng quy ước bảo vệ rừng cấp thôn, triển khai các hoạt động tuần tra kiểm soát lâm sản, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, tuyên truyền về công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của người dân trong thôn.

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác, báo cáo cấp có thẩm quyền những vụ việc mà Hội đồng không đủ năng lực và thẩm quyền giải quyết.

- Phối hợp với các hội đồng quản lý rừng thôn khác trong các hoạt động.

Quyền hạn: Được quyền ra các quyết định xử lý các vụ việc vi phạm trái phép tài nguyên thiên nhiên trong trong phạm vi quy định, ra quyết định chia sẻ lợi ích cho những người tham gia trong phạm vi quy định; Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý tài nguyên dựa trên phong tục tập quán của cộng đồng, không trái với pháp luật hiện hành.

Hội đồng giám sát đánh giá

Hội đồng giám sát được thành lập độc lập với Hội đồng quản lý tài nguyên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, Ban quản lý VQG. Thành viên Hội đồng giám sát đánh giá nòng cốt là cán bộ của Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng giám sát đánh giá ở các thôn có thể là: già làng hoặc người có uy tín nhất thôn, thành viên từ hội phụ nữ, thành viên từ hội cựu chiến binh.

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn: Giám sát và đánh giá định kỳ và không


định kỳ các hoạt động của Hội đồng quản lý rừng. Tham gia xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá đồng quản lý rừng. Báo cáo điều chỉnh các hoạt động theo tiến độ và kế hoạch thực hiện, đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn cho Hội đồng quản lý rừng.

4.2.2.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện

Để tổ chức quản lý hệ thống VQG và khu BTTN hiệu quả, kết hợp khai thác được lợi ích từ tài nguyên DLST, bảo vệ đa dạng sinh học và thực hiện được sứ mệnh của VQG thì:

- Bộ NN&PTNT, cơ quản chủ quản về quản lý lâm nghiệp nên thống nhất phân loại các loại rừng phù hợp, thống nhất giữa các văn bản luật và theo thông lệ quốc tế với các tiêu chí rõ ràng để thuận lợi cho việc quản lý và điều hành thống nhất hệ thống VQG và khu BTTN.

- Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND các tỉnh phân định cơ chế quản lý thống nhất, rõ ràng đối với tất cả các VQG và khu BTTN. Cơ chế phân bổ vốn, quy hoạch, chuyển quyền sử dụng rừng....cần được phân định nguồn và cấp quyết định rõ ràng. Điều này sẽ thuận lợi cho các VQG chủ động khai thác các nguồn thu và sử dụng có hợp lý.

- Bộ NN&PTNT và Bộ Tài Chính nên bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính cho các VQG theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các VQG hoạt động. Các VQG cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao và các khoản thu từ các dịch vụ đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng thu từ hoạt động DLST để bổ sung nguồn thu cho VQG đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Các VQG cần phân biệt rõ ràng giữa những lao động làm công tác bảo tồn và lao động trong khai thác du lịch. Cần nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn để kết hợp giữa lao động khai thác du lịch với bảo tồn. Những lao động trong hoạt động kinh doanh DLST có thể ký kết hợp đồng lao động dài hạn hoặc thuê theo thời vụ du lịch để đảm bảo lực lượng lao động có chuyên môn về du lịch và kinh doanh du lịch.


- Chính sách quản lý vùng đệm phải đảm bảo được tính thống nhất, do vậy các VQG và chính quyền địa phương phải có sự hợp tác, phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ. Khi quy hoạch cần phân rõ ranh giới, trách nhiệm và quyền hưởng lợi giữa VQG, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư xung quanh.

- Bộ NN&PTNT nên rà soát và phân loại các VQG và khu BTTN để có những cơ chế chính sách và phân định mục đích phù hợp.


4.3. Giải pháp khai thác du lịch sinh thái bền vững ở các vườn quốc gia

4.3.1. ô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các vườn quốc gia

Sơ đồ 4.2 là ô hình tổ chức phát triển DLST bền vững được đề xuất. Để mô hình phát triển DLST tại các VQG vận hành bền vững, cần phải đề ra những yêu cầu của từng nhóm có liên quan như sau:


DU LỊCH SINH THÁI

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

BQL VQG

Các DN du lịch

Cộng đồng dân cư địa phương

Tài nguyên Du lịch ở các VQG

Khách DL


Sơ đồ 4.2: Mô hình phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG


Cộng đồng cư dân địa phương: Đây là tác nhân chủ chốt trong hoạt động du lịch và dịch vụ trong VQG, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vườn và các bản làng ở ngoài vườn. Họ là những người có khả năng tham gia trực tiếp vào một


phần của quy trình hoạt động du lịch và dịch vụ tại VQG, như lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch sở tại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa của cộng đồng dân tộc v.v... Hoạt động du lịch trong VQG muốn được phát triển bền vững thì người dân địa phương phải tự nguyện bảo vệ vườn như “một tài sản riêng”. Thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nếu người dân thấy nguồn thu của gia đình là từ khách du lịch, giúp họ có đời sống ổn định, ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần thì họ sẽ là người chủ bảo vệ VQG và sẽ là nhân tố góp phần trực tiếp thu hút nhiều khách du lịch, đóng góp công sức tự nguyện bảo vệ VQG như là tài sản của người dân. Do vậy, cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch, gắn liền lợi ích kinh tế của người dân với môi trường và văn hóa. Từ đó, tạo thành sản phẩm du lịch bản địa đặc sắc, thu hút được khách du lịch có chất lượng đến với VQG.

Ban quản lý vườn quốc gia: Giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ tài nguyên và xây dựng điểm đến du lịch sinh thái, xây dựng chuẩn dịch vụ và chuẩn đào tạo nhân lực tại VQG. Xây dựng bảo tàng hệ sinh thái của vườn và định hướng khai thác bảo tàng trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp cho hoạt động bảo tồn và phát triển của vườn. Để khai thác DLST theo hướng bền vững, BQL vườn cũng cần lập kế hoạch phân vùng VQG và các quy định nghiêm ngặt cho từng phân vùng tại VQG. Có cơ chế phối hợp với cộng đồng địa phương và các công ty du lịch trong việc tổ chức các tuyến điểm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Các công ty du lịch: Có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách của công ty mình về yêu cầu, trách nhiệm và lợi ích của DLST bền vững khi gửi khách tới phạm vi VQG. Tăng thêm mức chi phí các hoạt động dịch vụ du lịch cho cộng đồng địa phương, sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương và giảm tối đa tác động của khách khi tới VQG. Phối hợp với Ban quản lý các VQG để xây dựng các tuyến điểm du lịch phù hợp với đặc trưng của du lịch sinh thái, và xây dựng những chương trình du lịch sinh thái đích thực.


Khách du lịch: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm và lợi ích của du khách về mô hình DLST theo hướng bền vững tại VQG. Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các chương trình DLST đích thực khi tham quan các khu vực trong VQG. Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa của các cộng đồng cư dân.

Các nguồn tài nguyên du lịch tại Vườn: Nếu các yếu tố trên được bảo đảm, các nguồn tài nguyên du lịch tại vườn sẽ được duy trì bảo tồn và phát triển bền vững.

Nếu những bên trong mô hình phát triển bền vững VQG thực hiện đúng những yêu cầu, trách nhiệm của mình thì việc phát triển và kinh doanh DLST tại các VQG sẽ đạt được mục tiêu hướng tới bền vững trên các phương diện về kinh tế, xã hôi và môi trường. Cụ thể:

Về kinh tế: Sẽ tạo được thu nhập, tăng thêm nguồn kinh phí cho các VQG cũng như chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư từ đó góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, cải thiện mức sống người dân trong khu vực.

Về xã hội: Thông qua mối quan hệ, hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các bên sẽ góp phần tạo điều kiện: Giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên và giữ được bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương.

Về môi trường: Tài nguyên rừng sẽ được bảo vệ, duy trì được vốn rừng đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.

4.3.2. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý vườn quốc gia

4. .2.1. ục tiêu của giải pháp

- Xác định rõ vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý tài nguyên, tổ chức khai thác du lịch sinh thái và phối hợp với các bên tham gia trong quản lý và khai thác tài nguyên DLST tại VQG.

- Xây dựng quy hoạch phát triển các tuyến điểm du lịch, Các sản phẩm du lịch sinh thái, bảo tàng hệ sinh thái của VQG.

- Đưa ra định hướng khai thác bảo tàng trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp cho hoạt động bảo tồn.


- Xây dựng cơ chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư địa phương và các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái của VQG.

4. .2.2. Cơ sở của giải pháp

Ban quản lý VQG là cơ quan được Bộ NN&PTNT giao cho nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học và tổ chức nghiên cứu, giáo dục môi trường cho người dân khi đến tham quan VQG. Do vậy VQG cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm trong việc tổ chức tốt mối quan hệ giữa các bên trong việc quản lý và khai thác giá trị tiềm năng tại VQG đồng thời là người tổ chức xây dựng các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù….

4. .2. . Nội dung chính của giải pháp

Giải pháp về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động cho VQG

Về mô hình tổ chức: Theo quy định hiện nay thì VQG được thành lập là mô hình Ban quản lý rừng đặc dụng, với chức năng quản lý rừng và bảo tồn sự đa dạng sinh học còn mục tiêu phát triển du lịch sinh thái chỉ là dịch vụ đi kèm và chưa được quan tâm đúng mức. Để đạt hiệu quả tối đa về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái thì cần thành lập bộ phân kinh doanh DLST một cách độc lập, chuyên nghiệp với mục tiêu vừa khai thác tiềm năng của VQG vừa tạo nguồn thu phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn.

- Phương án 1: Thành lập công ty TNHHMTV du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Ban quản lý rừng. Công ty này hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty được tự chủ kinh doanh, được vay vốn, huy động vốn để đầu tư phát triển và khai thác DLST tại VQG. Lợi nhuận của công ty sẽ được trích lại phục vụ cho công tác bảo tồn tại vườn.

Ưu điểm của phương án này là Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nên được vay vốn, huy động vốn để đầu tư cơ sở vật chất k thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công ty chủ động trong việc thu hút khách, quảng bá các sản phẩm của VQG, tài chính thu được từ hoạt động du lịch được đầu tư lại để bổ sung kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển của VQG.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023