Giá Trị Sản Xuất Theo Giá Hiện Hành Phân Theo Khu Vực Kinh Tế

Bảng 1.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng


Năm

Tổng số

Nông- lâm nghiệp

và thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

2008

2765616

625444

1647797

492375

2009

3490684

785219

2077524

627941

2010

4035032

990966

2215908

828158

2011

4954498

1434470

2428890

1091138

2012

5731849

1594997

2685692

1451160

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản ở thành phố Kontum - 4

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Kon Tum

Giáo dục - Đào tạo

Toàn thành phố đến năm 2012 có 85 trường học, gồm12: 25 trường mầm non; 34 trường tiểu học; 18 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học (cấp 2-3), 5 trường trung học phổ thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được nâng cấp, đầu tư, mua sắm theo hướng chuẩn hóa. Tổng số giáo viên giảng dạy bậc phổ thông là 2064 người với 33,367 nghìn học sinh ( năm 2012). Chất lượng giáo viên ngày càng được nâng cao, cho đến hết năm 2012, tổng số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã đạt tỷ lệ 100% . Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Đến tháng 6/2015, thành phố có 31/76 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: 06 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 07 trường trung học cơ sở. Dự kiến đến cuối năm 2015, ngành giáo dục thành phố phấn đấu có thêm 3 trường nữa được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc kháng, tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và tiểu học Phùng

Khắc Khoan.13. Công tác xã hội hóa giáo dục được nâng cao với sự tham gia của

nhiều ban ngành và toàn thể nhân dân đem lại nguồn kinh phí hàng trăm tỷ phục vụ cho sự nghiệp trồng người.


12 Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, 2012

13 Kontumcity.kontum.gov.vn

Bảng 1.2. Số giáo viên đạt chuẩn của thành phố Kon Tum

Đơn vị tính: Người



Số giáo viên

Năm học

2008

2009

2010

2011

2012

Tiểu học

728

746

872

880

884

THCS

514

535

644

657

695

THPT

464

429

472

474

485

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Kon Tum

Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chính quyền quan tâm như khám- chữa bệnh, cụ thể: tính đến năm 2012 đã có 81.149 lượt người (phòng khám đa khoa 4.013 lượt, trạm y tế xã, phường 77.736 lượt); cấp 3.698 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; 15.157 thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo. Thành phố hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 8/ 21 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 161 giường bệnh với 33 bác sĩ, 47 y sĩ, 49 y tá, 35 hộ sinh14.

Công tác giám sát dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác xử lý vệ sinh môi trường sau bão lũ hàng năm, chủ động giám sát, phòng chống dịch bệnh nên sau các cơn bão hầu như không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn (thành phố đã tiến hành cung cấp Chlorramin B cho các hộ gia đình xử lý giếng nước; phun hóa chất khử khuẩn làm sạch môi trường tại các địa bàn bị ô nhiễm nặng).



14 Niên giám thống kê thành phố Kon Tum, năm 2012

Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế trên địa bàn thành phố

Đơn vị tính: %



Các chỉ tiêu

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Tỷ lệ trạm y tế xã/ phường/thị

trấn có bác sĩ

33,3

42,85

42,85

95,24

95,24

Tỷ lệ trạm y tế xã/ phường/ thị trấn có nữ hộ sinh


100


100


100


100


95,24

Tỷ ệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại

vác xin


93,30


93,32


97,70


98,20


98,20

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng

lượng dưới 2500 gram

4,10

4,00

3,00

2,10

1,30

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng

19,72

20,11

19,31

18,80

17,99

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Kon Tum

Văn hoá

Kể từ năm 2009 – nay, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa và các dịch vụ văn hóa được tăng cường. UBND thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo triển khai kế hoạch kiểm tra tình hình hoạt động của các điểm kinh doanh karaoke, bi da, quán cóc vỉa hè... nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh cho người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, chất lượng thông tin tuyên truyền được nâng lên rõ nét. Tuy nhiên, thiết chế văn hóa cơ sở còn thiếu nhất là các điểm vui chơi giải trí lành mạnh dành cho thanh thiếu niên chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Theo thống kê đến năm 2011, thành phố Kon Tum đã lưu giữ và phục dựng được 57 nhà rông; tỷ lệ thôn – làng văn hóa đạt 74,86%. Tính đến tháng 5/ 2015, toàn tỉnh Kon Tum đã có 4

xã đạt được 19/19 tiêu chí về nông thôn mới 15. Mục tiêu phấn đấu đến hết 2015 sẽ có 16 xã hoàn thành các tiêu chí bao gồm: xã Hòa Bình, Ya Chim, Đoàn Kết - Thành phố Kon Tum; Xã Đăk La - Huyện Đăk Hà; xã Pờ Ê – Huyện Kon Plông; xã Đăk Ruồng, xã Đăk Tờ Lung - Huyện Kon Rẫy; xã Đăk Môn – Huyện Đăk Glei; xã Diên Bình, xã Kon Đào - Huyện Đăk Tô; Xã Sa Sơn - Huyện Sa Thầy; Xã Đăk Kan, Đăk Nông – Huyện Ngọc Hồi; xã Đăk Rơ Ông – Huyện Tu Mơ Rông; xã Hà Mòn, Đăk Mar - Huyện Đăk Hà16; trong đó xã Đoàn Kết của thành phố Kon Tum

đã được công nhận vào tháng 5/2015. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của cả chính quyền và người dân trong tỉnh nói chung cũng như của thành phố nói riêng do phần lớn các xã trên địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa nên việc huy động vốn, thu hút đầu tư trong xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với sự vận động từ nhiều nguồn kinh phí như vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn lồng ghép, vốn doanh nghiệp hỗ trợ, sự ủng hộ của nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai quá trình xây dựng nông thôn mới.

Với 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài, tín đồ là người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, một mặt đã tạo ra những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố, mặt khác lại đặt ra những thách thức về vấn đề đại đoàn kết dân tộc.

Tại thành phố Kon Tum, ngoài người Kinh thì đồng bào người dân tộc Bahnar chiếm một số lượng lớn. Địa bàn cư trú của các tộc người bản địa ở Kon Tum nói chung tuy có sự đan xen lẫn nhau ở từng vùng cư trú, nhưng đồng bào thường tập trung sinh sống chủ yếu ở những nơi có địa hình phù hợp với sinh hoạt nương rẫy, những thung lũng có bến nước, rừng thiêng.

Về quan hệ xã hội: Đơn vị hành chính cổ truyền duy nhất của các tộc người bản địa ở thành phố KonTum là buôn làng. Mỗi buôn làng có một ngôi nhà chung (nhà rông), là nơi tiến hành các nghi lễ, chỗ hội họp của làng…Từng buôn làng có đời sống tự quản, đứng đầu là ông già làng. Lãnh thổ của buôn làng là sở hữu chung, trên đó mỗi người có quyền sở hữu ruộng đất để làm ăn. Tuy đã phân hóa


15 Kontum.gov.vn

16 Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum, năm 2014

giàu - nghèo nhưng chưa có sự bóc lột một cách rõ rệt, xưa kia nô lệ mua về và người ở đợ không bị đối xử hà khắc. Mọi vi phạm của người dân trong buôn làng đều được già làng và hội đồng già làng xét xử theo luật tục của từng tộc người.

Hoạt động sản xuất của các tộc người bản địa ở thành phố Kon Tum chủ yếu bằng trồng trọt nương rẫy (rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà còn cung cấp nhiều nhu yếu phẩm cho đời sống vật chất. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi). Nếp sống nương rẫy của các tộc người nơi đây được thể hiện trên nhiều phương diện. Về kinh tế, đó là truyền thống canh tác trên vùng đất khô của cao nguyên, đó là phương thức canh tác bắt con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thích ứng nhạy bén với thay đổi của điều kiện tự nhiên và khí hậu. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, gia tộc, cộng đồng làng, các quan hệ bình đẳng…Nếp sống nương rẫy, còn tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi cộng đồng làng, nó tác động đến đời sồng vật chất cũng như thế giới tinh thần của con người. Nếu thay đổi nếp sống nương rẫy là thay đổi tận gốc đời sống đồng bào các tộc người bản địa ở Kon Tum.

Với phương thức sản xuất nông nghiệp từ nương rẫy nên phương tiện vận chuyển nông sản chủ yếu là “Gùi”. Gùi được dùng hàng ngày chuyên chở hầu như mọi thứ trên lưng, mỗi quai khoác vào một vai. Có các loại gùi khác nhau: đan thưa, đan dày, có nắp, không nắp, có hoa văn, không có hoa văn... Nam giới còn có riêng gùi 3 ngăn (gùi "cánh dơi") hoặc gùi gần giống hình con ốc sên. Gùi ở các tộc người có sự khác biệt nhau về kiểu dáng, kỹ thuật đan.

Bữa ăn của đồng bào dân tộc tại thành phố chủ yếu là ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thứ kiếm được từ rừng; khi cúng bái mới có thịt gia súc, gia cầm. Phổ biến là món canh nấu rau hoặc măng lẫn thịt hay cá, ốc và các món nướng. Họ uống nước lã (nay nhiều người đã đun chín) và rượu cần. Ðặc biệt rượu được chế từ loại kê, mì, nếp than…. Nam nữ đều hút thuốc lá; có nơi, đồng bào nghiền thuốc lá thành bột và ngậm trong miệng thay vì hút trong tẩu.

Về trang phục, nam thường đóng khố, ở trần. Nữ mặc váy, áo. Trời lạnh dùng tấm vải choàng người. Trước kia, nhiều nơi các tộc người phải dùng y phục

bằng vỏ cây. Trang phục truyền thống của các tộc người bản địa ở KonTum khác nhau về hoa văn và gam màu. Nhưng tựu chung lại, gam màu chủ đạo chính vẫn thường dùng các màu đen, trắng, đỏ. Trang sức của các tộc người bản địa chủ yếu là vòng đồng, chũi hạt cườm, ngà voi…

Đồng bào các dân tộc thường ở nhà sàn, trước kia nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng). Nhà ở trong buôn làng được bố trí theo tập quán từng vùng: có nơi quây quần vây quanh nhà rông. Kỹ thuật làm nhà chủ yếu là sử dụng dao, rìu khoét ngàm và buộc dây, mỗi hàng cột chạy dọc nhà được liên kết thành một vì kèo. Mỗi tộc người có cách bài trí, kiểu dáng ngôi nhà sàn khác nhau.

Phong tục cưới xin hiện nay, trai gái tự tìm bạn đời, cha mẹ thường chấp thuận nếu không vi phạm tập tục. Việc cưới xin trải qua nhiều bước, bao giờ cũng có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau (thông qua việc họ đưa cơm với gan gà cho nhau cùng ăn và uống chung can rượu cần). Tuy nhiên về phong tục cưới ở các tộc người của từng khu vực không hoàn toàn giống nhau. Phổ biến là cư trú luân phiên mỗi bên từ 3-4 năm, sau đó mới ra ở riêng; lễ vật cưới của mỗi tộc người có những quy định riêng nhưng không có tính chất thách cưới nặng hay mang tính mua bán trong hôn nhân.

Trong tang ma, khi một gia đình có người qua đời thì cả làng chia buồn với tang chủ và giúp việc đám ma. Quan tài gỗ đẽo độc mộc. Những người chết bình thường được chôn trong khu mộ chung của làng. Lệ tục cụ thể không giống nhau giữa các tộc người như có tộc người có lễ bỏ mả (Bahnar, Gia Rai), có tộc người không làm lễ bỏ mả (Xơ Đăng, Giẻ-Triêng…). Tuy nhiên ở các tộc người bản địa, tục "chia của" cho người chết (đồ mặc, tư trang, công cụ, đồ gia dụng...) hầu như phổ biến.

Trong phục tục thờ cúng của đồng bào dân tộc ở thành phố Kon Tum, hầu hết các tộc người bản địa đều tin vào sức mạnh siêu nhiên, họ quan niệm mọi vật đều có nhiều thần linh ngự trị, cũng như con vật, con người đều có siêu linh ẩn trú. Các vị thần nước, thần trời, thần đất, thần làng, thần lúa, thần đá, thần cây đa... được họ cầu cúng. Mỗi làng thường có vật "thiêng" như thứ bùa hộ mệnh, được cất dấu ở

rừng và giữ bí mật với người ngoài. Dòng họ, gia đình cũng có vật "thiêng" để cầu mùa gắn với canh tác lúa. Ma người chết cũng được coi là một thế lực chi phối đối với cuộc sống. Liên quan đến thế giới siêu nhiên đó, có rất nhiều lễ thức tín ngưỡng theo tập tục. Trong đời sống và canh tác rẫy có rất nhiều nghi lễ cúng bái đối với các lực lượng siêu nhiên, tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh sự rủi ro cho cộng đồng và cá nhân.

Văn hóa dân gian của các tộc người bản địa ở thành phố KonTum mang những nét chung của những dân tộc Tây Nguyên. Nó gắn liền với sản xuất nông nghiệp và mang tính cộng đồng cao. Trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, ứng xử với thiên nhiên...đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống trong mỗi tộc người, cũng từ đó nhiều lễ hội, nhiều tác phẩm văn học độc đáo được ra đời nhằm phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của từng tộc người. [19]

Lễ hội thường xoay quanh ba trục chính: Thứ nhất đó là hệ thống lễ hội xung quanh vòng đời người (con người từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi trần phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn bộ xã hội, toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người. Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, cộng đồng thực hiện cho mỗi con người ).

Thứ hai, đó là hệ thống lễ hội liên quan đến quá trình sinh trưởng cây trồng (theo vòng đời cây lúa): Chọn đất, phát rẫy, tỉa lúa, mừng lúa mới…Hệ thống nghi lễ liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây trồng từ bao đời nay đã trở thành mảng văn hoá tinh thần không thể thiếu được trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương, với ước nguyện có một cuộc sống no đủ và tốt đẹp hơn.

Thứ ba, đó là hệ thống lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Đây là những lễ hội đặc biệt quan trọng và nó chỉ được tổ chức khi có những biến động lớn ảnh hưởng đến sự hưng vong của cả cộng đồng như: lễ cúng máng nước, lễ ăn trâu mừng nhà rông …. [25]

Bên cạnh đó các tộc người bản địa ở Kon Tum còn có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm các thể loại khác nhau như: Truyện cổ dân gian, ca dao, tục ngữ, sử thi, luật tục, dân ca...Đó là các sản phẩm còn khá nguyên sơ, chưa

bị ảnh hưởng ngoại lai làm pha tạp. Hiện nay nó vẫn tồn tại sống động, trong đời sống tinh thần của đồng bào ở khắp các Plei. Đây cũng chính là nền tảng khá chắc chắn cho sinh hoạt cộng đồng, góp phần làm nên bản sắc văn hoá của cộng đồng các tộc người ở Kon Tum.

Văn nghệ dân gian rất phong phú, họ có nhiều loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo, Klông Pút, trống, cồng chiêng, tù và, ống gõ, đàn T’rưng nước...). Có loại dùng giải trí thông thường, có loại dùng trong lễ hội. Các loại nhạc cụ cụ thể và điệu tấu nhạc có sự khác nhau giữa các tộc người. Những điệu dân ca phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát ru... Ngoài ra, những món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống của những con người gắn bó với núi rừng Kon Tum như: cơm ống, rượu cần, măng chua nấu cá suối, gỏi kiến…được người dân khai thác chủ yếu từ thiên nhiên.

Văn hóa của người Bahnar tại Kon Tum có thể coi là đặc trưng cho bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở đây không chỉ vì họ là dân tộc bản địa mà họ còn mang trong mình một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc khác trong suốt quá trình lịch sử.

Thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển với nhiều bộ môn nhưng còn ở trình độ thấp. Phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh trong thời gian gần đây như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền. Nhu cầu sân bãi luyện tập và thi đấu thể dục thể thao ngày càng gây áp lực đối với đất đai và sử dụng đất đai của thành phố. Diện tích đất thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố là: 37,83 ha

Quốc phòng, an ninh

Nhìn chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định. Các tổ chức tôn giáo sinh hoạt bình thường, tuân thủ quy định pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật còn xảy ra và có chiều hướng gia tăng; tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí