phạm vi các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn(hoặc phương tiện vận chuyển giữa các khu, điểm du lịch).
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
Chính quyền thành phố cần ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn trong việc tăng cường năng lực đào tạo (cả về cơ sở vật chất và con người) như: Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Kon Tum, Phân viện Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Khuyến khích các trường mở mã ngành về du lịch: hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ khách sản, quản trị lữ hành....ngay trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho người dân địa phương dễ dàng theo học.
Thành phố cũng như các cơ sở đào tạo du lịch cần có chính sách đãi ngộ (phụ cấp, hỗ trợ nhà ở…) để thu hút những cán bộ có trình độ, chuyên môn vềdu lịch đến công tác tại địa phương; tạo điều cho những cán bộ có năng lực đang công tác tại các cơ sở đào tạo du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch… trên địa bàn được học tập nâng cao năng lực chuyên môn, giao lưu tại các tỉnh thành lân cận phát triển mạnh hoạt động khai thác du lịch: Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa.. để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Đặc biệt, cần chú trọng đến nguồn nhân lực bảo tồn di tích. Trong một bài phỏng vấn trên tạp chí Di sản Văn hóa, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu đã vạch rõ: Nhân lực bảo tồn di tích phần lớn không được đào tạo chuyên sâu về bảo tồn, tính chuyên nghiệp chưa cao, người được đào tạo, tập huấn bảo tồn di tích phần lớn không được sử dụng đúng chuyên môn, thậm chí thành người ngoài cuộc.
Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch thành phố hiện nay làm sao để mỗi nhân lực của ngành đều là một “nhà bảo tồn”, “nhà tuyên truyền” giá trị các di sản trên địa bàn.
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với tỉnh Kon Tum - nơi mà đời sống của cộng đồng dân cư còn gặp nhiều khó khăn.
Đối với thành phố, việc đầu tư phát triển du lịch cần có trọng điểm, chú trọng đối với những khu vực có khả năng phát triển các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh
tranh và những khu vực vùng sâu, vùng xa, gần biên giới nơi có tiềm năng du lịch, nhưng cuộc sống đồng bào còn khó khăn. Căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch Kon Tum hoạt động đầu tư phát triển du lịch ở đây cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Cung Cấp Thông Tin Du Lịch Về Thành Phố Kon Tum Cho Du Khách 40
- Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản Ở Thành Phố Kon Tum
- Đánh Giá Hiện Trạng Các Di Sản Của Thành Phố Kon Tum 45
- Đánh Giá Hướng Bảo Tồn Di Sản Của Thành Phố Kon Tum 46
- Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc (Unesco) (1992),
- Ông (Bà) Đánh Giá Như Thế Nào Về Hiện Trạng Các Di Sản Của Thành Phố Kon Tum Hiện Nay?
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Đầu tư các điểm du lịch thu hút khách du lịchvốn là đặc trưng của thành phố như: nhà thờ Gỗ, tiểu chủng viện, ngục Kon Tum, các thôn văn hóa của người dân tộc Bahnar....
Dự án “Khu du lịch sinh thái phía Đông Đăk Bla” thuộc xã Đăk Rơ Wa là một dự án khả thi nhưng đang thiếu vốn đầu tư.Là điểm cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 5-8 km về phía Đông theo đường liên xã, Đăk Rơ Wa được bao bộc bởi dòng sông Đăk Bla và giáp với các xã, phường trong thành phố Kon Tum như: phường Thắng Lợi, phường Thống Nhất, phường Trường Chinh, xã Đăk Blà và xã Chư Hreng nên thuận tiện cho việc du lịch đường thủy, phát triển du lịch sinh thái.Chính quyền thành phố nên kêu gọi đầu tư bằng việc đấu thầu dự án như cách mà nhiều tỉnh, thành phố đang làm.
Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch: Trong tiến trình hội nhập của du lịch cả nước với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng) là một việc làm rất cần thiết. Tại thành phố Kon Tum hiện nay mới chỉ có 2 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 3 khách sạn đạt chuẩn 2 sao còn lại chỉ mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu do sở VH- TT- DL thẩm định. Hiện trạng của các cơ sở lưu trú này về cơ bản được đánh giá không cao (như đã trình bày ở mục 2.1.1). Vì thế, chính quyền thành phố cần chú trọng đầu tư ngay từ các dịch vụ cơ bản: ăn- ở của khách để có thể thu hút được nhiều khách du lịch đến với Kon Tum trong tương lai,
Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao: Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch khi đến Kon Tum còn rất hạn chế (như đã trình bày ở mục 2.1.3). Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí và thể thao để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa - thị trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao, tăng cường chất lượng bar và nhà hàng – một trong những điểm cần được đầu tư nhiều hơn theo phiếu điều tra của tác giả về khách quốc tế (9/35 phiếu)
Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch: Mục đích chính của khách du lịch quốc tế đến Kon Tum là để nghiên cứu tìm hiểu về nền văn hóa bản địa. Do vậy, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và các lễ hội truyền thống ở Kon Tum, một mặt có ý nghĩa giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ông đi trước trong các cuộc chiến tranh giữ nước, mặt khác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch.
Đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Kon Tum mới bước những bước đi đầu tiên trên con đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tư để xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất quan trọng đối với sự phát triển của du lịch thành phố.
Đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường du lịch: Việc thực hiện đầy đủ các điều khoản của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 sẽ là nguồn đầu tư đáng kể cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường du lịch. Bên cạnh đó cần chú trọng sử dụng có hiệu quả tài trợ quốc tế thông qua các dự án bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích,
thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề… phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.
Xây dựng các chương trình xúc tiến quảng bá thiết thực, hiệu quả với nhiều hình thức như: Xuất bản các ấn phẩm (tời rơi, tập gấp, đĩa DVD,…), quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng internet,...) xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, tổ chức hội nghị xúc tiến, mời gọi đầu tư,..…để giới thiệu về các điểm du lịch vừa được công nhận.
3.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường
Có thể hiểu cảnh quan là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức, thư giãn và để khám phá - một nội dung rất quan trọng của hoạt động du lịch, vốn được hiểu là hoạt động có mực đích cơ bản là đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng” của con người.
Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, cảnh quan mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần môi trường liên quan. Tuy nhiên, cảnh quan có tính độc lập tương đối. Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tính độc lập của yếu tố cảnh quan môi trường còn thể hiện ở chỗ có những hành vi, mặc dù không làm tác động đáng kể đến những thành phần như đất, nước, không khí... song lại làm ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp và giá trị của di sản (như viết, vẽ bậy hay xây công trình chắn mất tầm nhìn...). Tác động từ những biến đổi của cảnh quan lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ cảnh quan cần được coi là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch.
Với tư cách là sự kết hợp của toàn bộ những yếu tố hữu hình, bất kỳ một hoạt động nào tại khu, tuyến điểm du lịch cũng có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, bao gồm cả hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế, dân sinh khác, đặc biệt là hoạt động xây dựng. Thậm chí trong một số trường hợp, chính những hoạt động nhằm tạo cảnh quan nhân tạo lại làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên và làm suy giảm tính hấp dẫn của khu, tuyến hoặc điểm du lich. Về các yếu tố thiên nhiên, những biến đổi gây ra đối với cảnh quan có thể rất nhanh chóng (trong trường hợp bão, động đất) hoặc lâu dài như nước chảy, mưa, gió gây bào mòn.....
Phương thức bảo vệ cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch
Căn cứ vào những yếu tố tạo thành và tác động lên cảnh quan, có thể xác định các phương thức bảo vệ cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch như sau:
Giữ nguyên trạng: đây là phương thức đòi hỏi ngăn ngừa tất cả các tác động làm biến đổi cảnh quan; hạn chế các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của cảnh quan, và nếu sự tác động vẫn diễn ra thì phải đảm bảo khả năng phục hồi được một cách tự nhiên. Việc giữ nguyên trạng đòi hỏi cơ chế quản lý chặt chẽ và chi phí lớn, đặc biệt đối với những cảnh quan chịu sự tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên.
Biến đổi ở mức độ cho phép: đây là phương thức bảo vệ mà theo đó, các hoạt động, bao gồm cả hoạt động du lịch và hoạt động khác tại nơi có cảnh quan phải được quản lý, điều tiết để những tác động lên môi trường mặc dù gây ra những thay đổi nhưng không làm suy giảm giá trị của cảnh quan chung. Điểm này có thể áp dụng cho các di sản như: Nhà thờ Gỗ, Tòa giám mục Kon Tum, Ngục Kon Tum, chùa Tổ Đình Bác Ái...
Tôn tạo cảnh quan: là hoạt động thay đổi cảnh quan theo hướng nâng cao giá trị của cảnh quan. Những hoạt động tôn tạo cảnh quan rất đa dạng như trồng cây, trồng hoa, tạo thảm cỏ, xây dựng, lắp đặt công trình hoặc kiến tạo cảnh quan nhân tạo như hồ nước, núi đá... Đây là phương thức cần được tiến hành thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng để tạo ra giá trị thẩm mỹ cao nhất mà không làm tổn hại những giá trị đã có. Điểm này được áp dụng cho khu vực: quảng trường 16/3, chùa Trùng Khánh...
Các biện pháp bảo vệ cảnh quan môi trờng như đã đề cập cần phải được thể hiện thành những cơ chế pháp lý cụ thể. Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã
có những nội dung đề cập đến bảo vệ cảnh quan môi trường. Điều 45 về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch quy định “không được xâm hại cảnh quan". Luật Bảo vệ Môi trường cũng đã dành riêng một điều (Điều 31) quy định về bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên.
Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa cũng đã xác lập một cơ chế pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ cảnh quan với việc coi danh lam thắng cảnh là một loại di sản văn hóa vật thể và có những cơ chế pháp lý để bảo vệ. Khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định “danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điềm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”. Danh lam thắng cảnh, cùng với các di tích khác, được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Danh lam thắng cảnh đâ xếp hạng được thiết lập các khu vực bảo vệ 1, bảo vệ 2 trong đó khu vực bảo vệ 1 phải được bảo tồn nguyên trạng và khu vực bảo vệ 2 “có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị của di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái”.
Các quy định của Luật Di sản văn hóa cho thấy vấn đề cảnh quan môi trường được bảo vệ ở hai khía cạnh. Thứ nhất, bản thân cảnh quan đó là một loại hình di sản văn hóa được bảo vệ và thứ hai, cảnh quan thiên nhiên xung quanh khu vực di tích cũng được bảo vệ bởi các quy định của Luật. Tuy nhiên, nếu như danh lam thắng cảnh được thể hiện ở ba giá trị là lịch sử, thẩm mỹ và khoa học thì việc xếp hạng di tích lại chỉ căn cứ vào "giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học", không căn cứ vào giá trị thẩm mỹ. Điều này có nghĩa là giá trị thẩm mỹ không phải 1 yếu tố quyết định để xếp hạng danh lam thắng cảnh và do vậy không phải là yếu tố để quyết định mức độ được bảo vệ của danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên khu vực xung quanh di tích cũng chỉ thông qua cơ chế cho phép hay không cho phép xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ 2, không có những nguyên tắc hay cơ chế bảo vệ cụ thể như căn cứ để cho phép, hay quy trình cho phép.
Trong Luật Du lịch, yêu cầu bảo vệ môi trường được đặt ra là "xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh và văn minh" - điều này có nghĩa là yêu cầu bảo vệ cảnh quan đã
được đặt ra, song với tư cách là một đạo luật chuyên ngành du lịch, Luật chưa và không thể đề cập đến những cơ chế cụ thể cho vấn dề bảo vệ cảnh quan môi trường.
Nhận thức về cảnh quan môi trường như một thành tố độc lập hình thành môi trường xung quanh cho hoạt động du lịch là cơ sở để có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu cho một thành phần môi trường hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch. Chỉ với nhận thức đó, chúng ta mới có thể có được những giải pháp bảo vệ môi trường đầy đủ hơn, tổng thể hơn và môi trường du lịch mới có thể được bảo vệ một cách hữu hiệu hơn.
3.2.4. Giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Luật Du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch[17].
Tuy nhiên, việc quản lý bảo vệ và khai thác các tài nguyên du lịch tại Kon Tum còn nhiều bất cập. Cụ thể như sau:
Trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các di tích/tài nguyên du lịch không được phân công rõ ràng và thiếu sự phối hợp giữa nhà chức trách với người sử dụng, khai thác. Hiện tượng đó dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, vô trách nhiệm hoặc bỏ mặc cho các di tích xuống cấp.
Việc đầu tư nâng cấp các di tích với tư cách là một sản phẩm du lịch chưa được triển khai trong một quy chế chặt chẽ và toàn diện, trong đó có tính đến yếu tố du lịch. Còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo thậm chí được phó mặc cho những người quản lý, đầu tư tự sáng tạo theo ý mình trong trùng tu, tôn tạo, xây
mới bằng các biện pháp chặt cây, phá núi; xây bậc xi măng thay cho vẻ đẹp của đất và đá tự nhiên; thay gạch, bê tông cho các cấu kiện gỗ; dùng sơn công nghiệp thay cho sơn ta trong trang trí kiến trúc... làm mất đi vẻ đẹp ban đầu (như đã trình bày về hệ thống nhà rông, nhà ở của đồng bào dân tộc ở mục 1.3.2). Những lỗ hổng trong cách quản lý đó dẫn đến hậu quả khôn lường, không những không có tác dụng thu hút du khách mà ở một chừng mực nhất định còn làm phương hại đến hình ảnh của điểm du lịch, hình ảnh chung về nền văn hoá của cả quốc gia. Nếu không sớm khắc phục, chúng ta sẽ có lỗi rất lớn với lịch sử.
Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãi. Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không ít đến di tích (như đã trình bày ở mục 1.3.3 và mục 2.1.3)
Thực tế trên đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ, quy hoạch tổ chức không gian và đầu tư hợp lý, đặc biệt tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của dân cư nhằm thay đổi việc bảo tồn và phát huy di tích trong đời sống đương đại, gìn giữ môi trường không gian di tích. điểm du lịch theo hướng bảo vệ và phát triển bền vững. Phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luôn gắn công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng. Thông qua phát triển du lịch, "lấy di tích để nuôi di tích (chữ “nuôi “ở đây mang hàm nghĩa bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tu sửa và phát triển). Hiện nay, các điểm du lịch như: Ngục Kon Tum, quảng trường 16/3, công viên “Giọt nước Đăk Bla” muốn đầu tư tôn tạo, tu bổ ngoài trông chờ nguồn vốn ngân sách, thành phố nên huy động sự ủng hộ từ nhân dân và các doanh nghiệp. Các điểm du lịch mang tính tôn giáo như: nhà thờ Gỗ,