Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế - 2

nhiên, không thể phủ nhận một điều là Festival Huế đã trở thành một điểm hội tụ các di sản văn hóa năm châu bốn bể đáng ghi nhớ cho khách du lịch.

Với câu khẩu hiệu „Du lịch di sản văn hóa và hội nhập‟ Festival Huế là điểm hội tụ của nhiều di sản văn hóa quốc gia và quốc tế, nó mang đầy đủ tính kế thừa, tôn tạo, phát triển giữa các nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên thế giới, là một điểm đến lí tưởng cho du khách muốn tìm hiểu, phám phá những nét văn hóa đặc thù, những di sản văn hóa thế giới độc đáo còn lưu lại đến hôm nay và trên hết khách du lịch Fesitval Huế sẽ có một cơ hội quý báu để tận hưởng những nét văn hóa đặc thù của xứ Huế, xứ Thần Kinh trước đây của Việt Nam.

Trước những tiềm năng du lịch to lớn, tài nguyên du lịch phong phú, dồi dào, Festival Huế đang được nhiều nước bạn quan tâm, giúp đỡ, được đa số du khách ủng hộ, tham gia, du lịch Festival đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh nhà và quốc gia.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch Festival là một loại hình du lịch khá non trẻ và mới mẻ tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, đa số chương trình được cóp nhặt, chỉnh sửa từ kinh nghiệm của các nước bạn, nên đâu đó vẫn còn những bất cập, tính ứng dụng và khả thi chưa cao, hẳn nhiên chưa khai thác, tận dụng tối đa tiềm năng phát triển du lịch Festival vốn có của nó.

Do vậy, nhằm khai thác tốt hơn du lịch festival, hoàn thiện hơn chất lượng dịch vụ, chương trình lễ hội, tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn cho điểm đến, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm góp chút công sức cho sự nghiệp phát triển Festival Huế nói riêng và các loại hình Festival khác nói chung ở Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đã có một số công trình nghiên cứu về Festival Huế nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của sự kiện này, xét về góc độ Festival Huế nói chung và du lịch Festival Huế nói riêng.

Công trình đầu tiên có thể kể đến là các đánh giá chính thức của các nhà tổ chức Festival Huế, do Ủy ban Nhân dân tỉnh chủ trì. Đây là những báo cáo đánh giá của bản thân các nhà tổ chức sau mỗi kỳ festival, chủ yếu mang tính chất tổng kết công tác và đề ra phương hướng cho các kỳ tổ chức festival sau. Chẳng hạn như: Báo cáo tổng kết Festival 2000, 2004, 2006, 2008, 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Báo cáo tổng kết năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của Sở Du lịch

Thừa Thiên Huế. Tiếp đến là Trần Thị Mai (2002), Những tác động tích cực của Festival Huế - Xét ở góc độ du lịch, Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, Đại học Kinh tế Huế; Vũ Hoài Phương với Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế bảo vệ năm 2005 với tiêu đề Đánh giá tác động kinh tế của Festivai Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, Báo cáo đánh giá Festival Huế- Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa của Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển văn hóa do Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội ấn hành năm 2009. Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Diệu Trang, năm 2011, “Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress (khảo sát các năm 2000, 2002, 2004, 2006, 2008,

2010)”,..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Xem xét các công trình nghiên cứu trước đây, ta có thể tóm lược lại những vấn đề đã được nghiên cứu như sau:

- Các báo cáo tổng kết, đánh giá toàn bộ hoạt động Festival Huế qua từng kì, nghiên cứu đúc rút thực tiễn, nhận định những ưu, khuyết và khắc phục cho những kì festival sau.

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế - 2

- Những tác động tích cực của Festival Huế xét từ góc nhìn du lịch, nghiên cứu tập trung đánh giá các mặt tích cực của sự kiện này.

- Kỷ yếu hội thảo Du lịch Lễ hội và Sự kiện, nghiên cứu các khái niệm, tính vĩ mô và vi mô về du lịch lễ hội, du lịch sự kiện.

- Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với khác sạn nhà hàng tại thành phố Huế, nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động về kinh tế đối với các sơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác.

- Báo cáo đánh giá Festival Huế - Câu chuyện hội nhập và phát triển văn hóa, nghiên cứu này vẽ nên một hình ảnh khái quát nhất về du lịch festival ở Huế.

- Truyền thông sự kiện Festival Huế định kỳ trên báo Thừa Thiên-Huế, VietnamNet, VnExpress, nghiên cứu này tập trung về các phương tiện truyền thông, nghe nhìn, tuyên truyền, quảng bá sự kiện.

Qua đó, ta có thể thấy còn một số vấn đề còn chưa được khai thác, nghiên cứu như:

- Nghiên cứu các tác động tiêu cực của Festival Huế về các vấn đề: du lịch, dịch vụ, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật,..

- Nghiên cứu các giá trị đích thực của Festival Huế đối với: kinh tế, xã hội, du lịch, văn hóa, nghệ thuật, đời sống,..

- Nghiên cứu tác động của Festival Huế đến các yếu tố như: công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần, vật chất của cư dân Huế, văn hóa Huế,..

- Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch Festival Huế.

- Nghiên cứu phương thức đầu tư bền vững cho Festival Huế,...

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích

Phát triển du lịch song song đi kèm với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, mỗi một khía cạnh muốn phát triển phải dựa trên cơ sở phát

triển các lãnh vực khác của xã hội, thế nên ta không thể tách rời các yếu tố cấu thành một xã hội được. Đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ, muốn phát triển phải có động lực, có cột mốc ghi nhận sự trưởng thành và phát triển. Tác giả là một người Huế đích thực, đã sinh trưởng, sống và làm việc tại Huế cũng khá nhiều năm, đã chứng kiến những bước đi thăng trầm của tỉnh nhà, nhất là đối với ngành du lịch.

Trước đây, khi chưa có Festival Huế, trước năm 2000, ngành du lịch Huế là một vùng trũng du lịch của cả nước, ít được nhiều người biết đến, ngay cả trong nước, không nhiều người biết Huế, đến Huế và hiểu Huế ngoại trừ một số thị trường truyền thống đó là Pháp và một số nước Tây Âu. Tuy nhiên, cơ hội đến, hiểu và nhìn nhận Huế một cách đúng đắn thì không nhiều, vì một điều đơn giản, không ai giới thiệu, không có hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lượng, xứng với tiềm năng du lịch vốn có của nó.

Câu chuyện đã trở nên khác hẳn từ khi có Festival Huế đầu tiên, năm 2000, nhiều người biết đến Huế hơn, nhiều thị trường khách mới đến Huế hơn, ngành du lịch thực sự khởi sắc khi có Festival Huế, thực sự thay da đổi thịt từ khi có sự kiện này. Ngành du lịch Huế trở nên năng động hơn, tích cực hơn. Những ai đã từng đến Huế trước năm 2000 và quay trở lại Huế những năm sau đều có chung một nhận định, Huế đã khác trước, đã chuyển mình, vươn lên, tươi tắn hơn, mảnh liệt hơn.

Từng Fesitval Huế là một cột mốc để Huế tự nhìn lại mình trong những năm qua, từ điểm đến có thị trường khách du lịch nghèo nàn, hạn chế, đến một thị trường khách du lịch phong phú, đa dạng, cả về lượng và chất.

Tóm lại, ta có thể xem xét các khía cạnh đổi mới và phát triển sau khi có Festival Huế như sau:

- Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch phát triển mạnh, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Huế hơn, nhiều dự án xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có chất lượng hơn.

- Các công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư nhiều hơn, hoàn thiện hơn qua từng kì festival.

- Các cơ sở đào tạo nghề, thực hành nghề du lịch được quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

- Ý thức cộng đồng, tuyên truyền, cổ động của chính quyền và dân cư được cải thiện nhiều hơn.

- Đời sống kinh tế, xã hội được cải thiện rõ rệt, thu nhập người dân tăng cao, tạo nhiều công ăn, việc làm hơn.

- Các chương trình du lịch, lễ hội, các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa, nghệ thuật cung đình và dân gian được phục dựng kỉ càng hơn, nghiêm túc hơn, xác thực hơn.

Qua đó, ta có thể nói rằng Festival Huế như là một mồi lửa không thể thiếu để kích thích, hâm nóng và kích cầu nhằm phát triển kinh tế, xã hội và nhất là ngành du lịch tỉnh nhà.

Nhiệm vụ

Nhằm áp dụng thực tiễn, đánh giá lại tiềm năng phát triển du lịch Festival ở Huế và thực trạng khai thác, đưa ra các giải pháp, cụm giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Festival Huế tốt hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng

Luận văn tập trung nghiên cứu Festival Huế các năm chẵn, từ Festival Huế 2000 đến 2014.

Phạm vi

Phạm vi nghiên cứu tập trung các hoạt động của lễ hội Festival Huế và các hoạt động du lịch lễ hội Festival Huế.

Thời gian

Khảo sát tại thời điểm diễn ra sự kiện lễ hội Festival Huế 2014.

Không gian

Chủ yếu tập trung ở nội thành phố Huế, các điểm thăm quan du lịch, và các địa bàn lân cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có hoạt động thuộc Festival Huế diễn ra.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích đã nêu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích số liệu;

- Phương pháp hệ thống số liệu;

- Phương pháp điều tra xã hội học;

- Phương pháp mô tả;

6. Bố cục luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1. Tổng quan về du lịch Festival và điều kiện phát triển du lịch Festival ở Huế

Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch Festival ở Huế

Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Festival ở Huế

7. Đóng góp mới của luận văn

Luận văn này nhằm giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Huế có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Huế qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Huế 2014. Qua đó, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp Festival Huế phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ

1.1. Tổng quan về du lịch Festival

1.1.1. Festival và du lịch Festival

Festival

Festival là một từ gốc tiếng Anh, có nghĩa là Lễ hội, Đại hội, Liên hoan, Yến tiệc. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Festival dùng thay thế với Gala, chỉ một sự kiện văn hóa, thường được tổ chức bởi cộng đồng địa phương nhằm kỉ niệm hay tưởng niệm những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng và đặc trưng của Lễ hội đó.

Ngoài ra một số nguồn khác có khái niệm như: Festival: Thuộc ngày hội. Ngày hội; đại hội liên hoan; hội diễn; Festival (danh từ): (ngày hoặc thời gian) lễ hội tôn giáo hoặc hội hè khác; ngày hội; đại hội liên hoan; Festival: ngày hội có tính chất quốc gia hay quốc tế, giới thiệu những thành tựu nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, điện ảnh,..

Đối với một số tôn giáo, Festival còn mang nghĩa như bữa tiệc (Feast) được cộng đồng địa phương tổ chức nhằm vinh danh một hay các vị thần (God hay Gods).

Festival và Lễ hội

Lễ hội là hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồm nhiều thành tố: nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo, trang trí, điêu khắc, ca hát, âm nhạc, múa, trò diễn sân khấu, trò chơi, thể thao, thi tài, trưng bày hiện vật, thưởng ngoạn phong cảnh…[30]

Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người đối với cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.

Theo giáo sư Trần Lâm Biền “Lễ không phải là cúng bái, cúng bái và tế chỉ là một phần của lễ mà thôi. Hội là gì? Hội không phải là trò chơi. Hội trước hết là sự tập hợp một cộng đồng người nhất định để thực hiện những điều về lễ. Cho nên lễ và hội là một cặp phạm trù tương hỗ, không thể tách rời. Vì rằng, trong các trò chơi cũng chỉ là một phần của lễ hội. Nhưng khi nó vào trong không gian thiêng, thời gian thiêng thì tự nhiên nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Trong ý nghĩa thiêng liêng ấy nó mang giá trị biểu tượng”.

Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng Festival và Lễ hội có những nét tương đồng và khác biệt cơ bản sau:

Một là, cả Festival và Lễ hội đều có cả phần “Lễ” và phần “Hội”, tuy nhiên, Festival chú trọng phần “Hội” còn Lễ hội chú trọng phần “Lễ”.

Hai là, Festival và Lễ hội đều được tổ chức tại một địa bàn nhất định tại một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Ba là, Festival là một hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng mang tính quốc tế còn Lễ hội được tổ chức dựa trên cơ sở văn hóa, tín ngưỡng dân gian của cộng đồng, mang tính địa phương hơn.

Bốn là, Lễ hội truyền thống chỉ được tổ chức tại một thời điểm và một khoảng thời gian nhất định trong năm theo truyền thống, văn hóa, sáng lập ra lễ hội đó quy định. Còn Festival thì có thể tổ chức bất kì lúc nào tùy theo ban tổ chức quy định phù hợp với tình hình thực tiễn.

Năm là, Lễ hội chỉ tổ chức một hình thái lễ và hội chặt chẽ, theo đúng tập tục, truyền thống văn hóa dân gian nhất định, còn Festival có thể tổ chức nhiều hoạt động lễ hội phối hợp và cho phép tái hiện lại các sự kiện văn hóa,

Ngày đăng: 02/05/2023