Mức Độ Tác Động Của Các Doanh Nghiệp Xã Hội Trong Lĩnh Vực Du Lịch Cộng Đồng Tại Việt Nam



Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên


5.3%

0%


10%


22.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

30%


Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam - 14

26.70%


42%


42.7%

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa


Hỗ trợ và tạo điều kiện để trẻ em tại điểm DLCĐ được đến trường


Hỗ trợ cộng đồng địa phương quản lý hoạt động DLCĐ


Kết nối và hỗ trợ mở rộng thị trường khách DLCĐ

3.3%


4.7%


3.3%


8%


10%


8.7%

1.3%

17.3%


24%

22%


28.7%

26%

26.7%


22.7%

24%


17.3%


46%


42.7%


42%


Rất quan trọng Quan trọng

Hỗ trợ xây dựng và vận hành các dịch vụ phục vụ KDL


Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho CĐĐP

6%

2%


2.7%


10.7%


20%

22.7%

32.7%


43.3%

Trung bình Không quan trọng

Rất không quan trọng2


Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ KDL cho CĐĐP

10%


2%


9.3%


20.7%

19.3%


30%


48%


44%

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức cho CĐĐP


Cung cấp cơ hội việc làm cho phụ nữ trong CĐĐP

1.3%


2.7%

15.3%


11.3%


%

14


28.7%


43.3%


48.7%

46%


Cung cấp cơ hội việc làm cho CĐĐP

5.30%

0%

0%

0% 20% 40% 60%


Biểu đồ 2.20. Mức độ tác động của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh)ư


Tác động kinh tế:

- Tăng số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp về du lịch: Do các hoạt động du lịch ngày càng phát triển nên nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ du lịch ngày càng cao tại các điểm DLCĐ. Đối với DLCĐ thì nguồn nhân lực chính đến từ chính cộng đồng địa phương. Bởi vậy, trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đã cung cấp nhiều hơn các cơ hội việc làm cho người dân địa phương bao gồm cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp về du lịch.

Việc làm trực tiếp là những công việc như hướng dẫn du lịch địa phương, kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống, kinh doanh quà lưu niệm, đặc sản địa phương... Trong khi đó, việc làm gián tiếp có thể là những công việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch hoặc những công việc gián tiếp phục vụ khách du lịch như sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống để bán cho du khách... Số lượng việc làm cho cộng đồng địa phương tăng cao là một minh chứng rõ ràng cho những tác động mà các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tạo ra cho cộng đồng địa phương về mặt kinh tế.

- Tăng tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương và việc làm về du lịch: Tại các điểm DLCĐ, tỷ lệ có việc làm của cộng đồng địa phương đã tăng lên nhờ vào việc phát triển các hoạt động du lịch tại địa phương. Tuy nhiên, ở hầu hết các điểm DLCĐ, do có sự hướng dẫn từ chính quyền địa phương và các tổ chức trung gian hỗ trợ nên nhận thức của cộng đồng về sử dụng tài nguyên du lịch địa phương làm chất liệu xây dựng các sản phẩm DLCĐ nên những nghề truyền thống cũng được phục hồi, bảo tồn và tạo điều kiện phát triển. Vì thế, số lượng việc làm truyền thống của người dân cũng tăng lên, trở thành một dạng tài nguyên để thúc đẩy phát triển các hoạt động DLCĐ.

Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ việc làm truyền thống của địa phương so với việc làm về du lịch thì vẫn còn rất hạn chế. Điều này cho thấy, các nghề truyền thống của địa phương có nhiều cơ hội được phục hồi và phát triển nhưng hiệu quả thu hút người dân tham gia vào các công việc truyền thống chưa cao. Vì thế, có thể số lượng việc làm truyền thống có sự tăng trưởng nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả lớn. Việc thúc đẩy cộng đồng địa phương tham gia vào các nghề truyền thống là một phương thức vừa tạo việc làm vừa nỗ lực vực dậy các ngành nghề truyền thống với những giá trị đặc sắc đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các sản phẩm DLCĐ.

- Tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ DLCĐ: Vì tỷ lệ việc làm trực tiếp và gián tiếp về du lịch tăng cao nên thu nhập của cộng đồng địa phương cũng có những


chuyển biến rõ nét. Chất lượng cuộc sống của những địa phương có hoạt động DLCĐ cũng được tăng cao. Theo một số báo cáo tác động xã hội của một số DNXH trong lĩnh vực DLCĐ thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến du lịch nâng cao được thể hiện trong chính chất lượng bữa ăn, trong chính ngôi nhà của họ. Đây là điều rất dễ quan sát tại hầu hết tất cả các điểm đến DLCĐ tại Việt Nam.

Sự nâng cao về thu nhập không chỉ thể hiện trong những điều kiện vật chất mà còn thể hiện trong những mặt khác của đời sống, đặc biệt là tỷ lệ trẻ em được đến trường tại những địa phương này cũng được gia tăng. Chính điều này sẽ có tác động rất lớn trong thời gian tới có thể giúp thay đổi diện mạo và năng lực của những địa phương có hoạt động DLCĐ.

- Sự tăng trưởng trong tiêu dùng cho các hoạt động phát triển cộng đồng từ các quỹ phát sinh từ DLCĐ:

Các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cam kết chia sẻ những lợi ích có được từ hoạt động kinh doanh cho sự phát triển của cộng đồng. Vì thế, tại rất nhiều địa phương có hoạt động DLCĐ, các DNXH thường trích lại một phần lợi nhuận về các Quỹ cộng đồng tại địa phương. Các quỹ này sẽ được sử dụng để chi cho các hoạt động phát triển DLCĐ, có thể là các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, là các hoạt động giúp bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nghề và các giá trị văn hóa truyền thống, là các hoạt động hỗ trợ các hộ gia đình yếu thế trong cộng đồng tiếp cận với hoạt động kinh doanh du lịch, hoặc là để triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch của cộng đồng địa phương về cả kỹ năng, kiến thức hay khả năng giao tiếp tiếng Anh.

Có thể thấy tiêu dùng cho các hoạt động phát triển DLCĐ tại các địa phương ở Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Kết quả của việc sử dụng các quỹ phát triển cộng đồng là việc ngày càng hoàn thiện trong chất lượng cuộc sống, là sự tăng trưởng trong nhận thức của người dân địa phương cũng như trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sự phát triển của DLCĐ.

Tác động xã hội:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương: Thông qua các khóa đào tạo dành cho cộng đồng địa phương để nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch (bao gồm các khóa đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ du khách và nâng cao khả năng tiếng Anh), cộng đồng địa phương ngày một nâng cao nhận thức về thế giới khách quan nói chung và về hoạt động du lịch nói riêng. Cộng đồng ngày càng ý thức được vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển của địa phương cũng như sự phát


triển của từng cá nhân trong cộng đồng, từ đó họ có những chuyển biến tích cực trong việc tham gia vào các hoạt động phục vụ du khách, từ việc bảo vệ môi trường đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống làm cơ sở để phát triển hoạt động DLCĐ.

Một minh chứng cho tác động này là việc ngày càng nhiều cá nhân, hộ gia đình tại các điểm DLCĐ đã tham gia và những khóa đào tạo nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực phục vụ du lịch tại địa phương và đã được cấp chứng chỉ.

Điều này cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức và chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong năng lực vận hành hoạt động DLCĐ, mang lại những chuyển biến tích cực cho địa phương.

- Tăng tỷ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực về du lịch ở địa phương, góp phần vào công tác bình đẳng giới tại địa phương: Hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại điểm đến du lịch đã đặt ra một nhu cầu lớn về nhân lực phục vụ DLCĐ tại địa phương. Điều này đã thúc đẩy người dân địa phương, bao gồm cả nam và nữ giới đều tích cực tham gia vào hoạt động du lịch nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế ngay tức thì. Người phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động DLCĐ giờ đã tự chủ hơn về kinh tế và các mối quan hệ giao lưu xã hội. Điều này gián tiếp đã tác động tới việc nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình, góp phần lớn vào công tác bình đẳng giới vồn mất khá nhiều công sức và thời gian để thực hiện, đặc biệt là tại các vùng xa xôi hẻo lánh, trình độ dân trí của người dân địa phương còn chưa cao.

- Tỷ lệ nữ doanh nhân của các doanh nghiệp du lịch ở địa phương: DNXH trong lĩnh vực DLCĐ vốn là loại hình kinh doanh được nhiều tổ chức lựa chọn hỗ trợ nhằm thông qua đó thúc đẩy tinh thần lãnh đạo của nữ giới trên thế giới. Ở Việt Nam, một số dự án của các tổ chức NGO có đầu tư hỗ trợ hoạt động DLCĐ tại các địa phương sau khi hết thời gian hoạt động sẽ hỗ trợ cộng đồng tự vận hành hoạt động DLCĐ bằng cách hỗ trợ nữ giới trong công đồng chuyển đổi mô hình kinh doanh sang doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNXH. Vì thế, số lượng nữ doanh nhân tại các doanh nghiệp du lịch tại địa phương ngày càng gia tăng. Đây là minh chứng cho việc trao quyền và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng thông qua các hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại các địa phương có điểm đến DLCĐ.

- Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống bản địa: Có thể thấy, chất liệu chính xây dựng nên các sản phẩm DLCĐ đó là các di sản văn hóa truyền thống bản địa. Vì thế, để phát triển hoạt động DLCĐ, cộng địa phương phải


có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đó. Do đó, thông qua các khóa đào tạo về nâng cao nhận thức và năng lực phục vụ hoạt động DLCĐ dành cho cộng đồng địa phương, ý thức của người dân về vấn đề này ngày càng được nâng cao. Chưa có số liệu thống kê cụ thể tại tất cả các điểm DLCĐ nhưng minh chứng cho tác động này báo cáo về hoạt động DLCĐ tại một số địa phương riêng lẻ đã chỉ ra số lượng và loại hình các sự kiện văn hóa truyền thóng được hỗ trợ, các điểm di sản văn hóa được bảo vệ và nâng cấp ngày càng tăng.

Tác động môi trường:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với hoạt động phát triển du lịch: Tác động lớn nhất về mặt môi trường mà các hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đem lại đó là việc nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường đối với hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Cũng như việc nâng cao nhận thức về du lịch và năng lực phục vụ du lịch, thông qua các khóa học đào tạo người dân địa phương cũng đã ý thức hơn về vấn đề môi trường. Rất dễ có thể quan sát và đối sánh môi trường tại các điểm đón khách DLCĐ sạch sẽ hơn rất nhiều so với những khu vực cộng đồng xung quanh.

- Mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường: Nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng tăng nhưng mức độ ô nhiễm trong cộng đồng và môi trường tại các điểm DLCĐ chưa chắc đã giảm. Điều này đến từ việc triển khai xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ khách du lịch cũng như đến từ việc xả thải trong quá trình phục vụ khách du lịch tại địa phương. Vì thế, trong rất nhiều những tác động tích cực thì chính hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ có thể mang lại những tác động nhất định gây ra sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sự ô nhiễm này không nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các bên liên quan tới hoạt động DLCĐ tại địa phương.


2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam

2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống khác, DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng cũng chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố khác nhau tới sự vận hành và phát triển doanh nghiệp. Có thể phân loại các nhân tố này thành hai nhóm: nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.


Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát và ý kiến của các chuyên gia về DNXH và DLCĐ thì trong số 4 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (văn hóa – xã hội, kinh tế, công nghệ, chính trị - luật pháp) thì nhân tố chính trị - luật pháp được đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động kinh doanh và sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Tiếp đó là các nhân tố kinh tế, văn hóa – xã hội cũng được coi là những nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Yếu tố công nghệ được coi là không có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ được giải thích là do hoạt động DLCĐ là hoạt động du lịch dựa vào các giá trị văn hóa và truyền thống bản địa của cộng đồng địa phương nên yếu tố công nghệ không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dịch vụ và sản phẩm DLCĐ cung cấp cho du khách.

Có thể thấy, nhân tố chính trị - luật pháp được các đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng bao trùm tới hoạt động của các DNXH nói chung và DNXH trong lĩnh vực DLCĐ nói riêng hiện nay tại Việt Nam. Việc luật hóa đưa DNXH trở thành một loại hình doanh nghiệp trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam vào cuối năm 2014 là một minh chứng cho sự ghi nhận những đóng góp tích cực mà loại hình doanh nghiệp này mang lại cho xã hội

70%

64.67%

60%

58.67%

52%

53.33%

50%


40%

38%

32.67% 32.67%

30%


20%

14%

21.33%

14.67%

10%

Rất không quan trọng Không quan trọng Trung bình

Quan trọng

Rất quan trọng

10%

0%

2.67%

5.33%

0%

0%

0%

Nhân tố Chính Nhân tố Kinh tế Nhân tố Văn hóa Nhân tố Công trị - Luật pháp - Xã hội nghệ

Biểu đồ 2.21. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô tác động tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh)

Các yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô như kinh tế và văn hóa – xã hội cũng được đánh giá có ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của các DNXH trong lĩnh


vực DLCĐ. Hoạt động du lịch là hoạt động phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi và khả năng thanh toán của du khách. Vì thế, sự phát triển kinh tế toàn cầu sẽ giúp ngành du lịch đón được nhiều du khách hơn. Theo số liệu thống kê khách du lịch của Tổng cục du lịch trong những năm gần đây thì số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ngày càng tăng trưởng với tốc độ nhanh. Số lượng khách DLCĐ cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là cơ hội để các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ phát triển hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, những yếu tố về văn hóa – xã hội, đặc biệt là những yếu tố văn hóa – xã hội đến từ cộng đồng địa phương tại điểm đến du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn điểm du lịch của các khách DLCĐ bởi chất liệu để xây dựng những sản phẩm DLCĐ bắt nguồn từ những nét văn hóa truyền thống bản địa. Vì thế, một điểm DLCĐ bảo tồn được văn hóa truyền thống của cộng đồng, dân tộc mình thì càng có tiềm năng phát triển loại hình DLCĐ. Việt Nam là đất nước có tới 54 dân tộc, bản sản văn hóa mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng. Nếu biết khai thác đúng hướng, mô hình DLCĐ có thể triển khai được ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, làm tiền đề phát triển các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ, góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội của cộng đồng. Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay trong việc triển khai các mô hình DLCĐ ở Việt Nam đó là tính sao chép các sản phẩm DLCĐ. Điều này sẽ gây nhàm chán cho du khách trong việc khám phá những nét riêng mang tính bản địa của cộng đồng điểm đến. Vì thế, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ cần nghiên cứu kỹ các yếu tố văn hóa – xã hội tại điểm DLCĐ cũng như những yếu tố văn hóa – xã hội từ cộng đồng gửi khách để phát triển những sản phẩm du lịch có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch tại điểm đến DLCĐ. Ngoài ra, yếu tố văn hóa – xã hội nhìn từ góc độ cộng đồng địa phương điểm đến du lịch cũng là một yếu tố tác động tới hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ tại Việt Nam. Nhận thức của cộng đồng địa phương và thái độ của họ trong quá trình tham gia vào hoạt động DLCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn tới những trải nghiệm của du khách. Nhìn chung, tại hầu hết các điểm DLCĐ hiện nay, cộng đồng địa phương có thái độ rất tích cực với du khách. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới sự hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hầu hết du khách được khảo sát đều có mức độ hài lòng cao đối với người cộng đồng người dân bản địa. Nếu tiếp tục phát huy được điều này cùng với sự bảo tồn những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh tại địa phương.


Nhân tố cuối cùng thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ đó là nhân tố công nghệ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng đây là một nhân tố không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Bởi hoạt động của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ chủ yếu dựa vào những yếu tố văn hóa bản địa cùng sự tương tác của cộng đồng địa phương để mang lại những trải nghiệm cho du khách. Yếu tố công nghệ chủ yếu đóng vai trò trong việc tiếp cận thị trường khách du lịch thông qua kết nối trực tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực tiếp cận khoa học công nghệ của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp phải dựa vào sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Do đó, đây là một yếu tố không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng trải nghiệm của du khách nhưng lại là công cụ hỗ trợ các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ kết nối với thị trường mục tiêu.

Các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh:


60%

53.3%

49.3%

50%

48.7%

39.3%

40%

33.3%

33.3%

30%


20%

10.7%

13.3%

10%

0% 0%

0% 0%

7.3%

1.3%

9.3%

Rất không quan trọng Không quan trọng Trung bình

Quan trọng

Rất quan trọng

0%

Đối thủ cạnh tranh

Khách hàng

Nhà cung ứng

Biểu đồ 2.22. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh tới sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch cộng đồng tại Việt Nam

(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của nghiên cứu sinh)

Ngoài các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, các nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh (bao gồm các nhân tố đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng) cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ. Trong đó, đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành kinh doanh là một thách thức lớn đối với việc vận hành và phát triển các doanh nghiệp này bởi trong khi các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống chỉ phải phát triển hoạt động kinh doanh để thu về lợi nhuận thì với DNXH không chỉ kinh doanh để thu lợi nhuận mà còn phải phân phối ít nhất 51% lợi nhuận đó để thực hiện các mục tiêu xã hội. Bên cạnh nguồn lực về kinh tế, các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ còn phải đối mặt với khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực lao động khi 70-100% lao động trong các DNXH trong lĩnh vực DLCĐ là người dân địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023