Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu 81396


Cần Thơ đều đánh giá chương trình đáp ứng được tính khoa học, đáp ứng được mục tiêu đào tạo trong thời kỳ mới. Đây là những thành công trong chương trình cải tiến của đề tài giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường Đại học Cần Thơ [34].

Ngoài ra, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu các bước xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay, cho thấy trong bối cảnh đổi mới giáo dục, vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải xây dựng các biện pháp để nâng hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Một trong những biện pháp đó là công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiệu quả và có khoa học. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả trình bày các bước xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống ở các trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, nhằm giúp hiệu quả quản lý hoạt động này dễ dàng hơn, đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo định hướng của Đảng và Nhà nước đề ra; Nghiên cứu sự khác biệt giữa các mô hình quản lý trong giáo dục, thì khó khăn lớn nhất trong việc đưa một mô hình quản lý vào nhà trường chính là ở điều kiện môi trường quản lý của nhà trường đó. Có rất nhiều mô hình quản lý trong giáo dục, mỗi mô hình quản lý có những ưu và nhược điểm riêng, mỗi trường/đơn vị/cơ sở giáo dục có thể lựa chọn mô hình phù hợp hoặc kết hợp giữa các mô hình để áp dụng cho đơn vị mình. Nhà quản lý cần quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng môi trường văn hóa chất lượng trong nhà trường [32], [49], [93], [94].

1.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Vấn đề về thiết kế xây dựng, đánh giá chương trình giáo dục và chương trình môn học gần đây được các nhà khoa học, các chuyên gia nước ngoài tiếp cận các vấn đề sau:


K, Goswami, A, & Ahuja, A (1993) Lộ trình hình thành kỹ năng sáng tạo trong giải quyết các nhiệm vụ sư phạm thuộc lĩnh vực GDTC; Các vấn đề xây dựng chương trình, chương trình môn học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm; quan hệ giữa các mục tiêu, môn học, chương trình và giảng dạy; thực thi đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục và chương trình môn học [102].

Kimiko Fujita (2005) Những cơ sở nguyên tắc, và chính sách xây dựng chương trình bao gồm; các cơ sở xây dựng chương trình (cơ sở triết học, lịch sử, tâm lý học, xã hội) cùng hệ thống lý luận của chương trình; Phát triển chương trình giáo dục (thiết kế xây dựng, thực thi và đánh giá chương trình); Các chính sách và khuynh hướng phát triển chương trình [100].

Andrew Lindsey (2008) Mô hình, phương pháp thiết kế môn học trong giáo dục đại học và các chiến lược giảng dạy trong thực thi chương trình môn học. Chuẩn bị nghề nghiệp của các chuyên gia văn hóa thể chất tương lai trên cơ sở tổ hợp những phương tiện điều chỉnh tâm lý [96].

Kerry Ann and Lieshout (2002) Sự hình thành trình độ vận động viên của sinh viên các trường chuyên nghiệp văn hóa thể chất có tính đến các mặt chuyên môn [101].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Don J. Webber and Andrew Mearman (2009) Triết lý, mục đích giáo dục; các vấn đề lý luận và quá trình xây dựng chương trình học (thiết kế, thực thi, đánh giá); các mô hình xây dựng chương trình học; phân tích mối quan hệ giữa chương trình học và giảng dạy. Đặc biệt, các tác giả đã đưa ra quan điểm về phát triển chương trình của tác giả, một mô hình phát triển được cho là toàn diện nhất. Bởi lẽ, mô hình của tác giả đã gắn kết quá trình phát triển chương trình với quá trình giảng dạy (thực hiện chương trình) [99].

Nghiên cứu về lĩnh vực GDTC và TDTT trường học có thể kể tới: Tác giả Thẩm Hải Cầm (1998) đã tiến hành nghiên cứu 12 năm về quá trình sinh trưởng và phát dục của học sinh thiếu niên, nhi đồng Trung Quốc; Năm 2000,

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 9


tác giả Trương Phát Cường, Hình Văn Hoa (2000) cũng đã tiến hành nghiên cứu hệ thống điều tra thể chất quốc dân Trung Quốc [109].

Seymuk A.A. (1993) đã đưa ra tổ hợp các phương tiện văn hóa thể chất và điều chỉnh tâm lý trong lao động và thể thao. Trong đó ông nhấn mạnh việc áp dụng các bài tập thể lực, du lịch và các môn thể thao. Sau các dạng hoạt động lao động thể lực căng thẳng có thể sử dụng hoạt động thể thao giải trí, dã ngoại như một phương tiện điều chỉnh tâm lý hiệu quả [107].

Castamainen T.V. (1996) đã xây dựng chương trình định hướng tập luyện phòng ngừa – hồi phục cho công nhân lao động thể lực nặng. Chương trình bao gồm các bài tập thả lỏng, hồi phục, các bài tập thể dục giữa giờ, bơi, du lịch thể thao [106].

Thông qua nghiên cứu chương 1 cho phép đi đến các nhận xét sau:

Tìm hiểu bối cảnh GDTC và thể thao trường học trên thế giới cho thấy xu thế cải cách TDTT trường học ở nhiều quốc gia sau năm 2000 trở lại đây, người ta thấy rõ chức năng xã hội của TDTT trường học. Hiệu quả nâng cao tố chất thể lực, sức khoẻ và hạnh phúc hoàn toàn có thể nhờ thể dục thể thao mang lại trong thời gian tương đối ngắn. Ngày nay, xã hội yêu cầu cao hơn đối với TDTT trường học.

Nội dung chương trình và quá trình tổ chức GDTC cho thấy: Chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo. Nội dung chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. Giáo dục thể chất ở bậc đại học phải trở thành một


mặt của đào tạo nghề, sản phẩm không chỉ là thể chất thuần túy, mà là một bộ phận cấu thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Điều đó, đòi hỏi hệ thống nhà trường phải tạo mọi cơ hội, điều kiện để đổi mới GDTC như một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo nghề, mang chức năng nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Thông qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy; Các vấn đề xây dựng chương trình, chương trình môn học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm; quan hệ giữa các mục tiêu, môn học, chương trình và giảng dạy; thực thi đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục và chương trình môn học; Những cơ sở nguyên tắc, và chính sách xây dựng chương trình bao gồm; Các cơ sở xây dựng chương trình (cơ sở triết học, lịch sử, tâm lý học, xã hội) cùng hệ thống lý luận của chương trình; Phát triển chương trình giáo dục (thiết kế xây dựng, thực thi và đánh giá chương trình); Các chính sách và khuynh hướng phát triển chương trình.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có nhiệm vụ Đào tạo đa ngành, nhiều lĩnh vực và trình độ khác nhau. Là trường công lập đặc thù của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Vì vậy khi lựa chọn nội dung học cho các ngành thì cần phải lựa chọn nội dung cho phù hợp với tính đặc thù của sinh viên, để khi học môn GDTC vẫn phát huy thể lực chung cho sinh viên. Lĩnh vực Du lịch có các ngành như Văn hóa du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành...các ngành trên lựa chọn các môn phát triển toàn diện, mang tính nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chủ thể

Nội dung môn GDTC cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá.

Khách thể

Sinh viên khóa K2, K3 đối tượng không chuyên nghành TDTT, tổng số sinh viên tham gia thực nghiệm chương trình là 150 sinh viên (trong đó 72 Nam và 78 Nữ); 20 chuyên gia, nhà khoa học, quản lý giáo dục được tham vấn ý kiến.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu đề ra, quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau [23], [27], [57].

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Ðây là phương pháp được sử dụng nhằm hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu:

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành về công tác GDTC trường học.

Các sách, tạp chí, tài liệu khoa học về vấn đề GDTC trong trường học các cấp.

Các kết quả nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến GDTC trong nhà trường các cấp.

Nguồn tư liệu chủ yếu thu thập từ thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, thư viện Viện Khoa học TDTT, thư viện trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ


các nguồn tài liệu khác nhau. Đây là sự tiếp nối bổ sung những luận cứ khoa học và tìm hiểu một cách triệt để những vấn đề liên quan đến biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC.

2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập thông tin các đối tượng nghiên cứu về các mặt:

Thu thập thông tin về thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, trong đó có hoạt động thể thao trường học; năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên trong trường (trong đó có các hoạt động GDTC và thể thao trường học).

Bằng phương pháp này, trong quá trình nghiên cứu đã theo dõi dọc đối tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2015 - 2016:

Nghiên cứu quá trình giảng dạy nội dung môn GDTC đã lựa chọn một cách liên tục, suốt 2 học kỳ thực nghiệm học kỳ I và học kỳ II năm học 2015 - 2016 Đánh giá kết quả học tập theo từng học kỳ.

Theo dõi kết quả thực nghiệm sư phạm tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa của những sinh viên tham gia thực nghiệm.

Đối tượng nghiên cứu là 150 sinh viên khóa K2 và K3 Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; ngoài đối tượng trên, còn theo dõi các lớp không thuộc đối tượng thực nghiệm của đề tài nhưng vẫn được học theo chương trình thực nghiệm.

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học.

Phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát sơ bộ thực trạng công tác GDTC tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học nhằm mục đích lựa chọn, xây dựng nội dung môn GDTC cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu của phương pháp xã hội học là căn cứ khoa


học, là cơ sở thực tiễn để đề xuất lựa chọn, ứng dụng nội dung môn GDTC khi giải quyết nhiệm vụ hai của luận án. Đối tượng điều tra, khảo sát, phỏng vấn của luận án được xác định là các chuyên gia, các giảng viên TDTT, các cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo và sinh viên trực tiếp học môn GDTC tại trường. Số lượng đối tượng khảo sát bao gồm: 150 sinh viên K1, K2, K3 tại trường. 20 cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà sư phạm và các giảng viên TDTT. Đối tượng này sẽ được tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng công tác GDTC, ý kiến l ữa chọn nội dung môn GDTC, đánh giá nội dung môn GDTC đã lựa chọn.

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi các đối tượng liên quan đến đề tài.

2.2.4.1. Phỏng vấn trực tiếp.

Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề có liên quan tới hoạt động chương trình GDTC trường học:

Nội dung chương trình GDTC hiện tại có phù hợp hay không, nếu không thì cần chỉnh sửa chổ nào.

Hình thức tổ chức giảng dạy môn học GDTC (thể dục) trong nhà trường đại học.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT trong nhà trường. Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên.

Tính tích cực và sự phối hợp giữa sinh viên với giáo viên TDTT và các lực lượng giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt động TDTT trường học.

Các đối tượng phỏng vấn trực tiếp đó là: Lãnh đạo và các chuyên gia Giáo sư Tiến sĩ đầu nghành của Việt Nam, chuyên viên Vụ Công tác Học sinh sinh viên; chuyên viên phụ trách công tác GDTC trường học Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD và ĐT; các cán bộ quản lý trưởng khoa, phó trưởng khoa các trường đại học cao đẳng một số trường trong toàn quốc.

2.2.4.2. Phỏng vấn bằng phiếu hỏi.


Các đối tượng phỏng vấn bằng phiếu hỏi: Các chuyên gia có kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo GDTC Giáo sư Tiến sĩ đầu nghành của Việt Nam, các cán bộ quản lý lãnh đạo các khoa, bộ môn GDTC thuộc các trường đại học, các giảng viên dạy TDTT tại các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là các trường Văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc; giảng viên TDTT thuộc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Nội dung phỏng vấn bao gồm: Những vấn đề liên quan đến chương trình môn học GDTC tại các trường đại học, cao đẳng, về ý thức học tập, sở thích của sinh viên, khả năng của sinh viên.

Thông qua phỏng vấn các cán bộ quản lý, các chuyên gia, các nhà chuyên môn, sinh viên trực tiếp học môn GDTC, những người giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực GDTC trường học, đề tài muốn khai thác triệt để những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm thực tiễn giúp cho quá trình nghiên cứu đạt kết quả cao.

Nội dung phỏng vấn được trình bày tại các phụ lục 10, 11, 12, 13.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Đối tượng xin ý kiến đó là: Hai mươi chuyên gia về lĩnh vực GDTC, giảng viên các trường đại học và cao đẳng.

Nội dung xin ý kiến chuyên gia: đánh giá về thực trạng GDTC trong nhà trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; nhu cầu của thực tiễn đối với sinh viên và kỹ năng sử dụng TDTT như một phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục; nhu cầu đổi mới hoạt động đào tạo môn học GDTC trong trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; định hướng đổi mới chương trình; mục tiêu, nội dung của chương trình đổi mới.

2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023