Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 10


Việc đánh giá xếp loại thể lực sinh viên dựa trên 06 test theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm [14].

Test 1. Lực bóp tay thuận

Yêu cầu dụng cụ: Lực kế tay (kg).

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.

Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1 kg

Test 2. Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)

Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900

đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần.

Tính số lần đạt được trong 30 giây.

Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá - 10

Test 3. Bật xa tại chỗ (cm)

Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy.


Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.

Test 4. Chạy 30m xuất phát cao (s)

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.

Test 5. Chạy con thoi 4 x 10m (s)

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo chiều dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.

Test 6. Chạy tùy sức 5 phút (m)

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít


nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích - kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét.

2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình đã lựa chọn trong thực tiễn tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDTC cho sinh viên.

Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong thời gian 10 tháng (ứng với 01 năm học) trên đối tượng thực nghiệm, và được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song để so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm.

Chia thành hai đợt thực nghiệm sư phạm lần một và thực nghiệm sư phạm lần hai, mỗi lần đều chia làm hai nhóm cụ thể là nhóm sinh viên thực nghiệm học chương trình mới và nhóm sinh viên đối chứng học theo chương trình cũ:

Thực nghiệm sư phạm lần 1:

Nhóm thực nghiệm lần một được chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên (46 nam và 54 nữ) chia làm 4 lớp, hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng khóa


K2 và K3 trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, gồm hai môn Thể dục, Điền kinh [25].

Hai lớp thực nghiệm sẽ học hai môn Thể dục, Điền kinh, một lớp học Thể dục, một lớp học Điền kinh gồm 50 sinh viên 24 nam và 26 nữ chia đều cho mỗi lớp 25 sinh viên 12 nam và 13 nữ, được ứng dụng nội dung môn GDTC đã lựa chọn của đề tài và vẫn tiến hành học tập theo chương trình Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định là 30 tiết/ một học phần.

Hai lớp đối chứng cũng học hai môn Thể dục, Điền kinh, một lớp học Thể dục, một lớp học Điền kinh gồm 50 sinh viên 24 nam và 26 nữ mỗi lớp 25 sinh viên 12 nam và 13 nữ, được ứng dụng nội dung hiện hành đang sử dụng lâu nay của nhà trường vẫn tiến hành học tập theo chương trình Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định là 30 tiết/ một học phần.

Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt thể lực chung, kết quả học tập, tinh thần tự giác của sinh viên…. theo phương pháp đối chiếu song song.

Thực nghiệm sư phạm lần 2:

Nhóm thực nghiệm lần hai được chọn ngẫu nhiên 150 sinh viên (72 nam và 78 nữ) chia làm 6 lớp, khóa K2 và K3 trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, gồm các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng rổ, Aerobic, Khiêu vũ thể thao.

Sáu lớp thực nghiệm sinh viên được lựa chọn các môn mình thích học, học theo nội dung môn GDTC đã lựa chọn của đề tài.

Sáu lớp thực nghiệm sẽ học sáu môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng rổ, Aerobic, Khiêu vũ thể thao, một lớp học một môn mỗi lớp 25 sinh viên được ứng dụng nội dung môn GDTC đã lựa chọn của đề tài và vẫn tiến hành học tập theo chương trình Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định là 30 tiết/ một học phần.

Chú ý: riêng các sinh viên các ngành như Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thanh nhạc, Đồ họa, Hội họa, Thiết kế thời trang, do đặc thù của nghành học nên các em không được lựa chọn các môn học như Bóng chuyền,


Cầu lông, Bóng rổ, mà chỉ được lựa chọn các môn như Bóng đá, Aerobic, Khiêu vũ thể thao. Mỗi ngành học, mỗi lớp học chỉ được lựa chọn tối thiểu từ 20 viên và tối đa là 25 sinh viên/ lớp. Thời gian học môn GDTC một tuần/ một buổi mỗi buổi học 2 tiết, thời gian học vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, buổi sáng thời gian học từ 7h30 phút đến 9h 10 phút, buổi chiều thời gian học từ 14h 00 phút giờ đến 15h 40 phút.

Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt thể lực chung, kết quả học tập, tinh thần tự giác của sinh viên…. theo phương pháp so sánh tự đối chiếu.

Nội dung thực nghiệm là môn học GDTC đã lựa chọn được triển khai thông qua hoạt động đào tạo tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Kết thúc một học kỳ kiểm tra kết quả học tập.

Nhóm thực nghiệm nội dung kiểm tra bao gồm: (kiến thức chung, kiến thức chuyên môn), kỹ năng thực hành. Hình thức kiểm tra lý thuyết và thực hành.

Kết thúc một năm học kiểm tra các chỉ tiêu về tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm.

Mục đích thực nghiệm để đánh giá hiệu quả nội dung môn GDTC trong một năm học, trên 2 khóa học và 5 học phần của môn học GDTC trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của môn học đối với trình độ của sinh viên: khả năng tiếp thu, sự phát triển thể lực; khả năng của giảng viên đối với yêu cầu của môn học. Kết quả thu thập được trong quá trình thực nghiệm là cơ sở để chỉnh lý và bổ sung về mặt nội dung môn học, cách thức tổ chức thực hiện, hoàn thiện quy trình đào tạo.

Như vậy, tổng hợp kết quả thu được sau 1 năm học tiến hành thực nghiệm là cơ sở để đánh giá hiệu quả nội dung môn GDTC đã lựa chọn, đào tạo sinh viên Văn hóa nghệ thuật theo định hướng góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp.


2.2.8. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý các số liệu đề tài, các tham số và các công thức toán thống kê thường sử dụng trong xử lý số liệu đối với các công trình nghiên cứu về TDTT [28], [31].

n

Cụ thể các công thức toán học được sử dụng gồm: Giá trị trung bình cộng:

xi


Phương sai:

x i 1

n


δ2


Độ lệch chuẩn:

(xi

n

x )


(Với n > 30)


δ 2

δ

So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu: Phương pháp so sánh, tự đối chiếu (phương pháp số liệu từng cặp) được sử dụng với mục đích xem xét sự khác biệt của các thông số thu được của nhóm thực nghiệm ở giai đoạn trước và sau thực nghiệm. Chúng tôi sử dụng công thức:


t xd

d

n

Trong đó d = Xa - Xb (với Xa là thành tích kiểm tra lần 1; Xb là thành tích kiểm tra lần 2)

Nhịp độ tăng trưởng:

W 100 (V2 V1) %

0,5 (V1 V2 )


Trong đó: - W: Nhịp độ phát triển (%).

- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu.

- V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.

- 100 và 0,5: Hằng số.

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm StatiscPro 1.0, SPSS 7.5, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 8 năm 2017 gồm ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 Xây dựng đề cương chi tiết.

Nghiên cứu cơ sở lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài.

Tổ chức nghiên cứu thực trạng GDTC ở trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Nghiên cứu nội dung môn GDTC của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Nghiên cứu tiêu chuẩn và mô hình chuyên môn đối với nghiệp vụ tổ chức các hoạt động TDTT trường học.

Giai đoạn 2: Từ tháng 11/2013 đến tháng 6 năm 2016. Bảo vệ 3 chuyên đề luận án.

Tiếp tục khảo sát thực trạng.

Thực nghiệm sư phạm lần 1 chương trình GDTC theo định hướng đổi mới để xác định.

Chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung môn học.

Thực nghiệm sư phạm lần 2 và tiếp tục chỉnh sửa nội dung môn học.

Giai đoạn 3: Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.


Hoàn chỉnh quá trình thực nghiệm sư phạm. Xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu.

Viết luận án và hoàn thiện luận án. Bảo vệ luận án cấp cơ sở.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.

Cơ quan tổ chức nghiên cứu: Viện Khoa học TDTT. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Cơ quan phối hợp nghiên cứu: Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Trường Đại học Khoa học Xã hội nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.3. Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn:

Nghiên cứu thực trạng hoạt động GDTC và nội dung môn học GDTC trong quá trình đào tạo của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Nghiên cứu lựa chọn nội dung môn GDTC cho trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa theo hướng trang bi cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về Thể dục thể thao trong các tổ chức hoạt động GDTC của nhà trường.

Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của nội dung môn GDTC đã lựa chọn trong hai khóa đào tạo tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023