Cái Tôi Kín Đáo, Dịu Dàng, Sâu Sắc, Đầy Nỗi Niềm Và Lòng Trắc Ẩn


vật trữ tình rất gần hoặc chính là cái tôi của tác giả và nhà thơ thường sử dụng cách bộc lộ trực tiếp, có xưng danh rò ràng: tôi, ta, em, anh,…

Ví dụ:

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.

(Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương)

Dạng thức thứ hai: Cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Lúc này nhân vật trữ tình được nhận biết qua cách bộc lộ cảm xúc, cách quan sát, nhận xét về những sự kiện được nói đến trực tiếp xưng danh, lời thơ dễ trở thành tiếng lòng chung của nhiều cá thể trong hoàn cảnh tương tự.

Ví dụ:

Ao sâu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sáng nước theo làn hơi gợi tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

(Tú Xương - Thu Vịnh)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Dạng thức thứ ba: Bài thơ trữ tình viết về một nhân vật nào đó. Lúc này nhân vật trữ tình không đứng ở vai "tác giả" nữa mà hóa thân vào một nhân vật khác để bộc lộ cảm xúc ( nhân vật trữ tình nhập vai).

Ví dụ:

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 5

Khánh ngồi lại với em thêm chút nữa Vội vàng chi, trăng sáng quá khách ơi !

(Xuân Diệu - Lời kỹ nữ)


Nhân vật trữ tình có thể thay đổi các hình thức xuất hiện trong một bài thơ. Nhân vật trữ tình chính là phương tiện để bộc lộ cái Tôi trữ tình. Có thể cho rằng, cái Tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, bản chất của tác phẩm trữ tình. Đối với thơ trữ tình, vai trò chủ thể có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cái Tôi trữ tình là hình tượng trọng tâm trong thơ trữ tình, là chủ thể sáng tạo của thơ ca. "Thơ ca muôn đời vẫn là sự bộc lộ cảm xúc của chủ thể sáng tạo trước con người và tạo vật. Mây, gió, cỏ, hoa xinh tươi, kỳ diệu đến đâu hết thảy cũng đều tự lòng mình nảy ra". (57/9).

Có thể tóm lại như sau: Cái Tôi trữ tình là hình trượng trọng tâm là chủ thể sáng tạo của người viết. Nó thể hiện rất rò, rất cụ thể những xúc cảm những suy tư chủ quan của nhà thơ. Cái Tôi trữ tình được thể hiện ở nội dung phản ánh (nhân vật trữ tình trong thơ) ở nghệ thuật ngôn từ, ở giọng điệu…

Nghiên cứu Cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh có nghĩa là chỉ ra những đặc điểm, đặc trưng riêng, chỉ ra nét phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

2.2. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh

2.2.1. Cái Tôi kín đáo, dịu dàng, sâu sắc, đầy nỗi niềm và lòng trắc ẩn

Tác giả Bùi Kim Anh đã từng tâm sự: “Tôi làm thơ từ nhỏ đến thời sinh viên cũng làm. Nhưng những bài thơ đó tôi chỉ viết ra trong sổ tay như là tâm sự của riêng mình. Lúc đó tôi còn rụt rè và cảm thấy nó rất riêng tư....Tôi là người yêu văn chương từ bé. Cũng có thể một phần tại cái duyên hay số phận...”( Nguồn: Báo Điện tử Tổ quốc/Hiền Nguyễn)

Vốn là một cô giáo dạy văn, một người vợ "rất truyền thống" lại rất giàu tình cảm (đa cảm) rất dễ xúc động trước mọi niềm vui nỗi buồn của cuộc sống xung quanh và của chính mình, nên thơ Bùi Kim Anh rất chân thành, giàu cảm xúc, phản ánh rất rò những tâm tư tình cảm, những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở… của chủ thể sáng tạo. Nhân vật trữ tình luôn luôn gắn liền với cái


Tôi trữ tình trong thơ chị. Nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh thường được biểu hiện dưới dạng trực tiếp của một tình cảm riêng tư, một cảnh ngộ, một sự việc gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả hoặc những điều do chính tác giả chứng kiến, cảm nhận, rung động… trong cuộc sống.

Thơ Bùi Kim Anh thể hiện cái Tôi kín đáo, dịu dàng sâu sắc. Đây chính là biểu hiện cái thế giới nội tâm phong phú, nhạy cảm, rất phụ nữ, rất truyền thống của một phụ nữ trí thức - một người yêu, người vợ nồng nàn, sâu sắc nhưng kín đáo, dịu dàng mang tính truyền thống rất đáng quý, đáng trân trọng trong cuộc sống hôm nay!

Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc nhận thấy không còn là “có thể” nữa mà quả thực đã có sự gắn kết giữa cuộc đời với thơ ở Bùi Kim Anh. Thơ chị toát lên sự dịu dàng, kín đáo của một người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu! Hình ảnh người con gái trong bài thơ “Khoảng cách” (lần in đầu có tên là “Đến bao giờ”) dường như xuôi tay, bất lực trước khoảng cách có lẽ không chỉ là khoảng cách của không gian của thời gian mà đó còn là khoảng cách của tình cảm, của trái tim khi giữa hai người không có cái duyên gặp gỡ:

Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh Chỉ một lần thôi êm ả

Dẫu đã bao lần vội vã

Anh vẫn là anh xa cách giữa nỗi đời... Sẽ chẳng bao giờ em đến được cùng anh Chỉ một lần thôi là tất cả

(Khoảng cách)

Lời thơ đau đớn, tuyệt vọng vì người con gái dù đã chủ động thử vượt khoảng cách sau “bao lần vội vã” nhưng “khoảng cách” vẫn cứ là “khoảng cách”. Cái đích mà người con gái mong tha thiết “chỉ một lần thôi” vẫn cứ cách xa và “sẽ chẳng bao giờ có được”. Lời thơ giản dị, đã thể hiện rò sự cô


đơn - như một định mệnh của người phụ nữ giàu tình cảm, khát khao tình yêu, hạnh phúc đích thực của đời mình. Khoảng cách đáng sợ ấy là khoảng cách mong manh của tình cảm luôn bị chi phối bởi muôn vàn nỗi niềm trong cuộc sống hôm nay.

Người con gái trong thơ Bùi Kim Anh mang đậm tính truyền thống trong cách biểu hiện tình cảm: "Mai anh đi về phương ấy/Vội vàng là phút chia tay…/Khuya khoắt thế mình em nỗi nhớ/Anh xa xôi đến cả giấc mơ thầm/Cả duyên cớ cho em đằm thắm/Để ngại ngần se sắt ước mong" (Dành dụm).

Trong tình yêu, nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh có ý thức rất rò về một "ngưỡng cửa" vô hình để chỉ ra một ranh giới trong tưởng tượng:

Bên kia ngưỡng cửa là thiên đường Bên này ngưỡng cửa là ước vọng Em dựa vào bên này biển sóng

Nghe tiếng mình đập dồn dập niềm yêu… Bên kia có anh - em sợ

Thiên đường hay địa ngục

(Ngưỡng cửa) Trong bài “Duyên xuân” Bùi Kim Anh viết:

Cho em trở lại bên anh

Nhẹ nhàng thôi gió lên cành đẩy đưa Cho em trở lại ngày xưa

Được yêu anh giữa giấc trưa ngọt ngào

(Duyên xuân)

Cái mơ ước “trở lại ngày xưa” hình như có ở nhiều người chứ không riêng Bùi Kim Anh. Ước “trở lại ngày xưa” còn trẻ, đẹp, hồn nhiên, mộng mơ… là niềm mơ ước chung của bao người phụ nữ đã bước sang tuổi trung niên trong đó có Bùi Kim Anh. Nhưng chị lại mơ ước một cách hiện thực


hơn, giản dị hơn - cho dù: “Bây giờ cách mấy đoạn đường/Mưa ngăn lối gió lạc phương ngại ngần” - thì chỉ còn là “Hai chúng mình chỉ có duyên đợi chờ” (Duyên xuân).

Trong hòn cảnh “Hai ta biền biệt” chị đã giãi bày một cách thành thực, cho dù có chút xa xót: "Khi em hiểu về cuộc đời/ Khi em hiểu về anh/ Đầy đủ ngọn ngành/ Thì tất cả đã là rất muộn/ Cho dù mặt trời dậy buổi sớm mai/ Cho dù những bông hoa tình yêu vẫn nở/ Cho dù những nhịp cầu lao nhanh nối đôi bờ cách trở/ Và anh nói rằng – anh vẫn yêu em" (Khoảng trống).

Có những lúc cái ngày xưa ấy đã trở lại với chị trong “Ngày mới yêu": "Em mới yêu nên chưa biết làm thơ…/ Anh mới yêu nên chưa hết ngại ngần…/ Ngày ấy tình yêu còn rất trẻ/ Anh vin cành em nhặt tím hoa xoan/ Chỉ biết say mê chẳng biết lỡ làng.../ Ngày ấy...qua bao lâu ngày ấy". Cái ngày ấy thật đẹp và cũng thật hiếm hoi trong thơ chị!

Đọc thơ Bùi Kim Anh ta thấy sự “cảm nhận” tinh tế của người con gái đầy nữ tính và hết sức truyền thống mà vẫn có một cái gì đó rất hiện đại:

Chiều nay anh cầm tay em Ngoài kia cuối mùa đổi gió Thay cho một lời bày tỏ

Một khoảng không gian chơi vơi

(Cảm nhận)

Chỉ với bốn dòng thơ, tác giả nói được hành động (cầm tay), ý nghĩa của hành động (thay lời bày tỏ), nói được điều khách quan của hiện thực (cuối mùa đổi gió) điều chủ quan của lòng người (chơi vơi).

Chúng mình đã ngồi như vậy Uống trà nói chuyện hôm nay Chiếc bàn mỏng manh ngăn cách Giữ lòng em ở bên này.

(Cảm nhận)


“Giữ lòng em” chỉ bằng sự “mỏng manh” của chiếc bàn thì đấy chính là “cái truyền thống” giữ em đấy chứ! Và điều cần nói thì nhà thơ đã nói một cách giản dị:

Vì sao em đến với anh

Hãy xin âm thầm đón nhận Khi em chưa kịp hiểu mình

(Cảm nhận)

Người con gái trong bài thơ nói “em chưa kịp hiểu mình” nhưng thực ra thì cô ấy đã hiểu, rất hiểu thì mới “cảm nhận” như thế. Rồi đến một lúc nhà thơ viết “Chợt nhớ mình vào tuổi bốn mươi”:

Cái tuổi bốn mươi của người đàn bà Tóc mau bạc bởi nhỏ nhoi bấu víu

Vùi niềm tin vào bữa quẩn bữa quanh cho tới sập thời gian Vui dè dặt vào từng trải lo toan...

Tôi bỏ quên tôi tuổi bốn mươi nhàu nát

(Cho tuổi bốn mươi của mình)

“Chợt nhớ” có nghĩa là con người không chú ý gì đến hiện thực xung quanh, đến thời gian, không gian và quan trọng hơn cả là không chú ý gì đến bản thân mình trước lúc nhớ. Người thơ đã nói rất thật.

Tôi đã dành dụm gì cho phút của tôi

Thì làm vợ loay xoay gom gọn ngày ngày Dòng cho thơ tắc nghẹn...

(Cho tuổi bốn mươi của mình)

Chị ý thức rất rò ràng “người đàn bà không thể dừng bên tách cà phê” nhưng lại ước muốn “cái phút cho mình và cho những dòng thơ/ tự nhiên thêm một bất ngờ” “thêm một bất ngờ” có lẽ là “thêm” cho mình và “thêm” cả cho thơ!


Trong “lối về” chị viết: "Tôi lại tìm tôi của ngày xưa/ Thuở con gái mái tóc dài buông xoã…/ Con phố nhỏ mãi vẫn nhỏ thôi/ Tôi đi qua tuổi thơ.../ Tôi hằng đi trên lối của mình.../Có thể vừa đi vừa hát.../ Có thể vừa đi vừa nghĩ một ý thơ" (Lối về).

Quả thực là chị đã đi trên cái “lối” mà chị đã lựa chọn cái lối đi giữa cuộc đời bên cạnh thơ. Có lần chị đã viết:

Muốn thay một kiếp con người Bực mình muốn bứt cả trời vào thơ

(Viết cho mình)

Cái ý nghĩ táo bạo nhuốm vẻ ngang tàng trong cái tâm trạng “bực mình” kia có lẽ càng làm cho người đọc thấy được sự gắn bó định mệnh giữa tác giả với thơ. Thơ như người bạn, như con nợ, khiến cho tác giả luôn phải khắc khoải, lo toan:

- Ta mắc nợ người lần hò hẹn Lần ngủ quên mắc nợ bình minh Sợi tóc vương trắng nợ nỗi niềm

Mãi lo toan nợ con đường đi về bài thơ chưa viết

- Ta mắc nợ người câu thơ chứa chan... Để một đời yêu vẫn u mê

Câu thơ tình xé vào đêm tối

Là thi nhân đâu mà không trả nổi Mắc nợ trời sao giấc ngủ đầy

(Nợ nỗi niềm)

Cũng chính bởi cái tâm lý mắc nợ và trả nợ đó mà nhà thơ đã viết lên những dòng thơ khiến cho bao người đọc phải cảm thông, nức nở:

- Thương người lầm lụi giữa trời

Thân như chiếc lá nằm phơi giữa đường


Thương ta dãi gió dầm sương

Sớm một nẻo chiều một phương kiếm tìm

(Nỗi đời)

“Thương người” rồi đến "thương ta” - đó chẳng phải là một tấm lòng chân thật và giản dị, rất đời thường đó sao!

Nỗi niềm trăn trở của nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh càng bộc lộ rò chân dung người thơ giàu tình cảm và dễ xúc động, rung cảm trước mọi điều xảy ra trong cuộc sống, nhất là những điều bất hạnh, đau đớn, trớ trêu, trước mọi cảnh ngộ của thế giới con người. Trước cảnh ngộ của những con người xung quanh có số phận éo le, ngang trái…Bùi Kim Anh đã viết rất nhiều bài thơ khiến người đọc rưng rưng, xúc động, tràn đầy sự cảm thông, muốn được sẻ chia đối với những con người đó. Chính điều này khiến cho thơ chị chứa đựng đầy nổi niềm và lóng trắc ẩn. Đây cũng chính là một nét đặc trưng trong thơ của người phụ nữ trí thức luôn suy nghĩ, luôn trăn trở trước mọi điều diễn ra trong cuộc sống, trong xã hội thời kỳ hiện đại đầy thuận lợi, nhưng cũng đầy thử thách khó khăn này.

Có một bài thơ Bùi Kim Anh lấy tên là "Trên đường Giảng Vò” mà nhiều người khi đọc bài này đều xúc động, ngậm ngùi. Tính nhân văn cao của bài thơ được thể hiện qua nỗi niềm xót xa, đau đớn của tác giả trước những kiếp người vất vả tìm kiếm công ăn việc làm nơi thành phố thời mở cửa:

- Vật vạ tê cả bước đi

Cái lầm lụi cát còn gì để đau

- Chợ người chẳng bán người đâu Dãi dầu bán cái dãi dầu mà thôi

(Trên đường Giảng Vò)

Bài thơ khép lại mà nỗi ám ảnh về thân phận con người trong mặt trái của cơ chế thị trường thời hiện đại thì không thể dừng lại trong lòng người đọc!

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí