Thống Kê Mô Tả Biến Khả Năng Tiếp Cận Điểm Cbt


Biến Sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên gồm 3 thước đo (ký hiệu từ STT1 đến STT3), kết quả chỉ ra các biến quan sát STT1; STT3 ghi nhận các phương án trả lời trải từ 2-5, biến STT2 ghi nhận phương án trả lời trải từ 1-5, đồng thời cả ba thước đo đều có giá trị trung bình lớn hơn mức 3 (STT1 = 4,118; STT2 = 3,882; STT3 = 4,247) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-5, nghĩa là rất đồng ý với quan điểm của biến đưa ra. Độ lệch chuẩn giao động từ 0,7205 đến 0,8366 so với giá trị trung bình của nó cho thấy các con số đáp án khá tập trung, không chênh lệch nhau nhiều.

Đối với biến Sức hấp dẫn điểm tham quan văn hóa - lịch sử, gồm 6 thước đo (ký hiệu từ SVL1 đến SVL6), các thước đo đều ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,479 (SVL4) đến 3,992 (SVL1) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-4 nhiều hơn (đồng ý với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,8124 đến 0,8740 cho thấy các con số đáp án khá tập trung, không chênh lệch nhau nhiều.

Biến số sức hấp dẫn hoạt động du lịch giải trí, gồm 4 thước đo (từ SHG1 đến SHG4), các thước đo đều ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,454 (SHG3) đến 3,589 (SHG2) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-4 nhiều hơn (đồng ý với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,9386 đến 0,9858 cho thấy các con số đáp án khá tập trung, không chênh lệch nhau nhiều.

4.2.2.2. Thống kê mô tả biến khả năng tiếp cận điểm CBT

Bảng 4.5 trình bày kết quả thống kê mô tả nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT (ký hiệu: KTC) gồm 4 thước đo từ KTC1 đến KTC4, tổng cỡ mẫu là 518. Kết quả tổng hợp các thước đo KTC1 đến KTC3 đều ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, riêng thước đo KTC4 nhận phương án trả lời từ 2-5. Giá trị trung bình từ 3,239 (KTC3) đến 3,577 (KTC4) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-4 nhiều hơn (đồng ý với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,8067 đến 0,8995 cho thấy các con số đáp án khá tập trung, không chênh lệch nhau nhiều.

Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến khả năng tiếp cận điểm CBT


Mã biến số/thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

KTC1

3,303

1,0

5,0

0,8942

KTC2

3,473

1,0

5,0

0,8961

KTC3

3,239

1,0

5,0

0,8995

KTC4

3,577

2,0

5,0

0,8067

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 16

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả


3.2.2.3. Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

Kết quả thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT được trình bày trong bảng 4.6, gồm 12 thước đo đánh giá trên ba khía cạnh là Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản (ký hiệu CHC); Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch (ký hiệu CHL) và Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung (ký hiệu CHB). Sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), mức điểm trung gian là 3, với số mẫu là 518.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT


Mã biến số/thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

CHC1

3,199

1,0

5,0

1,1838

CHC2

2,803

1,0

5,0

1,0407

CHC3

3,039

1,0

5,0

1,2464

CHC4

2,707

1,0

5,0

1,1927

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

CHL1

3,425

1,0

5,0

0,9294

CHL2

3,589

1,0

5,0

0,9028

CHL3

3,180

1,0

5,0

0,8622

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

CHB1

3,191

1,0

5,0

1,0738

CHB2

3,407

1,0

5,0

0,9845

CHB3

3,214

1,0

5,0

1,1102

CHB4

3,533

1,0

5,0

1,0817

CHB5

3,757

1,0

5,0

0,7429

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Đối với biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản gồm 4 thước đo (ký hiệu từ CHC1 đến CHC4), kết quả thống kê cho thấy các thước đo ghi nhận phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 2,707 (biến CHC4) đến 3,199 (biến CHC1), đồng thời độ lệch chuẩn của các thước đo tập trung ở mức rất cao (đều lớn hơn 1), điều này cho thấy đối tượng được khảo sát có những nhận địch khác biệt nhau đối với các biến.

Biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch gồm 3 thước đo (ký hiệu từ CHL1 đến CHL3), kết quả thống kê cho thấy các thước đo ghi nhận phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,180 (biến CHL3) đến 3,757 (biến CHL2) cho thấy có nhiều ý kiến đồng


ý với quan điểm của biến đưa ra. Độ lệch chuẩn của các thước đo tập trung từ mức 0,8622 (CHL3) đến 0,9294 (CHL1) cho thấy số đáp án trả lời không chênh lệch nhau nhiều.

Biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung gồm 5 thước đo (ký hiệu từ CHB1 đến CHB5), kết quả thống kê cho thấy các thước đo ghi nhận phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,191 (biến CHB1) đến 3,757 (biến CHB5) cho thấy có nhiều ý kiến đồng ý với quan điểm của biến đưa ra. Độ lệch chuẩn của các thước đo CHB2 (0,9845); CHB5 (0,7429) thấp hơn 1, cho thấy các đáp án trả lời không chênh lệc nhau nhiều, các thước đo còn lại có giá trị độ lệch chuẩn lớn hơn 1, điều đó cho thấy người được hỏi có nhiều nhận định khác biệt nhau đối với các biến này.

4.2.2.4. Thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân

Kết quả thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (ký hiệu: KKT) được tổng hợp trong bảng 4.7, gồm 7 biến quan sát, được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm từ (1) = hoàn toàn không đồng ý đến (5) = hoàn toàn đồng ý, tổng số mẫu là 518. Kết quả tổng hợp có ba thước đo (KKT1; KKT2; KKT4) ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, các thước đo còn lại ghi nhận các phương án trả lời cho thước đo trải từ 2-5. Giá trị trung bình từ 3,284 (KKT1) đến 4,062 (KKT3) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-5 nhiều hơn, nghĩa là người được trả lời đồng ý và rất đồng ý với quan điểm của biến đưa ra.

Thước đo thứ nhất (KKT1) có độ lệch chuẩn = 1,0232 so với giá trị trung bình của thước đo là 3,284 cho thấy đối tượng được khảo sát còn nhiều quan điểm khác biệt nhau với nhận định này, nên mức điểm cho chênh lệch nhau khá nhiều. Độ lệch chuẩn của các thước đo còn lại (từ KKT2 đến KKT7) tập trung ở mức từ 0,6870 (KKT3) đến 0,7763 (KKT5) cho thấy các con số đáp án của các thước đo này khá tập trung.

Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân


Mã biến số/thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

KKT1

3,284

1,0

5,0

1,0232

KKT2

3,838

1,0

5,0

0,7390

KKT3

4,062

2,0

5,0

0,6870

KKT4

3,847

1,0

5,0

0,7977

KKT5

4,052

2,0

5,0

0,7763

KKT6

4,015

2,0

5,0

0,6924

KKT7

3,797

2,0

5,0

0,7639

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả


4.2.2.5. Thống kê mô tả biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Nhân tố hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng được đánh giá qua ba biến số là hợp tác và hỗ trợ từ phía chính quyền (ký hiệu: HCQ); hợp tác và hỗ trợ từ phía doanh nghiệp (ký hiệu: HDN) và hợp tác và hỗ trợ từ phía các tổ chức phi chính phủ (ký hiệu: HPC). Bảng 4.8 cho kết quả thống kê mô tả các khía cạnh của biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, tổng số mẫu là 518.

Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng


Mã biến số/ thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

Hợp tác hỗ trợ từ phía chính quyền

HCQ1

3,822

1,0

5,0

0,7087

HCQ2

3,803

1,0

5,0

0,7411

HCQ3

3,703

1,0

5,0

0,8254

Hợp tác hỗ trợ từ phía doanh nghiệp

HDN1

2,355

1,0

4,0

0,8306

HDN2

2,292

1,0

4,0

0,8763

HDN3

2,431

1,0

4,0

0,8981

Hợp tác hỗ trợ từ phía tổ chức phi chính phủ

HPC1

3,172

1,0

5,0

0,9180

HPC2

3,280

1,0

5,0

0,9956

HPC3

3,239

1,0

5,0

1,0576

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Các thước đo đánh giá khía cạnh hợp tác và hỗ trợ từ phía chính quyền gồm 3 biến quan sát (ký hiệu từ HCQ1 đến HcQ3) đều ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,703 (HCQ3) đến 3,822 (HCQ1) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 3-4 nhiều hơn (đồng ý với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,7087 (HCQ1) đến 0,8254 (HCQ3) cho thấy các con số đáp án khá tập trung, không chênh lệch nhau nhiều.

Đối với các thước đo đánh giá hợp tác và hỗ trợ từ phá doanh nghiệp gồm 3 biến quan sát (ký hiệu từ HDN1 đến HDN3) ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-4, giá trị trung bình từ 2,292 (HDN2) đến 2,431 (HDN3) cho thấy người được hỏi có xu hướng thiên về mức độ trả lời từ 2-3 nhiều hơn (bình thường với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,8306 (HDN1) đến 0,8981 (HDN3) trong khi giá trị trung


bình của các phương án trả lời ở mức 2-3 cho thấy khoảng cách giữa độ lệch chuẩn và các giá trị trung bình khá cao, chứng tỏ mức độ phân tán trong các phương án trả lời là lớn.

Các thước đo đánh giá khía cạnh hợp tác và hỗ trợ từ tổ chức phi chính phủ (từ HPC1 đến HPC3) đều ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, giá trị trung bình từ 3,172 (HPC1) đến 3,280 (HPC2) cho thấy người được hỏi có xu hướng xoay quanh mức độ 3 (bình thường với quan điểm của biến đưa ra). Kết quả số liệu thống kê cũng cho thấy khoảng cách giữa độ lệch chuẩn và điểm trung bình rất cao, chứng tỏ mức độ phân tán trong các phương án trả lời là lớn.

4.2.2.6. Thống kê mô tả biến phát triển CBT

Biến phát triển CBT gồm 12 biến quan sát, ký hiệu từ PTT1 đến PTT12, đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, tổng số mẫu là 518 (bảng 4.9). Kết quả số liệu thống kê cho thấy các thước đo PTT3; PTT4; PTT5; PTT6; PTT11 ghi nhận các phương án trả lời trải từ 1-5, các thước đo còn lại ghi nhận các phương án trả lời trải từ 2-5. Giá trị trung bình từ 3,751 (PTT12) đến 3,942 (PTT4) cho thấy người được hỏi có xu hướng xoay quanh mức độ 3-4 (đồng ý với quan điểm của biến đưa ra). Độ lệch chuẩn tập trung ở mức từ 0,6477 (PTT12) đến 0,8228 (PTT5) cho thấy khoảng cách giữa độ lệch chuẩn và điểm trung bình không quá lớn, điều đó chứng tỏ mức độ trả lời các phương án khá tập trung.

Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến phát triển CBT


Mã biến số/thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

PTT1

3,859

2,0

5,0

0,7316

PTT2

3,846

2,0

5,0

0,7689

PTT3

3,836

1,0

5,0

0,7757

PTT4

3,942

1,0

5,0

0,7697

PTT5

3,938

1,0

5,0

0,8228

PTT6

3,896

1,0

5,0

0,7798

PTT7

3,875

2,0

5,0

0,7679

PTT8

3,770

2,0

5,0

0,7985

PTT9

3,761

2,0

5,0

0,7969

PTT10

3,929

2,0

5,0

0,7416

PTT11

3,898

1,0

5,0

0,6576

PTT12

3,751

2,0

5,0

0,6477

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả


4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thước đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phân tích thông qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation), qua đó cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn đánh giá: Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thước đo khi Cronbach’s Alpha > 0,6 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2000).

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các nhân tố (chi tiết trong phụ lục 7)

được tổng hợp trong bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho các nhân tố


Nhân tố/Biến số

Ký hiệu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha

Sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên

STT1

0,523

0,525


0,672

STT2

0,514

0,538

STT3

0,422

0,653


Sức hấp dẫn điểm tham quan văn hóa - lịch sử

SVL1

0,651

0,817


0,846

SVL2

0,674

0,812

SVL3

0,662

0,815

SVL4

0,600

0,826

SVL5

0,588

0,829

SVL6

0,593

0,828


Sức hấp dẫn hoạt

động du lịch giải trí

SHG1

0,795

0,886


0,911

SHG2

0,790

0,888

SHG3

0,785

0,890

SHG4

0,824

0,876


Khả năng tiếp cận

điểm CBT

KTC1

0,564

0,662


0,740

KTC2

0,571

0,658

KTC3

0,526

0,684

KTC4

0,470

0,714


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

CHC1

0,717

0,852


0,879

CHC2

0,751

0,843

CHC3

0,680

0,869

CHC4

0,818

0,811


Nhân tố/Biến số

Ký hiệu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

CHL1

0,757

0,646


0,815

CHL2

0,689

0,722

CHL3

0,562

0,845


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

CHB1

0,556

0,639


0,720

CHB2

0,686

0,587

CHB3

0,730

0,554

CHB4

0,077

0,826

CHB5

0,476

0,682


Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

KKT1

0,557

0,801


0,819

KKT2

0,623

0,784

KKT3

0,564

0,795

KKT4

0,516

0,802

KKT5

0,515

0,802

KKT6

0,619

0,786

KKT7

0,572

0,792

Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương

HCQ1

0,690

0,815


0,848

HCQ2

0,777

0,732

HCQ3

0,695

0,817

Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp

HND1

0,801

0,801


0,879

HND2

0,807

0,792

HND3

0,698

0,892

Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

HPC1

0,819

0,915


0,925

HPC2

0,849

0,889

HPC3

0,881

0,865


Phát triển CBT

PTT1

0,659

0,903


0,911

PTT2

0,728

0,900

PTT3

0,665

0,903

PTT4

0,684

0,902

PTT5

0,659

0,903

PTT6

0,701

0,901

PTT7

0,632

0,904

PTT8

0,711

0,901

PTT9

0,732

0,900

PTT10

0,662

0,903

PTT11

0,322

0,917

PTT12

0,565

0,907

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra


Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhân tố cho thấy các nhân tố được đề xuất hầu hết là có độ tin cậy tốt, giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Riêng nhân tố sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,672, theo Hair và cộng sự (1998) mức độ tin cậy của nhân tố này tuy không cao nhưng ở mức chấp nhận được;

Trong biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung có thước đo CHB4 (Các sản phẩm quà lưu niệm nhỏ gọn, thuận tiện để khách du lịch có thể vận chuyển mang về nhà) có hệ số tương quan biến - tổng (Item - Total Correlation) = 0,077 < 0,3 do đó tác giả quyết định loại thước đo này ra khỏi biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung, khi đó hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng sẽ tăng từ 0,720 lên 0,826 (bảng 4.11).

Bảng 4.11: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 2 cho biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung sau khi lọai thước đo CHB4

Nhân tố/Biến số

Ký hiệu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

CHB1

0,618

0,798


0,826

CHB2

0,721

0,748

CHB3

0,781

0,715

CHB5

0,522

0,836

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra

Tổng hợp các thước đo ở bảng 4.10 và 4.11 thấy có các thước đo CHL3; HDN3; PTT11; CHB5 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lần lượt là: 0,845; 0,892; 0,917; 0,836 lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha của nhóm (lần lượt là: 0,815; 0,879; 0,911; 0,826), tức là nếu xóa các thước đo này thì hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, do các giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của các biến này đã đạt yêu cầu (đều > 0,8), nên tác giả quyết định vẫn giữ lại các thước đo này cho nghiên cứu.

4.2.4. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của phân tích nhân tố khám phá nhằm rút trích ra những nhân tố có ý nghĩa thống kê, được thực hiện với phướng pháp trích Principle Component, nhằm rút gọn dữ liệu, giảm cộng tuyến giữa các nhân tố trong phân tích hồi quy bội; sử dụng phép xoay Varimax; sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Barlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí