Tần Suất Xuất Hiện Triệu Chứng Chảy Dịch Viêm Ở Chó Bị Viêm Tử Cung

Theo nghiên cứu của Jitpean & cs. (2014b), tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung xuất hiện triệu chứng sốt là 31,9% (96/301 chó). Khi đánh giá mối liên hệ giữa các dấu hiệu lâm sàng, kết quả khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm với nguy cơ nhập viện sau phẫu thuật kéo dài (≥ 3 ngày) ở chó cái mắc bệnh viêm tử cung đã cho thấy không có sự khác nhau giữa tỷ lệ chó bị sốt (18%; 31/175) hay thân nhiệt bình thường (24%; 20/82) hay hạ thân nhiệt (1%; 1/8). Tuy nhiên, khi tác giả phân tích mối liên quan giữa các dấu hiệu lâm sàng, kết quả khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm với sự hiện diện của viêm phúc mạc ở chó cái mắc viêm tử cung cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ chó bị sốt (23%; 19/81) và tỷ lệ chó có thân nhiệt bình thường (9%; 16/170) bị viêm phúc mạc (p=0,006). Những chó viêm tử cung bị sốt có nguy cơ bị viêm phúc mạc cao hơn so với những chó hạ thân nhiệt với OR dương = 3,30 (p=0,017). Nghiên cứu Jitpean & cs. (2017) cho thấy tỷ lệ chó có tình trạng sinh lý bình thường hoặc mắc bệnh mức nhẹ ở nhóm viêm tử cung dạng mở (70%; 50/71 chó) cao hơn so với nhóm viêm tử cung dạng đóng (43%; 17/39 chó) (p= 0,006). Ngoài ra, khi phân tích các chỉ số tăng bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bạch cầu đơn nhân lớn, tỷ lệ chó mắc ở nhóm viêm tử cung dạng đóng cao hơn so với viêm tử cung dạng mở (p<0,05). Nghiên cứu Fransson & cs. (2004) khi so

sánh giữa bệnh viêm tử cung và bệnh viêm tăng sinh nội mạc tử cung cho thấy tỷ lệ chó mắc bệnh có nhiệt độ >39,2oC ở bệnh viêm tử cung (33%; 17/51 chó) và viêm tăng sinh nội mạc tử cung là 11% (1/9 chó), kết quả so sánh không có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Nghiên cứu của Fransson & Claude (2003) đã đánh giá một số khía cạnh của phản ứng viêm toàn thân, nội độc tố ảnh hưởng gây nên các triệu chứng sốt trên chó mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh viêm tử cung thường liên quan đến hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS). Hội chứng này liên quan đến bất kỳ ổ nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc ung thư nghiêm trọng nào làm giải phóng các chất trung gian gây viêm ảnh hưởng đến cơ thể một cách hệ thống. SIRS là tên gọi chung mà trước đây được gọi là nhiễm trùng huyết, hội chứng nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng. SIRS được xác định trên lâm sàng ở chó bằng sự hiện diện của hai trong bốn tiêu chí, bao gồm nhịp tim (>160 bpm), nhiệt độ (>103,5°F hoặc

<100°F), tốc độ hô hấp (>20 nhịp thở / phút hoặc áp suất riêng phần của carbon dioxide <32mmHg), và số lượng bạch cầu (>12.000/µl, <4.000/µl, hoặc>10% bạch cầu trung tính). Để giảm nguy cơ bỏ sót trường hợp ca bệnh đang phát triển SIRS,

người ta đề xuất các tiêu chí bao gồm nhịp tim trên 120bpm; nhiệt độ dưới 100,6°F hoặc trên 102,6°F; và số lượng bạch cầu trên 16.000/µl, dưới 6.000/µl, hoặc ít hơn 3% bạch cầu trung tính. Đối với nội độc tố và ảnh hưởng toàn thân, Lipopolysaccharide, hoặc endotoxin là thành phần chung của thành tế bào của E. coli và các vi khuẩn Gram âm khác và có thể được giải phóng do vi khuẩn chết và gián đoạn hoặc trong quá trình vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Thực nghiệm cho thấy, liều lượng endotoxin sublethal đã được chứng minh là gây sốt, hôn mê, tăng nhịp tim và hô hấp. Liều cao hơn ở chó sẽ làm tăng các tác dụng về tim mạch và đường tiêu hóa, chẳng hạn như chảy dịch, tiêu chảy ra máu và nôn mửa. Các thay đổi huyết động ban đầu chỉ xảy ra ngắn hạn nếu được bù đắp bằng hỗ trợ và điều trị đầy đủ. Nếu các thay đổi huyết động không được bù đắp, sốc nội độc tố thường dẫn đến suy cơ tim và chết. Kết quả ở bệnh viêm tử cung ở chó đã được chứng minh là liên quan đến nồng độ nội độc tố trong máu, trong đó nồng độ nội độc tố trong huyết tương cao có liên quan đến tỷ lệ chết. Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu lâm sàng cũng liên quan đến mức độ ức chế miễn dịch ở chó mắc bệnh viêm tử cung. Nội độc tố trong máu có thể là nguyên nhân làm suy giảm hoạt động của tế bào lympho, một trong những đặc điểm của sự ức chế miễn dịch được thấy ở chó mắc bệnh viêm tử cung. Khi bị bệnh con vật thường bị nhiễm các loại độc tố từ các loại vi khuẩn và có thể gây nên các triệu chứng như sốt.

4.1.9. Tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó bị viêm tử cung

Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng chảy dịch viêm ngoài âm đạo gặp nhiều nhất khi tử cung viêm và tích nhiều mủ. Bảng 4.9 cho thấy tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó bị viêm tử cung.

Trong tổng số 136 chó theo dõi về dấu hiệu chảy dịch viêm trên chó bị mắc bệnh viêm tử cung (Bảng 4.9), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung dạng đóng và dạng mở lần lượt là 42,65% (58/136) và 78/136 chó (57,35%).

Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh theo từng dạng ở nhóm chó không có triệu chứng chảy dịch, tỷ lệ viêm tử cung dạng đóng cao hơn so với dạng mở (75% và 25%). Trong khi nhóm chó có triệu chứng chảy dịch thì chủ yếu mắc bệnh dạng mở (93,75%).

Trong trường hợp viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có mủ gây cho con vật khó chịu, có thể chảy thành dòng hoặc từng giọt một. Sự tiết dịch thường làm con vật khó chịu quay lại liếm. Nguyên nhân trực tiếp của việc tiết mủ thường là nhiễm

trùng nội mạc tử cung. Do teo cộng với nhiễm trùng, các tuyến của nội mạc tử cung biến mất hoặc bị phá hủy, và niêm mạc chuyển thành dạng mô hạt không hoạt động, nhưng rất ít có xu hướng lành lại và đóng vảy. Niêm mạc tử cung có màu nâu và có các vòng mao mạch nhỏ, thâm nhiễm bạch cầu. Trên thực tế, sự xuất hiện thông thường của mô hạt, một số trường hợp mủ không được thải ra ngoài mà vẫn bị dồn ứ lại trong tử cung. Nó thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết hợp với siêu âm.

Giai đoạn đầu của viêm tử cung, con vật thường biểu hiện bệnh chưa rõ ràng, có thể con vật vẫn ăn uống, chạy nhảy bình thường nên người nuôi không phát hiện ra bệnh. Chỉ đến khi con vật có một số biểu hiện bất thường như bụng to hơn bình thường, chảy dịch nhiều ở âm hộ, bỏ ăn, uống nhiều nước... mới cho đi khám và phát hiện ra bệnh viêm tử cung. Vì vậy, số lượng phát hiện viêm tử cung dạng đóng ở các phòng khám vẫn còn ít. Nhưng trong thực tế, có thể có rất nhiều trường hợp bị bệnh nhưng chưa phát hiện ra. Kết quả tương tự cũng được Jitpean & cs. (2017) ghi nhận tại Thụy Điển, tỷ lệ chó mắc viêm tử cung dạng mở được ghi nhận cao hơn so với chó mắc viêm tử cung dạng đóng (65% so với 35%). Trong khi đó, nghiên cứu của Lika & cs. (2011) cho kết quả ngược lại khi chó viêm tử cung dạng đóng được ghi nhận với tỷ lệ cao hơn (20/35), có thể do chó tại địa điểm nghiên cứu được khám sức khoẻ định kỳ, nên dù chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng bằng các kỹ thuật chẩn đoán như siêu âm, X-quang dễ dàng chẩn đoán sớm và chính xác viêm tử cung dạng đóng.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm tử cung phụ thuộc vào dạng viêm. Dấu hiệu chung được tìm thấy ở những chó cái dạng viêm mở là thấy chảy dịch, nặng mùi, có mùi hôi do dịch tiết ra, đặc diểm màu và mùi của dịch tiết ra phụ thuộc vào loại vi khuẩn, dịch nhày mủ màu trắng đục (liên quan nhiều đến Streptococcus spp.) hoặc màu nâu đỏ có máu tương tự như súp cà chua (thường liên quan đến E.coli).

Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng dịch rỉ viêm chảy ra ngoài âm đạo chảy nhiều nhất là do khi tử cung viêm tích mủ, phản xạ mở tử cung trong thời kì động dục, giao phối ở chó sẽ tạo điều kiện dịch viêm thoát ra ngoài. Mặt khác, khi tử cung tích quá nhiều dịch rỉ viêm sẽ tạo ra một áp lực làm mở cổ tử cung khiến dịch rỉ viêm cũng thoát một phần ra bên ngoài âm đạo.

Bảng 4.9. Tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó biểu hiện viêm tử cung



Triệu chứng


Tỷ lệ (%)

Viêm tử cung dạng đóng

Viêm tử cung dạng mở

Tổng giữa các dạng viêm


Không chảy dịch viêm

Tần suất

54

18

72

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

75a

25b


52,94I

Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung

93,1I

23,08I

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

39,71A

13,24B


Chảy dịch viêm

Tần suất

4

60

64

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

6,25a

93,75b


47,06I

Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung

6,9II

76,92II

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

2,94C

44,12A

Tổng trong dạng viêm

Tần suất

58

78

136

Tỷ lệ (%)

42,65a

57,35b

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 12

Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng không sốt hoặc sốt, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng không chảy dịch viêm so với với chảy dịch viêm, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).



Hình 4.2. Hình ảnh viêm tử cung dạng mở

(Mủ và dịch viêm chảy từ tử cung qua âm đạo và ra ngoài)


Hình 4.3. Viêm tử cung dạng mở

(dịch chảy ra ngoài âm đạo)


Hình 4.4. Viêm tử cung dạng đóng

(bụng căng to do tử cung chứa đầy mủ)


4.1.10. Tần suất xuất hiện triệu chứng bụng to ở chó bị viêm tử cung

Để đánh giá có sự khác biệt giữa tỷ lệ chó có và không có xuất hiện triệu chứng bụng to trong bệnh viêm tử cung, chúng tôi tiến hành khảo sát 136 chó đến khám và phát hiện bị viêm tử cung mắc ở hai dạng mở và dạng đóng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.

Trong tổng số 136 chó đem đến khám tại phòng khám, hiện tượng bụng to khi bị mắc bệnh viêm tử cung (Bảng 4.10) cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung dạng đóng và dạng mở lần lượt là 42,65% (58/136 chó) và 78/136 chó (57,35%). Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng bụng to và không bụng to lần lượt là 10/136 chó (7,35%) và 126/136 chó (92,65%).

Khi đánh giá tỷ lệ mắc dạng bệnh ở nhóm chó không xuất hiện triệu chứng bụng to, tỷ lệ chó mắc bệnh dạng mở cao hơn so với dạng đóng (58,73% và 41,27%). Nhưng đối với nhóm chó có triệu chứng bụng to thì chưa có sự khác biệt bởi số lượng chó gặp triệu chứng này còn thấp.

Bảng 4.10. Tần suất xuất hiện triệu chứng bụng to ở chó bị viêm tử cung


Triệu chứng

Tỷ lệ (%)

Viêm tử cung dạng đóng

Viêm tử cung dạng mở

Tổng giữa các dạng viêm


Không bụng to

Tần suất

52

74

126

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

41,27a

58,73b


92,65I

Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung

89,66I

94,87I

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

38,24A

54,41B


Bụng to

Tần suất

6

4

10

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

60a

40a


7,35II

Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung

10,34II

5,13II

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

4,41C

2,94C

Tổng trong dạng viêm

Tần suất

58

78

136

Tỷ lệ (%)

42,65a

57,35b

100

Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng không bụng to hoặc bụng to, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng không bụng to so với với bụng to, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đánh giá tương tự về tỷ lệ có hoặc không xuất hiện triệu chứng trong từng dạng bệnh, phần lớn hai dạng bệnh này đều ở nhóm không có triệu chứng bụng

to. Cụ thể, đối với nhóm viêm tử cung dạng đóng có 89,66% và nhóm viêm tử cung dạng mở có 94,87% chó không có triệu chứng bụng to.

Viêm tử cung là hội chứng lâm sàng phổ biến nhất, xảy ra với tử cung căng phồng. Trong phần lớn các trường hợp, đặc biệt là ở chó và thường xảy ra ở chó lớn tuổi. Viêm tử cung được kích hoạt bởi một quá trình đã có từ trước - sự tăng sản nội mạc tử cung dạng nang - trong nội mạc tử cung có lớp lót bắt nguồn sự tích tụ chất tiết nhầy trong lòng tử cung. Nguyên nhân này làm tăng tỷ lệ âm đạo bị nhiễm khuẩn. Trong viêm tử cung dạng mở, thường thành tử cung dày lên và lượng dịch thấp hơn, trong khi ở viêm tử cung dạng đóng, thường thành tử cung mỏng và lượng dịch lớn hơn. Sự gia tăng độ dày của thành tử cung ở chó thường đi kèm với quá trình tăng sản nội mạc tử cung.

Tình trạng bụng to do tích tụ chất lỏng thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý đa dạng bắt nguồn từ tử cung. Mức độ căng của tử cung có thể thay đổi, tùy thuộc vào chất lỏng được giữ lại trong lòng ống tử cung, do đó phụ thuộc vào độ căng của cổ tử cung. Dịch ứ đọng nhiều hơn khi cổ tử cung đóng lại, do đó những thay đổi trong tử cung rõ ràng hơn, tích tụ chất lỏng làm tăng áp lực trong tử cung và cũng gây chèn ép lên nội mạc tử cung. Song song đó, nội mạc tử cung bị viêm và các nang bị vỡ dẫn đến phá hủy một phần lớn nội mạc tử cung, khi đó thành tử cung mỏng hơn bình thường.

Khi đánh giá tử cung căng phồng, trước tiên nên loại trừ sự tồn tại của thai kỳ, hoặc bất kỳ sự gián đoạn nào của thai kỳ dẫn đến sự tích tụ của chất trong tử cung. Trong các trường hợp mang thai bình thường, tử cung có nhiều chỗ phình to chứa thai hoặc sưng lên mà không chứa thai, thường có kích thước và hình dạng tương tự. Tử cung hiển thị các đặc điểm mang thai thông thường, thường không gây khó khăn gì cho bác sỹ lâm sàng hoặc bác sĩ giải phẫu bệnh.

Cả hai dạng viêm gây ra, khi sờ nắn tử cung có thể thấy sự mở rộng của tử cung do sự tích tụ chất lỏng trong tử cung. Trong viêm tử cung tích mủ, kích thước của tử cung tỷ lệ nghịch với mức độ giãn rộng mở cổ tử cung. Thận trọng nên được thực hiện sờ nắn khi nghi ngờ viêm tử cung, để tránh tử cung vỡ trong trường hợp viêm nặng tích nhiều mủ.

4.1.11. Tần suất xuất hiện triệu chứng nôn mửa ở chó bị viêm tử cung

Để đánh giá về triệu chứng nôn mửa trên chó, chúng tôi đã khảo sát trên 136 chó đến khám bị viêm tử cung và kết quả được trình bày ở bảng 4.11

Kết quả được thể hiện trong bảng 4.11 về có hoặc không xuất hiện triệu chứng nôn mửa trên 136 chó đến khám phát hiện viêm tử cung.

Bảng 4.11. Tần suất xuất hiện triệu chứng nôn mửa ở chó bị viêm tử cung



Triệu chứng


Tỷ lệ (%)

VTC

dạng đóng

VTC dạng mở

Tổng giữa các dạng viêm


Không nôn mửa

Tần suất

54

63

117

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

46,15a

53,85a


86,03I

Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung

93,1I

80,77I

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

39,71A

46,32A


Nôn mửa

Tần suất

4

15

19

Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung

21,05a

78,95b


13,97II

Tỷ lệ (%) trong dạng

6,9II

19,23II

Tỷ lệ (%) so với toàn bộ

2,94B

11,03B

Tổng trong dạng viêm

Tần suất

58

78

136

Tỷ lệ (%)

42,65a

57,35b

100

Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng không nôn mửa hoặc nôn mửa, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng không nôn mửa so với với nôn mửa, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Triệu chứng nôn mửa xuất hiện trên 13,97% ca bệnh, trong khi đó có 86,03% chó không xuất hiện triệu chứng này. Đối với nhóm có triệu chứng nôn mửa, có 78,95% trường hợp mắc viêm tử cung dạng mở và 21,05% mắc viêm tử cung dạng đóng. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai dạng viêm tử cung trong nhóm chó không có triệu chứng nôn mửa (53,85% và 46,15%). Đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023