đây, aglepristone thường được kết hợp với liệu pháp kháng sinh với thời gian tương đối ngắn (6 ngày) đã được thử nghiệm với kết quả đầy hứa hẹn (Contri & cs., 2015).
Khi quyết định có nên sử dụng PGF2alpha hay không, bác sĩ lâm sàng nên xem xét độ tuổi của chó cái, chủ sở hữu, mục đích của việc cho sinh sản sau này cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh tại thời điểm kiểm tra, sự hiện diện hoặc vắng mặt của đồng thời các bệnh khác, và sự đóng mở của cổ tử cung. Thuốc không nên sử dụng cho chó bị bệnh tim mạch hoặc hô hấp. Thuốc cũng nên được cân nhắc khi sử dụng cho những con chó bị bệnh nặng hoặc thể trạng yếu vì PGF2alpha làm thoái hóa thể vàng và tăng trương lực tử cung và kích thích cơ trơn. Các tác dụng phụ như hạ thân nhiệt, đại tiện thường xuyên, tiêu chảy, chảy nước dãi, nôn mửa, bồn chồn, run rẩy và mệt mỏi là phổ biến và mức độ triệu chứng có thể kéo dài khoảng 1 giờ sau khi dùng.
Điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất vì nguồn lây nhiễm và các sản phẩm vi khuẩn được loại bỏ và ngăn ngừa tái phát. Kỹ thuật hỗ trợ nội soi đã được phát triển nhưng không được sử dụng phổ biến và chỉ sử dụng trong trường hợp nhẹ. Ở những chó mắc bệnh nghiêm trọng hoặc khi có biến chứng, như viêm phúc mạc hoặc rối loạn chức năng nội tạng, hoặc cổ tử cung bị đóng, điều trị nội khoa bằng phương pháp bảo tồn không được khuyến cáo và phẫu thuật ngoại khoa là lựa chọn điều trị. Nuôi cấy vi sinh và xét nghiệm độ nhạy cảm là điều kiện tiên quyết để lựa chọn tối ưu liệu pháp kháng khuẩn, trong đó các mẫu được lấy từ âm đạo hoặc sau phẫu thuật từ tử cung. Điều trị bằng phương pháp bảo tồn được lựa chọn sử dụng trong những trường hợp chó mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có các biến chứng và nhiễm trùng huyết, hoặc trong trường hợp chủ mong muốn giữ cho chó tiếp tục sinh sản hoặc ca bệnh quá già, quá yếu không thể thực hiện được phẫu thuật. Điều trị bảo tồn giúp duy trì sinh sản chó cái, tuy nhiên nguy cơ tái phát bệnh viêm tử cung sau khi điều trị cao hơn so với phương pháp phẫu thuật. Chủ nuôi cần cho chó cái sinh sản ngay lứa tiếp theo sau khi điều trị thành công, nếu trường hợp chủ nuôi bỏ qua một vài lứa không cho chó sinh sản, nguy cơ mắc lại viêm tử cung trở lại có thể cao hơn. Các loại thuốc và liệu trình sử dụng điều trị chó mắc bệnh nên được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng.
4.3.2. Cơ hội thành công điều trị các dạng viêm tử cung và áp dụng phương pháp điều trị khác nhau
Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả việc điều trị viêm tử cung thông qua cơ hội điều trị thành công khi mắc các dạng viêm và áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.16.
Bảng 4.16. Cơ hội thành công điều trị các dạng viêm tử cung và áp dụng phương pháp điều trị khác nhau
Coef | SE Coef | Z | P | Tỷ số Odd | Khoảng tin cậy 95% | ||
Mức dưới | Mức trên | ||||||
Hằng số | 3.05307 | 0.597994 | 5.11 | 0 | |||
Phương pháp điều trị | |||||||
Phẫu thuật /Bảo tồn | -1.43522 | 0.549381 | -2.61 | 0.009 | 0.24 | 0.08 | 0.7 |
Dạng viêm tử cung | |||||||
Viêm dạng mở/viêm dạng đóng | -1.04443 | 0.619558 | -1.69 | 0.092 | 0.35 | 0.1 | 1.19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Biến Đổi Một Số Chỉ Tiêu Sinh Lý Máu Ở Chó Bị Viêm Tử Cung
- Lớp Biểu Mô Tử Cung Thâm Nhiễm Tế Bào Viêm Nghiêm Trọng (Độ Phóng Đại 200)
- Tần Suất Sử Dụng Phương Pháp Siêu Âm Ở Chó Bị Bênh Viêm Tử Cung
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 17
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 18
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 19
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Qua bảng 4.16 cho thấy cơ hội thành công trong điều trị viêm tử cung khi sử dụng phương pháp bảo tồn cao hơn so với phẫu thuật (OR=0,24 <1), khi điều trị viêm tử cung dạng đóng cao hơn so với viêm tử cung dạng mở (OR=0,35 <1). Nguyên nhân có thể do trong nghiên cứu này những ca bệnh điều trị phẫu thuật có đến 09 trường hợp chó quá già, thể trạng yếu trước khi mổ, một nguyên nhân khác có thể do viêm tử cung dạng kín, mủ tích trong tử cung thời gian dài, dẫn đến nhiễm trùng máu, nên khi điều trị phẫu thuật cơ hội thành công thấp hơn.
Theo nghiên cứu Jitpean & cs. (2014b) ở Thụy Điển khi tiến hành trên 356 chó cái mắc viêm tử cung, trong đó bao gồm 315 ca điều trị phẫu thuật, 9 ca điều trị bảo tồn và 32 trường hợp trợ tử không tiến hành điều trị. Kết quả cho thấy tỷ lệ chết khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật chỉ có 1% (4/315) và phương pháp bảo tồn 0% (0/9); tỷ lệ biến chứng viêm phúc mạc và tỷ lệ nằm viện kéo dài ở nhóm phẫu thuật lần lượt là 13% (40/315) 19% (60/315). Tương tự, nghiên cứu Lika & cs. (2011) khi thí nghiệm trên 02 nhóm chó mắc viêm tử cung dạng đóng
và viêm tử cung dạng mở. Những chó viêm tử cung dạng mở được điều trị theo phương pháp bảo tồn, ngày thứ nhất truyền dịch và liệu pháp kháng sinh, ngày thứ 2 tiêm (PGF2alpha 0,25 mg/kg TT) kết hợp kháng sinh và truyền dịch và lặp lại ở những ngày tiếp theo, đến ngày thứ 7 chỉ sử dụng liệu pháp kháng sinh. Ngoài ra, những tác dụng phụ khi sử dụng PGF2alpha sẽ được khắc phục bình thường bằng cách sử dụng Atropin (10 mg/kg TT). Với nhóm viêm tử cung dạng đóng, được chia làm 02 nhóm gồm 01 nhóm điều trị phương pháp bảo tồn và 01 nhóm phẫu thuật. Kết quả cho thấy, ở nhóm chó mắc viêm tử cung dạng mở, tỷ lệ thành công đạt 86,6% (13/15 chó); còn ở nhóm viêm tử cung dạng đóng tỷ lệ thành công khi điều trị bảo tồn là 60% (6/10 chó) và phẫu thuật là 80% (8/10 chó). Tương tự, nghiên cứu Jitpean S. & cs. (2017) trên 111 chó được chẩn đoán viêm tử cung, bao gồm 72 chó viêm tử cung dạng mở (65%) và 39 con chó viêm tử cung dạng đóng (35%).
Trong tổng số 11 chó, có 04 chó (4,5%) chết đều thuộc nhóm viêm tử cung dạng mở, bao gồm 01 chó bị khối u tuyến vú và một trường hợp khác bị viêm gốc tử cung và đồng thời được chẩn đoán bệnh rất nặng, 03 chó chết 1 ngày sau khi phầu thuật và các nguyên nhân khác nhau. Tăng bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn và tình trạng suy yếu chung thường phổ biến hơn ở những chó viêm tử cung dạng đóng. Nhiễm trùng huyết cũng thường xuất hiện ở viêm tử cung dạng đóng (77%) hơn so với viêm tử cung dạng mở (51%). Tỷ lệ nhập viện kéo dài sau phẫu thuật không có sự khác nhau giữa hai nhóm viêm tử cung dạng đóng và dạng mở. Nhìn chung, ở những chó viêm tử cung dạng đóng, nhiễm trùng huyết thường phổ biến, tình trạng thể chất chung từ mức vừa đến rất nặng và bạch cầu, đa nhân trung tính và đơn nhân lớn thường tìm thấy. Kết quả cho thấy cổ tử cung đóng có liên quan đến tình trạng bệnh nặng hơn cổ tử cung mở lúc nhập viện nhưng không cho thấy kết quả điều trị thấp hơn khi nhập viện sau phẫu thuật. Những phát hiện này có thể có giá trị lâm sàng để tối ưu hóa việc theo dõi và điều trị ở những chó mắc bệnh viêm tử cung.
Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm tử cung, bệnh viêm tử cung dẫn đến nhiễm trùng huyết ở hơn 50% số chó được chẩn đoán (Hagman & cs., 2009; Fransson & cs., 2007) và nhiễm trùng huyết đã có liên quan đến việc nhập viện kéo dài (Fransson & cs., 2007). Không chỉ vi khuẩn gây ra mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các sản phẩm của vi khuẩn như nội độc tố (ET), một chất gây viêm mạnh, có thể góp phần làm cho tiên lượng kém hơn. Trong một
nghiên cứu trên những chó mắc bệnh viêm tử cung, nồng độ ET trong máu cao hơn có liên quan đến khả năng chết chó (Okano & cs., 1998). Tăng mật độ máu có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong ở những chó bị bệnh nặng khác mắc các bệnh khác. Tuy nhiên, ở những chó mắc bệnh viêm tử cung, tăng lactat huyết thường nhẹ và chỉ xuất hiện ở một số chó có hệ tuần hoàn không bị ảnh hưởng (Conti-Patara & cs., 2012; Hagman & cs., 2009). Đông máu nội mạch lan tỏa có thể phát triển ở chó mắc bệnh viêm tử cung. Nguyên nhân chết ở những chó bị mắc chứng này cũng có thể do liên quan đến bệnh về tim. Troponin I (cTnI) ở tim, một dấu hiệu cho tổn thương cơ tim, đã được phát hiện là tăng nhẹ đến vừa phải ở gần một nửa số chó được chẩn đoán mắc bệnh viêm tử cung. Ngoài ra, trong một nghiên cứu đã tìm thấy cTnI tăng cao sau phẫu thuật ở một chó đã chết và bị viêm cơ tim. Trong một nghiên cứu về những chó bị nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng do bệnh viêm tử cung, độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm cao hơn (ScvO2) và mức thiếu hụt bazơ thấp hơn nên nguy cơ tử vong thấp hơn (Conti-Patara & cs., 2012).
Cơ hội thành công khi điều trị bệnh viêm tử cung ở chó có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sinh lý chó, đặc điểm, diễn biến và mức độ bệnh, phương pháp can thiệp, liệu trình điều trị và các yếu tố khác. Theo nghiên cứu Küplülü & cs. (2009) khi so sánh giữa nhóm 1 (nhóm điều trị thất bại, chó bị chết) và nhóm 2 (nhóm thành công) sau khi phẫu thuật cho thấy không có sự khác nhau về độ tuổi hay về giống giữa các nhóm chó bị chết hay thành công sau phẫu thuật. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu lần động dục cuối cùng đến khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh tương tự ở nhóm 1 và nhóm 2. Không có sự khác biệt rõ ràng về mặt thống kê giữa nhóm thất bại và nhóm thành công sau khi điều trị về các yếu tố chỉ tiêu lâm sàng hay phân lập tác nhân gây bệnh trong tử cung, âm đạo. Theo Jitpean & cs. (2014b) cho thấy một số chỉ tiêu hữu ích lâm sàng đã được xác định liên quan đến nguy cơ viêm phúc mạc hay nhập viện kéo dài sau khi phẫu thuật ở chó cái. Sốt hay hạ thân nhiệt, mệt mỏi và niêm mạc nhợt nhạt cũng có thể liên quan đến viêm phúc mạc và nhập viện kéo dài.
Tuy nhiên, nghiên cứu Küplülü & cs. (2009) cho thấy khi so sánh kết quả xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật giữa các nhóm thất bại, nhóm thành công và nhóm chó khỏe mạnh, kết quả có sự khác nhau đáng kể về một số chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu. Mức độ bạch cầu đa nhân trung tính ở tất cả các chó ở
nhóm thất bại sau phẫu thuật đều cao hơn 10%, so với 8 chó ở nhóm thành công sau điều trị. Ở nhóm thất bại sau phẫu thuật, hệ số tương quan giữa tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và lympho bào có kết quả âm đáng kể (rp= -0,704). Điều này thường cho thấy tình trạng thiếu máu không tái tạo, thiếu normocytic- normochromic (giảm tổng số tế bào hồng cầu, mà không thay đổi kích thước hoặc màu sắc) và hiện diện tình trạng viêm mãn tính, các tác động độc tố của tác nhân vi khuẩn lên bạch cầu hạt. Theo Jitpean & cs. (2014b) cho thấy giảm bạch cầu là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến tăng 18 lần nguy cơ viêm phúc mạc và tăng hơn 3,5 nguy cơ nhập viện kéo dài. Ngoài ra, có sự khác nhau đáng kể về mức urea nitrogen huyết thanh (BUN), creatinin và tỷ lệ BUN/creatinin và hệ số tương quan giữa chỉ tiêu BUN và creatitin (rs=0,605 và rs=0,514) giữa nhóm thất bại và nhóm thành công. Một xu hướng gia tăng đáng kể tỷ lệ chết ở chó cái mắc viêm tử cung với mức urea nitrogen từ 30 mg/dL hoặc cao hơn và trên 1,5 mg/dL creatinin. Điều này có thể liên quan đến biến chứng suy giảm chức năng thận và rối loạn chức năng khác, rối loạn đông máu ở chó mắc viêm tử cung (Tanja & cs., 2006; Heine & cs., 2007). Nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị và dạng viêm tử cung có liên quan đến cơ hội thành công sau khi điều trị viêm tử cung ở chó. Trong mọi trường hợp ca bệnh viêm tử cung, bác sỹ thú y nên tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng và các chỉ tiêu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để cân nhắc và lựa chọn phương pháp điều trị cũng như liệu trình điều trị phù hợp để thu được cơ hội thành công cao nhất.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Bệnh viêm tử cung ở giống chó ngoại có tỷ lệ mắc cao hơn giống chó nội, cao nhất vào mùa hè (31,62%), tiếp đến là mùa xuân và mùa thu (22,79% và 21,32%). Chó mắc bệnh viêm tử cung cao nhất ở chó chưa đẻ lứa nào (55,46%) và giảm dần theo lứa đẻ. Chó mắc bệnh viêm tử cung tăng dần theo lứa tuổi, cao nhất ở chó từ 6 năm tuổi trở lên (49,26%) thấp nhất ở chó 1-2 năm tuổi (25,45%).
2. Triệu chứng biếng ăn, uống nhiều nước, chảy dịch, sốt và nôn mửa xuất hiện chủ yếu là viêm dạng mở (73,08%; 78,95%; 93,75%; 66,67% và 78,95%). Trong đó triệu chứng bụng to ở chó viêm tử cung chủ yếu ở dạng đóng (60%).
3. Chó bị viêm tử cung có số lượng hồng cầu trung bình là 5,53 ± 0,24 1012/L thấp hơn so với nhóm chó khỏe (6,70 ± 0,21 1012/L, P<0,05), thể tích hồng cầu giảm (67,8 ± 1,11 MCV fL so với 72,89 ± 1,56 MCV fL) (P<0,05). Tế bào lymphocyte và monocyte ở chó viêm tử cung cao hơn chó khỏe (P<0,05). GOT ở chó viêm tử cung cao tăng hơn so với chó khỏe (44,73 ± 4,38U/L so với 27,32 ±3,98 U/L) (P<0,05). Các chỉ số GGT và Alkaliphotphate đều có xu hướng
tăng khi chó mắc bệnh viêm tử cung.
4. Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tử cung ở chó với một số bệnh về đường tiết niệu và tiêu hóa bằng siêu âm cho kết quả chính xác.
5. Điều trị viêm tử cung ở chó bằng phương pháp bảo tồn cho kết quả cao hơn khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa (91,4% và 71,88%) tuy nhiên không có sự khác biệt (P>0,05).
5.2. KIẾN NGHỊ
Khuyến cáo triệt sản chó cái (nếu không cho sinh sản) sẽ phòng được bệnh viêm tử cung.
Đẩy mạnh chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm ở các phòng khám để phát hiện bệnh sớm và cho kết quả điều trị cao.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Hoa, Sử Thanh Long & Trịnh Đình Thâu (2017). Yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung ở chó. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 218: 87-92.
2. Nguyễn Thị Hoa & Sử Thanh Long (2017). Vai trò Prostaglandin F2α trong điều trị chậm động dục trên chó. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 220: 83-87.
3. Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Hoa (2017). Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên chó bằng hormone PGF2α,. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 219: 87-92.
4. Nguyễn Thị Hoa, Vũ Như Quán, Sử Thanh Long & Trịnh Đình Thâu (2017). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học trên chó mắc bệnh viêm tử cung. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(7): 914-918.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông, Huỳnh Thị Thanh Ngọc, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa & Phan Thị Kim Chi. (2008). Khảo sát bệnh viêm tử cung ở chó cái và phác đồ điều trị. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 3: 128-134.
2. Nguyễn Phi Bằng & Nguyễn Thị Hạnh Chi (2019). Nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của hormone progesterone đến nguy cơ mắc bệnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 1-8.
3. Nguyễn Văn Dương (2012). Khảo sát, điều trị bệnh viêm tử cung trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập san Khoa học Giáo dục. 2: 78-84.
4. Nguyễn Văn Thanh & Nguyễn Thị Thanh Hà (2018). Bệnh viêm tử cung sau đẻ ở đàn chó giống becgie Đức nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học Kỹ Thuật Thú y. 25(4).
5. Phạm Minh Thông (2011). Siêu âm tổng quát. Nhà xuất bản đại học Huế.
6. Sử Thanh Long & Trần Lê Thu Hằng (2015). Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó nuôi trên địa bàn Hà Nội và phác đồ điều trị. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(1): 23-30.
7. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Trương Chí Bảo, Văn Mỹ Tiên, Lê Bình Minh & Đặng Thị Thắm. (2020). Khảo sát bệnh viêm tử cung tích mủ trên chó tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 27(8). Tiếng Anh:
8. Adamovic-Rippe K. N., Philipp D. M., Jeffrey J. R. & William T. N. C. (2013). Evaluation of laparoscopic assisted ovariohysterectomy for treatment of canine pyometra. Veterinary surgery. 42(5): 572-578.
9. Agostinho J. M., de Souza A. & Schocken-Iturrino R. P. (2014). Escherichia coli strains isolated from the uteri horn, mouth, and rectum of bitches suffering from pyome- tra: virulence factors, antimicrobial susceptibilities, and clonal relationships among strains. International Journal of Microbiol. 1-8. doi:10.1155/2014/979584.
10. Anderson J. W. (1969). Ultrastructure of the placenta and fetal membranes of the dog I. The placental labyrinth. The Anatomical Record. 165(1): 15-36.