Tập Trung Theo Từng Khía Cạnh Trách Nhiệm Xã Hội

khía cạnh khách hàng và giá trị thương hiệu. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức của khách hàng nữ mạnh hơn nam trong hầu hết các mối quan hệ, nên việc xây dựng chiến lược nên hướng tới đối tượng nữ là hoàn toàn hợp lý. Mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng và HQTC có sự khác biệt giữa nhân viên và quản lý, do đó, ngân hàng nên thiết kế các hoạt động TNXH hướng tới nhân viên trực tiếp tác nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Các kết quả nghiên cứu về TNXH này giúp quản lý ngân hàng đưa ra các kế hoạch quản lý phù hợp hơn cho từng đối tượng. Theo Papagiannakis & Lioukas (2012), nhận thức và thái độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở doanh nghiệp với các vấn đề môi trường, đặc biệt khi tác động của các bên liên quan về môi trường ngày càng tăng. Thực trạng cho thấy sự hiểu biết về TNXH của ngân hàng cũng như các bên liên quan chưa đầy đủ. Một bộ phận chưa hiểu rằng TNXH thể hiện trực tiếp trong từng hoạt động, chứ không đơn giản là làm từ thiện hướng ra bên ngoài. Để nâng cao nhận thức đúng đắn cho nhân viên trực tiếp tác nghiệp, dần dần hình thành văn hóa doanh nghiệp, các nhà quản lý nên gắn kết trách nhiệm cộng đồng, công tác từ thiện, nhân đạo một cách chủ động để hình thành văn hóa doanh nghiệp thay vì gián tiếp tác động thông qua các tổ chức như hiệp hội, mạng lưới cộng đồng, giáo dục… để nâng cao hơn nữa ý thức thực hành TNXH. Bên cạnh đó, tăng nhận thức TNXH phải bắt đầu từ người đứng đầu doanh nghiệp, bởi vì tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng lớn đến cả chiến lược kinh doanh của tổ chức. Thêm vào đó, các nhà quản lý phải nhận thức đúng về bản chất của TNXH cũng như từng khía cạnh TNXH vì việc thực hiện TNXH không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh doanh hay các hoạt động từ thiện theo cách hiểu truyền thống; mà còn đem lại lợi ích kinh tế, lợi ích thương hiệu, có lợi cho cả ngân hàng và các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu đề xuất thay đổi nhận thức của quản lý cấp cao rằng thực hiện TNXH không phải là hoạt động chỉ bỏ ra chi phí, ngược lại, thực hiện TNXH sẽ giúp ngân hàng thu được nhiều giá trị vô hình như lợi thế cạnh tranh, giá trị thương hiệu trên thị trường nếu hướng tới từng đối tượng cụ thể.

5.2.6 Tập trung theo từng khía cạnh trách nhiệm xã hội

Để đạt được hiệu quả cao, các ngân hàng nên tập trung vào từng khía cạnh TNXH. Đầu tiên, ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động TNXH hướng tới từng khía cạnh. Ví dụ như, khía cạnh cổ đông của TNXH tác động tích cực đến HQTC theo khách hàng và giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. Từ kết quả đó hàm ý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các khía cạnh cổ đông như tối đa hóa lợi nhuận, tiết kiệm chi

chí và và phát triển bền vững đem lại lợi ích cho ngân hàng. Hay nói cách khác là tác động tích cực đến giá trị thương hiệu và HQTC.

Các NHTMCP nên đẩy mạnh các hoạt động TNXH hướng từng khía cạnh cụ thể. Các nhà quản lý sẽ thấy các nỗ lực TNXH này giúp gia tăng giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng. Năm khía cạnh của TNXH đều cho kết quả tác động tích cực đến giá trị thương hiệu hoặc HQTC, nên việc tập trung từng khía cạnh cụ thể để nâng cao nhận thức về TNXH là rất cần thiết trong công tác quản lý của ngành ngân hàng. Kế tiếp, kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng làm cho khách hàng nhận thức tốt về khía cạnh đạo đức pháp lý vừa làm gia tăng giá trị thương hiệu vừa tăng cường HQTC. Đồng thời theo đối tượng bên trong ngân hàng, tác động tích cực của khía cạnh pháp lý đạo đức đối với HQTC là gián tiếp thông qua giá trị thương hiệu. Các kết quả này cho thấy tầm quan trọng của khía cạnh đạo đức pháp lý của TNXH. Ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như là một phần trong TNXH. Các NHTMCP nên xem sự thỏa mãn của khách hàng là tiêu chí quan trọng. Cơ chế tự nguyện cần được khuyến khích vì đó là sự tương tác giữa ngân hàng và các bên liên quan. Nhà nước chỉ nên gián tiếp tác động thông qua các cơ chế như các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội, mạng lưới cộng đồng, giáo dục. Thực hiện khía cạnh đạo đức pháp lý của TNXH là góp phần phát triển bền vững.

5.2.7 Tăng cường giá trị thương hiệu

Cả hai nhóm khách hàng và nhân viên đều cho thấy giá trị thương hiệu tác động tích cực đến HQTC, giúp hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đo lường tác động của giá trị thương hiệu đến HQTC. Kết quả này hàm ý rằng quản lý ngân hàng nên tập trung tăng cường giá trị thương hiệu. Tăng cường giá trị thương hiệu thông qua các chương trình truyền thông được triển khai cho các bên liên quan. Đặc biệt, quản lý ngân hàng cần xác định các thế mạnh của thương hiệu hiện tại để tạo sự liên tưởng rõ ràng và nhanh chóng trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, tăng chất lượng cảm nhận thương hiệu sẽ gia tăng giá trị thương hiệu. Trung thành thương hiệu là khía cạnh nhạy cảm trong giá trị thương hiệu. Khách hàng trung thành sẽ không thay đổi ngân hàng ngay cả giá dịch vụ tăng lên và khách hàng cũng sẽ sử dụng các dịch vụ thường xuyên hơn (Bowen & Shoemaker, 1998). Với mục tiêu của người quản lý ngân hàng là tăng cường giá trị thương hiệu, thì các chiến lược quản lý nên bao hàm các cách tiếp cận thông qua khách hàng và nhân viên (tuân thủ chuẩn mực đạo đức, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, đối xử tốt, công bằng với nhân viên..). Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm về thương hiệu của Hoàng Thị

Phương Thảo và Thái Tú Uyên (2017), nhóm NHTMCP ở Việt Nam bị đánh giá thấp nhất trong 03 nhóm ngân hàng khảo sát nên cần tập trung xây dựng chiến lược thương hiệu toàn diện để tăng cường giá trị thương hiệu là hoàn toàn hợp lý. Kết quả chỉ ra giá trị thương hiệu đóng góp tích cực đến HQTC, nên quản lý ngân hàng cần tập trung vào tầm quan trọng của các chính sách liên quan thương hiệu. Các hàm ý được thực hiện đồng bộ liên quan tăng giá trị thương hiệu, tạo sự liên tưởng thương hiệu và chất lượng cảm nhận đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng cũng như nhân viên sẽ tạo nên lòng trung thành từ phía khách hàng và nhân viên đối với ngân hàng.

Tóm lại, khi kinh doanh mục tiêu cuối cùng vẫn là hiệu quả nên để khuyến khích các ngân hàng gia tăng các hoạt động TNXH điều đầu tiên cần phải cho họ nhận thức rõ về TNXH và lợi ích mà nó mang lại cho ngân hàng. Không chỉ ngân hàng cần phải gia tăng nhận thức của các bên liên quan để họ thấy được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, cần phải gia tăng lợi ích cho những ngân hàng luôn thực hiện tốt TNXH bằng cách tuyên truyền hình ảnh, tạo lợi thế thương hiệu trong kinh doanh, qua đó góp phần động viên các ngân hàng khác trong việc thực hiện tốt TNXH. Hơn thế nữa, để tạo ra sự minh bạch, công bằng trong đánh giá chất lượng các hoạt động TNXH, các bên liên quan, các tổ chức cần phải có những biện pháp vừa mang tính khuyến khích, vừa mang tính bắt buộc như: tạo ra trang mạng dành riêng công bố thông tin về TNXH, xây dựng các buổi lễ tri ân dành cho những ngân hàng có sự đóng góp nhiều nhất cho xã hội (những ngân hàng tham dự cần phải công bố thông tin cụ thể về những hoạt động TNXH, những đóng góp trong năm), và cần tạo ra những thang đo cụ thể để đánh giá về TNXH ngành ngân hàng. Tuyên truyền, tạo lợi thế, tạo khuôn khổ cho ngân hàng thực hiện TNXH là những điều cốt lõi để khuyến khích ngân hàng thực hiện tốt nghĩa vụ với các bên liên quan qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính ngân hàng và là cơ sở để tạo ra những giá trị về mặt tài chính.

5.3 KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Luận án đã phát triển một mô hình lý thuyết nhằm kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức TNXH của khách hàng và nhân viên ngành ngân hàng, giá trị thương hiệu và HQTC, dựa trên lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984). Thông qua lược khảo tài liệu và nghiên cứu thực nghiệm để đo lường các mối quan hệ giữa TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC. Những phát hiện chính của nghiên cứu này như sau:

Để đo lường tác động của các khía cạnh TNXH đến HQTC của ngân hàng, kết quả cho thấy theo nhận thức của khách hàng, cả năm khía cạnh đề tác động đến HQTC. Trong đó khía cạnh đạo đức pháp lý, nhân viên, cổ đông tác động tích cực, ngược lại khía cạnh cộng đồng, khách hàng tác động tiêu cực đến HQTC. Thêm vào đó, luận án tìm thấy bằng chứng thống kê và mối quan hệ tích cực của khía cạnh nhân viên và khách hàng đến HQTC theo nhận thức của nhân viên, và mối quan hệ tiêu cực của khía cạnh cổ đông và HQTC. Để đo lường tác động của các khía cạnh TNXH đến giá trị thương hiệu. Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy khía cạnh đạo đức pháp lý, khách hàng và cộng đồng tác động tích cực đến giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng; trong khi khía cạnh nhân viên, cổ đông và đạo đức pháp lý tác động tích cực đến giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. Với mục tiêu đo lường mối quan hệ giữa giá trị thương hiệu và HQTC, kết quả thống nhất rằng giá trị thương hiệu có tác động tích cực đến HQTC. Nghiên cứu cho thấy càng có nhiều khách hàng, nhân viên hài lòng với TNXH, họ càng ưa thích thương hiệu, điều này chuyển thành HQTC cao hơn. Xét về tác động của nhận thức TNXH đến HQTC, kết quả nghiên cứu cho thấy một số khía cạnh TNXH tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp thông qua giá trị thương hiệu.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 21

Trong ngành ngân hàng, điều quan trọng là phải quản lý các hoạt động TNXH dẫn đến tăng cường giá trị thương hiệu và HQTC. Các diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong những năm gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành tài chính ở Việt Nam. Do đó, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những thách thức để giữ chân khách hàng hiện tại và gia tăng giá trị thương hiệu. Kết quả phân tích đa nhóm và phân tích tác động trực tiếp gián tiếp cũng góp phần đưa ra một số hàm ý quản trị thiết thực từ nghiên cứu này. Đầu tiên, kết quả cho thấy xây dựng chiến lược TNXH trong dài hạn ngành ngân hàng là rất quan trọng để cải thiện giá trị thương hiệu và gia tăng HQTC. Thông qua việc tổ chức các hoạt động TNXH tại công đoàn cơ sở, người lao động được tham gia xây dựng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng quy chế dân chủ. Kế tiếp là tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức và tăng cường công

bố thông tin liên quan TNXH là rất cần thiết để nâng cao nhận thức của các bên liên quan.

Dựa trên kết quả phân tích đa nhóm, các nhà quản lý ngân hàng có thể thiết kế các hoạt động TNXH hướng tới từng đối tượng khách hàng. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức TNXH. Ngoài ra, kết quả nhấn mạnh vào khía cạnh khách hàng, cộng đồng, đạo đức pháp lý để cải thiện giá trị thương hiệu dựa trên khách hàng. Do đó, quản lý ngân hàng có thể phân bổ hiệu quả nguồn lực cho các hoạt động TNXH. Những phát hiện cho thấy ngành ngân hàng nên nỗ lực tăng cường giá trị thương hiệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến HQTC. Các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giữa nhân viên trực tiếp tác nghiệp và quản lý giúp nhà quản trị đưa ra chiến lược phù hợp hơn. Quản lý ngân hàng tập trung từng khía cạnh TNXH sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Lý thuyết về các bên liên quan ngụ ý rằng các nhà quản lý ngân hàng nên cũng cố mối quan hệ hiệu quả với các bên liên quan để tăng cường giá trị thương hiệu. Mặc dù khía cạnh cộng đồng, cổ đông và khách hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC, các nhà quản lý ngân hàng nên tạo và duy trì mối quan hệ tốt với với các bên liên quan thông qua các chiến lược TNXH trong dài hạn, hướng tới phát triển bền vững để giảm bớt tác động tiêu cực và thu nhiều lợi ích về thương hiệu trong tương lai. Ngoài việc đạt được các mục tiêu kinh doanh, các ngân hàng phải chi nhiều chi phí cho TNXH hướng tới các bên liên quan chỉ để đáp ứng mong muốn của họ. Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng của giá trị thương hiệu trong các mối quan hệ giữa TNXH và HQTC.

5.4 KIẾN NGHỊ

Thực hiện TNXH tại các NHTMCP là hết sức cần thiết, nó không chỉ mang lại HQTC và tăng cường giá trị thương hiệu mà còn có tác dụng đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt ở ngành ngân hàng. Để các NHTMCP thực hiện các hàm ý quản trị có hiệu quả, luận án có một số kiến nghị sau:

5.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNXH ở Việt Nam để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức. Bởi vì hệ thống pháp luật là khuôn khổ cho các tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động. Tuy nhiên, khung pháp lý hiện tại của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập đã tạo thuận lợi cho các tổ chức có thể lợi dụng các khe hở pháp lý để tránh các nghĩa vụ đạo đức. Cụ thể, pháp luật về lao động hiện hành và các

luật liên quan đến quản lý cần được hoàn thiện hơn để tăng cường TNXH về lao động, cần có những quy định về khen thưởng cho những tổ chức thực hiện tốt TNXH và xử phạt các tổ chức cố tình trốn tránh hay vi phạm các nghĩa vụ liên quan TNXH. Các quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn định chế như SA8000 (Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội), WRAP (Trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), ISO14001 (Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp), GRI…không phải là sự thỏa thuận giữa chính phủ, nên thiếu căn cứ pháp lý. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về việc thực hiện TNXH. Do đó, chính phủ cần xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXH theo chuẩn quốc tế, có điều chỉnh theo điều kiện trong nước, bối cảnh ngành ngân hàng.

5.4.2 Ngân hàng nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích thực hiện TNXH

Ngân Hàng Nhà Nước nên có chính sách khuyến khích và đưa ra lộ trình cụ thể hỗ trợ NHTMCP tham gia TNXH với một số chính sách ưu tiên, ưu đãi. Việc thực hiện TNXH sẽ giúp các NHTMCP phát triển bền vững, thông qua các hoạt động như tuân thủ pháp luật về an toàn vốn, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, tái chế chất thải, tiết kiệm tài nguyên… Tuy nhiên, NHTMCP hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện TNXH cũng như tuân thủ các quy định về quản lý tài chính, bảo vệ môi trường. Theo đó, Chính phủ hay NHNN cần tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường và các chương trình đào tạo bài bản về vấn đề TNXH.

Ngân hàng nhà nước nên thắt chặt hơn trong việc yêu cầu các ngân hàng thực hiện Báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI để các ngân hàng có thể trình bày chi tiết hơn nội dung các khía cạnh TNXH, là động lực cho các ngân hàng cố gắng thực hiện tốt các tiêu chí TNXH. Hơn nữa, NHNN và các ban ngành liên quan môi trường cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các NHTMCP trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó, hạn chế, giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường.

Cộng đồng địa phương, các tổ chức từ thiện nên chủ động liên hệ với các ngân hàng để vận động tham gia các hoạt động thiện nguyện. Sau các hoạt động TNXH nên cấp giấy chứng nhận và kết hợp với cơ quan truyền thông khu vực tuyên truyền các hành động tốt đẹp của ngân hàng. Thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi lợi nhuận. Điều này rất phổ biến ở các nước phát triển, và các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc.

Các đài truyền hình, truyền thanh ở nước ta vẫn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, Chính phủ có thể chỉ đạo các đài dành một tỷ lệ nhất định trong thời lượng quảng cáo miễn phí cho các mục tiêu công cộng. Các liên đoàn lao động và công đoàn cần đấu tranh cho quyền lợi người lao động để các ngân hàng đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, tham gia bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

Ngân hàng nhà nước nên xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động TNXH dành riêng cho ngành ngân hàng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 26000 (Tiêu chuẩn quốc tế ISO hướng dẫn về trách nhiệm xã hội), BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ TNXH trong kinh doanh, ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu), SA 8000 (một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội do Social Accountability International phát triển và giám sát),... Các tổ chức thống kê và truyền thông nên xây dựng các bảng xếp hạng TNXH. Qua đó, nhằm tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng để được nằm trong top các ngân hàng thực hiện TNXH tốt nhất. Hơn thế nữa, danh sách này bao gồm tất cả các ngân hàng, tức là sẽ có ngân hàng thực hiện tốt và chưa tốt trách nhiệm đối với các bên liên quan. Từ đó, các ngân hàng tốt sẽ cố gắng duy trì thứ hạng, còn các ngân hạng chưa tốt sẽ cố gắng cải thiện hình ảnh qua việc tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội. Ngoài bảng xếp hạng chung về TNXH, cần xây dựng các bảng xếp hạng riêng về các khía cạnh liên quan khác và công khai rộng rãi những thông tin này, như: Ngân hàng có tín dụng xanh tốt nhất, Ngân hàng chi cho từ thiện nhiều nhất,...

5.5 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định vào khung lý thuyết và giá trị thực tiễn nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định trong nghiên cứu này. Cụ thể:

+ Nghiên cứu tiến hành kiểm định các NHTMCP được cổ phần hóa từ các NHTM Nhà nước và thành lập sau năm 1990. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM 100% vốn nước ngoài, các loại NHTM khác không phải là đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, các ngân hàng này cũng đang tích cực tham gia các hoạt động TNXH và gia tăng giá trị thương hiệu. Như vậy, việc nghiên cứu chỉ kiểm định một bộ phận ở ngành ngân hàng Việt Nam nên tính khái quát hóa chưa cao. Các nghiên cứu trong thời gian tới có thể lặp lại hoặc điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho các loại ngân hàng khác nhằm phát hiện các yếu tố mới phù hợp với từng đặc thù của từng loại hình ngân hàng.

+ Mô hình nghiên cứu đã được thực nghiệm trong ngành ngân hàng ở ĐBSCL, thuộc lĩnh vực dịch vụ rất phức tạp. Tác giả đề xuất mô hình nên được tiếp tục thử nghiệm trong các ngành khác như du lịch, vận tải, dịch vụ giải trí, bảo hiểm và các địa bàn khác như đồng bằng sông Hồng, khu vực miền trung nhằm tăng tính tổng quát của mô hình.

+ Bài viết sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường nhận thức của khách hàng và nhân viên. Mặc dù luận án có áp dụng các thủ tục để hạn chế sai lệch của đáp viên, nhưng không thể tránh toàn bộ các đặc điểm không mong muốn của thang đo này. Thêm vào đó, số liệu về HQTC được thu thập từ BCTN của ngân hàng và các chuyên gia nhận định là phù hợp với ĐBSCL. Vì thế, nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng các nguồn dữ liệu khác để thẩm tra lại các kết quả của nghiên cứu này.

+ Ngoài ra, vài khía cạnh của TNXH chưa tìm thấy bằng chứng thống kê về mối quan hệ đến giá trị thương hiệu và HQTC trong nghiên cứu này. Thật hợp lý khi cho rằng những người trả lời của nghiên cứu này đã xem xét các khía cạnh này đóng góp cho giá trị thương hiệu và HQTC. Để hiểu rõ hơn về phát hiện bất ngờ này, các nghiên cứu định tính trong tương lai có thể được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung về các giả thuyết bị bác bỏ trong nghiên cứu này.

+ Phạm vi luận án giới hạn ở việc xem xét các khía cạnh của TNXH là biến độc lập, HQTC là biến phụ thuộc và xem xét mối quan hệ giữa các biến dựa vào số thời điểm. Bài viết không xem xét mối quan hệ ngược lại, nghĩa là HQTC tác động đến các khía cạnh của TNXH. Đó là hạn chế của luận án, tác giả đề xuất các nghiên cứu sắp tới có thể kiểm tra mối quan hệ ngược chiều này hoặc dùng số liệu bảng để khẳng định lại kết quả của nghiên cứu này.

Tóm tắt chương 5

Chương này trình bày các cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. Có bảy hàm ý quản trị được trình bày trong chương 5 bao gồm: xây dựng chiến lược trách nhiệm xã hội trong dài hạn, công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động TNXH, tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức, tăng cường công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội, thiết kế các hoạt động TNXH hướng tới từng đối tượng khách hàng, tập trung từng khía cạnh trách nhiệm xã hội và tăng cường giá trị thương hiệu nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, một số hạn chế nhất định của luận án và đề xuất định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 27/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí