Các Dịch Vụ Hbbtv Trên Thế Giới Và Khả Năng Triển Khai Cho Mạng Quảng Bá

tự. Tại triển lãm thiết bị điện tử IFA diễn ra tại Đức năm 2010, nhiều thương hiệu lớn như Phillips, LG, Toshiba, Loewe, Technisat,…đã bắt đầu tham gia vào thị trường này, đặc biệt là các TV tích hợp đầu thu (iDTV) có hỗ trợ HbbTV. Tính đến thời điểm hiện tại ở Đức, thị trường HbbTV phát triển nhất hiện nay, có khoảng 30 thương hiệu cung cấp thiết bị hỗ trợ cho HbbTV. Ngoài ra HbbTV cũng được hỗ trợ trên đầu đọc đĩa Blu-ray. Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngành công nghiệp điện tử, số lượng iDTV tương thích HbbTV bán ra chiếm tỉ lệ ngày càng tăng và càng phổ biến trong các hộ gia đình tại Đức.

HbbTV có thể áp dụng cho hạ tầng truyền dẫn DVB bao gồm vệ tinh, cáp, mặt đất. Ngoài ra IPTV cũng chính là phần quan trọng trong đặc tả chuẩn. Một vài nhà cung cấp dịch vụ IPTV cũng đã bắt đầu hỗ trợ chuẩn này trên các đầu thu của họ. Như vậy có thể nói, HbbTV đang trở thành chuẩn truyền hình lai ghép chung cho nhiều mạng khác nhau.

1.2.3 Chấp nhận chuẩn HbbTV trên thế giới

Chuẩn HbbTV hiện đang được triển khai và thử nghiệm rộng rãi tại châu Âu. Có khoảng 35 nước đã triển khai dịch vụ truyền hình lai ghép HbbTV. Nhiều cuộc thảo luận với các đối tác trên thế giới cho thấy HbbTV đang thu hút sự quan tâm ở các thị trường khác ngoài thị trường châu Âu.

Tại Đức, theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu thị trường bán lẻ Đức (GfK Retail and Technology), có khoảng 5 triệu thiết bị hỗ trợ HbbTV tại các hộ gia đình Đức trong tổng số ước tính 7 triệu thiết bị vào cuối năm 2013. Khoảng 50% lượng TV bán ra có hỗ trợ HbbTV. Đức là nước tiên phong trong việc triển khai HbbTV với sự tham gia của bốn hệ thống truyền hình quảng bá và thương mại chính gồm ARD, ZDF, RTL và Pro7at1. Bốn mạng này hiện chiếm khoảng 90% thị trường truyền hình Đức. Các dịch vụ được cung cấp chủ yếu trên hệ thống truyền dẫn vệ tinh và mặt đất.

Tại Pháp, với sự tham gia trực tiếp của HD-Forum (diễn đàn nghiên cứu phát triển truyền hình độ nét cao HD-Forum của Pháp), Pháp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chuẩn ngay từ khi dự án HbbTV bắt đầu. HbbTV đang được triển khai trên các mạng quảng bá lớn của Pháp gồm TF1, France TV, Canal+, Arte.

Dịch vụ được phát trên mạng vệ tinh và mặt đất. Việc triển khai trên mạng IPTV đang được đầu tư thử nghiệm.

Tại Tây Ban Nha, đầu năm 2011, Bộ công nghiệp và các mạng truyền hình quảng bá Tây Ban Nha gồm Mediaset Espana, Telefonica, VeoTV và RTVE cùng phối hợp với 54 công ty sản xuất thiết bị tiến tới triển khai rộng rãi HbbTV tại nước này.

Ở khu vực Bắc Âu, gồm các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển trước đây đã từng sử dụng chuẩn truyền hình MHP. Nay họ thay thế bằng chuẩn mới HbbTV làm API chung cho các đầu thu lai ghép. Lí do chính là vì chuẩn HbbTV đang được thị trường chấp nhận rộng rãi với nhiều dịch vụ lai ghép và ứng dụng tương tác mới.

Ngoài ra, nhiều nước châu Âu khác cũng đồng ý sử dụng HbbTV là chuẩn kết nối lai ghép như Romani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Netherlands, Switzerland, Áo, Cộng hòa Zech, Balan, Nga [1]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tại châu Á, HbbTV đang thu hút sự chú ý của các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore. Đặc biệt, Malaysia đã chọn HbbTV trong đặc tả kỹ thuật đầu thu số mặt đất dựa trên chuẩn DVB-T2 được triển khai vào năm 2014.

Tại Việt Nam truyền hình lai ghép cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Cụ thể công ty VTV BROADCOM trực thuộc đài truyền hình Việt Nam đã đăng ký thực hiện đề tài trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ truyền hình lai ghép băng rộng và quảng bá" mã số KC.01.11/11-15 từ năm 2012 đến 2013

[2] và gần đây nhất 11/7/2016 công nghệ âm thanh Dolby Audio™ mới được thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật truyền hình (VTV- BRAC) trên nền tảng truyền hình lai ghép HbbTV [3].

Chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV đang trở thành một nền tảng chi phối trong việc kết hợp giữa quảng bá và kết nối băng rộng. So với các chuẩn như Youview ở Anh hay MHP ở Ý, rõ ràng chuẩn HbbTV đạt được sự thành công vượt trội. Nguyên nhân chính là vì chuẩn này không đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mới mà chủ yếu dựa trên các nền tảng công nghệ hiện có. Dựa trên nền tảng chung,

HbbTV cho phép các hãng sản xuất thiết bị, công ty phát triển ứng dụng hay nhà quảng bá khả năng sáng tạo nhiều dịch vụ mới. Và điều cốt lõi chính là sự tham gia của đa số hãng sản xuất thiết bị thu tương thích HbbTV. Phần mềm HbbTV được các hãng sản xuất chipset hàng đầu như Broadcom và Sigma Designs tích hợp sẵn trong sản phẩm lai ghép của họ. Hầu hết các đối tác quan trọng liên quan đến lĩnh vực truyền hình lai ghép đều là thành viên của hiệp hội HbbTV.

1.2.4 Một số chuẩn khác

Trước khi TV thông minh xuất hiện và trở nên phổ biến, thị trường đã tồn tại hai chuẩn truyền hình tương tác MHP và MHEG-5 xuất hiện khá lâu từ năm 2000. Phát triển qua một số phiên bản, kênh ngược băng rộng cũng được hỗ trợ trong hai chuẩn làm nền tảng để cung cấp các dịch vụ lai ghép. Phạm vi triển khai của mỗi chuẩn gắn với một số thị trường nhất định.

Chuẩn truyền hình Youview:

Ở Anh, MHEG-5 trở thành chuẩn chung trên tất cả các mạng quảng bá mặt đất và một số mạng vệ tinh. Mô hình dịch vụ FreeView phát miễn phí trên hệ thống truyền hình số mặt đất được triển khai tương tự tại một số nước như New Zealand, Ireland, Áo, Hồng Kông, Ấn Độ. Tuy nhiên từ khi được công bố, chuẩn này không định nghĩa kênh ngược. Dịch vụ cung cấp chỉ gồm các ứng dụng thông tin đơn giản được truyền trong dòng quảng bá.

Năm 2009, kênh ngược IP mới được bổ sung vào chuẩn với đặc tả MHEG-IC (Interactive Channel). Từ đó, khán giả Anh có thể truy cập nhiều hơn vào các dịch vụ mới kết hợp từ internet với tên gọi YouView. Dịch vụ chính cung cấp trên nền IP gồm catch-up và video theo yêu cầu. Tổ chức DTG của Anh công bố phiên bản kế tiếp của chuẩn truyền hình kết nối, được biết với tên gọi D-Book 7 part B, hòa vào xu hướng chung của thế giới về truyền hình kết nối. Phiên bản này có tham chiếu từ chuẩn HbbTV, cộng thêm một số tính năng riêng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ở Anh.

Chuẩn truyền hình MHP:

Là một chuẩn do DVB định nghĩa nên MHP được hưởng ứng mạnh mẽ từ nhiều nước, đặc biệt tại các nước sử dụng hệ thống truyền hình số theo tiêu chuẩn

DVB. Kênh ngược IP cũng được hỗ trợ ngay trong phiên bản đầu tiên. Phần lõi của chuẩn được định nghĩa trong đặc tả GEM (Global Executed MHP) nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi MHP trên nhiều loại mạng khác nhau. Sau thời gian ngắn xuất hiện, MHP được triển khai tại nhiều nước như Hàn Quốc (DVB-S, IPTV), Italia (DVB-T, DVB-S), Austria (DVB-T, DVB-C), Tây Ban Nha (DVB-T), Bỉ (DVB-C),

Ba Lan (DVB-S2, DVB-C), Na Uy (DVB-T), Arab Saudi (DVB-S), Switzerland (DVB-C), Đức (DVB-S), Đài Loan (DVB-T, DVB-C), Mỹ (cáp với chuẩn OCAP).

Tuy nhiên hiện nay, đa số các nước Bắc Âu đều dừng cung cấp các dịch vụ MHP và chuyển sang HbbTV. MHP chỉ còn hiện diện tại một số thị trường. Điển hình là Italia, nhờ sự tài trợ của chính phủ trong thời gian đầu đã thúc đẩy thị trường thiết bị thu và dịch vụ phát triển. Hiệp hội các nhà quảng bá Italia DGTVi vẫn thường xuyên đưa ra những cập nhật trong đặc tả HD-Book để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ lai ghép.

Một số nguyên nhân chính làm thu hẹp sự phát triển của chuẩn MHP có thể kể đến như chi phí thiết bị cao, phí bản quyền nhà quảng bá phải trả khi cung cấp dịch vụ, sự đa dạng dịch vụ chưa thể đáp ứng nhu cầu khán giả. Có thể thấy dù trước đó DVB đã sớm đưa ra đặc tả kỹ thuật cho các dịch vụ lai ghép, nhưng chuẩn MHP vẫn chưa đủ hấp dẫn để tạo ra một xu hướng truyền hình lai ghép thực sự. Những gì đang góp phần vào thành công nhanh chóng bước đầu đối với HbbTV là nhờ sự hội tụ đúng lúc của một số công nghệ nền tảng và vai trò nội dung giải trí từ internet đã được đáp ứng. Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình, cấu trúc hoạt động và tính năng trên truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại người dùng. Vậy tiêu chuẩn truyền hình lai ghép gồm những gì? Quá trình phát triển nó ra sao? Những tính năng nào mà truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại? Trong chương tiếp theo của luận văn sẽ làm rõ các câu hỏi này.

CHƯƠNG 2: CÁC DỊCH VỤ HBBTV TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CHO MẠNG QUẢNG BÁ

Tóm tắt: Trong chương của luận văn trình bày về một số khảo sát các đài truyền hình trên thế giới sử dụng dịch vụ HbbTV và khả năng triển khai dịch vụ HbbTV cho truyền hình quảng bá. Từ đó đưa ra các nhóm ứng dụng dịch vụ có thể áp dụng cho các đài truyền hình tại Việt Nam trên nền tảng HbbTV.

2.1 Hướng phát triển dịch vụ ở các nước trên thế giới


Hiện nay HbbTV phát triển rất nhanh chóng và đang lan dần ra toàn cầu, đặc biệt ở các nước châu Âu, theo số liệu thống kê thì hiện nay có 35 quốc gia sử dụng truyền hình lai ghép HbbTV, 300 ứng dụng, và 35 triệu thiết bị hỗ trợ HbbTV. Dưới đây một số khảo sát về lượng người dùng internet trên tivi và các ứng dụng dịch vụ sử dụng HbbTV của một số nhà đài của các nước phát triển.

A. Nước Đức:


1. Khảo Sát về số liệu người dùng và các đài truyền hình sử dụng dịch vụ HbbTV [4].

Thông Tin Chung:


- 38 triệu hộ gia đình thường xem tivi ở nhà


- Số người trung bình ở chung một nhà từ 2-6 người


HbbTV: Thông Tin Chính


- 28 triệu thiết bị hỗ trợ HbbTV được triển khai


- Trên 90% thiết bị đã kích hoạt mặc định hỗ trợ HbbTV


- Trên 5 triệu lượt người xem trên HbbTV mỗi ngày (Nguồn: ARD)


- 62% sử dụng nút đỏ trên HbbTV ít nhất một lần mỗi tuần (Nguồn: SevenOne Media)

- Các phiên bản HbbTV hiện đang được sử dụng: HbbTV 1.0 / 1.5

Phân phối truyền hình lai ghép HbbTV:


- Tất cả các dịch vụ HbbTV liên quan đến kênh truyền hình đều được phân phối qua truyền hình vệ tinh, truyền hình cable hay truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DVB-T). Các dịch vụ HbbTV phân phối qua truyền hình IPTV sắp được triển khai.

Tỉ lệ tiếp cận HbbTV qua truyền hình:


- Theo dữ liệu thống kê thì tỉ lệ tiếp cận tín hiệu HbbTV qua truyền hình vệ tinh là 46%, truyền hình cáp 43%, truyền hình số mặt đất (DVB-T) là 4%, truyền hình IPTV (7%)

Các đài truyền hình tại Đức sử dụng dịch vụ HbbTV:


- Thị trường truyền hình ở Đức gồm 2 dạng truyền hình : Truyền hình miễn phí (Free TV) và truyền hình tính phí (Pay-TV). Trong số đó một số nhà đài đã tích hợp và sử dụng sẵn dịch vụ HbbTV như: ARD, ZDF, tập đoàn truyền thông ProSiebenSat.1, tập đoàn RTL.

Dịch vụ:


- Tất cả các dạng truyền hình Đức bao gồm truyền hình miễn phí (Free - TV) và truyền hình tính phí (Pay-TV) đều cung cấp dịch vụ như: Catch-up TV (Tối đa 7 ngày), EPG (Dịch vụ lịch phát sóng), dự báo thời tiết, cổng thông tin và nhiều dịch vụ khác.

2. Dịch vụ HbbTV được cung cấp bởi các nhà đài truyền hình tại Đức [4].


- Erstes Deutsches Fernsehen (Das Erste): Là kênh truyền hình miễn phí tại Đức, các dịch vụ HbbTV đang được ứng dụng và triển khai trên kênh này bao gồm:


Hình 2 1 Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình Das Erste Zweites 1


Hình 2.1: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình Das Erste

- Zweites Deutsches Fernsehen (ZDF): là một đài truyền hình phổ biến ở Đức, có trụ sở tại Mainz, Rhineland- Palatinate, kênh này cũng đang có một số ứng dụng dịch vụ trên nền tảng HbbTV.

Hình 2 2 Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF Truyền hình RTL 2

Hình 2.2: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF

- Truyền hình RTL: là một công ty giải trí ở châu Âu, thuộc tập đoàn RTL, công ty này hoạt động trong 51 đài truyền hình và 31 đài phát thanh tại 10 quốc gia. RTL hoạt động tại Đức với các kênh truyền hình như:

Các kênh truyền hình miễn phí: RTL HD, RTLII HD, HDL RTL HD, Super HD RTL, VOX HD, n-tv HD, RTLplus, Toggo plus.

Các kênh truyền hình trả phí: Crime HD, RTL International HD, RTL Living HD, RTL Passion HD, GEO Television HD và các dịch vụ VOD theo yêu cầu: TV NOW, Clipfish, RTL II You

Hình 2 3 Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình RTL B Nước Pháp 1 3


Hình 2.3: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình RTL

B. Nước Pháp

1. Khảo Sát về số liệu người dùng và các đài truyền hình sử dụng dịch vụ HbbTV [4].

Thông tin chung:

- Theo khảo sát tại Pháp có 28 triệu hộ gia đình thường xuyên xem phim tại nhà và có khoảng hơn 200 đài truyền hình khác nhau.

HbbTV – Thông tin chính:

- Khoảng 10 triệu thiết bị hỗ trợ HbbTV đã được kích hoạt (Chiếm khoảng 37%).

- Thị trường tiềm năng khoảng 36%

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí