Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Cấu trúc AIT 45

Bảng 4.2: Giá trị mã kiểm soát ứng dụng 46

Bảng 4.3: Cấu trúc bộ mô tả transport_protocol_descriptor 46

Bảng 4.4: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua OC) 47

Bảng 4.5: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua băng rộng) 47

Bảng 4.6: Cấu trúc bộ mô tả application_descriptor 48

Bảng 4.7: Cấu trúc bộ mô tả simple_application_location_descriptor 49

Bảng 4.8: Cấu trúc bộ mô tả application_signalling_descripor 50

Bảng 4.9: Cấu trúc bộ mô tả data_broadcast_id_descriptor 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Bảng 4.10: Cấu trúc bộ mô tả stream_identifier_descriptor 51

Bảng 4.11: Cấu trúc bộ mô tả carousel_identifier_descriptor 51

Bảng 4.12: Cấu trúc đối tượng BIOP::StreamEventMessage 53

Bảng 4.13: Cấu trúc DSMCC_section 56

Bảng 4.14: Cấu trúc khai báo loại dòng thành phần 57

Bảng 5.1: Hằng số đăng ký phím trên remote-control 63

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV 4

Hình 2.1: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình Das Erste 13

Hình 2.2: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF 13

Hình 2.3: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình RTL 14

Hình 2.4: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình TF1 16

Hình 2.5: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình M6 16

Hình 2.6: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF 17

Hình 2.7: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV truyền hình FREEVIEW plus 18

Hình 2.8: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV của truyền hình 9now 19

Hình 3.1: Tổng quan về mô hình hệ thống phiên bản HbbTV 1.0 27

Hình 3.2: Mô hình thiết bị hỗ trợ chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV 1.0 28

Hình 3.3: Tổng quan về mô hình tiêu chuẩn HbbTV 1.0 30

Hình 3.4: Mô hình hệ thống tiêu chuẩn HbbTV phiên bản 1.5 32

Hình 3.5: Mô hình thiết bị hỗ trợ HbbTV phiên bản 1.5 33

Hình 3. 6: Mô hình tiêu chuẩn kỹ thuật phiên bản HbbTV 1.5 33

Hình 3.7: Mô hình hệ thống HbbTV phiên bản 2.0 35

Hình 3.8: Mô hình thiết bị đầu cuối hỗ trợ HbbTV Phiên bản 2.0 36

Hình 3.9: Mô hình tiêu chuẩn kỹ thuật phiên bản HbbTV 2.0 40

Hình 4.1: Ứng dụng nút đỏ liên quan tới quảng bá 43

Hình 4.2: Kênh ứng dụng số teletext 43

Hình 4.3: Mô hình phát lặp dữ liệu theo giao thức OC 53

Hình 5.1: Sơ đồ Use Case mô tả chức năng hệ thống 67

Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ HbbTV 69

Hình 5. 3: Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ HbbTV trên môi trường giả lập 69

Hình 5.4: Hiển thị tín hiệu ứng dụng 70

Hình 5.5: Hiển thị danh sách tour du lịch 71

Hình 5.6: Hiển thị danh sách ứng dụng trên broadcast 71

Hình 5.7: Trang chủ ứng dụng du lịch 72

LỜI MỞ ĐẦU


Internet hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, trên các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh hay máy tính bảng đều có thể kết nối được internet, không chỉ dừng lại ở đó trong những năm gần đây internet đang dần phát triển và ngày càng mạnh mẽ vào các thiết bị giải trí truyền hình. Trên thị trường đa phần xuất hiện các loại TV thông minh của các hãng khác nhau cho phép có thể kết nối internet. Việc này giúp cho người dùng có thể truy cập vào các dịch vụ giải trí khác nhau như: video trực tuyến, mua sắm online, hay các dịch vụ giải trí khác ngay trên màn hình TV. Bên cạnh đó giúp cho người dùng có thể xem thêm nhiều kênh giải trí mới với nội dung phong phú từ internet. Chính những điều này làm cho nội dung truyền hình ngày càng giảm đi lượt thu hút với một số đối tượng khản giả.

Nhằm giải quyết những khó khăn này và nắm bắt nhu cầu người dùng, chuẩn truyền hình HbbTV ra đời nhanh chóng thúc đẩy các dịch vụ lai ghép “tivi có thể kết nối song song broadcast và broadband” .Với ưu thế về nội dung mới và phong phú, vì thế các đài truyền hình tập trung cung cấp những dịch vụ riêng dựa vào lợi thế của mình, đặc biệt là dịch vụ đồng bộ. Đó là các dạng dịch vụ theo ngữ cảnh, xuất hiện đúng lúc và phù hợp với nội dung quảng bá, mang đến những trải nghiệm tương tác đặc biệt như quảng cáo tương tác, mua sắm, bình chọn theo chương trình, tham gia cùng gameshow… Để có cái nhìn tổng quan về chuẩn truyền hình mới trong tương lai này, đề tài được thực hiện để nghiên cứu về truyền hình lai ghép HbbTV và từ đó xây dựng ứng dụng minh họa cho kết quả nghiên cứu”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:


Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tiêu chuẩn và kỹ thuật lập trình ứng dụng của truyền hình ghép HbbTV qua các phiên bản khác nhau (HbbTV 1.0, HbbTV 1.5, HbbTV 2.0). Từ đó xây dựng ứng dụng minh họa để mô tả cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV.

Đối tượng nghiên cứu:


Nghiên cứu cấu trúc hệ thống, cơ chế hoạt động, các công nghệ, tiêu chuẩn hỗ trợ phát triển truyền hình lai ghép HbbTV. Bên cạnh đó nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ viết ứng dụng trên nền tảng truyền hình lai ghép HbbTV.

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan, các bài báo khoa học về các tiêu chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV qua các phiên bản khác nhau.

- Nghiên cứu các dịch vụ, ứng dụng mà truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại lượng khán giả tham gia.

- Nghiên cứu các cách tiếp cận, các kỹ thuật các phương pháp hiện trạng đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến công nghệ truyền hình lai ghép HbbTV.

- Nghiên cứu các ngôn ngữ, quy tắc lập trình ứng dụng có thể chạy trên nền tảng HbbTV.

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác có thể phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.

Dự kiến kết quả đạt được

Đưa ra kết quả nghiên cứu về truyền hình lai ghép HbbTV, các tính năng ứng dụng có thể đáp ứng cho đài truyền hình, hiểu về quy tắc, ngôn ngữ lập trình ứng dụng trên nền tảng HbbTV từ đó đưa ra ứng dụng minh họa.

Báo cáo toàn luận văn được trình bày trong 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV: Giới thiệu tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV, đánh giá tình hình phát triển trong nước và ngoài nước, các dịch vụ mà truyền hình lai ghép có thể mang đến người dùng.

Chương 2: Các dịch vụ HbbTV trên thế giới và khả năng triển khai cho mạng quảng bá: Khảo sát đưa ra số liệu và các dạng ứng dụng mà các nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng trong truyền hình lai ghép HbbTV, từ đó đưa ra các nhóm dịch vụ có thể áp dụng cho mạng quảng bá, cũng như cho các nhà đài tại Việt Nam.

Chương 3: Mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau: Nghiên cứu mô hình, tính năng, cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV trên 3 phiên bản chính là HbbTV 1.0, HbbTV 1.5 và HbbTV 2.0.

Chương 4: Kỹ thuật cung cấp ứng dụng truyền hình lai ghép HbbTV: Tìm hiểu về các dạng ứng dụng và các giao thức truyền tín hiệu trong truyền hình lai ghép HbbTV.

Chương 5: Tìm hiểu về môi trường triển khai và xây dựng ứng dụng minh họa trên nền tảng HbbTV: Tìm hiểu về ngôn ngữ, môi trường lập trình ứng dụng, từ đó xây dựng ứng dụng minh họa nhằm mô tả cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH HBBTV


1.1 Giới thiệu truyền hình HbbTV

HbbTV là một chuẩn công nghệ truyền hình mới, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền hình quảng bá (Broadcast TV) và băng thông rộng (Broadband) trên cơ sở hạ tầng internet, cung cấp các dịch vụ giải trí cho người dùng qua SmartTV, STB. Truyền hình lai ghép HbbTV có thể sử dụng trên 3 hạ tầng: truyền hình số mặt đất (DVB-T/T2), truyền hình số cáp (DVB-C/C2), truyền hình số vệ tinh (DVB-S/S2) làm hình thức phát trong các kênh truyền hình quảng bá. Với các ứng dụng truyền hình internet, các tiêu chuẩn của truyền hình lai ghép HbbTV tương tự như truyền hình IPTV. Như chúng ta thấy ưu điểm lớn nhất của truyền hình lai ghép được thể hiện rõ trong hình 1.1 là người dùng có thể xem đồng thời truyền hình quảng bá truyền thống (broadcast) và băng thông rộng (broadband) thông qua thiết bị truyền hình mới như Smart TV hoặc thiết bị truyền hình cũ kết hợp với một bộ giải được tích hợp sẵn trên TV hoặc Set-top-box (STB) riêng.


Hình 1 1 Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV 1 2 Chuẩn truyền hình HbbTV 1 2 1 1

Hình 1.1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV

1.2 Chuẩn truyền hình HbbTV


1.2.1 Sự ra đời của chuẩn truyền hình HbbTV

Mặc dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại TV thông minh cho phép đưa nội dung internet lên màn hình TV. Tuy nhiên các thiết bị này vẫn chưa thể hiện đầy đủ khả năng trong ngữ cảnh mới, có thể nói đó chỉ đơn thuần là những thiết bị có thể sử dụng cho nhiều mục đích trên cùng màn hình như xem chương trình truyền hình hoặc truy cập một số nội dung và chức năng khác thông qua kết nối internet.

Màn hình TV độ phân giải cao hiện nay cho phép xem nội dung từ internet. Tuy nhiên yêu cầu hiển thị nội dung trên TV không giống như cách hiển thị trên máy tính, khoảng cách từ người dùng đến màn hình TV lớn hơn nhiều so với màn hình máy tính nên hầu hết các dịch vụ internet trở nên quá nhỏ trên màn hình TV. Hơn nữa, nội dung internet được thiết kế để thao tác với con trỏ chuột và bàn phím nên không thích hợp với remote thông thường. Trong khi số lượng remote truyền thống gồm các phím di chuyển và phím màu vẫn đang chiếm ưu thế. Từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, có hai vấn đề được nêu ra:

Thứ nhất, mỗi nhà sản xuất thiết bị sử dụng trình duyệt khác nhau, hỗ trợ các giao thức và định dạng khác nhau. Vì thế phải điều chỉnh nội dung để tương thích riêng với từng nhà sản xuất. Sự không đồng nhất này gây cản trở đối với thị trường dịch vụ năng động luôn biến đổi.

Thứ hai là về thiết bị lai ghép, mặc dù nội dung được hiển thị trên cùng màn hình, nhưng nó lại khác hoàn toàn trong môi trường internet và môi trường truyền hình. Việc chuyển qua lại giữa hai môi trường này bằng remote mà không có sự tham chiếu lẫn nhau, điều này làm ảnh hưởng đến việc xem truyền hình của khán giả. Một thiết bị lai ghép thực sự phải có sự liên kết giữa nội dung truyền hình và nội dung từ internet, nghĩa là khán giả có thể đồng thời xem nội dung đến từ 2 môi trường này mà không bị gián đoạn.

Chính vì vậy, từ năm 2009, hầu hết các công ty lớn trong trong ngành công nghiệp truyền hình, cả về phần cứng lẫn phần mềm gồm ANT, ASP, IRT, Open TV, Phillips, French HD Forum, Samsung, Sony cùng hợp tác phát triển một nền tảng

kỹ thuật chung cho phép khả năng kết nối thông minh trên các thiết bị giải trí truyền hình, khai thác nhiều loại nội dung và tính năng từ internet.

Các mục tiêu đặt ra khi phát triển hệ thống lai ghép đó là:

- Được chuẩn hóa và mở, cho phép phát triển nội dung hiệu quả và độc lập với nhà sản xuất thiết bị, nhà quảng bá.

- Dựa trên các công nghệ chuẩn mở hiện nay.

- Chỉ xác định các chức năng và thành phần yêu cầu tối thiểu, vì thế có thể được hỗ trợ bởi nhiều bên tham gia.

- Cho phép kết hợp tất cả hệ thống quảng bá (mặt đất, cáp, vệ tinh) với tất cả các công nghệ truy cập internet (xDSL, cáp, WiFi…).

- Cho phép kết nối giữa nội dung truyền hình và dịch vụ gia tăng.

- Cho phép sử dụng kênh quảng bá để phân phối dịch vụ gia tăng.

- Rất thích hợp cho loại dịch vụ Teletext thế hệ mới.

- Không làm ảnh hưởng đến chương trình quảng bá. Các trang HTML đi kèm có thể được khởi động ngay trong chương trình truyền hình. Chất lượng hiển thị teletext tốt hơn theo tiêu chuẩn độ phân giải cao. Các thông tin thêm kèm theo được đặt lên trên và có thể nhìn xuyên xuống lớp nội dung video bên dưới. Hình ảnh chương trình truyền hình có thể thu nhỏ vào trong trang HTML và có thể thực hiện chuyển kênh ngay trong trang.

Lí do quan trọng khi sử dụng HTML chính vì dễ dàng chuyển các dịch vụ đã được phát triển trên internet sang môi trường mới. Theo cách này, các dịch vụ hấp dẫn có thể mang vào thị trường HbbTV nhanh chóng như những gì đang thấy qua cổng dịch vụ internet trong các TV thông minh hiện nay.

Mục tiêu xây dựng chuẩn theo các tính năng trên đạt được khi chuẩn HbbTV chính thức được công bố vào đầu năm 2010. Hiệp hội HbbTV hiện có hơn 50 thành viên trong ngành công nghiệp quảng bá và điện tử gia dụng.

1.2.2 Phạm vi hỗ trợ của chuẩn HbbTV

Thiết bị đầu tiên hỗ trợ HbbTV có mặt trên thị trường vào đầu năm 2010 là đầu thu vệ tinh Humax iCord HD. Sau đó, nhiều hãng sản xuất đầu thu vệ tinh khác gồm Video web, Smart, Inverto cũng giới thiệu các sản phẩm với tính năng tương

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí