Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 2


(NP-1nv) và chúng liên quan đến khoáng hoá vàng gốc, đây là cơ sở định hướng cho công tác tìm kiếm, thăm dò vàng gốc trong vùng.

Năm 1996, Công ty Indochina Goldfields Việt Nam (IGF), New Vietnam Mining (NVM) và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã thực hiện chương trình hợp tác đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản khu vực Tây Quảng Nam. Kết quả hợp tác đã xác định một loạt dị thường địa hoá liên quan với vàng gốc, một trong số đó là dị thường Đăk Sa.

Công tác tìm kiếm vàng tỷ lệ 1:10.000 đã thực hiện ở 7 khu bao gồm: Bãi Chuối, K7, Trà Long - Suối Cây, Bãi Bướm, Vàng Nhẹ, Bãi Gió và Núi Vàng. Năm 2010, công tác thăm dò đã được thực hiện tại khu Đăk Sa, gồm 2 phân khu mỏ Bãi Đất và Bãi Gõ [5].

1.1.3. Khái quát về địa tầng

Đặc điểm địa tầng vùng Phước Sơn được mô tả trên cơ sở Bản đồ địa chất vùng Phước Sơn tỷ lệ 1: 25.000 của Lê Văn Hải và nnk [5], kết hợp với kết quả hiệu đính bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 tờ Bà Nà của Nguyễn Đức Thắng và nnk hiệu đính năm 2006 [20], bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ A Hội của Bùi Thế Vinh và nnk [25]. Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 đã thể hiện khá chi tiết và chính xác về vị trí các đứt gãy, ranh giới các thành tạo địa chất trong vùng nghiên cứu so với tài liệu trước đây (hình 1.2).

- Hệ tầng Khâm Đức, phân hệ tầng giữa (MP-NP2) là địa tầng cổ nhất, lộ ra ở phía đông nam vùng nghiên cứu, bao gồm đá phiến thạch anh - biotit, thạch anh - chlorit, thạch anh - biotit chứa granat. Chiều dày phân hệ tầng khoảng 2.800m.

- Hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên (NP-€1nv2) chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở trung tâm vùng. Thành phần thạch học gồm đá phiến thạch anh - biotit, actinolit - albit, actinolit - chlorit và đá vôi hoa hoá, phiến sét vôi [5]. Thế nằm đá biến đổi mạnh, góc dốc phổ biến 30-500. Trong các đới dập vỡ, khe nứt của các đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi, phân bố các thân


quặng thạch anh - sulfua đa kim - vàng dạng mạch, mạng mạch, mạch thấu kính. Chiều dày phân hệ tầng khoảng 1.300m.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- Hệ tầng A Vương (€2-O1av) phân bố dạng dải nhỏ ở phía đông bắc, giới hạn từ đứt gãy tây Khâm Đức về phía Bắc. Thành phần thạch học gồm phiến thạch anh - biotit, thạch anh - biotit - chlorit, sericit - thạch anh, biotit - chlorit, đá phiến giàu vật chất than, cát kết ít khoáng. Chiều dày hệ tầng 800 - 1.600m.

Trong các tập đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên có chứa các thân quặng thạch anh - sulfua đa kim - vàng. Đây là tiền đề thạch địa tầng thuận lợi cho tìm kiếm quặng vàng gốc trong vùng.

1.1.4. Khái quát về magma xâm nhập

Diện lộ lớn nhất là xâm nhập granođiorit, granit - biotit phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn phân bố ở phía tây, ít hơn là đá olivinit, pyroxenit phức hệ Hiệp Đức phân bố hạn chế ở phía nam và granosyenit phức hệ Đèo Cả phân bố dạng khối nhỏ ở phía đông; ngoài ra còn có các đai đá mạch không rõ tuổi.

1.1.4.1. Phức hệ Hiệp Đức (σPZ1hđ) gồm nhiều thể đá siêu mafic nhỏ phân bố dọc theo đứt gãy K7, xuyên cắt gây biến chất nhiệt hệ tầng Núi Vú. Thành phần thạch học gồm olivinit, pyroxenit [5], [25]. Đá thường bị talc hóa, serpentin hóa. Nguyên tố vi lượng gồm Ti, V, Co, Ni, Cr nhỏ hơn trị số Clark, riêng Cu vượt trị số Clark 1-2 lần. Các nguyên tố hiếm Be, Y, Yb, Zn cao hơn hoặc xấp xỉ trị số Clark. Tuổi của phức hệ Hiệp Đức được xếp vào Paleozoi sớm (Nguyễn Xuân Bao, 1981; Nguyễn Văn Trang, 1985) với giá trị tuổi tuyệt đối là 530 triệu năm. Khoáng sản liên quan bao gồm: serpentin, talc, cromit.

Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Văn Trang cho rằng magma phức hệ Hiệp Đức phân bố ở vùng Phước Sơn không có biểu hiện nguồn cung cấp vàng [21].

1.1.4.2. Phức hệ Đèo Cả (γ-γKđc) thuộc kiểu I – granit, thành phần gồm đá granosyenit hai mica từ hạt nhỏ đến hạt lớn, granosyenit có muscovit và granosyenit có biotit hạt nhỏ, bị biến đổi sericit và chlorit hóa yếu [5].


1.1.4.3. Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (γδPZ3bg-qs) thuộc pha 2 của dãy phân dị, thuộc loạt kiềm vôi. Thành phần thạch học gồm chủ yếu là granođiorit, granit - biotit. Thành phần khoáng vật tạo đá bao gồm (%): plagioclas (43 61), felspat kali (9 18), thạch anh (14 21), hornblend (5 14), biotit (3 12), pyroxen (ít hoặc vắng mặt). Các khoáng vật phụ hay gặp là sphen, apatit, magnetit, zircon, pyrit.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa quặng vàng gốc và magma xâm nhập trong vùng Phước Sơn có các công trình sau:

Lê Xuân Vinh và nnk (2011) khi nghiên cứu về magma xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn tại đới Đà Lạt đã kết luận về đặc điểm phân dị và vị trí kiến tạo biểu thị mối liên quan của các thành tạo magma với khoáng hóa Au - Pb - Zn và Au - Cu. Trên biểu đồ tương quan số lượng nguyên tử K - Mg theo Sattran, thấy rõ pha 2 tập trung đặc trưng vào trường Au, một số ít ở nơi giao nhau giữa Au và Mo (hình 1.3). Với kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng cho thấy pha 2 phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn có chứa các nguyên tố: V, Ti, Co, Ni, Cu, Ag, Pb [26].

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Trung (1979) cho thấy: phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn thuộc kiểu I - granit. Về địa hóa, các nguyên tố vi lượng Cr, Co, Ni, Cu có trị số lớn hơn Clark từ 1,07 - 3,5 lần. Các nguyên tố Cu, Pb và Zn biến đổi mạnh. Tại vị trí tiếp xúc giữa xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế

Sơn và hệ tầng Núi Vú phát hiện các biểu hiện khoáng hoá vàng gốc.

Trong đới Đăk Rông - A Lưới nằm về phía tây bắc vùng Phước Sơn, Nguyễn Tiến Thành, trong Luận án của mình đã chứng minh vàng gốc liên quan đến magma xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn [22].

Lê Văn Hải và nnk đã lấy và phân tích mẫu trong xâm nhập granođiorit. Kết quả phân tích mẫu tại khu Trà Long - Suối Cây hàm lượng Au là 0,17g/T; khu K7 có 01 mẫu hàm lượng Au là 0,18g/T [5].


Kết quả đo vẽ địa chất tờ Bà Nà (phía đông bắc vùng nghiên cứu), Nguyễn Văn Trang và nnk (1997) đã phát hiện quặng vàng gốc liên quan đến xâm nhập acid phức hệ Hải Vân và phức hệ Đại Lộc. Tuy nhiên, trong khu vực Phước Sơn không thấy mối liên hệ giữa quặng vàng với 2 phức hệ xâm nhập này.

Hình 1 2 Sơ đồ địa chất vùng Phước Sơn Nguồn Lê Văn Hải và nnk 2010 1

Hình 1.2. Sơ đồ địa chất vùng Phước Sơn “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010,

chỉnh lý) [5]

Từ các dẫn liệu nêu trên, NCS đồng tình với quan điểm của Huỳnh Trung (1979), Lê Văn Hải (2010) và nnk cho rằng vàng gốc trong vùng liên quan với đá magma thuộc pha 2 phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.



Hình 1 3 Biểu đồ tương quan K Mg 2 theo Sattran 1977 Nguồn Lê Xuân Vinh và 2

Hình 1.3. Biểu đồ tương quan K+ - Mg2+ theo Sattran, 1977 “Nguồn: Lê Xuân Vinh và nnk 2011” [26]

1.1.5. Khái quát về đặc điểm cấu trúc, kiến tạo

1.1.5.1. Đứt gãy

Trong vùng Phước Sơn, phân bố 3 đứt gãy chính gồm: đứt gãy tây Khâm Đức, đứt gãy Đăk Pơ Kô và đứt gãy K7.

- Đứt gãy tây Khâm Đức phân bố phía đông bắc, với chiều dài khoảng 15km, mặt trượt cắm về đông bắc với góc dốc khoảng 700. Dọc đứt gãy các đá bị xiết ép, không phát hiện thấy sự phân bố của vàng gốc [20].

- Đứt gãy Đăk Pơ Kô là đứt gãy thuận phân bố phía đông nam, kéo dài gần bắc nam (dọc theo quốc lộ 14), có quy mô lớn, cắt qua nhiều hệ tầng khác nhau. Dị thường trọng lực liên quan đến đứt gãy có dạng kéo dài phương á kinh tuyến, cắm về tây với góc dốc 70-800, dọc đứt gãy đá bị ép phiến, milônit hoá, phân bố các tập đá phiến thạch anh chứa sulfua - vàng - đồng (phân bố ngoài vùng nghiên cứu) [20], [24].

- Đứt gãy K7 là đứt gãy thuận nằm song song với đứt gãy Đăk Pơ Kô, mặt trượt cắm về tây với góc dốc 70 - 800, phân bố các mạch thạch anh - sulfua đa kim - vàng ở khu K7, Đăk Sa [5], [20].


Từ các dẫn liệu trên cho thấy, trong 3 đứt gãy, chỉ có đứt gãy K7 có liên quan đến khoáng hoá vàng gốc trong vùng.

1.1.5.2. Nếp uốn

Trong vùng Phước Sơn thể hiện rõ nhất và có ý nghĩa trong tìm kiếm khoáng sản là nếp lồi Sông Giang [20], phân bố ở phía đông nam, trục nếp uốn phương tây bắc - đông nam kéo dài 14 - 15km từ Đăk Sa, qua K7 đến Sông Giang, hai bên cánh góc dốc 30 ÷ 400. Tại Đăk Sa phân bố các mạch thạch anh - sulfua đa kim - vàng trên cánh tây nam [5]. Đây là tiền đề thuận lợi để tìm kiếm quặng vàng gốc trong vùng.

Tóm lại, vùng Phước Sơn nằm trong á địa khu Nam Ngãi có cấu trúc địa chất phức tạp, phân bố chủ yếu trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên bao gồm đá phiến thạch anh - biotit, xen các tập đá vôi bị hoa hoá, tập phiến sét vôi. Các thân quặng thạch anh - sulfua đa kim - vàng liên quan đến đứt gãy K7, trong các mặt tách lớp của các tập đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến sét vôi, thường phân bố trên cánh của nếp lồi Sông Giang. Đây là cơ sở góp phần khoanh định diện tích có triển vọng vàng gốc trong vùng.

1.2. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ VÀNG GỐC VÙNG PHƯỚC SƠN

Trong vùng nghiên cứu đã xác định được 8 khu phân bố quặng vàng gốc đó là: Đăk Sa, Bãi Chuối, K7, Trà Long - Suối Cây, Bãi Bướm, Vàng Nhẹ, Bãi Gió và Núi Vàng. Trong đó khu Đăk Sa đã được thăm dò, các khu còn lại được tìm kiếm tỉ mỉ. Kết quả tìm kiếm, thăm dò trong vùng đã xác định các đới khoáng hoá và một số thân quặng vàng gốc có giá trị công nghiệp.

1.2.1. Đặc điểm các đới khoáng hoá

1.2.1.1. Đới khoáng hoá Bãi Chuối bao gồm các mạch thạch anh sulfua vàng phân bố trong tập đá phiến thạch anh - biotit hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên kéo dài phương á kinh tuyến khoảng 300m, rộng 20m, chiều sâu dự kiến khoảng 75m; được khống chế bằng hào trên mặt và 13 lỗ khoan dưới sâu. Kết


quả phân tích mẫu mặt hàm lượng Au: 0,1 - 2,96g/T, dưới sâu hàm lượng Au<1g/T, trung bình đới khoảng 0,5g/T.

1.2.1.2. Đới khoáng hoá K7 gồm các mạch thạch anh sulfua vàng phân bố trong tập đá phiến thạch anh - biotit hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên kéo dài phương á kinh tuyến khoảng 400m, rộng 20m, cắm về tây với góc dốc 400, chiều sâu dự kiến khoảng 100m; được khống chế bằng các vết lộ, hào và 01 lỗ khoan. Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng hàm lượng khoáng vật sulfua từ 2 đến 4% gồm: pyrotin, pyrit, ít chalcopyrit, sphalerit, galenit và vàng tự sinh. Kết quả phân tích 84 mẫu rãnh hàm lượng Au: 0,1 - 98,16g/T, đặc biệt trong lò khai thác thủ công gặp 01 mạch quặng dày 0,5m, hàm lượng Au: 98,16g/T,

01 lỗ khoan gặp mạch quặng dày 2m, hàm lượng Au: 1,4g/T. Hàm lượng Au trung bình đới khoảng 3g/T.

1.2.1.3. Đới khoáng hoá Trà Long - Suối Cây gồm các mạch thạch anh sulfua vàng phân bố trong tập đá phiến thạch anh - graphit - chlorit bị cà nát thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên, phương kéo dài đông bắc - tây nam khoảng 1.500m, rộng 20m, chiều sâu dự kiến khoảng 60m; khống chế bởi các vết lộ quặng, hào, lò khai thác thủ công và 02 lỗ khoan. Kết quả phân tích mẫu khoáng tướng hàm lượng sulfua đến 1% (chủ yếu là pyrit). Kết quả phân tích 43 mẫu rãnh, hàm lượng Au từ 0,1 đến 35,17g/T. Tại lò khai thác thủ công gặp mạch quặng dày 2m (2 mẫu rãnh hàm lượng Au: 8,8g/T và 11,3g/T), lỗ khoan TLDD02 gặp 1m quặng (ở độ sâu 75 - 76m), hàm lượng Au: 69,70g/T. Hàm lượng Au trung bình đới khoảng 3g/T.

1.2.1.4. Đới khoáng hoá Bãi Bướm gồm các mạch thạch anh - sulfua - vàng phân bố trong mặt tách lớp phương á vĩ tuyến phát triển trong đá phiến thạch anh, graphit, chlorit thuộc hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên, kéo dài khoảng 200m, rộng 5m, chiều sâu khoảng 50m; được khống chế bởi các vết lộ quặng, lò khai thác thủ công và 02 lỗ khoan. Hàm lượng khoáng vật pyrotin 0,5 - 1%, mẫu rãnh


hàm lượng Au: 0,12 - 64,37g/T. Tại công trình khoan gặp đới biến đổi chứa sulfua nhưng không thấy vàng. Hàm lượng Au trung bình đới khoảng 1g/T.

1.2.1.5. Đới khoáng hoá Vàng Nhẹ gồm các mạch thạch anh sulfua vàng phân bố trong tập đá phiến thạch anh - biotit hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên, kéo dài phương tây bắc - đông nam khoảng 400m, rộng 30m, cắm về tây nam với góc dốc 60 - 700, duy trì theo chiều sâu khoảng 100m. Trong đới đã lấy và phân tích 19 mẫu cục, 61 mẫu rãnh ở các vết lộ quặng, công trình khai thác thủ công. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm pyrit và pyrotin chiếm đến 3%. Kết quả phân tích mẫu cục hàm lượng Au từ 0,11 đến 17,17g/T, các mẫu còn lại đều có hàm lượng Au nhỏ hơn 1g/T. Hàm lượng Au trung bình

đới khoảng 3,27g/T.

1.2.1.6. Đới khoáng hoá Bãi Gió gồm các mạch thạch anh - sulfua - vàng phân bố ở vòm nếp lồi trong đá phiến thạch anh - biotit, kéo dài khoảng 200m theo phương á kinh tuyến, rộng 10m, chiều sâu dự kiến khoảng 50m; được khống chế bằng 4 hào trên mặt và 9 lỗ khoan, lò khai thác thủ công. Kết quả phân tích 412 mẫu rãnh, hàm lượng Au thấp, phần lớn nhỏ hơn 1g/T, duy nhất 01 mẫu đạt hàm lượng 1,26g/T. Khoan gặp 01 mạch quặng dày 0,8m hàm lượng Au: 4,46g/T. Trung bình đới hàm lượng Au khoảng 0,5g/T.

1.2.1.7. Đới khoáng hoá Núi Vàng phát hiện 02 dị thường địa hoá liên quan đến vàng gốc, kéo dài theo phương á kinh tuyến. Dị thường (I) dài 300m, rộng 90m. Dị thường

(II) dài 200m, rộng 80m. Hàm lượng vàng thấp, trung bình khoảng 0,1g/T.

Nhận xét: trong 7 khu mới được tìm kiếm tỉ mỉ thì có 6 khu đã xác định được các đới khoáng hoá phân bố trong các trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên. Phương kéo dài chủ yếu đông bắc - tây nam, á kinh tuyến, phương tây bắc

- đông nam. Chiều dài các đới khoáng hoá từ 200 đến 1.500m, rộng từ 5 đến 20m, chiều sâu từ 45 đến 100m. Hàm lượng Au trung bình đới từ 0,5 đến 3,27g/T.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022