viên hay nhân viên điều tra nhiều khi không độc lập và có lợi ích liên quan, vì vậy báo cáo giám định/điều tra không khách quan, không phản ánh đúng bản chất, nguyên nhân tổn thất, dẫn đến DN vẫn phải chi trả bồi thường cho những trường hợp không nằm trong phạm vi bồi thường BH. Ngoài ra, việc lựa chọn các giám định viên nhiều khi dựa trên kinh nghiệm, quan hệ của bộ phận quản lý bồi thường, thay vì tuân thủ theo quy trình lựa chọn giám định đã được chuẩn hóa.
- Chuẩn hóa quy trình đánh giá tổn thất: Mặc dù các DNBH đều đã xây dựng quy trình đánh giá tổn thất cho các nghiệp vụ BH, nhưng trên thực tế, không nhiều DN kiểm soát được việc tuân thủ theo các quy trình đã xây dựng. Ngoài một số DNBHPNT có vốn nước ngoài có KSNB chặt chẽ, buộc các bộ phận trong DN phải tuân thủ theo các quy trình đã đặt ra, thì các DN Việt Nam nhìn chung vẫn còn thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát việc tuân thủ theo quy trình, quy định nội bộ của DN. Hơn nữa, mặc dù quy trình đã được đặt ra, nhưng việc rà soát thường xuyên quy trình để tinh chỉnh, hoàn thiện các bước kiểm soát trong quy trình vẫn chưa được nhiều DN chú trọng. Các lãnh đạo DN vẫn chú trọng vào mục tiêu kinh doanh ngắn hạn, về tăng trưởng hơn là hoàn thiện các quy trình KSNB.
- Kiểm soát gian lận: Thị trường BH Việt Nam chưa có sự phối hợp chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và thực chất giữa các DNBH về các khách hàng có lịch sử gian lận. Bản thân trong nội bộ từng DNBH thì chưa thấy DN nào có một hệ thống quản lý thông tin khách hàng toàn diện để phục vụ cho công tác phân tích dữ liệu bồi thường. Đa số các vụ gian lận BH được phát hiện thông qua các kênh truyền thống như đơn thư tố cáo, kiện tụng. Trong các trường hợp đó, DNBH thường bị động đối với các vụ gian lận xảy ra. Chẳng hạn, khi DN bị xảy ra tổn thất, khiếu kiện thì mới tiến hành điều tra, tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục hiệu quả, thay vì xây dựng một cơ chế kiểm soát gian lận chủ động để phòng tránh gian lận.
- Thông tin và truyền thông:
Thị trường BH phi nhân thọ ngày càng phát triển, việc phân cấp mạnh từ các cấp quản trị, các bộ phận/đơn vị thành viên, các DNBHPNT đã chủ động hơn việc xây dựng và thiết kế một hệ thống thông tin đảm bảo được hoạt động nội bộ và truyền thông ra bên ngoài như: tích cực áp dụng các phần kế toán, các phần mềm kinh doanh có tích hợp ở một số khâu khai thác, bồi thường, thu phí và quản lý đại lý đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, hệ thống thông tin còn có những hạn chế: Mặc dù Nhà nước đã ban hành chính sách và luật pháp có tính đặc thù riêng cho ngành BH như: Thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Thực tế, tìm hiểu cho thấy các thông tư và nghị định đều quy định khá
rõ về kinh doanh BH, đặc biệt hướng dẫn chi tiết về hoạt động kiểm tra, KSNB của DNBH. Nhìn chung, các quy định về kiểm tra, KSNB khá cụ thể, nhưng thực tế triển khai tại các DNBH cho thấy, có nhiều yêu cầu chưa thực sự được đáp ứng, như việc phổ biến đến tất cả người lao động về quy trình kiểm tra, KSNB, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo trong Ban điều hành và HĐQT, ban kiểm soát… Chưa kể, việc thống nhất triển khai quy định tại Thông tư 50 còn nhiều cách hiểu khác nhau trong từng DNBHPNT. Theo như các nhận định của các các chuyên gia hiện nay việc áp dụng CNTT thiếu đồng bộ, việc áp dụng phần mềm chưa đầy đủ ở các khâu/bộ phận hoạt động kinh doanh, an toàn và bảo mật đặt ra nhiều thách thức, chưa có được sự thống nhất cơ sở dữ liệu tập trung ở mỗi DN và giữa các DNBHPNT. Do đó gây khó khăn cho thông tin thông suốt ở các cấp quản lý, các bộ phận/đại lý. Với cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu tập trung gây khó khăn trong phân tích dữ liệu kinh doanh từ đó không trợ giúp nhiều cho nhà quản trị nhận diện, đánh giá rủi ro và đưa ra cảnh báo sớm cho DN. Nhưng không thể phủ nhận, đã có một số DNBHPNT điển hình đi đầu trong áp dụng CNTT khá thành công như: DNBH Bưu điện (PTI), Tổng công ty BH Bảo Việt…Chính vì vậy, công tác thông tin truyền thông như văn bản mệnh lệnh..cho các bộ phận kinh doanh qua các kênh truyền thống còn chưa kịp thời và tính bảo mật an toàn không cao. Thực tế, rất ít DNBHPNT áp dụng thành công việc quản lý nhân viên và khách hàng qua hệ sinh thái phong phú là các phần mềm ứng dụng (appstore) và trang Website trực tuyến. Điều này là hạn chế lớn cho công tác thông tin và truyền thông bên trong và bên ngoài với các kênh truyền thông đa dạng, tiện lợi với độ tin cậy cao.
- Giám sát:
Với việc ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BTC và Nghị định 05/2019 về công tác kiểm tra, KSNB trong các DN nói chung là DNBHPNT nói riêng. Các DNBHPNT đã ý thức được lợi ích thiết thực của KSNB mang lại. Năm 2020, các DNBHPNT đều đã quan tâm đến thiết lập KSNB và KTNB nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị định, các cơ chế kiểm soát đã được lồng ghép vào quy trình kinh doanh BH. Hoạt động kiểm tra đã chú trọng đảm bảo tính luân phiên giữa các bộ phận/chi nhánh và tập trung định hướng vào các hoạt động có rủi ro cao như thẩm định, bồi thường và định phí. Điều mà các DNBHPNT đang quan tâm là thiết lập bộ phận KTNB trực thuộc HĐQT hay là Giám đốc điều hành. Ngoài các DNBHPNT có vốn nước ngoài đã được chuẩn hóa mô hình KSNB và KTNB của DN mẹ thì DNBHPNT Việt Nam còn rất hạn chế về quản trị hiện đại. Mặc dù, các DNBHPNT đã thiết kế xây dựng được các quy trình thủ tục, các chốt kiểm soát ở các đơn vị kinh doanh. Đồng thời, các bộ phận kinh doanh vẫn thường xuyên có các báo cáo về tính hữu hữu KSNB cho hội sở hay cho nhà quản trị. Tuy nhiên, với việc thiết kế bộ phận KSNB và KTNB chưa theo chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa,
nhiều doanh nghiệp BH còn nhầm lẫn giữa bộ phận KSNB và KTNB. Do vậy, đa phần các DNBHPNT chưa kiện toàn bộ máy KTNB theo hướng chuyên nghiệp. Do đó, các báo cáo đánh giá thường xuyên và định kỳ đối với KSNB chưa mang tính độc lập, khách quan về sự tuân thủ các quy trình thủ tục, các chốt kiểm soát hay hoạt động KSNB được thiết lập có hữu hiệu hay bỏ ngỏ. Điều nay, không hỗ trợ được nhiều cho nhà quản trị đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống, quy trình, quy định góp phần DNBHPNT hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.
Theo các chuyên gia tư vấn kiểm toán Big four nhận định KSNB của các DNBHPNT tập trung nhiều đến tính tuân thủ như: Dành nhiều thời gian cho việc đối chiếu công việc kinh doanh đã thực hiện so với các quy trình, quy định nội bộ và văn bản pháp luật đã ban hành; Hoạt động DNBH có ảnh hưởng đến công chúng và nhà đầu tư, đồng thời với sự tham gia nhiều năm của các đơn vị kiểm toán độc lập đã hỗ trợ tích cực về kỹ thuật cho kiểm soát viên, kiểm toán viên nội bộ thực hiện tốt mục tiêu báo cáo làm cho BCTC có độ tin cậy tốt hơn; Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu hoạt động còn khá mờ nhạt cần được nhà quản trị quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu căn cứ vào số lượng biến quan sát và không gian nghiên cứu là gấp 5 đến 10 lần biến quan sát là có thể sử dụng cho phân tích nhân tố và hồi quy (Hair và cộng sự, 1998). Từ đó, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp với tổng số phiếu phát ra là 860 phiếu, số phiếu thu về và đạt yêu cầu xử lý dữ liệu là 550 phiếu với tỷ lệ 64%. Kết quả tỷ lệ phản hồi của phiếu khảo sát của luận án là phù hợp vì: với tỷ lệ phản hồi từ 50% đến 59% là chấp nhận được (Mangione, 1995) hay tỷ lệ phản hồi từ 30% là có thể chấp nhận được (Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng, 2015). Dữ liệu phiếu khảo sát hợp lệ được đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS và phần mềm AMOS. Với bộ dữ liệu đã được làm sạch để thực hiện thông kê mô tả ảnh hưởng của các nhân tố đến thành phần KSNB, và tính hữu hiệu KSNB (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tần xuất | Tỷ lệ % | |
1. Vị trí công việc của đối tượng khảo sát | ||
KSNB | 143 | 26,0 |
KTNB | 137 | 24,9 |
Tài chính | 61 | 11,1 |
Kế toán | 66 | 12,0 |
Kinh doanh | 99 | 18,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thang Đo Biến “Nhận Thức Về Sự Không Chắc Chắn Về Môi Trường”
- Khái Quát Về Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Tại Việt Nam
- Doanh Thu Phí Bh Gốc Theo Nghiệp Vụ Giai Đoạn 2019 – 2020
- Ảnh Hưởng Các Nhân Tố Đến Thành Phần Kiểm Soát Nội Bộ, Và Tính Hữu Hiệu Kiểm Soát Nội Bộ
- Ảnh Hưởng Công Nghệ Thông Tin Đến Thành Phần Kiểm Soát Nội Bộ
- Sự Khác Biệt Của Quy Mô Vốn Điều Lệ, Loại Hình Hoạt Động, Thời Gian Hoạt Động Đến Tính Hữu Hiệu Của Kiểm Soát Nội Bộ
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Tần xuất | Tỷ lệ % | |
Chuyên gia tư vấn | 44 | 8,0 |
2. Năm công tác của đối tượng khảo sát | ||
Dưới 3 năm | 110 | 20,0 |
Từ 3 – 5 năm | 248 | 45,1 |
Từ 6-10 năm | 126 | 22,9 |
Trên 10 năm | 66 | 12,0 |
3. Hình thức sở hữu | ||
Công ty TNHH | 176 | 32,0 |
Công ty cổ phần | 325 | 59,1 |
DN có vốn đầu tư nước ngoài | 27 | 4,9 |
Loại hình khác | 22 | 4,0 |
4. Tổng vốn điều lệ | ||
Không quá 300 tỷ | 110 | 20,0 |
Trên 300 tỷ đến 500 tỷ | 66 | 12,0 |
Trên 500 tỷ đến 800 tỷ | 137 | 24,9 |
Trên 800 tỷ đến 1000 tỷ | 116 | 21,1 |
Trên 1000 tỷ | 121 | 22,0 |
5. Tổng doanh thu | ||
Không quá 200 tỷ | 116 | 21,1 |
Trên 200 đến 500 tỷ | 104 | 18,9 |
Trên 500 đến 800 tỷ | 99 | 18,0 |
Trên 800 đến 1000 tỷ | 105 | 19,1 |
Trên 1000 tỷ | 126 | 22,9 |
6. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp | ||
Không quá 5 năm | 123 | 22,4 |
Từ 6 đến 10 năm | 232 | 42,2 |
Trên 10 năm | 195 | 35,5 |
7. Địa bàn khảo sát | ||
Miền Nam | 115 | 20,9 |
Miền Trung | 83 | 15,1 |
Miền Bắc | 352 | 64,0 |
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Vị trí công tác của đối tượng khảo sát: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy vị trí công tác được khảo sát tập trung nhiều nhất là KSNB chiếm tỷ lệ 26 %, tiếp đến là KTNB chiếm 24,9%..., còn các vị trí khác kinh doanh, kế toán, tài chính và chuyên gia tư vấn chiếm tỷ lệ nhỏ 8%.
- Năm công tác của đối tượng khảo sát: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy năm công tác được khảo sát tập trung nhiều nhất từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 45,1 %, tiếp đến là từ 6 đến 10 năm, dưới 3 năm và thấp nhất từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ 12 %
- Hình thức sở hữu: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy loại hình DN được khảo sát tập trung nhiều nhất là DN cổ phần chiếm tỷ lệ 59,1%, tiếp đến là công ty TNHH chiếm 32%..., còn DN có vốn đầu tư nước ngoài và loại hình khác chiếm tỷ lệ nhỏ 4%.
- Tổng vốn điều lệ: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy các DN có quy mô vốn nhiều nhất là trên 500 tỷ đến 800 tỷ chiếm tỷ lệ 24,9% và thấp nhất quy mô vốn trên 300 tỷ đến 500 tỷ chiếm tỷ lệ 12%.
- Doanh thu: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy các DN được khảo sát tập trung vào doanh thu trên 1000 tỷ chiếm tỷ lệ 22,9% và thấp nhất doanh thu trên 500 đến 800 tỷ chiếm tỷ lệ 18%.
- Thời gian hoạt động: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy các DN được khảo sát có thời gian hoạt động tập trung từ 6 đến 10 năm tỷ chiếm tỷ lệ 24,9% và thấp nhất thời gian hoạt động không quá 5 năm chiếm tỷ lệ 12%.
- Địa bàn khảo sát: Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy số lượng DN được khảo sát tập trung phần lớn miền Bắc chiếm 64%, tiếp đó là miền Nam chiếm 20,9% và số mẫu ít nhất còn lại miền Trung 15,1%.
4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
Sau khi đã có dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định thang đo, với độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các kết quả dữ liệu phân tích dựa trên các tiêu chí sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo là:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Các mức giá trị của Alpha: Lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (xem chi tiết tại Phụ lục số 5). Cụ thể:
- Nhân tố Chiến lược tấn công (CLc): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,734 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến CLc4 có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ biến CLc4 và chạy phân tích thang đo lần 2. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,812 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố CLc với các biến quan sát: CLc1, CLc2, CLc3, CLc5 đạt độ tin cậy.
- Nhân tố Chiến lược phân tích (CLp): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,703 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến CLp5 có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ biến CLp5 và chạy phân tích thang đo lần 2. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,792 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố CLp với các biến quan sát: CLp1, CLp2, CLp3, CLp4 đạt độ tin cậy.
- Nhân tố Chiến lược phòng thủ (CLt): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,736 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến CLt2 có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ biến CLt2 và chạy phân tích thang đo lần 2. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,825 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố CLt với các biến quan sát: CLt1, CLt3, CLt4, CLt5 đạt độ tin cậy.
- Nhân tố Nhận thức về sự không chắc chắn về môi trường của DN (CC): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần một cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,773 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến CC1, CC8 có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ biến CC1, CC8 và chạy phân tích thang đo lần 2. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,876 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố CC với các biến quan sát: CC2, CC3, CC4, CC5, CC6, CC7 đạt độ tin cậy.
- Nhân tố Cấu trúc tổ chức (CT): Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần một cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,817 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến CT8, CT9, CT10 có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ 3 biến trên và chạy phân tích thang đo lần 2. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,889 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với biến tổng > 0.3. Như vậy thang đo nhân tố CT với các biến quan sát: CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6, CT7, CT11 đạt độ tin cậy.
- Các nhân tố còn lại trong mô hình nghiên cứu có kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo đều đạt cao > 0,7 và có tương quan với biến tổng > 0.3. Như vậy, thang đo các nhân tố này không bị loại các biến quan sát nào. Trong đó thang đo biến RR5 có hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức cao nhất 0,902 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn mức 0,3.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm đã loại 8 biến quan sát, xác định được 77 biến quan sát đạt tiêu chuẩn
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Các biến quan sát sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, với 77 biến quan sát đạt tiêu chuẩn, được tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép quay Promax nhằm phát hiện cấu trúc nhân tố, bước này nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo khảo sát.
Kết quả phân tích cho các nhóm biến độc lập (Phụ lục số 6) cho thấy:
- Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007) cho rằng giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0.5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,855 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy 77 quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
- Ma trận xoay các nhân tố: Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Promax, xoay một lần cho cả biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 ra khỏi mô hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn
hơn 0,5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho ra được 16 nhân tố và không có biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Bên cạnh đó, 16 nhóm nhân tố này được rút trích giải thích được 58,207% sự biến động của dữ liệu. Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
+ Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 58,207% lớn hơn 50% và giá trị eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. Đồng thời, xác định được 77 biến quan sát đạt tiêu chuẩn phân thành 16 nhân tố chính được chia thành 7 nhân tố và các khái niệm thành phần về công nghệ thông tin, Chiến lược kinh doanh, Văn hóa tổ chức, Cấu trúc tổ chức, Nhận thức về sự không chắc chắn môi trường doanh nghiệp, thành phần KSNB, tính hữu hiệu KSNB
4.5. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định
CFA là bước tiếp theo của EFA để xác định cấu trúc nhân tố của bộ dữ liệu. CFA khá giống EFA ở một số khía cạnh, nhưng về bản chất lại khác biệt. EFA khám phá cấu trúc nhân tố, còn CFA khẳng định cấu trúc nhân tố thu được từ EFA. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm xác định sự phù hợp của số liệu nghiên cứu với mô hình lý thuyết, phương pháp CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo cũng như mối quan hệ giữa một khái niệm với các khái niệm khác mà không bị chệnh do sai số đo lường. Hơn nữa, phương pháp CFA có thể kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không cần dùng nhiều nghiên cứu như các phương pháp truyền thống (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Do đó, phương pháp CFA được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu nghiên cứu sau khi đánh giá sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khẳng định EFA. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường, tác giả sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá:
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Dựa vào kết quả (Phục lục số 7) ta thấy, CMIN/DF=1,572 (<2), TLI. CFI lớn hơn 0,9; GFI gần bằng 0,9; RMSEA=