Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề - 5


1 là chậm nhất, trung bình mất khoảng 27,67 ngày. Tốc độ sinh trưởng trung bình của hệ sợi chậm nhất là 0,65cm/ngày ở công thức 1 và nhanh nhất là 0,82cm/ngày ở công thức 4.


Trung bình (ngày)

30

25

20

15

Trung bình (ngày)

10

5

0

CT1

CT2

CT3

CT4


Hình 3.1: Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến thời gian phát triển hệ sợi của chủng nấm sò trắng


Bảng 3.3: Mật độ và đặc điểm của hệ sợi trong các công thức



Công thức

CT1

CT2

CT3

CT4


Hệ sợi mảnh,

Hệ sợi

Hệ sợi

Hệ sợi dày,


trắng, sinh

mảnh, trắng

mảnh, trắng,

trắng đậm,

Mật độ và đặc

trưởng rất

, sinh trưởng

sinh trưởng

sinh trưởng

điểm của hệ sợi

chậm, phân

chậm, phân

chậm, phân

nhanh, phân


bố không

bố không

bố đều.

bố đồng đều.


đều.

đều.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.


3.1.2. Tỉ lệ bịch nhiễm

Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày. Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.

Khả năng nhiễm mốc ở các bich ươm thể hiện ở bảng sau:


Bảng 3.4: Khả năng nhiễm mốc ở các bịch ươm



Công thức

Đợt 1(%)

Đợt 2(%)

Đợt 3(%)

Trung bình

(%)

CT1

2

2

0

1,11

CT2

3

1

1

1,38

CT3

2

1

0

0,83

CT4

1

2

1

1,11



nấm.

Tỉ lệ % bịch nhiễm được tính trên tổng số 360 bịch nguyên liệu trồng


Trong tổng số 360 bịch cấy giống có 16 bịch bị nhiễm mốc vàng,

xanh... cho thấy chất lượng thanh trùng, khử trùng nguyên liệu, phòng cấy... khá tốt, phòng ươm sợi, giống nấm đạt tiêu chuẩn.

Hệ sợi nấm phát triển tương đối tốt. Các bịch nhiễm ở trên hầu như do bịch nấm bị thủng, không đạt tiêu chuẩn, bịch bị nhiễm sợi dại màu trắng đục. Ngoài ra còn có thể do điều kiện nhiệt độ khi nuôi trồng nấm đợt 1 và đợt 2 tương đối cao cho sự phát triển tốt nhất của hệ sợi.

3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò trắng.

Để theo dõi ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự sinh trưởng của hệ sợi chúng tôi tiến hành lấy 90 bịch nguyên liệu sau khi cấy giống ở công thức 4 đưa vào phòng khống chế nhiệt độ để theo dõi ở 3 khoảng nhiệt độ khác nhau là: 10 - 180C, 18 - 260C, 26 - 340C. Kết quả được trình bày ở bảng

3.5 và hình 3.2.


Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò trắng.

Khoảng nhiệt độ

Thời gian ăn kín bịch (ngày)

Tốc độ sinh trưởng trung

bình (cm/ngày)

Tỉ lệ nhiễm trung bình (%)

10 - 180C

23

0,78

0,00

18 - 260C

18

1,00

1,11

26 - 340C

24

0,75

5,56



Hình 3 2 Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng 1


Hình 3.2: Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển của hệ sợi (t là nhiệt độ C)


Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy nấm sò trắng sinh trưởng, phát triển nhanh nhất ở khoảng nhiệt độ 18 - 260C, nấm sò trắng mất khoảng 18 ngày để hệ sợi ăn kín đáy bịch. Trong điều kiện này hệ sợi phát triển đồng đều, dầy và có màu trắng mượt, tốc độ trung bình hệ sợi phát triển 1,00cm/ngày. Ở khoảng nhiệt độ 10 - 180C nấm sò trắng phát triển chậm khoảng 23 ngày để hệ sợi ăn kín đáy bịch, tốc độ lan phủ hệ sợi 0,78cm/ngày. Khoảng nhiệt độ 26 - 340C không thích hợp cho hệ sợi phát triển, vì vậy hệ sợi phát triển chậm, phải mất 24 ngày để hệ sợi lan tới đáy bịch, tốc độ lan phủ 0,75cm/ngày. Khoảng nhiệt độ này thích hợp cho các loại nấm mốc phát triển nên tỉ lệ nhiễm mốc là cao nhất 5,56%.


3.1.4. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến sự sinh trưởng của hệ sợi

Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến sự sinh trưởng của hệ sợi và tỉ lệ bịch nhiễm tôi tiến hành trên 90 bịch nguyên liệu ở công thức 4, sau khi đã cấy giống và chỉnh ẩm ở 3 chế độ ẩm khác nhau:

W = 55 - 60%, W = 60 - 65%, W = 65 - 70%.

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò trắng được trình bày ở bảng 3.6:


Bảng 3.6: Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến sự sinh trưởng của hệ sợi



Độ ẩm nguyên liệu (%)

Thời gian ăn kín bịch (ngày)

Tốc độ sinh trưởng trung bình

(cm/ngày)

Tỉ lệ nhiễm (%)

Đặc điểm hệ sợi


W = 55 - 60%


18


1,00


1,11

Hệ sợi đậm, trắng, tốc độ phát triển

nhanh.

W = 60 - 65%

20

0,90

2,22

Hệ sợi mảnh, tốc độ

phát triển nhanh.


W = 65 - 70%


23


0,78


5,56

Hệ sợi mảnh, tốc độ phát triển chậm, đầu sợi có xu hướng co

lại.


Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy độ ẩm nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian ăn kín bịch hay tốc độ lan phủ của hệ sợi.

Ở điều kiện độ ẩm W = 55 - 60%, hệ sợi phát triển rất mạnh, thời gian ăn kín bịch là ngắn nhất khoảng 18 ngày, hệ sợi đậm, khỏe, trắng, tốc độ lan phủ trung bình 1,00cm/ngày.

Ở điều kiện độ ẩm W = 60 - 65%, hệ sợi phát triển nhanh, thời gian để hệ sợi ăn kín đáy bịch là khoảng 20 ngày, tốc độ hệ sợi phát triển nhanh 0,90cm/ngày. Tuy nhiên, ở khoảng nhiệt độ này hệ sợi nấm mảnh.

Ở điều kiện độ ẩm W = 65 - 70%, thời gian hệ sợi ăn kín đáy bịch khoảng 23 ngày, tốc độ phát triển chậm 0,78cm/ngày. Hệ sợi trong điều kiện này phát triển yếu, có xu hướng co lại. Đồng thời, khả năng bị nhiễm cũng cao hơn. Vì vậy, khoảng nhiệt độ này không thích hợp cho sự phát triển của nấm.

Giai đoạn nuôi sợi của nấm sò trắng phụ thuộc rất nhiều vào cơ chất nuôi trồng. Qua kết quả nhiên cứu ta thấy công thức 4 (CT4) là công thức cho tốc độ phát triển hệ sợi cao nhất. Lí do ở đây là do cơ chất nuôi trồng có bổ sung nguyên liệu và phụ gia với tỉ lệ phù hợp với sự phát triển của nấm.

Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi xác định điều kiện nhiệt độ môi trường phù hợp cho sự phát triển của nấm ở khoảng: t = 18 - 260C, điều kiện độ ẩm nguyên liệu: W = 55 - 60%.

3.2. Giai đoạn phát triển quả thể và năng suất

Sau khi hệ sợi nấm ăn kín đáy bịch cũng là lúc giai đoạn nuôi sợi kết thúc. Lúc này chúng tôi tiến hành rạch bịch và chuyển nấm sang phòng chăm sóc, thu hái.

Thời gian ra quả thể được tính từ lúc rạch bịch và chuyển sang phòng chăm sóc, thu hái tới khi thu hoăch nấm đợt 1.

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7.


Bảng 3.7: Thời gian ra quả thể ở các công thức



Công thức thí nghiệm

CT1

CT2

CT3

CT4

Thời gian ra quả thể

13

11

11

8


Kết quả bảng 3.5 cho thấy ở công thức 4 (CT4) thời gian ra quả thể là sớm nhất, sau 8 ngày kể từ khi rạch bịch đã xuất hiện quả thể non. Ở công thức 1, thời gian ra quả thể là muộn nhất, sau 13 ngày. Vì vậy, môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian xuất hiện quả thể của nấm.

Quá trình thu hái được chia thành 3 đợt, mỗi đợt diễn ra trong vòng 6 - 7 ngày, đợt trước cách đợt sau 5 - 7 ngày.

Kết quả thu hái nấm sò ở các đợt thu hái trong mỗi đợt thí nghiệm trên mỗi công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 3.8:


Bảng 3.8: Kết quả thu hái nấm sò



Công thức

Đợt thí

nghiệm 1 (kg)

Đợt thí

nghiệm 2 (kg)

Đợt thí

nghiệm 3 (kg)

Tổng số (kg)

CT1

13

17

23

53

CT2

15

22

27

64

CT3

16

22

28

66

CT4

18

29

34

81


Đơn vị tính năng suất là số kg nấm tươi ở mỗi công thức thu hoạch trong mỗi đợt thí nghiệm trên 42 kg nguyên liệu (30 bịch).

Năng suất trung bình ở mỗi công thức được tính bằng trung bình cộng tổng năng suất ở các đợt thí nghiệm (năng suất kí hiệu là X):

Xtb=(X1+X2+X3)/3


Bảng 3.9: Năng suất thu hoạnh nấm sò trong mỗi đợt thí nghiệm trên mỗi công thức


Công thức

Đợt 1 (%)

Đợt 2 (%)

Đợt 3 (%)

Trung bình

(%)

CT1

30,95

45,24

54,76

43,65

CT2

35,71

52,38

64,29

50,79

CT3

38,10

52,38

66,67

52,38

CT4

42,86

69,05

80,95

64,29


Từ bảng trên cho thấy năng suất nấm trong mỗi đợt thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Đợt thí nghiệm 1 năng suất nấm thấp nhất do điều kiện nhiệt độ khí hậu quá cao cho sự phát triển của nấm mà không thể khắc phục. Đợt thí nghiệm 3 năng suất nấm cao nhất ở tất cả các công thức do điều kiện môi trường bên ngoài phù hợp với sự phát triển tốt nhất của nấm sò trắng nghiên cứu.

Ngoài ra ta thấy năng suất nấm thu hoạch ở mỗi công thức khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Điều này cho thấy năng suất nấm chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố môi trường dinh dưỡng.

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí