Ảnh Hưởng Của Một Số Loại Phân Bón Lá Đến Khả Năng Ra Hoa Của Giống Lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)


sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng hoa cao [2]. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6 được trình bày ở bảng 3.26.

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)

Chỉ tiêu Tỷ lệ ra

Số cành hoa

Số nụ/cây

Số hoa hữu

CT

hoa (%)

TB/cây (cành)

(nụ)

hiệu/cây (hoa)

CT1 (đ/c)

56,7

1,4

3,3

3,2

CT2

58,6

1,5

3,4

3,2

CT3

57,1

1,5

3,5

3,4

CT4

67,3

1,5

3,5

3,4

CT5

69,5

1,5

3,5

3,5

CT6

73,2

1,6

3,7

3,7

CV%


6,3

5,8

5,6

LSD0.05


0,2

0,4

0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 17

Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c)

CT2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902 CT3: Phun phân bón lá Milo 3

CT4: Phun phân bón lá Growmore (20:20:20) CT5: Phun phân bón lá Multi K

CT6: Phun phân bón lá Hidrophos


Những cây lan có số cành hoa trung bình cao có triển vọng cho số nụ và số hoa cao. Kết quả cho thấy, những công thức có tỷ lệ cây ra hoa cao đồng thời có số cành hoa trung bình cao. Tuy nhiên, số cành hoa trung bình/cây không có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Cụ thể là công thức 6 có số cành hoa trung bình lớn nhất đạt 1,6 cành, các công thức khác có số cành hoa trung bình là 1,4 - 1,5 cành.

Về số nụ trên cây: Cattleya là chi lan có số nụ ít, tuy nhiên nụ lan Cattleya to và khả năng nở hoa rất cao. Trung bình trên mỗi cành hoa có 3 nụ. Kết quả theo dõi ở các công thức nghiên cứu cho thấy, công thức 6 có số nụ cao nhất là 3,7 nụ/cây.


Tiếp đến là công thức 3, 4, 5 đạt 3,5 nụ/cây. Công thức 2 và công thức đối chứng có số nụ dao động không đáng kể từ 3,3 - 3,5 nụ/cây.

Nhìn chung khả năng nụ nở thành hoa hữu hiệu của lan Cattleya là rất cao, đặc biệt khi sử dụng các loại dinh dưỡng cung cấp qua lá thì tỷ lệ nở hoa hữu hiệu càng cao. Trong các công thức nghiên cứu, thấp nhất là công thức 2 và công thức 1 (đ/c), số hoa hữu hiệu đạt 3,2 hoa/cây, tiếp đến là công thức 3, 4 và 5 có số hoa hữu hiệu dao động từ 3,4 - 3,5 hoa/cây. Công thức 6 có số hoa hữu hiệu cao nhất đạt 3,7 hoa/cây.

Như vậy có thể thấy phân bón lá có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra hoa của lan Cat6. Phân Hydrophos (CT6) với liều lượng 0,1%, phun 1 lần/tuần giúp giống lan Cat6 có khả năng ra hoa mạnh, số cành hoa nhiều (1,6 cành/cây) và tỷ lệ nở hoa hữu hiệu cao (73,2%). Kết quả này hoàn toàn đúng với khẳng định của Nguyễn Công Nghiệp (2000) [31] khi cho rằng bón phân cho lan Cattleya ngoài việc duy trì sự sinh trưởng, phát triển còn nhằm điều khiển sự ra hoa của các loài lan này. Kết quả nghiên cứu tìm ra phân Hydrophos (công thức 6) là loại phân có tỷ lệ P, K cao cho hiệu quả tốt nhất trên giống lan Cat6 cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa Dendrobium.

3.3.3.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan Cat6

Lan Cattleya là chi lan có cuống hoa ngắn nên hoa thường bị xen lấp với lá. Trong thực tế, việc sử dụng những biện pháp kỹ thuật giúp cuống hoa phát triển dài hơn để tăng chất lượng hoa lan Cattleya có ý nghĩa rất quan trọng [3], [4].

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.27.

Về chiều dài cành hoa: trong các công thức nghiên cứu, công thức 6 cho chiều dài cành hoa cao nhất đạt 16,9 cm. Tiếp đến là công thức 5, chiều dài cành hoa đạt 16,8cm và công thức 4 đạt 16,2 cm. 3 công thức còn lại có chiều dài cành hoa thấp hơn và không có sự khác biệt lớn giữa công thức 1, 2 và 3, chiều dài cành hoa ở các công thức này dao động từ 14,7 - 15,3 cm.


Chỉ tiêu

Chiều

dài cành

Đường

kính hoa

Màu sắc

Mùi

thơm

Độ bền tự

nhiên

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)


CT

hoa (cm)

(cm)



(ngày)

CT1 (đ/c)

14,7

13,7

Vàng - tím đậm

Rất thơm

18,7

CT2

15,3

13,9

Vàng - tím đậm

Rất thơm

19,3

CT3

15,0

14,0

Vàng - tím đậm

Rất thơm

19,3

CT4

16,2

14,3

Vàng - tím đậm

Rất thơm

21,7

CT5

16,8

14,8

Vàng - tím đậm

Rất thơm

22,0

CT6

16,9

15,1

Vàng - tím đậm

Rất thơm

23,3

CV%

3,4

2,8



2,4

LSD0.05

0,9

0,7



0,9

Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c)

CT2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902 CT3: Phun phân bón lá Milo 3

CT4: Phun phân bón lá Growmore (20:20:20) CT5: Phun phân bón lá Multi K

CT6: Phun phân bón lá Hidrophos

Hoa lan Cattleya là hoa mẫu 5, được hợp thành bởi cánh đài, cánh bên và cánh môi. Kích thước của cánh đài, cánh bên và cánh môi quyết định đường kính hoa [4]. Trong 6 công thức nghiên cứu, công thức có đường kính hoa lớn nhất là công thức 6, đạt 15,1 cm. Tiếp đến là công thức 5 có đường kính hoa 14,8 cm. công thức 2, 3 và 4 cho đường kính hoa thấp hơn, dao động từ 13,9 - 14,3 cm và thấp nhất là công thức đối chứng không sử dụng phân bón lá, đường kính hoa nhỏ nhất đạt 13,7 cm.

Màu sắc và hương thơm của lan Cattleya không có biểu hiện khác biệt giữa các công thức khác nhau. Tất cả các công thức đều có hoa đặc trưng màu vàng - tím đậm và có hương thơm đặc trưng. Điều đó chứng tỏ phân bón lá không ảnh hưởng


đến màu sắc và mùi thơm của giống lan Cat6.


Về độ bền tự nhiên: lan Cattleya có độ bền tự nhiên thấp hơn so với độ bền tự nhiên của các giống lan thuộc chi Phalaenopsis (lan Hồ điệp), Dendrobium (lan Hoàng thảo), Oncidium (lan Vũ nữ).... Ở Việt Nam, những giống lan Cattleya bản địa thường có độ bền tự nhiên dao động từ 7 - 10 ngày [3]. Trong 6 công thức nghiên cứu trên giống lan Cat6 thì công thức có độ bền tự nhiên thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 19,3 ngày. Tiếp đến là công thức 2 và 3 độ bền tự nhiên đạt 18,7 ngày. 2 công thức có độ bền tự nhiên cao hơn là công thức 4 và 5, đạt 21,7 và 22,0 ngày. Công thức 6 có độ bền tự nhiên cao nhất đạt 23,3 ngày.

Như vậy các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng hoa giống lan Cat6. Trong 6 loại phân bón lá, thì phân Hydrophos (CT6) với liều lượng 0,1%, phun 1 lần/tuần cho hiệu quả tốt nhất với chiều dài cành hoa (16,9cm), đường kính hoa (15,1cm) và độ bền hoa (23,3 ngày) cao nhất. Có thể thấy loại phân bón lá này rất thích hợp trong sản xuất hoa lan Cattleya, làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng chất lượng hoa và độ bền hoa.

3.4 Nghiên cứu một số kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống hoa lan

Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn


Điều khiển ra hoa là biện pháp kỹ thuật tác động làm cho cây ra hoa vào các thời điểm mong muốn, đặc biệt là các dịp lễ, tết nhằm tăng hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Lan Den5 và On1 thường ra hoa trong mùa hè (nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài) nên thích hợp ở khu vực phía Nam. Khu vực phía Bắc có mùa đông lạnh với cường độ ánh sáng yếu và nền nhiệt thấp... Do vậy, để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên khả năng ra hoa của cây sẽ kém, nhằm giúp lan Den5 và On1 ra hoa tốt trong điều kiện mùa đông, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ tạo điều kiện phát triển rộng các chi lan này trong sản xuất.


3.4.1 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.

3.4.1.1 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1

Lan Dendrobium, Oncidium là cây ngày dài, chúng phân hóa mầm hoa và ra hoa ở điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12 - 14h [28], [122]. Vụ Đông Xuân khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường có độ dài chiếu sáng trong ngày <=11h đã gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa của lan Dendrobium, Oncidium. Chiếu sáng bổ sung 4 h/ngày (từ 18 - 22h) đã có tác dụng tăng tỷ lệ ra hoa đối với lan Dendrobium [21]. Tuy nhiên, để biết được loại đèn chiếu sáng nào tốt và thời gian xử lý chiếu sáng bao nhiêu ngày để cho hiệu quả cao nhất, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 5 công thức với các loại đèn chiếu sáng khác nhau đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1. Kết quả trình bày ở bảng 3.28 và hình 3.12.

Số liệu bảng 3.28 cho thấy, loại đèn chiếu sáng bổ sung khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra hoa của 2 giống lan Den5 và On1. Với lan Den5, CT 1 (đ/c) cho tỷ lệ cây ra hoa thấp nhất là 16,2%. Hai công thức xử lý chiếu sáng bằng đèn compax cho tỷ lệ nở hoa cao hơn công thức đối chứng, đạt từ 33,3 - 40,5%. Trong đó, CT 3 dùng đèn compax 100w có tỷ lệ ra hoa cao hơn CT 2 dùng đèn compax 75w. Hai công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt cho tỷ lệ nở hoa cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa không có sự sai khác lớn ở CT 4 và CT 5, dao động từ 58,5 - 59,3%. Tương tự đối với giống On1, CT 1 (đ/c) cũng cho tỷ lệ cây ra hoa thấp nhất chỉ đạt 23,0%, tiếp đến là CT 2 và CT 3, tỷ lệ này dao động từ 43,7 - 49,3%; cao nhất là công CT 4 và CT 5, tỷ lệ ra hoa đạt từ 61,0 - 63,5%.

Như vây, các loại đèn chiếu sáng bổ sung khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra hoa của lan Den5 và On1. Ánh sáng của bóng đèn sợi đốt (ánh sáng đỏ, có bước sóng dài) làm tăng tỷ lệ ra hoa của 2 giống lan trên. Kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung. Nghiên cứu này


cũng phản ánh đúng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2010) [21] khi tác giả cho rằng việc chiếu sáng bổ sung trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ giúp tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Dendrobium. Tuy nhiên, việc sử dụng bóng đèn sợi đốt cho hiệu quả cao hơn so với bóng đèn compax.

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)

Chỉ tiêu Tỷ lệ ra

Số cành hoa

Số nụ/cây

Số hoa hữu

CT

hoa (%)

TB/cây (cành)

(nụ)

hiệu/cây (hoa)

CT1 (đ/c)

16,2

1,3

10,7

9,5

CT2

33,3

1,3

11,3

10,3

Den5 CT3

40,5

1,3

11,7

10,7

CT4

58,5

1,4

12,5

12,0

CT5

59,3

1,4

13,0

12,5

CV%


0,8

1,0

1,0

LSD0.05


0,2

0,2

0,2

CT1 (đ/c)

23,0

3,8

136,0

119,5

CT2

43,7

3,9

140,7

129,3

On1 CT3

49,3

4,0

151,7

136,3

CT4

61,0

4,3

160,5

145,7

CT5

63,5

4,4

167,3

151,0

CV%


0,8

3,7

3,4

LSD0.05


0,6

10,3

8,3

Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)

CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75w (từ 18h - 22h) CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100w (từ 18h - 22h) CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100w (từ 18h - 22h)


Tỷ lệ ra hoa (%)

70

63,5

58,5

59,3

61,0

49,3

50

40,5

43,7

33,3

30

23,0

16,2

10

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Den5

On1


Hình 3.12. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của lan Den5 và On1

Về chỉ tiêu số cành hoa, kết quả bảng 3.28 cho thấy các công thức xử lý chiếu sáng bổ sung bằng các loại đèn khác nhau không làm ảnh hưởng lớn đến số cành hoa trung bình trên cây của cả 2 giống lan nghiên cứu.

Số liệu bảng 3.28 cũng chỉ ra rằng số nụ, số hoa hữu hiệu của 2 giống nghiên cứu ở 5 công thức xử lý chiếu sáng bỏ sung bằng các loại đèn khác nhau có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó thấp nhất là CT 1 (đ/c), tiếp đến là CT 2 và CT 3, cao nhất vẫn là CT 4 và CT 5, số hoa hữu hiệu của lan Den5 đạt 12 - 12,5 hoa/cây, số hoa hữu hiệu của lan On1 đạt 145,7 - 151,0 hoa/cây.

3.4.1.2 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1

Nâng cao năng suất, chất lượng và độ bền hoa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất hoa lan thương phẩm. Việc xử lý chiếu sáng bổ sung bằng các loại đèn khác nhau đã làm tăng rõ rệt tỷ lệ cây ra hoa.


Bảng 3.29. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)


Chiều dài

Đường


Độ bền tự

Độ bền

cành hoa

kính hoa

Màu sắc

nhiên

hoa cắt

CT

(cm)

(cm)


(ngày)

(ngày)

CT1 (đ/c)

31,0

8,1

Đỏ nhạt

42,0

15,3

CT2

31,7

8,2

Đỏ nhạt

43,7

16,0

Den5 CT3

32,5

8,2

Đỏ đậm

44,3

16,3

CT4

35,0

8,4

Đỏ đậm

47,3

17,3

CT5

35,3

8,3

Đỏ đậm

48,0

17,7


CV%

0,5

0,9


0,5

0,1


LSD0.05

0,3

0,1


0,4

0,4


CT1 (đ/c)

34,7

3,6

Vàng nhạt

35,0

14,3


CT2

36,5

3,7

Vàng nhạt

35,7

15,0

On1

CT3

37,7

3,7

Vàng tươi

36,0

15,3


CT4

40,5

3,9

Vàng tươi

38,0

16,7


CT5

41,3

3,9

Vàng tươi

38,7

17,3


CV%

0,9

0,1


1,0

0,1


LSD0.05

0,6

0,4


0,7

0,4

Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)

CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75w (từ 18h - 22h) CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100w (từ 18h - 22h) CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100w (từ 18h - 22h)


Số liệu bảng 3.29 cho thấy: chiều dài cành hoa ở 5 công thức nghiên cứu có sự chênh lệch rõ rệt. Trong đó thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chiều dài cành hoa đạt 31,0 cm, tiếp đến là công thức 2 và công thức 3 chỉ tiêu này đạt 31,7 cm và 32,5 cm. Cao nhất là công thức 4 và công thức 5, chiều dài cành hoa đạt 35,5 - 35,3 cm.

Tương tự đối với lan On1, công thức 4 và công thức 5 có chiều dài cành hoa lớn nhất đạt 40,5cm và 41,3 cm, tiếp đến là công thức 2 và công thức 3, chỉ tiêu này dao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022