Ảnh Hưởng Của Thời Gian Xử Lý Chiếu Sáng Bổ Sung Kết Hợp Che Nilon


lan Den5, cây được che nilon, được chiếu sáng bổ sung cho khả năng ra hoa đạt 69,8% trong khi công thức chỉ được chiếu sáng tỷ lệ ra hoa đạt 62,4% và công thức 1 (đ/c) không được chiếu sáng, không được che nilon tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 16,7%. Với giống lan On1 kết quả cho tương tự, công thức 3 cũng là công thức cho tỷ lệ cây ra hoa cao nhất đạt 71,3%, thứ đến là công thức 2 đạt 62,0% và thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 23,7%.

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon

đến khả năng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY)


Chỉ tiêu

CT

Tỷ lệ ra

hoa (%)

Số cành hoa

TB/cây (cành)

Số nụ/cây

(nụ)

Số hoa hữu

hiệu/cây (hoa)

CT1 (đ/c)

16,7

1,3

10,5

9,1

Den5 CT2

62,4

1,4

12,7

11,0

CT3

69,8

1,5

14,6

13,7


CV%


5,9

5,7

6,3


LSD0.05


0,2

1,4

1,4


CT1 (đ/c)

23,7

3,8

138,5

123,0

On1

CT2

62,0

4,3

160,8

141,3


CT3

71,3

5,1

179,3

176,5


CV%


4,4

3,9

3,8


LSD0.05


0,4

12,4

11,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 19

Ghi chú: CT1 (đ/c): Không chiếu sáng bổ sung

CT2: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)

CT3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) kết hợp che nilon.

Về chỉ tiêu số cành hoa TB/cây cho thấy ở mức sai khác ý nghĩa 0.05, ở giống lan Den5 số cành TB/cây chưa có sự sai khác. Đối với giống lan On1, chỉ tiêu này có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức nghiên cứu. Công thức 1 cho số cành TB thấp nhất, chỉ đạt 3,8 cành, tiếp đến là công thức 2 đạt 4,3 cành và cao nhất là công thức 3 đạt 6,1 cành.


Kết quả bảng 3.33 cho thấy, số nụ và số hoa hữu hiệu ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch đáng kể trên cả 2 giống lan nghiên cứu. Đối với giống lan Den5, công thức 3 là công thức cho số nụ, số hoa hữu hiệu cao nhất đạt 14,6 nụ, 13,7 hoa. Tiếp đến là công thức 2, chỉ tiêu này lần lượt là 12,7 nụ và 11,0 hoa, thấp nhất là công thức 1 chỉ tiêu này chỉ đạt 10,5 nụ và 9,1 hoa. Kết quả trên giống On1 tương tự như giống Den5. Trong 3 công thức nghiên cứu, công thức 3 cho số nụ, số hoa hữu hiệu cao nhất đạt 179,3 nụ, 176,5 hoa, tiếp đến là công thức 2 và thấp nhất vẫn là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 138,5 nụ và 123,0 hoa.

3.4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon

Chỉ tiêu Chiều dài Đường

Độ bền tự Độ bền

đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY)




CT

cành hoa

(cm)

kính hoa

(cm)

Màu sắc

nhiên

(ngày)

hoa cắt

(ngày)

CT1 (đ/c)

31,5

8,1

Đỏ đậm

42,3

15,7

Den5 CT 2

35,3

8,4

Đỏ đậm

47,3

17,3

CT 3

38,7

8,5

Đỏ đậm

49,7

18,7

CV%

2,5

3,8


1,8

3,6

LSD0.05

1,7

0,6


1,7

1,2


CT1 (đ/c)

35,3

3,6

Vàng tươi

35,3

14,7

On1

CT 2

40,9

3,9

Vàng tươi

38,7

16,3


CT 3

43,3

4,0

Vàng tươi

40,3

17,3


CV%

2,1

3,8


1,8

2,9


LSD0.05

1,7

0,3


1,4

0,9


Ghi chú: CT1 (đ/c): Không chiếu sáng bổ sung

CT2: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)

CT3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) kết hợp che nilon.


Bảng 3.34 cho thấy, chiều dài cành hoa trong các công thức nghiên cứu có sự chênh lệch đáng kể. Công thức 3 được chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon cho chiều dài cành hoa lớn nhất. Với giống lan Den5, chiều dài cành hoa ở công thức 3 đạt 38,7 cm, tiếp theo là công thức 2 đạt 35,3 cm, thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chỉ là 31,5 cm. Ở mức sai khác LSD0.05, kết quả cho tương tự với giống lan On1, công thức 1 cho chiều dài cành hoa thấp nhất đạt 35,3 cm, tiếp đến là công thức 2 đạt 40,9 cm và cao nhất là công thức 3 đạt 43,3 cm.

Tỷ lệ ra hoa (%)

71,3

75,0

69,8

62,4

62,0

40,0

23,7

16,7

5,0

CT1

CT2

CT3

CT1

CT2

CT3

Den5

On1


Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp với che nilon đến tỷ lệ ra hoa của giống lan Den5 và On1


Về chỉ tiêu đường kính hoa: đối với giống lan Den5, kết quả bảng 3.34 cho thấy đường kính hoa ở các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, khác với giống lan Den5, đường kính hoa của giống On1 trong các công thức nghiên cứu có sự chênh lệch đáng kể. Công thức 3 cho đường kính hoa lớn nhất đạt 4,0 cm, tiếp đến là công thức 2 đạt 3,9 cm và thấp nhất là công thức 1, chỉ


tiêu này đạt 3,6 cm.

Về chỉ tiêu độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt: Kết quả bảng 3.34 chỉ ra rằng, độ bền tự nhiên của giống lan Den5 có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức nghiên cứu. Công thức 3 cho độ bền tự nhiên cao nhất đạt 49,7 ngày, thứ đến là công thức 2 đạt 47,3 ngày và thấp nhất là công thức 1 đạt 42,3 ngày. Ở mức sai khác có ý nghĩa LSD0.05 thì độ bền hoa cắt của giống lan Den5 cũng có sự sai khác lớn giữa các công thức thí nghiệm. Cao nhất vẫn ở công thức 3 (18,7 ngày), công thức 2 và công thức đ/c có độ bền hoa cắt lần lượt là 17,3 và 15,7 ngày. Đối với giống lan On1, số liệu bảng 3.34 cho thấy, cả độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt ở 3 công thức thí nghiệm đều có sự chênh lệch lớn. Công thức 1 có độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt thấp nhất, chỉ đạt 35,3 và 14,7 ngày. Trong khi đó, chỉ tiêu này ở công thức 2 là 38,7 và 16,3 ngày, ở CT 3 là 40,3 và 17,3 ngày.

Như vậy, việc xử lý chiếu sáng bổ sung 45 ngày, 4h mỗi ngày (từ 18 - 22h với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1 bóng/ 4m2) kết hợp che nilon trong điều kiện mùa Đông miền Bắc nước ta có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra hoa, chất lượng hoa giống lan Den5 và On1, làm tăng rõ rệt tỷ lệ cây ra hoa, tăng số nụ, số hoa, các chỉ tiêu về chất lượng, độ bền hoa. Đặc biệt đối với giống On1,

tất cả các chỉ tiêu chất lượng hoa đều tăng đáng kể ở công thức được chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon.

3.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa giống lan Cat6

3.4.4.1 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa giống lan Cat6

Những năm qua, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, những tiến bộ mới được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần đem lại hiệu quả tích cực, giúp cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng cây trồng. Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học, hóa dược, một số sản phẩm phân bón lá, chất điều tiết sinh trưởng, chất kích thích ra hoa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hoa cây cảnh nói chung và sản xuất hoa lan nói riêng ở quy mô công nghiệp.

Với mong muốn giúp lan Cattleya tăng khả năng ra hoa, tăng chất lượng hoa,

đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra hoa kết hợp với sử dụng


phân bón lá đến sự ra hoa của giống lan Cat6. Kết quả được trình bày ở bảng 3.35

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa giống lan Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)

Chỉ tiêu

CT

Tỷ lệ ra hoa Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu

(%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)



CT1 (đ/c)

73,2

1,6

3,7

3,3

CT2

79,1

1,6

3,9

3,7

CT3

88,8

1,9

4,1

4,1

CT4

84,3

1,8

3,9

3,8

CV%


6,8

4,0

4,0

LSD0.05


0,2

0,3

0,3

Ghi chú: CT1 (đ/c): Phun nước lã

CT2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (0,1%) CT3: Phun chế phẩm HVP (0,1%)

CT4: Phun chế phẩm AT (0,15%)


Số liệu ở bảng 3.35 cho thấy, việc sử dụng chất kích thích ra hoa kết hợp phân bón đã đem lại hiệu quả tích cực, làm tăng đáng kể tỷ lệ ra hoa giống lan Cat6. Trong các công thức nghiên cứu, công thức 3 có tỷ lệ ra hoa cao nhất, đạt 88,8%, tiếp đến là công thức 4, tỷ lệ này đạt 84,3%, thấp hơn là công thức 2 đạt 79,1% và thấp nhất là công thức 1 (đ/c) không sử dụng chất kích thích ra hoa, tỷ lệ ra hoa chỉ là 73,2%.

Về số cành hoa TB/cây: Cattleya là loài lan có số cành hoa TB thấp, việc sử dụng chất kích thích ra hoa đã làm tăng đáng kể số cành hoa TB trên cây. Trong 4 công thức nghiên cứu, công thức 3 là công thức cho số cành hoa TB/cây cao nhất đạt 1,9 cành, cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại, chỉ tiêu này dao động trong khoảng 1,6 - 1,8 cành/cây.

Bảng 3.35 cũng chỉ ra rằng, số nụ ở công thức 3 cao nhất (4,09 nụ/cây), chệnh lệch đáng kể so với công thức 1 (đ/c). Tuy nhiên với công thức 2 và công thức 4 thì mức độ sai khác về số nụ là không đáng kể.


3.4.4.2 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng hoa giống lan Cat6

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chất kích hích ra hoa đến chất lượng hoa giống lan Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)

Chỉ tiêu


CT

Chiều dài

cành hoa (cm)

Đường

kính hoa (cm)


Màu sắc


Mùi thơm

Độ bền

tự nhiên (ngày)

CT1 (đ/c)

16,9

15,2

Vàng tím đậm

Rất thơm

23,3

CT2

17,5

15,2

Vàng tím đậm

Rất thơm

23,7

CT3

19,7

16,1

Vàng tím đậm

Rất thơm

25,7

CT4

17,6

15,5

Vàng tím đậm

Rất thơm

24,3

CV%

3,0

1,9



3,9

LSD0.05

1,0

0,5



1,8

Ghi chú: CT1 (đ/c): Phun nước lã

CT2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (0,1%) CT3: Phun chế phẩm HVP (0,1%)

CT4: Phun chế phẩm AT (0,15%)


Về số hoa hữu hiệu: công thức 1 (đ/c) là công thức có số hoa hữu hiệu thấp nhất, chỉ đạt 3,3 hoa/cây. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4, chỉ tiêu này lần lượt là 3,7 và 3,8 hoa/cây. Cao nhất vẫn là công thức 3, số hoa hữu hiệu đạt 4,1 hoa/cây.

Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng hoa của giống lan Cat6 khi sử dụng chất kích thích ra hoa kết hợp sử dụng phân bón lá cho kết quả chiều dài cành hoa có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức nghiên cứu. công thức 3 có chiều dài cành hoa lớn nhất đạt 19,7 cm. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 đạt 17,5 và 17,6 cm, thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 16,9 cm.

Về chỉ tiêu đường kính hoa: ở mức sai khác LSD0.05, đường kính hoa giống lan Cat6 không có sự chênh lệch đáng kể giữa 4 công thức nghiên cứu.

Kết quả bảng 3.36 cũng cho thấy, độ bền tự nhiên hoa ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác lớn. Công thức 3 cho độ bền tự nhiên hoa cao nhất đạt 25,7 ngày, tiếp đến là công thức 4 đạt 24,3 ngày, 2 công thức 1 và công thức 2 có độ bền


tự nhiên chênh lệch không đáng kể, dao động từ 23,3 - 23,7 ngày.

Việc sử dụng chất kích thích ra hoa kết hợp phân bón lá không làm thay đổi màu sắc và hương thơm của giống Cat6.

Như vậy, đối với giống lan Cat6, sử dụng chất kích thích ra hoa HVP (công thức 3) trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã làm tăng tỷ lệ ra hoa (88,8%), và làm tăng đáng kể các chỉ tiêu chất lượng hoa như tăng chiều dài cành hoa, tăng đường kính hoa và tăng độ bền tự nhiên của hoa.

3.4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho các giống lan

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu được các nhà sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nó quyết định việc nên hay không nên áp dụng một biện pháp kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp kỹ thuật điển hình cho mỗi giống lan nghiên cứu, đó là việc sử dụng chất kích thích ra hoa, kết hợp phân bón lá đối với giống lan Cat6; biện pháp kỹ thuật chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đối với giống lan Den5 và On1, kết quả được trình bày ở bảng 3.37.

Thực tế cho thấy giá trị của cây hoa lan phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ra hoa và chất lượng hoa của chúng. Kết quả bảng 3.37 cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận án cho thấy sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ra hoa của các giống lan so với nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên. Điều đó trực tiếp góp phần làm tăng rõ rệt hiệu quả kinh tế.

Mặc dù chất lượng hoa của các giống lan ở các công thức có sử dụng các biện pháp kỹ thuật cao hơn so với các công thức đối chứng. Tuy nhiên, nếu chỉ tạm tính giá bán của các cây ra hoa là như nhau thì với giống lan Cat6 cho thấy việc sử dụng chất kích thích kết hợp phân bón lá đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên 1,56 lần so với công thức đối chứng. Với giống lan Den5 và On1 hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt khi sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon, cụ thể: với giống lan Den5 hiệu quả tăng 6,26 lần so với không chiếu sáng bổ sung và che nilon; với giống On1 hiệu quả tăng 3,41 lần so với công thức đối chứng.


Bảng 3.37. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho các giống lan


(Cây)

(Cây)


hoa x giá gốc




(lần)

CT1

100

57

160.000

2.580.000

11.700.000

6.250.000

5.450.000

1

CT2 100

89

160.000

660.000

14.900.000

6.412.000

8.488.000

1,56

CT1

100

17

65.000

2.905.000

4.010.000

3.750.000

260.000

1

CT2 100

70

65.000

1.050.000

5.600.000

3.973.000

1.627.000

6,26

CT1

100

24

75.000

3.040.000

4.840.000

4.250.000

590.000

1

CT2 100

71

75.000

1.160.000

6.485.000

4.473.000

2.012.000

3,41

Giống CT

Số cây

Số cây ra hoa

Giá bán (Đồng/cây)

Số cây không ra

Tổng thu (đồng)

Tổng chi (đồng)

Lãi (đồng)

Hiệu quả



Cat6


(đ/c)



Den5

(đ/c)



On1

(đ/c)



Ghi chú: Đối với Cat6: CT 1 (đ/c): Trồng trong điều kiện tự nhiên

CT 2 : Sử dụng chất kích thích ra hoa + phân bón lá

Đối với Den5 và On1: CT 1 (đ/c): Trồng trong điều kiện tự nhiên CT 2: Sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75 W trong 45 ngày + che nilon

Giá cây thương phẩm trên thị trường (giá cây giống ban đầu)


Giống

Không có hoa

(đồng)

Có hoa

(đồng)

Cat6

60.000

160.000

Den5

35.000

65.000

On1

40.000

75.000

Thời điềm bán cây: Tết Am lịch 2011.

Diện tích trồng 10m2/ công thức. Tổng diện tích thí nghiệm 60m2.

Tổng thu = số cây ra hoa x giá bán (cây có hoa) + số cây không ra hoa x giá ban đầu Tổng chi = số cây ban đầu x giá cây (không có hoa) + chi khác (Xem phụ lục 6)


Như vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các giống lan tuyển chọn đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà sản xuất kinh doanh có cơ sở để áp dụng và đầu tư phát triển các giống lan đã tuyển chọn.

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí