Ảnh Hưởng Của Thời Gian Xử Lý Chiếu Sáng Bổ Sung Đến Sinh Trưởng, Phát Triển Của Lan Den5 Và On1.


động từ 36,5 - 37,7 cm và thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chiều dài cành hoa là 34,7 cm.

Về chỉ tiêu đường kính hoa: đường kính hoa của hai giống lan On1 và Den5 ở 5 công thức nghiên cứu không có sự sai khác lớn. Điều đó cho thấy các loại đèn chiếu sáng khác nhau không làm thay đổi lớn đường kính hoa của hai giống lan nghiên cứu.

Về chỉ tiêu màu sắc hoa: kết quả bảng 3.29 cho thấy hai công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt cho hoa lan có màu đặc trưng của giống là đỏ đậm và vàng tươi. Hai công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax thì công thức 3 dùng đèn 100 W cho hoa có màu đặc trưng của giống. Công thức 2 (dùng đèn 75 W) và công thức 1 (đ/c) không chiếu sáng, hoa có màu đỏ nhạt và vàng nhạt.

Về độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt, số liệu bảng 3.29 cho thấy: công thức 4 và công thức 5 có độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cao nhất đối với cả hai giống lan Den5 và On1. Với lan Den5, độ bền tự nhiên ở công thức 4 đạt 47,3 ngày, công thức 5 đạt 48,0 ngày. Còn độ bền hoa cắt ở công thức 4 đạt 17,3 ngày, công thức 5 đạt 17,7 ngày. Với lan On1, chỉ tiêu này ở công thức 4 lần lượt là 38,0 ngày và 16,7 ngày, ở công thức 5 lần lượt là 38,7 ngày và 17,3 ngày. Thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chỉ tiêu độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt của hai giống lan nghiên cứu đều thấp nhất.

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.28 và bảng 3.29 cho thấy: các loại đèn chiếu sáng bổ sung khác nhau trong điều kiện vụ Đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của lan Den5 và On1. Xử lý chiếu sáng bổ sung 4 h/ngày bằng bóng đèn sợi đốt 75 W và 100 W đã làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, tăng chất lượng hoa và độ bền hoa. Trong thực tế sản xuất, để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích nên sử dụng phương pháp chiếu sáng bổ sung bằng bóng đèn sợi đốt 75 W.

3.4.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng, phát triển của lan Den5 và On1.

3.4.2.1 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng sinh trưởng của lan Den5 và On1.

Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mang đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Điều kiện thời tiết giữa các mùa rất khác nhau, đặc biệt là chế độ sáng (thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng), chế độ


nhiệt, chế độ ẩm. Với yêu cầu ngoại cảnh của lan Oncidium và lan Dendrobium thì điều kiện mùa Đông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ chế độ sáng và nhiệt không đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và ra hoa. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chiếu sáng bổ sung đến khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa của giống lan Den5 và On1. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.30.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)

Chỉ tiêu Chiều

Đường

Số

Số

Chiều

Chiều


cao cây

kính thân

nhánh/cây

lá/cây

dài lá

rộng lá

CT

(cm)

(cm)

(nhánh)

(lá)

(cm)

(cm)

CT1 (đ/c)

42,9

1,9

6,3

29,3

16,9

3,9

CT2

47,7

1,9

6,8

32,7

17,5

4,0

Den5 CT3

47,3

2,1

7,0

33,8

17,7

4,0

CT4

48,5

2,1

7,1

32,5

17,7

4,0


CV%

3,2

4,0

5,1

3,7

5,0

5,2


LSD0.05

2,8

0,2

0,7

2,2

1,6

0,4


CT1 (đ/c)

41,8

3,6

6,7

16,6

33,6

2,8


CT2

43,2

3,8

6,8

17,1

31,5

2,7

On1

CT3

44,5

3,9

6,9

17,4

30,7

2,7


CT4

45,0

3,9

6,9

17,9

31,0

2,8


CV%

3,2

6,5

5,0

5,4

3,8

5,5


LSD0.05

2,6

0,5

0,6

1,7

2,2

0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 18

Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)

CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)


Bảng 3.30 cho thấy biện pháp chiếu sáng bổ sung trong điều kiện mùa Đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ có ảnh hưởng rõ rệt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lan Den5.

Về chỉ tiêu chiều cao cây: các công thức chiếu sáng bổ sung có chiều cao cây


chênh lệch hơn hẳn so với công thức 1 (đ/c) không được chiếu sáng. Tuy nhiên ở 3 chế độ chiếu sáng khác nhau, chiều cao cây chênh lệch không đáng kể, dao động từ 47,3 - 48,5 cm.

Khác với giống lan Den5, các chế độ chiếu sáng bổ sung không ảnh hưởng đáng kể đến chỉ tiêu chiều cao cây của giống lan On1. Ở mức sai khác ý nghĩa LSD0.05 chỉ có công thức 4 cho chiều cao cây lớn nhất đạt 45,0 cm. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 3 đạt 43,2 - 44,5 cm. Thấp nhất là công thức 1 (đ/c) đạt 41,8 cm.

Về đường kính thân: kết quả bảng 3.30 chỉ ra rằng ở mức sai khác ý nghĩa nhỏ nhất LSD0.05, chỉ tiêu đường kính thân của giống lan Den5 có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm, còn đối với giống lan On1 chỉ tiêu này không có sự sai khác giữa các công thức.

Bảng 3.30 cũng cho thấy chỉ tiêu số nhánh của giống lan Den5 và On1 không có sự chênh lệch giữa các công thức nghiên cứu.

Về chỉ tiêu số lá: đối với giống lan Den5, các công thức chiếu sáng bổ sung khác nhau cho chỉ tiêu số lá khác nhau. Công thức 3 cho số lá lớn nhất đạt 33,8 lá/cây, tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 lần lượt đạt 32,5 - 32,7 lá/cây. Thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 29,3 lá/cây. Chỉ tiêu số lá của lan On1 ở các công thức nghiên cứu không có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0.05.

Về chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá: các biện pháp chiếu sáng bổ sung không

làm ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá của giống lan Den5 và giống On1.

Như vậy, thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung từ 30 đến 60 ngày (4 giờ/ngày, từ 18 - 22h) trong điều kiện vụ đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ không ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lan Den5 và On1.

3.4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và ra hoa của cây trồng nói chung và hoa phong lan nói riêng. Trong điều kiện tự nhiên ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ lan Dendrobium Oncidium thường ra hoa nhiều vào vụ hè thu. Tuy nhiên, thời điểm này nhu cầu sử dụng hoa không nhiều. Do lan Dendrobium


Oncidium có thể chơi hoa dưới nhiều dạng khác nhau như ghép chậu, cắt cành, ép hoa khô.... nên nhu cầu sử dụng vào vụ đông xuân (dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán…) là rất lớn. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của giống lan Den5 và On1. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.31 và hình 3.13.

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)


CT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ ra

hoa (%)

Số cành hoa

TB/cây (cành)

Số nụ/cây

(nụ)

Số hoa hữu

hiệu/cây (hoa)


CT1 (đ/c)

16,3

1,3

10,5

9,7


CT2

51,5

1,3

11,2

10,6

Den5

CT3

58,7

1,4

12,6

12,1


CT4

59,3

1,4

12,7

12,6


CV%


4,0

3,1

2,9


LSD0.05


0,1

0,7

0,6


CT1 (đ/c)

23,7

3,8

136,7

120,3


CT2

56,3

3,8

149,5

134,0

On1

CT3

61,5

4,3

161,7

145,5


CT4

62,3

4,6

163,4

149,7


CV%


4,0

3,9

3,9


LSD0.05


0,3

11,1

10,0

Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)

CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)

Số liệu bảng 3.31 cho thấy tỷ lệ cây ra hoa ở các công thức được chiếu sáng bổ sung của cả 2 giống lan nghiên cứu đều cao hơn so với công thức đối chứng không được chiếu sáng bổ sung. Trong 4 công thức nghiên cứu, công thức 4 cho tỷ lệ ra hoa cao nhất, với giống lan Den5 là 59,3%. Tiếp đến là công thức 3 đạt 58,7%, công thức 2 đạt 51,5% và thấp nhất là công thức 1 đạt 16,3%. Tương tự với giống


lan On1, tỷ lệ ra hoa cao nhất là công thức 4 đạt 62,3%, tiếp đến là công thức 3 đạt 61,5%. Thấp nhất vẫn là công thức 1, chỉ đạt 23,7%.

Về chỉ tiêu số cành hoa TB/cây: Kết quả bảng 3.31 cho thấy, ở mức sai khác nhỏ nhất LSD0.05, chỉ tiêu số cành hoa TB/cây của giống lan Den5 không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, ở giống lan On1 chỉ tiêu này có sự chênh lệch đáng kể. Cao nhất là công thức 4 đạt 4,6 cành/ cây, tiếp đến là công thức 3 đạt 4,3 cành/ cây. Công thức 1 và công thức 2 có số cành hoa TB/cây thấp hơn so với công thức 3 và công thức 4, chỉ đạt 3,8 cành/cây.

Tỷ lệ ra hoa (%)

65

58,7

61,5

54,8

56,3

57,0

51,5

45

23,7

25

16,3

5

CT1 CT2 CT3 CT4

CT1 CT2 CT3 CT4

Den5

On1

Hình 3.13. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của lan Den5 và On1


Kết quả bảng 3.31 cũng chỉ ra rằng chỉ tiêu số nụ và số hoa hữu hiệu ở các công thức nghiên cứu cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trong 4 công thức thí nghiệm, công thức 4 có số nụ, số hoa hữu hiệu cao nhất. Với giống Den5, 2 chỉ tiêu này ở công thức 4 lần lượt là 12,7 nụ và 12,6 hoa. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 3, các chỉ tiêu này lần lượt là 11,2 nụ, 10,6 hoa và 12,6 nụ, 12,1 hoa. Thấp nhất là công thức 1 (đ/c), số nụ chỉ đạt 10,5 nụ và số hoa là 9,7 hoa/cây. Tương tự với giống lan On1, công thức 1 (đ/c) cho số nụ, số hoa thấp nhất so với 3 công thức nghiên cứu còn lại, đạt 136,7 nụ và 120,3 hoa. Trong khi đó, ở công thức 4, chỉ tiêu số nụ đạt 163,4 nụ/ cây và số hoa hữu hiệu đạt 149,7 hoa/cây.


3.4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1.

Chất lượng hoa là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà người sản xuất kinh doanh cũng như người chơi lan rất quan tâm. Trong thực tế sản xuất, để cây hoa lan ra hoa đúng thời điểm đã khó, việc nâng cao chất lượng hoa lại càng khó hơn. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng hoa lan có ý nghĩa hết sức quan trọng, trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng, phát triển của giống lan Den5 và On1, đề tài tiếp tục nghiên cứu đánh giá chất lượng hoa ở các chế độ chiếu sáng bổ sung khác nhau. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.32 và hình 3.14.

Chỉ tiêu Chiều dài

Đường

Độ bền tự Độ bền

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)




CT

cành hoa

(cm)

kính hoa

(cm)

Màu sắc

nhiên

(ngày)

hoa cắt

(ngày)

CT1 (đ/c)

31,4

8,1

Đỏ đậm

42,3

15,3

CT2

32,5

8,2

Đỏ đậm

44,7

16,3

Den5 CT3

35,3

8,4

Đỏ đậm

47,7

17,7

CT4

35,8

8,5

Đỏ đậm

48,5

17,7


CV%

3,2

4,2


3,3

4,7


LSD0.05

2,1

0,7


2,9

1,5


CT1 (đ/c)

35,0

3,6

Vàng tươi

35,3

14,3


CT2

37,7

3,7

Vàng tươi

35,7

15,7

On1

CT3

40,9

3,9

Vàng tươi

38,3

16,7


CT4

41,3

4,0

Vàng tươi

38,7

16,7


CV%

2,6

4,0


2,4

4,4


LSD0.05

1,9

0,3


1,7

1,3

Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)

CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)


Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, chỉ tiêu chiều dài cành hoa của cả giống lan Den5 và On1 ở công thức 4 đều cao nhất (35,8 và 41,3 cm). Điều đó chứng tỏ thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài cành hoa, làm tăng đáng kể chiều dài cành.

Độ bền tự nhiên (ngày)

50

48,5

47,7

44,7

42,3

38,3

38,7

35,3 35,7

30

CT1 CT2 CT3 CT4

CT1 CT2 CT3 CT4

Den5

On1


Hình 3.14. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến độ bền tự nhiên của giống lan Den5 và On1


Về chỉ tiêu đường kính hoa: Bảng 3.32 cho thấy, ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 0.05, đường kính hoa giống lan Den5 không có sự chênh lệch đáng kể. Nhưng với giống lan On1 thì đường kính hoa giữa các công thức nghiên cứu có sự sai khác lớn. Công thức 4 cho hoa có đường kính lớn nhất đạt 4,0 cm, trong khi ở công thức 1 (đ/c) đường kính hoa chỉ đạt 3,6 cm.

Các chế độ che sáng khác nhau cũng không làm ảnh hưởng đến màu sắc hoa của 2 giống lan Den5 và On1.

Về chỉ tiêu độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt. Hình 3.14 cho thấy, công thức 4 (Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)) cho hoa có độ bền cao nhất. Đối với lan Den5, độ bền tự nhiên đạt 48,5 ngày, độ bền hoa cắt là


17,7 ngày. Tiếp đến là công thức 3, hai chỉ tiêu này lần lượt là 47,7 và 17,7 ngày, công thức 2 là 44,7 và 16,3 ngày. Thấp nhất là công thức 1, độ bền tự nhiên là 42,3 ngày, độ bền hoa cắt là 15,3 ngày. Nghiên cứu tương tự trên giống lan On1 cũng cho thấy, công thức 4 là công thức cho độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cao nhất, cao hơn công thức đối chứng và 2 công thức còn lại. Độ bền tự nhiên của lan On1 ở công thức 4 đạt 38,7 ngày, độ bền hoa cắt đạt 16,7 ngày. Trong khi các công thức còn lại độ bền tự nhiên chỉ dao động từ 35,3 - 38,3 ngày, độ bền hoa cắt từ 14,3 - 16,7 ngày.

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung 45-60 ngày, 4h mỗi ngày (từ 18 - 22h) với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1 bóng/ 4m2 trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ giúp giống lan Den5 và On1 sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa, thúc đẩy hình thành nụ và khả năng nở hoa hữu hiệu, đặc biệt làm tăng chất lượng hoa, kéo dài độ bền hoa.

3.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.

3.4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1

Lan Dendrobium Oncidium sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 18 - 300C [76], [122]. Tuy nhiên về mùa Đông ở miền Bắc nước ta nhiệt độ trung bình thường thấp hơn nhiệt độ tối thích của chúng, chỉ dao động từ 10 - 160C, nuôi trồng lan trong điều kiện tự nhiên của mùa Đông cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém, gây ra hiện tượng rụng lá ở lan Dendrobium cũng như khả năng ra hoa và chất lượng hoa là rất kém. Để giúp giống lan Den5 và On1 sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là tăng khả năng ra hoa và chất lượng hoa vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, dịp Valetine, 8/3…. Đề tài đã tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đối với 2 giống lan Den5 và On1 trong điều kiện vụ Đông - Xuân ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả thu được trình bày trong bảng 3.33, 3.34 và hình 3.15.

Từ bảng 3.33 cho thấy, tỷ lệ cây ra hoa ở công thức 3 (có che nilon) cao hơn rất nhiều so với hai công thức còn lại đối với cả 2 giống lan nghiên cứu. Với giống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022