Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 20


KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ


Kết luận

1. Kết quả khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống lan nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium trong giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất, đã chọn được 8 giống lan lai có triển vọng, thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ: 3 giống thuộc chi Cattleya là giống Cat1 (Cattleya ploenpit golden delight), Cat3 (Cattleya netrasiri green) và Cat6 (Cattleya haadyai delight); 3 giống thuộc chi Dendrobium là Den1 (Dendrobium Big white sanan), Den4 (Dendrobium charming white) và Den5 (Dendrobium cherry red); 2 giống thuộc chi Oncidium là On1 (Oncidium Aloha Iwanaga), On5 (Oncidium (Agnole x Manilatum)). Các giống trên sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ ra hoa cao, chất lượng hoa tốt, độ bền hoa kéo dài, có khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh gây hại... đáp ứng yêu cầu chọn tạo giống lan mới cho sản xuất.

2. Trong giai đoạn vườn ươm, thời vụ ra ngôi thích hợp nhất cho cả 3 giống lan Cat6, Den5, On1 là tháng 4. Giá thể thích hợp cho giống Cat6, Den5 là than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (2:2:1), cho giống On1 là sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (2:2:1). Phân bón lá Growmore 1 (N:P:K = 30:10:10) và chất có khả năng điều tiết sinh trưởng Atonik 1,8DD (0,1%) là thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cả 3 giống lan Cat6, Den5, On1, làm tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh thối nhũn cây con trong mùa hè ở khu vực phía Bắc.

3. Ở giai đoạn vườn sản xuất, trong điều kiện vụ hè khu vực đồng bằng Bắc Bộ che 2 lớp lưới phản quang gồm 1 lớp cố định và 1 lớp điều khiển bán tự động (cường độ ánh sáng 18.000 - 22.000 lux) giúp giống lan Den5 sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa và chất lượng hoa. Giống On1 giá thể thích hợp trong giai đoạn này là sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (2:2:1). Với giống lan Cat6, việc sử dụng phân bón lá Hydrophos phun 7 ngày 1 lần với nồng độ 0,1% (1lít dung dịch thuốc cho 4m2 ≈ 100 cây) đã mang lại hiệu quả cao nhất


4. Để tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng và độ bền hoa với 2 giống Den5, On1 trong điều kiện vụ đông xuân khu vực đồng bằng Bắc Bộ có thể chiếu sáng bổ sung 4 h/ngày trong thời gian 45 ngày với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1 bóng/4m2 và kết hợp che nilon đã đem lại hiệu quả cao. Còn với giống Cat6 việc sử dụng chế phẩm có khả năng kích thích ra hoa HVP ở nồng độ 0,15% (1 lít dung dịch thuốc cho 4 m2 ≈ 100 cây) phun 10 ngày/lần, kết hợp phân bón lá Hydrophos đã làm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng chất lượng và độ bền hoa.

Đề nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Cần đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm đánh giá tính ổn định cũng như khả năng mở rộng trong sản xuất của những giống đã tuyển chọn.

Giới thiệu các giống Cat6, Den5, On1 cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật của đề tài như sử dụng giá thể, phân bón, chất có khả năng điều tiết sinh trưởng, chất có khả năng kích thích ra hoa hợp lý, đặc biệt là sử dụng biện pháp che sáng trong vụ hè, chiếu sáng bổ sung trong vụ đông xuân nhằm tăng năng suất, chất lượng những giống lan này để góp phần phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế đối với người trồng lan.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 20


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2010), Kết quả nghiên cứu và tuyển chọn một số giống hoa phong lanCattleya nhập nội, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 6: 63 - 68.

2. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2012), Kết quả nghiên cứu và tuyển chọn một số giống phong lan Dendrobium nhập nội từ Thái Lan, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3: 115 - 120.

3. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa phong lanCattleya “Haadyai delight”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3: 120 - 125.

4. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa của giống hoa phong lan Vũ nữ “Oncidium Aloha Iwanaga”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - kỳ 2 - tháng 5/2013, số 10 - 2013: 33 - 36.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Trần Văn Bảo (2001), Kỹ thuật nuôi trồng phong lan, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 5-74.

2. Nguyễn Tiến Bân (1990), Các cây Hạt kín ở Việt Nam, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 34-41.

3. Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 803-807.

4. Cao Thị Châm (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống lan Cattleya tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

5. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002), Kỹ thuật trồng và kinh doanh phong lan, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 11-79.

6. Nguyễn Hữu Duy, Phan Ngọc Cấp (1995), “Mấy nét về cội nguồn Phong lan -

Đặc sản của các loài nhiệt đới”, Việt Nam hương sắc, 1, tr. 15-16.

7. Đặng Văn Đông, Nguyễn Khê (2007), "Tương lai nghề sản xuất hoa, cây cảnh", Báo Nông nghiệp Việt Nam, tr. 10.

8. Lê Tấn Đức, Phạm Đức Trí, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Hữu Hổ (2007), “Sử dụng phương pháp bắn gen để tạo cây lan Dendrobium chuyển gen”, Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr. 299-306.

9. Bùi Thị Thu Hiền (2009), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lan Hoàng Thảo lai (Dendrobium Hybrid), Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 103-104.

10. Lê Văn Hoà, Dương Thị Mỹ Phụng, Nguyễn Quốc Hội, Nguyễn Văn Ân (2007), “Khả năng gây đột biến nhân tạo hoa lan cắt cành Dendrobium


bằng tia gama”, Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 175-188.

11. Trần Hợp (1990), Phong lan Việt Nam, Tập 1 - 2, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 68 - 92.

12. Phan Thúc Huân (1989), Hoa lan, Cây cảnh và vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 38 - 46.

13. Huỳnh Thanh Hùng (2007), “Nghiên cứu các vật liệu làm giá thể trồng lan Dendrobium tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí KHKT nông Lâm nghiệp, 3, tr. 7-12.

14. Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên (2004), “Nghiên cứu quy trình nhân giống lan Hồ điệp Moscow bằng phương pháp nuôi cấy in vitro”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 3, tr. 355-356.

15. Thiên Kim (2009), Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan, Nxb Mỹ thuật, tr. 1-272.

16. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 90-95.

17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sự ra hoa đồng loạt của các giống lan Hoàng Thảo nhập nội (Dendrobium) tại Văn Giang - Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

18. Vũ Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng một số giống lan rừng thuộc chi Hoàng Thảo (Dendrobium), Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 118-120.

19. Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Giang (2010), “Ảnh hưởng của giá thể trồng đến quá trình sinh trưởng của lan Hoàng Thảo trúc đen (Dendrobium Hancockii Rolfe)”, Tạp chí khoa học và phát triển, 8(5), tr. 757.

20. Phạm Thị Liên (2002), Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số giống địa lan

ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa


học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr. 130-153.

21. Phạm Thị Liên (2010), Nghiên cứu quy trình công nghệ phát triển một số giống phong lan hoàng thảo tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ, Viện Di truyền Nông nghiệp, tr. 114-115.

22. Phạm Thị Liên, Trần Thuý Oanh, Lê Thanh Nhuận (2009), “Kết quả thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium) nhập nội tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 3(12), tr. 15-20.

23. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 145 - 162.

24. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92 - 108.

25. Nguyễn Xuân Linh (2002), Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn nguồn gen hoa cây cảnh khu vực khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9-15.

26. Nguyễn Xuân Linh (2005), “Thu thập đánh giá nguồn gen di truyền để góp phần cải tiến một số giống hoa phong lan ở Việt Nam”, Báo cáo thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ theo nghị định thư năm 2003, tr. 1-24.

27. Vũ Quốc Luận, Dương Tuấn Nhựt (2007), “Bước đầu nghiên cứu khả năng tạo chồi hoa Dendrobium Mild Yumi. trong nuôi cấy in vitro”, Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 63-70.

28. Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Hoa và cây cảnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật DAS-ELISA, phát hiện virut gây hại trên giống lan Cattleya ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 3 (225 - 2009), tr. 26 - 33.

30. Trần Mạnh (2010), Sổ tay trồng và chăm sóc Cát lan - Cattleya, (tamgroup.vn/tailieunongnghiep/upload/tailieu/901326766536.pdf), tr. 14-16.


31. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Trồng Hoa lan, Nxb Trẻ, Hà Nội, tr. 17 - 268.

32. Brian and Sara Rittershausen; Trần Minh Nhật biên dịch (2007), Những điều cơ bản về hoa lan, Nxb trẻ TPHCM, tr. 94-120

33. Trần Duy Quý (2005), Sổ tay người Hà Nội chơi lan, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 53-70.

34. Nguyễn Quang Thạch (2000), “Trồng hoa xuất khẩu ở miền Bắc cơ hội và thách thức”, Tạp chí khoa học và tổ quốc, 12, tr.28-29.

35. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải (2005). Lan Hồ điệp. Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi giống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 55-80.

36. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga (2010), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng trong nhân nhanh các giống lan Vanda, Cattleya, Phalaenopsis”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 462.

37. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Giáo trình hoa cây cảnh, Nxb Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

38. Nguyễn Hạc Thuý (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng và phân bón cho năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 20-295.

39. Hà Thị Thúy (2011), Quy trình nuôi cấy tế bào lớp mỏng và tái sinh cây giống lan Hoàng thảo (Dendrobium) bản địa, Báo cáo Đề tài khoa học công nghệ, Viện Di truyền Nông nghiệp.

40. Minh Trí, Xuân Giao (2010), Kỹ thuật trồng hoa lan, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, tr. 65.

41. Phan Văn Trường (2008), Nghiên cứu quy trình điều khiển ra hoa của loài lan Vũ Nữ (Oncidium) tại Viện sinh học Nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 13-27.

42. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật nhằm làm tăng số nụ hoa và chất lượng hoa lan Dendrobium sp”. Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, 3, tr. 23-26.

43. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy invitro để


nghiên cứu sự phát triển của phát hoa Dendrobium Sonia”. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, 9, tr. 83-88.

44. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Vai trò của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự phát triển của phát hoa Dendrobium Sonia”. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, 1, tr. 24-28.

45. Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên (2005), Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in vitro, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 44-45.

46. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008), Giáo trình hoa lan, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23-39.

47. Viện nghiên cứu Rau quả (2009), Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện đề tài Thu thập đánh giá nguồn gen hoa lan Việt Nam và lưu giữ chúng ở hai vùng Miền núi phía Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ”, Hà Nội.

48. Viện nghiên cứu Rau quả (2009), Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện đề tài“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Đài Loan trong phát triển Rau Hoa quả ở Việt Nam”, Hà Nội.

49. Viện nghiên cứu Rau quả (2010), Báo cáo sơ kết, kết quả thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp”, Hà Nội.

50. Ngô Quang Vũ (2002), “Những con số hấp dẫn về thị trường lan cắt cành thế giới”, Tạp chí Hoa cảnh, tháng 10/ 2002.

51. Dương Hoa Xô, Nguyễn Đăng Nghĩa (2008). Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất hai nhóm hoa lan Dendrobium Mokara. Trung tâm công nghệ sinh học Tp.Hồ Chí Minh.

52. http://www.aquabird.com.vn/forum/archive/index.php/t-21524.html

53. http://www.hoaphonglan.org/news/detail.php?ID=1564

54. http://www.rainforest-orchids.co.uk/page50.htm

55. http://www.rauhoaquavietnam.vn/printversion.aspx?ContentID=3434

56. http://vietbao.vn/The-gioi/Indonesia-tang-cuong-xuat-khau-phong- lan/40131027/159/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022