Sinh Trưởng, Sinh Sản, Năng Suất Và Chất Lượng Sữa Của Bò Sữa


Cho tới nay, hầu như toàn bộ các thành tựu về cải tiến di truyền ở vật nuôi mà ngành sản xuất chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kết quả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng.


1.1.2 Lai tạo giống

Lai tạo là phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi và tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. Trong thực tế chăn nuôi, lai là cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng trong cùng một giống, thuộc 2 giống hoặc 2 loài khác nhau.

Lai tạo là phương pháp cải tiến giống đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua lai tạo giữa các giống sẽ xuất hiện hiện tượng ưu thế lai ở đời con lai. Năng suất sản phẩm của con lai thường cao hơn so với bố mẹ chúng. Những giống bò cao sản như Holstein Friesian, Nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss), Jersey... đã được nhiều nước trong khu vực nhiệt đới nhập nội và cho lai nhằm cải tiến giống bò địa phương. Những con lai đã thể hiện ưu thế lai rõ và phát huy tốt trong điều kiện chăn nuôi đại trà.

Mục đích của việc lai là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng cao tầm vóc và sản lượng sữa, thịt nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng kham khổ, thích nghi với khí hậu của địa phương. Căn cứ vào bản chất di truyền của các con vật xuất phát (con bố và con mẹ), lai được chia ra làm ba loại: Lai giữa các dòng trong cùng một giống, lai giữa các giống và lai xa.

Trong chăn nuôi bò sữa chủ yếu người ta áp dụng biện pháp lai cấp tiến để tạo ra các con lai với tỷ lệ máu khác nhau, cho năng suất sữa cao hơn so với bò nền. Lai cấp tiến thường áp dụng trong trường hợp khi có một giống vật nuôi về cơ bản không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, người ta sử dụng giống cao sản cho giao phối với giống ban đầu, sau mỗi đời lai tăng dần tỷ lệ


máu giống cao sản lên. Đây là công thức lai phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi bò sữa, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.


1.2 SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA BÒ SỮA

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 3

1.2.1 Sinh trưởng

1.2.1.1 Khái niệm

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc tăng về kích thước (sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, bề ngang, bề sâu...) hay nói cách khác là sự thay đổi về khối lượng. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối. Sinh trưởng và phát dục của bê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và theo giới tính. Sinh trưởng và phát dục không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể con vật hoàn chỉnh, sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên và CS, 1992)[65].


1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

Yếu tố di truyền

Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích lũy các chất mà quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là tốc độ và phương thức hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Williamson và Payner, 1978)[198].


Người ta lấy chỉ tiêu tăng trưởng làm chỉ tiêu sinh trưởng. Sự tăng trưởng bắt đầu từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng thành, sự sinh trưởng chia ra làm 2 giai đoạn chính là trong thai và ngoài thai. Theo Trần Đình Miên và CS (1992)[65] giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, giai đoạn ngoài bào thai sự tăng trưởng mang tính di truyền của đời trước nhiều hơn. Nuôi dưỡng tốt bò, bê sẽ tăng trưởng cao, sinh sản sớm, cho nhiều sữa ở giai đoạn tiết sữa và nhiều thịt ở giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo.

Trong thời kỳ bú sữa, khả năng sinh tồn của gia súc (điều hoà thân nhiệt, sự tiêu hoá...) chưa phát triển đầy đủ. Ragab (1953, dẫn theo Phan Cự Nhân, 1972)[70] tìm thấy tương quan di truyền cao giữa khối lượng mới sinh, khối lượng khi cai sữa và khối lượng cuối cùng. Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Ở những giống bò thịt như Hereford, Santa Gertrudis... có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1.000 – 1.200g/ngày, các giống kiêm dụng như Red Sindhi, Brown Swiss khả năng tăng trưởng chỉ đạt 600 - 800g/ngày. Ở Pakistan, Chaudhary và McDowell (1987)[128] cho biết khối lượng cơ thể thấp nhất ở bò sữa lai F2 3/4 Jersey là 296,20 ± 31, 58kg và cao nhất ở đàn bò lai F1 1/2 HF là 374,66 ± 67,54kg.

Những yếu tố ngoại cảnh chủ yếu

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các các yếu tố ngoại cảnh chi phối sinh trưởng của bò sữa. Khi bò được cung cấp đầy đủ, cân đối về các chất dinh dưỡng sẽ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trưởng giảm, và hệ quả là ảnh hưởng tốt đến năng suất sữa sau này. Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa. Vì vậy khẩu phần thức ăn hợp lý và khoa học sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc. Cho gia súc ăn theo khẩu phần, theo giai


đoạn, chế độ vận động thích hợp, chuồng trại sạch đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc (Nguyễn Hải Quân và CS, 1995)[80]. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều có nhận xét chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của bò sữa: Nguyễn Kim Ninh (1994, 2000)[72,74], Vũ Văn Nội và CS (2001)[75], Resendiz và Bernal Santos (1999)[172], Hoàng Thị Thiên Hương (2004)[46]...

Năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn... Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của năng lượng, protein trong khẩu phần bò sữa của Schingoethe (1996)[179], Vande Haar và CS (1999)[192], Radcliff và CS (1997, 2000)[170,171]... đã chứng minh điều đó.

Ngoài ra các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như khoáng chất, vitamin... đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của bò sữa. Liên quan đến việc đáp ứng các chất dinh dưỡng này, vấn đề phối hợp khẩu phần, thức ăn thô xanh có ý nghĩa quan trọng.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt gia súc trong giai đoạn còn non sẽ có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và khả năng sản xuất sau này. Các yếu tố stress chủ yếu ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức sản xuất gồm: thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí hậu xấu, khẩu phần không hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng kém, tiêm phòng... Khí hậu có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc đặc biệt là ở giai đoạn còn non. Thực tế cho thấy ở vùng khí hậu ôn đới bê sinh trưởng, phát triển tốt hơn ở vùng nhiệt đới. Stress nóng, ẩm làm giảm nhiệt nội sinh, giảm thu nhận thức ăn cũng như đòi hỏi tăng thải nhiệt và thay đổi hàm lượng hormon. Đinh Văn Cải và CS (2004)[5] cho biết nhiệt độ môi trường ở các tỉnh nước ta trung bình là 25 -

330C, ẩm độ môi trường trên 80%. Nếu so sánh với môi trường ở Queensland


thì nhiệt độ cao hơn 8 - 100C, ẩm độ cao gấp 1,5 - 2 lần, đây là yếu tố bất lợi cho bò HF. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ - 40C đến + 220C, bê con từ 100C đến 270C. Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối với bò HF là 270C, Jersey là 300C và của bò Brahman là 350C, vượt quá nhiệt độ này sẽ có tác động xấu cho sự ổn định thân nhiệt. Ở phía Nam, khi trời nóng, nhiệt độ môi trường 33 - 360C, vượt quá xa nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa. Hai nguồn chính ảnh hưởng đến nhiệt trong cơ thể bò là nhiệt sinh ra trong cơ thể do hoạt động, sản xuất, trao đổi chất, quá trình lên men ở dạ cỏ để tiêu hoá thức ăn và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bò năng suất càng cao, trao đổi chất càng mạnh, nhiệt sinh ra càng nhiều. Tiêu hoá thức ăn thô, khó tiêu làm tăng sinh nhiệt ở dạ cỏ. Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn nhiệt thải ra từ cơ thể vào môi trường thì thân nhiệt vượt quá 390C và bò xuất hiện stress nhiệt.

Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái ổn định bò cần trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trường (Kadzere và Murphy, 2002)[144]. Do nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng đối với khả năng thích nghi của bò ở các vùng khí hậu khác nhau nên người ta đã xây dựng chỉ số nhiệt ẩm (THI) liên quan đến stress nhiệt của bò. Bò HF sẽ không bị stress nghiêm trọng nếu THI

< 72, bị stress nhẹ khi THI = 72 – 78, bị stress nặng khi THI = 79 – 88, bị stress nghiêm trọng khi THI = 89 – 98 và sẽ bị chết khi THI > 98. Chỉ số THI còn phản ánh rằng trong điều kiện độ ẩm càng cao, bò đòi hỏi phải được sống trong điều kiện nhiệt độ thấp để không bị stress nhiệt. Đây là vấn đề khó khăn cho phần lớn các vùng chăn nuôi bò sữa gốc ôn đới. Ở Việt Nam, các địa phương vùng cao như Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), Tuyên Quang có nhiệt

độ bình quân dưới 220C và chỉ số nhiệt ẩm thấp (THI < 72) vì vậy nguy cơ bị

tác động trực tiếp của stress nhiệt là không lớn. Tuy nhiên khả năng chống stress nhiệt thực tế con còn phụ thuộc vào chỉ số THI từng tháng, từng ngày và thậm chí từng thời điểm trong ngày (Nguyễn Xuân Trạch, 2003)[100].


1.2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng

Cường độ sinh trưởng là chỉ tiêu thành thục của con vật nghĩa là hoàn thành sự phát triển thể chất, liên quan đến khả năng sử dụng được sớm như phối giống lần đầu, đẻ lần đầu, sản xuất sữa, thịt... Cường độ sinh trưởng bào thai và giai đoạn sau khi sinh ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật non. Vì vậy để đo cường độ sinh trưởng người ta lấy khối lượng mới sinh, cai sữa hoặc ở các lứa tuổi nhất định.

Khối lượng gia súc ở các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích luỹ mà đường cong sinh trưởng lý thuyết có dạng chữ S, thoai thoải khi gia súc còn nhỏ, dốc dựng hơn khi gia súc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh rồi thoải dần tiến tới nằm ngang, không tăng nữa ứng với giai đoạn con vật đã thành thục về thể vóc. Tăng trưởng bình quân trong 1 tháng, hoặc trong 1 ngày của gia súc chính là độ sinh trưởng tuyệt đối, đường cong biểu diễn có dạng hình chuông, tăng dần để đạt giá trị cực đại sau đó giảm dần. Cường độ sinh trưởng tương đối với đường cong sinh trưởng lý thuyết có dạng đường tiệm cận Hyperbol, hệ số sinh trưởng cũng là các chỉ tiêu giúp cho việc đánh giá sinh trưởng và phát dục của gia súc. Tỷ lệ giữa khối lượng sơ sinh và các giai đoạn phát triển sau khi đẻ là những chỉ tiêu quan trọng để chọn lọc, phải đặt khối lượng sơ sinh vào chương trình chọn lọc vì chỉ tiêu này ảnh hưởng đến cường độ sinh trưởng và năng suất sau này (Dawson và CS, 1947)[131].

Đánh giá sự sinh trưởng của gia súc bằng cách đo kích thước các chiều cũng là một phương pháp đánh giá con giống theo các hướng sản xuất của chúng. Các chiều đo dài thân, vòng ngực, chỉ số cấu tạo thể hình cũng có ý nghĩa lớn đối với đánh giá sinh trưởng phát dục của gia súc đặc biệt là đối với bò sữa. Tính trạng này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng... Nguyễn Văn Thiện (1979)[93] nghiên cứu các chiều đo cơ thể và tính các chỉ số cấu tạo thể hình bò Vàng Việt Nam, bò lai Sind và bò


sữa lai 3 máu ở miền Bắc. Trần Trọng Thêm (1986)[89] nghiên cứu các tính trạng này trên các bò lai Sind, 1/2, 3/4, 3/8 và 11/16 HF cho biết kích thước các chiều đo chính của nhóm bò sữa lai HF cao hơn bò lai Sind. Nguyễn Văn Thiện (1995)[94] cho biết hệ số di truyền các chiều đo của bò như sau: cao vây là 0,63; sâu ngực là 0,36 và vòng ngực là 0,28. Lê Phan Dũng (2007)[23] cho rằng nên dùng chiều đo vòng ngực để tính toán xác định công thức dự đoán thể trọng bò vì nó có tương quan chặt chẽ với thể trọng bò lai.

Để nghiên cứu sinh trưởng của sinh vật, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các hàm hồi qui để mô hình hoá quá trình đó như: Gompertz (1825)[136], Brody (1945)[121], Rechards (1959)[173], Agrrey (2002)[112], Sengül và Kiraz (2005)[182], Brown và CS (1976)[122], Lambe và CS (2006)[147],

Köhn và CS (2007)[146], Ahmadi và Golian (2008)[113], Lopez de Torre và Hernander (1992)[153], Nahashon và CS (2006)[161], Wurzinger và CS (2005)[199], Tekerli và Akinci (2000)[188]...

Theo Gille (2003)[135], một số dạng hàm sinh trưởng thường dùng như

sau:

- Hàm Gompertz (1825)[136], là hàm được sử dụng nhiều nhất để đánh

giá sinh trưởng gia súc, công thức như sau: W = AExp(-Exp(b-ct)). Trong đó W là khối lượng, A là giá trị tiệm cận lúc trưởng thành, các tham số b, c điều chỉnh độ dốc và điểm uốn của đường cong. Fitzhugh (1976)[134] sử dụng hàm này dưới dạng: Y = Aexp(-Bexp(-Kt)) và được nhiều nhà khoa học ứng dụng. Điểm uốn của hàm này nằm ở vị trí cố định khoảng 1/3 giá trị trưởng thành trên đường cong.

- Hàm logicstic, được Verhulst (1838)[194] đưa ra như sau: W = A/(1 + bxp(-ct)). Hàm này có điểm uốn nằm ở khoảng 1/2 giá trị trưởng thành. Ware và CS (1980)[195] sử dụng hàm này dưới dạng Y = l/[1 + exp(-b-ct)].


- Hàm Brody (1945)[121] được chia làm hai hàm: giai đoạn đầu tiên là hàm mũ có xu hướng tăng có dạng W = WoExp(kt), tuy nhiên giai đoạn sau điểm uốn ông mô tả bằng hàm mũ có xu hướng giảm: W = A-bExp(-kt). Sự kết hợp này làm cho hàm Brody không có điểm uốn.

- Hàm Richards (1959)[173], cũng là hàm được sử dụng phổ biến. Hàm này có dạng W = A(1-bExp)(-kt))^M. Điểm uốn của hàm nay không nằm ở một tỷ lệ cố định so với giá trị trưởng thành.

Ở Việt Nam, các tác giả: Trần Quang Hân (1996)[43] mô hình hóa sinh trưởng của lợn Trắng Phú Khánh và lợn lai F1(Yorkshire x Trắng Phú Khánh) cho thấy hàm Gompertz phù hợp hơn hàm Schumacher, Nguyễn Thị Mai (2000)[64] mô hình hóa sinh trưởng của dê Bách Thảo và con lai pha máu với dê sữa cao sản ngoại... Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu trên bò sữa, vì vậy, việc mô hình hoá quá trình sinh trưởng của đàn bò sữa là cần thiết trong công tác giống.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất chăn nuôi. Nghiên cứu chỉ tiêu này phải có những số liệu chính xác qua việc bố trí các thí nghiệm và ghi chép số liệu hàng ngày. Ngoài ra các chỉ tiêu như thời gian nuôi để đạt khối lượng nhất định lúc động dục lần đầu, phối giống lần đầu, đẻ lần đầu đều có ảnh hưởng đến năng suất sản xuất sau này.


1.2.2 Sinh sản

1.2.2.1 Khái niệm

Sinh sản là đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy trì, bảo tồn nòi giống. Sinh sản là quá trình sinh học phức tạp của cơ thể nhằm sinh ra một cơ thể mới mang những đặc điểm di truyền của con bố và con mẹ. Đặc điểm sinh sản đặc thù của bò là sinh sản đơn thai. Trong quá trình nuôi dưỡng bê đực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022