Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Social Media Marketing


mạng xã hội thì việc vạch ra chiến lược cụ thể vẫn luôn là một điều quan trọng. Chiến lược không chỉ đơn thuần là đăng ký tài khoản Twitter hoặc gửi bài viết cho Digg. Chiến lược bao gồm lập kế hoạch, đặt mục tiêu, quyết định những gì cần đo lường để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu đó, xác định cách thu hút khách hàng,...Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu kinh doanh, để làm được điều này doanh nghiệp cần xem xét kỹ nhu cầu tổng thể của công ty và quyết định cách doanh nghiệp muốn sử dụng các kênh mạng xã hội để tiếp cận khách hàng. Sau đó xem xét đâu là nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp muốn tập trung vào, tốt hơn là chọn một vài nền tảng mà đối tượng khách hàng đang hoạt động tích cực vì các loại nội dung khác nhau đòi hỏi lượng thời gian hoặc ngân sách đầu tư khác nhau. Tiếp theo, doanh nghiệp cần suy xét xem loại nội dung nào nên được chia sẻ để có thể thu hút tốt nhất đối tượng khách hàng, đó có thể là dạng nội dung hình ảnh (với tính trực quan cao), hoặc video (với khả năng truyền tải thông điệp sinh động),...

Lập kế hoạch và xuất bản


Xuất bản trên phương tiện mạng xã hội đơn giản là đăng bài viết, hình ảnh hoặc video trên nền tảng (platform) của mạng xã hội đang sử dụng.

Để bài đăng có thể tiếp cận cũng như thu hút được các đối tượng mong muốn, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch trước thay vì xuất bản nội dung của mình một cách tự nhiên. Bảng kế hoạch bao gồm các nội dung chính tương ứng với ngày giờ đăng tải trong một khoảng thời gian nhất định.

Lịch đăng bài ổn định khi được lên kế hoạch trước cùng với tính nhất quán trong nội dung cao sẽ tạo cho doanh nghiệp tác phong chuyên nghiệp, người xem cảm giác tin tưởng hơn.

Một bài đăng có nội dung chất lượng bao gồm các tiêu chí như: Thông tin bổ ích, dễ dàng chia sẻ, có thể tương tác và có liên quan đến đối tượng mục tiêu. Bài đăng sẽ trở nên trực quan hơn khi gắn liền với hình ảnh hoặc video thay vì là văn bản đơn thuần.


Theo Kissmetrics (một công ty phân tích trang web), các bài đăng trên Facebook với hình ảnh chất lượng nhận được nhiều lượt thích hơn 53%, số lần nhấp nhiều hơn 84% và mức độ tương tác (bình luận) nhiều hơn 104% so với nội dung dựa trên văn bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Thêm vào đó, để tối ưu hóa phạm vi tiếp cận của các bài đăng thì ngoài nội dung thì bạn phải cần chú ý đến thời điểm và tần suất xuất bản của mình.

Lắng nghe và tương tác


Khi thực hiện công cụ tiếp thị truyền thông xã hội, doanh nghiệp phải lắng nghe và tương tác không chỉ với khách hàng của mình mà còn cả với cộng đồng trên mạng xã hội. Điều này rất quan trọng vì Word of Mouth Marketing (Marketing truyền miệng) trong thực tế có sức ảnh hưởng 10 lần thì trên nền tảng mạng xã hội sự ảnh hưởng này có thể lên đến 100 lần, do môi trường mạng xã hội là nơi các câu chuyện được lan truyền nhanh và xa hơn. Doanh nghiệp càng nổi tiếng đồng nghĩa với việc các cuộc trò chuyện, đánh giá có đề cập đến thương hiệu của doanh nghiệp càng nhiều hơn; những lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ cũng tăng.

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào đều có thể bàn tán đến doanh nghiệp của bạn mà bạn không hề hay biết. Nhưng bạn có thể kiểm tra xem công chúng đang nói gì về doanh nghiệp thông qua các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp hoặc sử dụng các công cụ Social Listening. Nhưng chắc chắn rằng những thứ bạn tìm thấy sẽ không phải là tất cả.

Khi người tiêu dùng và những người hâm mộ tương tác với doanh nghiệp thì họ cũng mong muốn nhận lại được sự phản hồi của doanh nghiệp. Từ những công cụ trên, doanh nghiệp có thể theo dòi, tương tác với cộng đồng đang quan tâm đến thương hiệu của mình, làm họ ngạc nhiên và thích thú khi họ đang có cảm xúc tích cực với doanh nghiệp hoặc ngược lại hỗ trợ và khắc phục các tình xuống, cảm xúc tiêu cực để mọi chuyện không trở nên tồi tệ hơn.


Phân tích


Trong khi Marketing truyền thống rất khó để đo lường thì việc này lại tương đối dễ dàng đối với hoạt động Marketing trên nền tảng mạng xã hội.

Các nền tảng mạng xã hội chỉ cung cấp một phần dữ liệu cơ bản, doanh nghiệp muốn có được các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp này doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phân tích có sẵn, chẳng hạn như phân tích bộ đệm. Ngoài ra, Google Analytics có thể được sử dụng như một công cụ tuyệt vời sẽ giúp doanh nghiệp xác định các kỹ thuật tốt nhất, cũng như xác định chiến lược nào tốt hơn nên từ bỏ. Một vài số liệu cần theo dòi:

- Tỷ lệ tham gia trang


- Click-through rates (tỷ lệ nhấp)


- Conversion rates (tỷ lệ chuyển đổi)


- Lượng truy cập từ mạng xã hội đến Website


- Số lượng tiếp cận, thích, bình luận, chia sẻ bài đăng.


Luôn đào sâu vào các con số để hiểu rò hơn về hoạt động của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay không. Dựa trên dữ liệu và phân tích chúng, doanh nghiệp có thể linh hoạt trong chiến lược, thay đổi tính năng cũng như thuật toán sao cho đạt được mục tiêu đặt ra từ ban đầu.

Quảng cáo


Khi doanh nghiệp chi nhiều ngân sách hơn để phát triển tiếp thị truyền thông xã hội thì quảng cáo truyền thông qua mạng xã hội sẽ là một lĩnh vực đáng được cân nhắc. Quảng cáo truyền thông xã hội giúp tiếp cận các đối tượng khách hàng rộng hơn so với những khách hàng đang có của doanh nghiệp.

Để tối ưu ngân sách, doanh nghiệp có thể xem xét, kiểm tra hiệu quả quảng cáo thông qua những mạng xã hội miễn phí, nếu đạt được lượng tương tác hiệu quả thì tiếp đến có thể sử dụng các dịch vụ tính phí của mạng xã hội đó. Các dịch vụ này cũng có thể quảng cáo chọn lọc các đối tượng dù là nam nữ, độ tuổi hay khu vực sinh sống,...


Đây là cách thức quảng cáo hiệu quả giúp doanh nghiệp phân loại được khách hàng mục tiêu để tập trung vào.

Khác với quảng cáo trên truyền hình bằng cách phát đi phát lại một tin quảng cáo để nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu. Tiếp thị truyền thông xã hội lại chú trọng vào sự sáng tạo và đổi mới trong cách truyền tải nội dung và thông điệp mà nhãn hàng muốn đem đến cho khách hàng.

Ngày nay, trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động là vô cùng phổ biến. Việc tạo ra những thiết kế phù hợp với thiết bị này là điều doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra những quảng cáo mới.[17]

1.1.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing


Ưu điểm


- Là hình thức marketing hoàn toàn miễn phí, hiệu quả cao, chi phí thấp nên kể cả cá

nhân hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có thể sử dụng.


- Thông tin có thể chia sẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng.


- Là kênh PR hữu ích vì có được sự tương tác của cộng đồng dễ dàng hơn các kênh

khác.


- Đơn giản và dễ thực hiện hơn các hình thức khác, không cần đến đội ngũ có chuyên môn công nghệ cao.

- Có thể lựa chọn đối tượng mục tiêu tiếp cận các bài đăng.


Nhược điểm


- Hình thức đăng bài tự do không qua xác thực nội dung nên doanh nghiệp có thể bị

công kích từ các bài đăng có chứa thông tin sai lệch với mục đích xấu từ người khác.


- E-WOM (E-Word-of-mouth) tiêu cực có thể gây ảnh hưởng rộng vì khả năng lan

truyền nhanh do không bị ngăn chặn bởi rào cản địa lý.


- Hình ảnh thương hiệu khó nhất quán do các trang mạng xã hội của doanh nghiệp có

thể được quản lý bởi nhiều cá nhân hay nhiều nhóm.


- Phải mất thời gian dài để xây dựng mối quan hệ, sự liên kết giữa doanh nghiệp với

cộng đồng và có lòng tin từ họ.[17]


1.1.2.5 Vai trò của Social Media Marketing ở thời điểm hiện tại


Tăng độ nhận diện thương hiệu


Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) giúp bạn cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách hiệu quả đến khách hàng. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng các kênh mạng xã hội nhiều giờ trong ngày. Việc quảng bá thương hiệu thông qua các kênh này dễ dàng khiến người dùng biết đến thương hiệu của bạn, bạn là ai và bạn đang bán cái gì.

Tăng sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp


Mạng xã hội cho phép có sự tương tác qua lại 2 chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng có thể đánh giá, nhận xét hay góp ý về sản phẩm hay dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết được những cảm nhận, mong muốn của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ đó và biết được cần phải phát triển hay khắc phục những vấn đề gì để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Khảo sát thị trường, quan sát đối thủ


Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) còn là cách thức cho phép các doanh nghiệp tương tác với nhau, không những trong cùng một ngành mà còn cả ngoài ngành. Nó cho phép các doanh nghiệp quan sát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời cũng là một kênh hiệu quả để xem xét các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đưa ra các giải pháp truyền thông phù hợp.

Trợ lực cho công cuộc SEO


Các kênh mạng xã hội ngày càng có nhiều vai trò trong việc tạo ra traffic đến website của doanh nghiệp. Điều hướng được lượng người dùng lớn sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng thành khách hàng và khiến lưu lượng truy cập vào website tăng lên. Thay vì mất đến khoảng 3 tháng để tối ưu hóa công cụ SEO, thì


giờ đây doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google.[17]

1.1.2.6 Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu nghiên cứu website và fanpage chuyên nghiệp (Căn cứ bảng hỏi)

Đối với website:

- Website phải có giao diện, hình ảnh, màu sắc bắt mắt, thu hút được người dùng truy cập.

- Website đó phải có bố cục, trình bày thông tin đầy đủ, hợp lý, không quá rườm ra

và dư thừa, phù hợp với nhu cầu người dùng mà doanh nghiệp hướng đến.

- Website đó phải có sự tương tác cao, giữ chân được người dùng ở lâu hơn trên trang web của bạn để tìm hiểu thông tin. Từ đó cũng giúp cho website của bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi từ một người truy cập web trở thành khách hàng của bạn cao hơn.

- Các thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp cần phải đầy đủ và rò ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thông tin về công ty một cách dễ dàng.

- Các chức năng của website phải dễ dàng sử dụng, tập trung vào những nhu cầu cần thiết và tránh các thủ tục rườm rà, không phù hợp với người dùng khó tính và thiếu kiên nhẫn.

- Một tiêu chí cuối cùng và mang tính tổng quát, website đó phải mang lại lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiết kiệm thời gian, chi phí.[10]

Đối với fanpage:

- Fanpage có giao diện, hình ảnh bắt mắt, thu hút người dùng truy cập.

- Thông tin trình bày ngắn gọn, đầy đủ, rò ràng, không rườm rà dễ gây nhàm chán.

- Các bài đăng được cập nhật thường xuyên vào các khumg giờ vàng, tránh để trống fanpage.

- Tốc độ phản hồi các bình luận, tin nhắn của khách hàng ở fanpage phải nhanh chóng, cung cấp đầy đủ thông tin khách hàng yêu cầu.[10]


1.2 Mô hình nghiên cứu, thang đo


1.2.1 Mô hình nghiên cứu cơ sở


Hình 2 1 Mô hình AISAS Mô hình AISAS là một mô hình phổ biến và rất hữu ích 1


Hình 2.1: Mô hình AISAS


Mô hình AISAS là một mô hình phổ biến và rất hữu ích trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số hiện nay. Quá trình tìm kiếm thông tin bao gồm truy cập blog, trang web thương hiệu, tìm kiếm các chủ đề liên quan đến thương hiệu trong bảng web và hỏi bạn bè, tra cứu thông tin được sử dụng để so sánh các thương hiệu. Thương hiệu được coi là tốt hơn khi đáp ứng nhu cầu được chọn. Ngoài ra sau khi mua, người tiêu dùng sẽ đánh giá hiệu suất của sản phẩm. Điều này thường được thực hiện trên trạng mạng xã hội của riêng họ hoặc trong trang nơi họ tìm thấy thông tin lần đầu tiên. Cụ thể, AISAS là viết tắt của những từ sau: Attention, Interest, Search, Action và Share.

Attention (chú ý)


Attention mang nghĩ là gây sự chú ý. Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng khắc cốt ghi tâm trước tiên cần gây sự chú ý. Với môi trường internet phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cơ hội để bạn thu hút khách hàng là vô kể. Đó có thể là online seeding, bài viết PR, banner, quảng cáo


Display Ads… Làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì xem như bước đầu bạn đã thành công.

Interest (quan tâm)


Một khi đã thu hút đủ đối tượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được chỗ đứng trong việc khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bản thân. Ở bước này, bạn cần khiến nhu cầu sở hữu của khán giả tăng cao bằng cách đề xuất cho họ những trải nghiệm mà họ có thể nhận được để nâng tầm cuộc sống. Cho họ biết lý do thương hiệu của bạn là duy nhất và khác biệt với những thương hiệu khác trên thị trường.

Search (tìm kiếm)


Trước khi khách hàng có hành động cụ thể đối với sản phẩm, họ sẽ phải tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ đó xem có thực sự đáp ứng được nhu cầu của họ không, có được review tốt không, hay những lợi ích mà họ có thể đạt được từ sản phẩm đó.

Công cụ tìm kiếm mạnh nhất tại Việt Nam hiện nay vẫn là Google và Facebook. Vậy làm sao để sản phẩm, dịch vụ của bạn có mặt trong top 10 trang tìm kiếm google đây? Đó chính là sử dụng SEO, SEM để đẩy mạnh vị trí thương hiệu của bạn so với những sản phẩm khác trên công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, chất lượng nội dung của bạn trên các công cụ xã hội cũng cần thật thu hút để người dùng ghi nhớ và ấn tượng về sản phẩm của bạn hơn.

Action (hành động)


Đây là cú runner-up của bất kì thương hiệu nào. Ở bước này, khách hàng sẽ quyết định hành động, tuy nhiên hành động gì còn phụ thuộc vào các bước ở trên bạn đã thực sự làm tốt chưa. Khách hàng có thể quyết định mua sản phẩm, trải nghiệm thử sản phẩm, hoặc đơn giản là thoát trang tìm kiếm mà không đoái hoài gì đến sản phẩm của bạn nữa. Do vậy, để đánh được cú bóng quyết định này, bạn cần đưa ra những lời kêu gọi khách hàng hành động (CTA) ngay lâp tức, hoặc đưa ra những khuyến mãi cho người đặt hàng ngay hôm nay.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 15/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí