Bước này là cực kì quan trọng đối với mỗi thương hiệu, dù cả ba bước trên bạn làm rất tốt, SEO vẫn chạy top đầu tìm kiếm, nhưng ACTION không hiệu quả thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp, đẫn dến doanh nghiệp của bạn vẫn không đạt doanh thu như kì vọng.
Share (chia sẻ)
Đây chính là đích đến của tất cả các thương hiệu. Khi đã đạt được doanh thu kì vọng, họ mong muốn được ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, truyền miệng truyền tay chính là cách lan tỏa nhanh nhất. Khách hàng trải nghiệm sản phẩm tốt luôn mong muốn được chia sẻ, lan tỏa đến những người xung quanh. Do đó, bạn có thể thu hồi thêm được vô số khách hàng tiềm năng mà không mất một đồng chi phí nào.
1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc được đề xuất như sau:
Sự chú ý (H1)
Sự thích thú (H2)
Tìm kiếm thông tin (H3)
Đánh giá hiệu quả hoạt động của website và fanpage công ty Connect Travel Hue
Sự hành động (H4)
Sự chia sẻ (H5)
Mô hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong đó:
HQ: Giá trị của biến phụ thuộc “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của website và fanpage công ty Connect Travel Hue”
CY: Giá trị biến độc lập “Đánh giá về sự chú ý”
TT: Giá trị biến độc lập “Đánh giá về sự thích thú”
KTT: Giá trị biến độc lập “Đánh giá về sự tìm kiếm thông tin”
HD: Giá trị biến độc lập “Đánh giá về sự hành động”
CS: Giá trị biến độc lập “Đánh giá về sự chia sẻ”
- Sự chú ý: Là bước đầu tiên để khách hàng đến với doanh nghiệp. Để khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ thì doanh nghiệp cần có một điều đặc biệt làm khách hàng chú ý. Để khách hàng chú ý tới mình thì các hình ảnh, video quảng cáo hay content của công ty không chỉ cần đẹp mà còn phải độc đáo thu hút người nhìn.
- Sự thích thú: Trong lĩnh vực du lịch, người làm marketing giỏi là phải làm cho
người đọc trở nên thích thú, tò mò về sản phẩm dịch vụ.
- Tìm kiếm thông tin: Sau khi tò mò về dịch vụ thì khách hàng thường sẽ tìm kiếm thông tin trên google hay các trang mạng xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa để các bào quảng cáo của mình nằm trên top tìm kiếm.
- Sự hành động: Sau khi người dùng tìm thấy thông tin trong một trang web, họ sẽ có xu hướng hành động như: mua hàng, xem hàng, đi đến một liên kết trên trang, download phần mềm hoặc… rời bỏ trang. Muốn người dùng hành động thế nào, chúng ta phải tìm mọi cách điều hướng hành động của họ qua các lời kêu gọi hành động.
- Sự chia sẻ: Khách hàng thường có xu hướng chia sẻ thông tin cho mọi người, nên khi dịch vụ của công ty thực sự tốt và thúc đẩy được sự hành động của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm một lượng khách hàng mà không cần tốn nhiều chi phí marketing.
- Các giả thuyết:
+ Giả thuyết H1: Đánh giá về sự chú ý có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của website và fanpge công ty Connect Travel Hue.
+ Giả thuyết H2: Đánh giá về sự thích thú có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của website và fanpge công ty Connect Travel Hue.
+ Giả thuyết H3: Đánh giá về sự tìm kiếm thông tin có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của website và fanpge công ty Connect Travel Hue.
+ Giả thuyết H4: Đánh giá về sự hành động có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh
giá hiệu quả hoạt động của website và fanpge công ty Connect Travel Hue.
+ Giả thuyết H5: Đánh giá về sự chia sẻ có ảnh hưởng tích cực đến việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của website và fanpge công ty Connect Travel Hue.
1.2.3 Thiết kế thang đo
Thang đo các nhân tố trong mô hình theo 5 mức độ của thang đo Likert từ (1) là Hoàn toàn không đồng ý đến (5) là Hoàn toàn đồng ý do Davis và cộng sự (1989) đề nghị để đo lường các thành phần được tổng hợp từ các nghiên cứu trước.
Thang đo được xây dựng dựa trên các item được trích rút từ các nghiên cứu có liên quan, điều tra khách hàng và phỏng vấn người có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch.
Thang đo được đề xuất bao gồm 15 biến quan sát để đo lường 5 thành phần của mô hình nghiên cứu. Trong đó, Sự chú ý có 3 biến quan sát, Sự thích thú có 3 biến quan sát, Tìm kiếm thông tin có 3 biến quan sát, Sự hành động có 3 biến quan sát, Sự chia sẻ có 3 biến quan sát.
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các biến quan sát và thang đo kết hợp với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
- Câu hỏi đóng: Được sử dụng để hướng khách hàng lựa chọn 1 hay nhiều sự lựa chọn có sản trong bảng hỏi. Khách hàng dễ hiểu và dễ dàng trả lời.
- Câu hỏi mở: Được sử dụng để tìm kiếm thêm các thông tin mới liên quan đến vấn
đề mà câu hỏi đóng không mô tả hết hoặc bị thiếu.
Thang đo Sự chú ý
Thang đo Sự chú ý | Mã hóa | |
1 | Website thiết kế bắt mắt. | CY1 |
2 | Fanpage rò ràng, đẹp mắt, hình ảnh thu hút. | CY2 |
3 | Content trên website, trang facebook viết ngắn gọn, thu hút. | CY3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội Trong Doanh Nghiệp
- Đánh Giá Hoạt Động Truyền Thông Marketing Trực Tuyến
- Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Social Media Marketing
- Phân Tích Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội (Smm) Tại Công Ty Connect Travel Hue
- Tình Hình Khách Du Lịch Của Công Ty Giai Đoạn 2017 – 2019
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Hoạt Động Tiếp Thị Truyền Thông Xã Hội Của Công Ty Trên 2 Kênh Website, Fanpage Connect Travel
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
Thang đo Sự thích thú
Thang đo Sự thích thú | Mã hóa | |
1 | Mục tư vấn online trên website, facebook tiện dụng. | TT1 |
2 | Nội dung trên website, trang facebook được cập nhật thường xuyên. | TT2 |
3 | Hình thức trên website, trang facebook thường xuyên thay đổi. | TT3 |
Thang đo Tìm kiếm thông tin
Thang đo Tìm kiếm thông tin | Mã hóa | |
1 | Thiết kế website khiến anh/chị dễ tìm kiếm các danh mục thông tin theo nhu cầu.dụng. | KTT1 |
2 | Nhân viên tư vấn trực tuyến một cách nhanh chóng. | KTT2 |
3 | Các thông tin đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông marketing online. | KTT3 |
Thang đo Sự hành động
Thang đo Sự hành động | Mã hóa | |
1 | Anh/chị thường xuyên theo dòi và tương tác trang facebook của công ty. | HD1 |
2 | Anh/chị sẽ thường xuyên theo dòi, cập nhật các tour du lịch mới trên website. | HD2 |
3 | Anh/chị quyết định lựa chọn các tour du lịch của công ty thông qua hoạt động truyền thông của công ty. | HD3 |
Thang đo Sự chia sẻ
Thang đo Sự chia sẻ | Mã hóa | |
1 | Anh/chị sẽ chia sẻ các nội dung hữu ích cho bạn bè, người thân. | CS1 |
2 | Anh/chị sẽ chia sẻ lên các trang nhóm có lượt tương tác lớn. | CS2 |
3 | Anh/chị sẽ giới thiệu bạn bè, người thân cùng tham gia và trải nghiệm các tour du lịch thú vị. | CS3 |
Thang đo Sự đánh giá hiệu quả
Thang đo Sự đánh giá hiệu quả | Mã hóa | |
1 | Website và fanpage mang lại nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng. | HQ1 |
2 | Nội dung website, fanpage rất hấp dẫn, có tính cập nhật cao. | HQ2 |
3 | Website và fanpage đang là xu hướng cập nhật thông tin mới và nhanh chóng. | HQ3 |
1.3 Cơ sở thực tiễn về hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội trong doanh nghiệp
1.3.1 Thực trạng ứng dụng hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội trong ngành du lịch trên toàn cầu
Hiện nay, có hơn 4 tỷ người trên thế giới kết nối với Internet; chiếm 56% dân số thế giới. Dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được xếp thứ hai trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet; 63% khách du lịch sử dụng smartphone để tìm kiếm thông tin và dịch
vụ lịch như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt dịch vụ thông qua thiết bị di động; 72% khách du lịch mong muốn các chủ kinh doanh tạo điều kiện để họ đặt lệnh qua điện thoại và 54% hy vọng chủ kinh doanh tương tác với họ qua thiết bị di động.
Du lịch trực tuyến đem lại lợi ích cho toàn ngành du lịch. Sự gia tăng mạnh mẽ của đối tượng khách lẻ (free and independent traveler – FIT) sử dụng đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agency - OTA) và các ứng dụng công nghệ để tự lập kế hoạch chuyến đi đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Chính vì vậy, các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đưa ra nhiều nhận định về xu thế phát triển của du lịch trực tuyến. UNWTO nhận định cuộc cách mạng công nghệ và ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây. Theo trang web: http://www.itdr.org.vn, hãng Google và tập đoàn Temasek Holdings của Singapore dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD. Năm 2016, eMarketer ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu sẽ tăng 13,8% và đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm, nhưng từ năm 2017, châu Á – Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu.
Ứng dụng di động ngày càng phổ biến trong các hoạt động. Hai kho ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là Google Play có 2,8 triệu ứng dụng và App Store của Apple có 2,2 triệu ứng dụng. Với khối lượng lớn các ứng dụng có sẵn cho người tiêu dùng, các nhà tiếp thị bắt đầu tập trung vào việc duy trì ứng dụng trên thiết bị di động hơn là việc phát triển kho ứng dụng. Năm 2016, khoảng 23% người dùng bỏ một ứng dụng sau một lần sử dụng, 27% người dùng ngừng sử dụng ứng dụng sau 2 đến 5 lần và 38% đã sử dụng ứng dụng nhiều hơn 11 lần trước khi ngừng sử dụng ứng dụng. Gmail, các dịch vụ của Google Play, Google Maps, YouTube và Google là các ứng dụng Android phổ biến nhất trên toàn thế giới, trong khi đó Facebook, YouTube, Instagram và Skype cho iPhone là những ứng dụng có mức truy cập cao nhất trong
số những người sử dụng iOS di động toàn cầu.[12]
1.3.2 Thực trạng ứng dụng hoạt động tiếp thị truyền thông xã hội trong ngành du lịch tại Việt Nam
Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 53% dân số, cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới (48,2%). Đặc biệt, trong số đó có tới 78% sử dụng internet hàng ngày. Du lịch trực tuyến tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn khách outbound và inbound sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Thậm chí, tỷ lệ khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài là không nhỏ.
Xu hướng sử dụng dịch vụ trên Internet để ra quyết định cho chuyến đi và các hoạt động du lịch ngày càng gia tăng. Hơn 40% các lệnh tìm kiếm du lịch trực tuyến được thực hiện từ điện thoại cầm tay, 66% đơn đặt hàng được đặt trực tuyến trong năm 2014 (khảo sát của Resonance Consultancy). Các ứng dụng trên điện thoại thông minh (như tìm địa điểm, đặt phương tiện đi lại, dịch vụ giải trí,…) đang dần thay thế các chức năng của bộ phận Hướng dẫn khách hàng (Concierge) tại khách sạn.
Theo báo cáo đánh giá của Euromonitor International: Tỷ lệ thanh toán vé máy bay trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 18,3% năm 2010; tăng lên 22,6% năm 2016 và ước đạt 29% vào năm 2020. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch đã chú ý đến nhân sự CNTT. Đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn có trung tâm tin học để phát triển và ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp mình.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 18 triệu lượt người; tăng 16,2% so với năm 2018. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 14,3 triệu lượt người chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam; tăng 15,2%. Khách đến bằng đường bộ đạt 3,36 triệu lượt; chiếm 18,7% và tăng 20,4%. Khách đến từ đường biển đạt 264 nghìn lượt người; chiếm 1,5% và tăng 22,7% so với năm ngoái.
Trước khi đi du lịch, người tiêu dùng thường tham khảo nguồn thông tin từ ý