Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 12

và cổ phần hoá các NHTM diễn ra quá chậm chạp. Điều đó đã hạn chế chủ trương thực hiện đa sở hữu ngành, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Về thực chất, các NHTM nhà nước vẫn chi phối hầu hết các dịch vụ trên thị trường tiền tệ. Bởi vậy, tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng chưa cao, hạn chế hiệu quả kinh tế. Hệ thống ngân hàng, nhất là NHTM nhà nước hoạt động trong tình trạng kém phát triển, thể hiện rõ ở một số điểm sau:

Tiềm lực tài chính của toàn hệ thống ngân hàng không mạnh. Tổng vốn NHTM nhà nước chỉ khoảng 15.500 tỷ đồng, tương đương với 1 tỷ USD, bình quân 3.100 tỷ đồng/ngân hàng.

Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên GDP chỉ khoảng 70%, thấp thua xa so với Thái Lan (145,8%), Malaixia (193,5%) và chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc (211,1%).

Tổng số vốn tự có của hệ thống ngân hàng chỉ trên 1 tỷ USD. Trong đó, Agribank có số vốn tự có lớn nhất cũng chỉ khoảng 290 triệu USD. So với các ngân hàng khác trên thế giới thì hệ thống ngân hàng Việt Nam quá nhỏ bé (HSBC có tổng vốn tự có là 25,78 tỷ USD, Citibank Châu Á là 21 tỷ USD).

Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng chưa cao. Khả năng sinh lời thấp: tỷ lệ lãi ròng sau thuế trên tổng tài sản (ROA) bình quân chỉ đạt 0,65%. Trong khi đó, tỷ lệ ROA của các nước Châu Á - Thái Bình Dương là 0,94%; của các nước Đông Nam Á là 0,77%. Nếu so sánh ROA trung bình của Việt Nam với ROA thế giới, ở Việt Nam chỉ đạt 88%. Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) của các NHTM Việt Nam chỉ đạt 6,54% so với chuẩn quốc tế (trung bình từ 12 - 15%).

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn lớn. Tỷ lệ nợ xấu (nợ quá hạn thông thường, nợ khó đòi trong hoặc đã quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ kinh doanh do được phép của Chính phủ) chiếm tỷ trọng còn cao. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM, nhất là NHTM nhà nước đã dùng vốn ngắn hạn với tỷ

trọng lớn (40 - 50%) để cho vay tín dụng trung và dài hạn, vượt quá giới hạn an toàn cho phép từ 10 - 20%, càng làm tăng mức độ rủi ro ngân hàng. Mức độ an toàn vốn chưa cao. Theo chuẩn mực quốc tế, hệ số này ở mức tối thiểu là 8%. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam chỉ đạt 4,5%.5

Năng lực quản lý, trình độ khoa học - công nghệ, đội ngũ cán bộ phục vụ hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế. Chất lượng của các văn bản luật chưa cao, mang đậm dấu ấn của cơ chế mệnh lệnh hành chính và xin cho. Cung tiền của Ngân hàng Trung ương chưa đảm bảo tính chủ động hoàn toàn theo yêu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng chưa công khai, minh bạch hoá các thông tin tài chính, tuân thủ các quy định của báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù, công nghệ đã được đổi mới so với thời kỳ bao cấp nhưng chỉ số công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ đạt 0,47, thấp hơn các nước trong khu vực như: Trung Quốc: 0,35; Thái Lan: 0,07; Singapore: 1,95. Năng lực công nghệ thấp dẫn đến khả năng liên kết, hợp tác, phát triển để nâng cao hiệu quả kinh doanh còn yếu; chưa hỗ trợ tốt, phản ứng nhanh, nhạy với các mối quan hệ kinh tế đang dần đi vào chiều sâu của quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng. Các cán bộ công chức được tuyển dụng vào làm việc thường chỉ có một chuyên môn sâu, chủ yếu là chuyên ngành tài chính - tiền tệ. Trong khi đó, nền kinh tế càng tiến sâu vào hội nhập lại càng đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức liên ngành tốt như: Luật kinh tế, Kinh tế học, Kinh tế công cộng, Tài chính công, Ngoại ngữmới đáp ứng được yêu cầu cao của công việc.

Những bất cập nội tại chủ yếu trên đây của ngành ngân hàng đã tác động tiêu cực tới sự hình thành, phát triển TĐTC - NH trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

5 Nguồn: Nghiên cứu Kinh tế số 342/2006

Thứ ba, nền tảng để xây dựng cho sự hình thành TĐTC - NH còn yếu kém. Cơ chế điều hành của TĐKT (đang thử nghiệm) theo mô hình công ty mẹ - công ty con nói chung, Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt nói riêng mang đậm dấu ấn của thời bao cấp mệnh lệnh, hành chính mà chưa chuyển hẳn sang có chế kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền. Công ty mẹ can thiệp quá sâu vào công ty con, còn công ty con thì ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của công ty mẹ, thiếu quyết đoán và độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, việc chậm trễ ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế quản trị - điều hành TĐKT có tác động tiêu cực tới việc xây dựng của TĐTC - NH.

Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 12

Thứ tư, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, có ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành TĐTC - NH. Hiện trạng kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là mầm mống dẫn đến rủi ro, không trả được nợ ngân hàng, làm tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực tới tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong việc hình thành TĐTC - NH ở Việt Nam.

Thứ năm, chưa hình thành được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngành ngân hàng với các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện chủ trương xây dựng TĐKT nói chung, TĐTC - NH mạnh nói riêng.

Hình thành các TĐTC là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải hội đủ các yếu tố cần thiết. Chặng đường mà các NHTM Việt Nam còn phải trải qua theo mô hình phát triển thành TĐTC - NH phía trước còn rất nhiều chông gai.

1.2 Thuận lợi


TĐTC không còn quá xa lạ với những nước công nghiệp phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, các nước EUĐây cũng là sự hướng đến của các NHTM Việt Nam - đang đứng trước một xu thế tất yếu của hội nhập và

cạnh tranh. Hiện nay, bên cạnh những khó khăn, việc hình thành TĐTC - NH ở Việt Nam lại có những thuận lợi sau:

Thứ nhất là sự đổi mới sâu sắc trong tư duy kinh tế của Đảng, Nhà nước thúc đẩy việc xây dựng và phát triển TĐTC - NH ở Việt Nam. Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, sâu rộng nền kinh tế quốc dân, trong đó có các NHTM. Song, phải đến thập kỷ 90 (thế kỷ XX) ở Việt Nam mới manh nha xuất hiện chủ trương xây dựng TĐKT. Bằng các quyết định: Quyết định 90/TTg-CP và Quyết định 91/TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ, việc thí điểm TĐKT đã được thực thi. Đó chính là bước khởi đầu cho sự ra đời, phát triển TĐKT nói chung, TĐTC nói riêng. Trước xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta chỉ đạo tiến một bước trong chủ trương xây dựng TĐKT: “Thúc đẩy việc hình thành một số TĐKT và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực”, trong đó có ngành chính, có nhiều chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Trong lĩnh vực tài chính: “Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn lực tài chính, tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, tầng lớp dân cư”. Đối với lĩnh vực ngân hàng: “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và NHTM Nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM”.

Thứ hai, thực tiễn vận động, phát triển của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng như việc thí điểm hình thành TĐTC - Bảo hiểm thời gian qua đã đem lại nhận thức rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với việc hình thành, phát triển TĐTC - NH ở Việt Nam.

Thứ ba, sự trưởng thành từng bước của ngành ngân hàng là nhân tố bên trong thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành, phát triển TĐTC - NH. Thời gian qua, ngành ngân hàng dã thực hiện đổi mới, cấu trúc lại hệ thống theo hướng tinh

gọn về tổ chức; tăng cường về tiềm lực tài chính, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản trị và điều hành các dịch vụ ngân hàng. Sự đổi mới đó đã đem lại những kết quả quan trọng, nổi bật là:

Mạng lưới tổ chức tín dụng lớn mạnh không ngừng. Toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có 5 NHTM nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hộ; 31 NHTM cổ phần đô thị; 4 NHTM cổ phần nông thôn; 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 4 ngân hàng liên doanh; 46 văn phòng đại diện tài chính, tín dụng nước ngoài ở Việt Nam; ngoài ra, còn có các công ty trực thuộc ngân hàng như Công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 6. Với mạng lưới rộng lớn, ngân hàng đã góp mặt ở 100% số huyện, thị trong cả nước. Như vậy, phát triển thị phần, thị trường trong nước là một điểm mạnh nổi trội của ngành ngân hàng.

Các loại hình sở hữu ngân hàng từng bước đa dạng hoá. Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, không chỉ có loại hình NHTM nhà nước, mà xuất hiện khá nhiều loại hình sở hữu khác, như NHTM cổ phần đô thị, NHTM nông thôn, ngân hàng liên doanhĐặc biệt, sự xuất hiện của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các văn phòng đại diện tài chính, tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, chứng tỏ chủ trương đa dạng hoá loại hình sở hữu ngân hàng của Đảng, Nhà nước ta đã và đang được thực thi và đó cũng là một minh chứng thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong quá trình tự do hoá dịch vụ ngân hàng. Đây là điều kiện cần để xây dựng TĐTC – Ngân hàng ở Việt Nam.

Việc thực hiện tách bạch hoạt động tín dụng cho vay theo chính sách với hoạt động kinh doanh tín dụng thương mại là bước tiến trong cải cách ngân hàng của Việt Nam.


6 Nguồn: www.tuoitre.com.vn, ngày 19/10/2007

Thứ tư, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những yếu tố thuận lợi về phát triển thị trường; di chuyển rộng rãi các luồng vốn, công nghệ, lao động chất lượng cao

2. Giải pháp phát triển Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam


2.1 Giải pháp vĩ mô


2.1.1 Một số vấn đề pháp lý về mô hình Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc xây dựng các TĐTC - NH là yêu cầu cấp thiết để các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể xây dựng mô hình và thành lập được các TĐTC - NH lớn mạnh, thì các cơ quan nhà nước hữu quan cần giải quyết một số vấn đề pháp lý sau:

Chính phủ cần xây dựng và ban hành Nghị định về tiêu chí phân loại tập đoàn, mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn, đặc biệt là mối quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên làm cơ sở pháp lý gốc cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các TĐKT nói chung và TĐTC - NH nói riêng. Một điểm quan trọng là văn bản này phải làm rõ sự khác biệt giữa nhóm công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con và nhóm công ty tổ chức theo mô hình tập đoàn.

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi cần có quy định về loại hình tổ chức tín dụng theo mô hình TĐTC - NH.

Về chính sách phát triển các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc cổ phần hoá các NHTM Nhà nước, Nhà nước cần có định hướng cho phép một số NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần lớn xây dựng, hình thành các TĐTC - NH với phạm vi kinh doanh đa năng bao trùm hầu hết các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, phát hành thẻ, quản lý tài sản

Việc hình thành các TĐTC - NH lớn là xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới và mô hình tập đoàn cũng là mô hình tổ chức quản lý của nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới - những đối thủ cạnh tranh tiềm năng của các NHTM trong khi Việt Nam gia nhập WTO. Mặt khác, việc cho phép một số NHTM Nhà nước chuyển đổi thành mô hình tập đoàn để đa dạng hoá hình thức tổ chức quản lý của các NHTM và đáp ứng nhu cầu phát triển tự thân của một số NHTM Nhà nước.

Để mô hình TĐTC - NH có tính khả thi cao, với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy chế dưới luật định về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của tập đoàn ngân hàng theo thông lệ quốc tế để đảm bảo có thể giám sát hoạt động của TĐTC - NH và sự an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong lĩnh vực ngân hàng.

Cuối cùng, việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của các NHTM chỉ là điều kiện cần. Để có thể xây dựng được các ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động đa năng thì không những đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp, khai thác được thế mạnh của mình, mà còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực thi có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng.

2.1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô


Thời gian qua, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa thực sự ổn định, nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp, khung thể chế đảm bảo cho hoạt động của các thành phần kinh tế chưa đồng bộ. Do đó, chúng ta phải hoàn thiện việc cổ phần hoá các doanh nghiệp đồng bộ với việc xây dựng các

TĐKT, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Song song với nó là tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng để giảm thiểu rủi ro, tránh những thất bại đáng tiếc do sự cạnh tranh của những doanh nghiệp nước ngoài đối với các TĐTC - NH Việt Nam.

2.2 Giải pháp vi mô


Một TĐTC khác với một NHTM thông thường ở chỗ tính đa năng và phạm vi hoạt động rộng khắp ở các quốc gia. Vì vậy, để xây dựng một TĐTC vững mạnh ở Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:


2.2.1 Thực hiện các biện pháp tăng quy mô vốn điều lệ và vốn tự có


Hiện nay, tiềm lực về vốn của các NHTM Việt Nam chưa đủ để có thể xây dựng thành công một TĐTC đa năng, vì một trong những yêu cầu đầu tiên của việc hình thành những TĐTC là phải xây dựng một “tấm đệm” đủ dày về vốn. Trước mắt, chúng ta chỉ tập trung những giải pháp xây dựng thành công mô hình TĐTC ở các NHTM nhà nước; xúc tiến có hiệu quả việc cổ phần hoá các NHTM nhà nước để tăng vốn chủ sở hữu.

Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

2.2.2 Hoàn thành việc cổ phần hoá đối với các NHTM nhà nước


Các NHTM hiện nay đang trong quá trình cổ phần hoá, tuy nhiên quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Khi thực hiện cổ phần hoá, các NHTM cần thuê các công ty có uy tín của nước ngoài đánh giá đúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022