Tỉ Lệ Tai Biến Ở Nhóm Thực Hiện Kỹ Huật Thành Công

3.1.8. Chỉ số huyết học

Bảng 3.5. Đặc điểm về các chỉ số huyết học


Chỉ số

Trước sinh

Sau truyền máu/Sau thủ thuật

HC (g/L)

< 4,0

19(57,58%)

27(81,82%)

4,0 - 4,9

13(39,39%)

6(18,18%)

> 4,9

1(3,03%)

0(0%)

Trung bình

3,79± 0,70

3,25 ± 0,54

Hb (g/L)

≥110

18(54,55%)

8(24,24%)

100 -109

6(18,18%)

2(6,06%)

70 – 99

9(27,27%)

22(66,67%)

≤70

0%

1(3,03%)

Trung bình

110,55 ± 19,22(g/L)

98,82 ± 14,9(g/L)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng Sonde foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 6

Nhận xét:có 15 sản phụ có thiếu máu trước sinh, lượng huyết sắc tố trung bình là 110,55± 19,22 (74- 143) g/L, thời điểm sau thực hiện thủ thuật và truyền máu (nếu có) lượng huyết sắc tố trung bình là 98,82 ± 14,9 (70- 142) g/L.

3.1.9. Thời điểm chẩn đoán

Bảng 3.6. Thời điểm chẩn đoán BHSS


Thời điểm chẩn đoán

Số lượng

Tỉ lệ

1 giờ đầu

32

96,97%

1- 6 giờ đầu

1

3,03%

24 giờ đầu

0

0%

Nhận xét:32 trường hợp đươc chẩn đoán BHSS trong 1 giờ đầu (96,97%), 1 trường hợp chẩn đoán trong 1- 6 giờ đầu (3,03%).

3.1.10. Cân nặng trẻ sơ sinh

Bảng 3.7. Cân nặng trẻ sơ sinh


Cân nặng con

Số lượng

Tỉ lệ

Cân nặng trung bình

<2900g

14

42,42%


2853,03±746,13g

2900- 3499g

14

42,42%

≥3500g

5

15,16%

Tổng

33

100%

Nhận xét:trẻ sơ sinh cân nặng từ 2900- 3499g chiếm nhiều nhất với 16 trường hợp (48,48%), trẻ sơ sinh nặng trên 3500g có 3 trường hợp (9,09%), dưới 2900g có 14 trường hợp (42,24%). Cân nặng trung bình trẻ sơ sinh là 2853,03±746,13 g.

3.1.11.Chỉ số Apgar


Bảng 3.8. Chỉ số apgar


Giá trị

Số lượng

Tỉ lệ

0

1

3,03%

1- 3

0

0%

4 -7

3

9,09%

8 - 10

29

87,88%

Tổng

33

100%

Nhận xét:trẻ sơ sinh apgar từ 8-9 có 29 trường hợp (87,88%), có 1 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong (3,03%).

3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị

3.2.1. Lượng máu mất

Bảng 3.9. Lượng máu mất trung bình


Lượng máu mất

Trước đặt bóng

Sau đặt bóng

Tổng

𝑋̅± SD

607,58± 182,71 ml

90,91± 39,31 ml

695,45±243,78 ml

GTNN - GTLN

420-1000 ml

30-500 ml

500- 1500 ml

1600


1400


1200


1000


800


600


400


200


0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33

Tổng máu mất

Máu mất sau khi thực hiện kỹ thuật Column2

Máu mất trước khi thực hiện xong kỹ thuật Column1

Column3


Biểu đồ 3.5. Biểu đồ lượng máu mất của sản phụ

Nhận xét:


Lượng máu mất trung bình trước khi làm kỹ thuật là 607,58± 182,71 ml(420- 1000 ml).

Lượng máu mất trung bình sau khi làm kỹ thuật là 90,91± 39,31 ml (30-500

ml).

Tổng lượng máu mất trung bình là 695,45±243,78 ml (500-1500ml).


3.2.2. Lượng máu truyền

Bảng 3.10. Phân bố sản phụ phải truyền máu


Truyền máu

Số lượng

Tỷ lệ

Lượng máu (đơn vị)

Không

23

69,7%


2,5 ± 0,288

10

30,3%

Nhận xét:chỉ có 4 sản phụ phải truyền máu (13,79%), còn lại chỉ truyền dịch đơn thuần (dịch đẳng trương, dịch cao phân tử). Trung bình lượng máu truyền chỉ tính trong 10 sản phụ phải truyền máu là 2,5±0,288 đơn vị máu.

3.2.3. Tỉ lệ thành công, thất bại

Bảng 3.11. Phân bố kết quả điều trị


Kết quả điều trị

Số lượng

Tỷ lệ

Thành công

32

96,97%

Thất bại

1

3,03%

Tổng số

33

100%

Nhận xét:32/33 trường hợp sản phụ được thực hiện thủ thuật thành công trong việc điều trị BHSS (96,97%), 1 trường hợp thất bại (3,03%).

3.2.4. Đặc điểm trường hợp thất bại

Bảng 3.12. Đặc điểm trường hợp thất bại


Đặc điểm

Trường hợp thất bại

Tuổi thai phụ

42

Số lần mang thai

4

Số lần sảy/ phá thai

1

Số con hiện có

3

Tuổi thai

35 tuần 5 ngày

Số lượng thai

1

Cân nặng trẻ sau sinh

2800 grams

Thời gian chẩn đoán BHSS

Sau sổ rau

Tổng lượng máu mất

1500 ml

Đơn vị máu truyền

3 đơn vị

Xử trí

Phẫu thuật cắt tử cung

Nhận xét:trường hợp sản phụ thất bại các yếu tố nguy cơ là: tuổi trên 35, đã từng mang thai 4 lần, 1 lần sảy/phá thai.

3.2.5. Tỉ lệ tai biến sau điều trị

Bảng 3.13. Tỉ lệ tai biến ở nhóm thực hiện kỹ huật thành công


Dấu hiệu tai biến

Số lượng

Tỷ lệ

Không

32

100%

0

0%

Nhận xét:100% trường hợp thực hiện kỹ thuật thành công đều không xuất hiện tai biến (sốt, nhiễm trùng,…).


Chương 4 - BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm sản phụ được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị BHSS tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

4.1.1. Đặc điểm chung Tuổi sản phụ

Theo Biểu đồ 3.1, kết quả nghiên cứu trên 33 trường hợp BHSS ghi nhận: độ tuổi trung bình là 31,42 ± 5,1 tuổi, nhóm có độ tuổi từ 30 - 34 chiếm tỉ lệ cao nhất với 36,36%, nhóm 25 - 29 tuổi và 35 - 39 tuổi chiếm tỉ lệ cao với 27,27% và 24,24%, nhóm 20 -24 tuổi chiếm tỉ lệ thấp với 10,34%, nhóm trên 40 tuổi chiếm tỉ lệ 3,03%, sản phụ bị BHSS ít tuổi nhất là 20 tuổi lớn tuổi nhất là 42 tuổi. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước đó: nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuyến[55] trên 43 sản phụ cho kết quả nhóm sản phụ từ 20- 35 tuổi chiếm tỉ lệ 76,74%, nghiên cứu của Hồ Xuân Tam [5] trên 44 sản phụ được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley cho kết quả 30/44 trường hợp (68,18%) sản phụ trong độ tuổi sinh đẻ từ 20 - 35. Tỉ lệ sản phụ trong độ tuổi 30 -34 trong nghiên cứu của tôi chiếm tỉ lệ cao phù hợp với xu hướng đẻ muộn hơn hiện nay.

Theo tác giả Phạm Thị Xuân Minh thì tuổi sản phụ càng cao thì tỉ lệ BHSS càng tăng lên vì nguy cơ mắc các tai biến sản khoa như đờ tử cung, sót rau,... tăng lên theo tuổi sản phụ[25]. Nguyên nhân của các tai biến này có thể do đã đẻ nhiều lần, có tiền sử nạo hút thai, vết mổ ở tử cung.... Tuổi sản phụ ≥ 35 có nguy cơ BHSS gấp 1,61 lần so với nhóm tuổi 20- 34. Ngoài ra, ở những trường hợp BHSS thì nguy cơ có nhiều tai biến, biến chứng nặng hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn[56]. Vì vậy, với những sản phụ tuổi càng cao, chúng ta cần chú ý việc dự phòng BHSS để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Về nơi ở

Về nơi ở, có 68,97% sản phụ sinh sống tại Hà Nội và 31.03% sản phụ sinh sống tại các tỉnh thành khác xung quanh Hà Nội (Hình 3.1). Điều này có thể do vị trí bệnh viện thuận tiện cho các sản phụ có địa chỉ thường trú tại Hà Nội hơn là sản phụ đến từ các tỉnh ngoài, hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của đại dịch Covid khiến cho sản phụ ở các tỉnh ngoài ít lựa chọn đến Hà Nội để sinh con hơn.

4.1.2. Đặc điểm tiền sử sản khoa và tiền sử băng huyết sau sinh của sản phụ

Về tiền sử sản khoa

Theo Bảng 3.1, kết quả nghiên cứu 33 trường hợp ghi nhận: số sản phụ từng có thai 1- 2 lần chiếm tỉ lệ cao nhất với tổng 19/33 trường hợp chiếm tổng 57,57%, số sản phụ mang thai lần đầu chiếm 11/29 (33,33%), có 3 trường hợp sản phụ mang thai lần 3 trở lên (9,1%). Số trường hợp đẻ con so là 12/33 (36,37%), sinh con lần 2 là 9/33 (27,27%), 12 trường hợp sản phụ sinh con lần 3 trở lên (36,37%). Trong số 20 sản phụ đã từng sinh con, những lần đẻ trước đó đều là sinh thường và 100% các con của họ còn sống. Trong số 33 trường hợp nghiên cứu có 3/33 trường hợp sản phụ sảy thai 1 lần (9,1%), 1 trường hợp sảy thai 2 lần ( 3,03%), 24 trường hợp sản phụ chưa sảy thai lần nào (87,87%).

Theo nghiên cứu của Phạm Văn Chung năm 2010, BHSS do đờ tử cung gặp nhiều ở sản phụ đẻ con rạ, nguy cơ BHSS ở sản phụ đẻ con rạ gấp 1.9- 2.5 lần ở sản phụ sinh con so[57]. Kết quả nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự với các nghiên cứu trước là sản phụ sinh con rạ có tỉ lệ gặp BHSS cao con sản phụ sinh con so.

Sản phụ đã từng sinh con thì buồng tử cung sẽ giãn hơn so với sản phụ mang thai lần đầu, chất lượng tử cung kém đi, dẫn đến khả năng co cơ tử cung kém hơn sản phụ mang thai lần đầu, tăng nguy cơ BHSS do đờ tử cung. Vì vậy cần chú ý dự phòng BHSS cho sản phụ đã từng mang thai và sinh con.

Về tiền sử băng huyết sau sinh

Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.2) không ghi nhận trường hợp sản phụ nào có tiền sử sinh con bị BHSS trước đó. Nhiều nghiên cứu về BHSS đã chỉ ra những sản phụ có tiền sử BHSS ở lần sinh trước là một trong những yếu tố nguy cơ gây BHSS ở lần sinh sau: theo Unterscheider[23] sản phụ có tiền sử BHSS có tăng nguy cơ BHSS gấp 2- 4 lần so với những sản phụ không có tiền sử BHSS; theo nghiên cứu bệnh – chứng năm 2017 của Nyflot [58] về các yếu tố nguy cơ BHSS nặng, tác giả kết luận rằng, những phụ nữ có tiền sử BHSS nặng (được định nghĩa là mất ≥1.500 ml máu hoặc cần phải truyền máu), có nguy cơ cao nhất bị BHSS nặng. Vì vậy tiền sử BHSS nặng cần phải được gộp vào yếu tố nguy cơ để triển khai và công nhận tính hợp lý của các mô hình dự phòng BHSS.

4.1.3. Đặc điểm thai

Về tuổi thai

Kết quả thống kê (Bảng 3.3) ghi nhận tuổi thai trung bình là 37,67 ± 9,26 tuần, trong đó tuổi thai ≥ 41 tuần có 2/33 trường hợp (6,06%), dưới 37 tuần có 12 trường hợp (36,36%), từ 37 - 40 tuần có 19 trường hợp (57,58%). Trong đó tuổi thai nhỏ nhất là 24 tuần, lớn nhất là 41 tuần. Hiện nay đa số sản phụ đều theo dõi thai kì định kỳ và nhiều người có xu hướng chọn ngày phù hợp để sinh, nên ít trường hợp sản phụ mang thai già tháng ( ≥ 41 tuần).

Theo nghiên cứu của Sheldon năm 2012 đã chỉ ra những trường hợp thai ≥ 41 tuần có nguy cơ BHSS cao gấp 1,56 lần so với tuổi thai 37 – 41 tuần[56]. Vì vậy mỗi sản phụ cần có kế hoạch trong việc sinh đẻ, tránh trường hợp để thai già tháng; tại cơ sở y tế cần chủ động trong việc dự phòng BHSS cho sản phụ mang thai già tháng.

Về cân nặng thai

Kết quả Bảng 3.7 ghi nhận cân nặng trung bình thai nhi là 2853,03 ± 746,13g. Trường hợp cân nặng thai nhi cao nhất là 4200g, cân nặng thấp nhất là 1300g. Có 4 trường hợp cân nặng thai ≥ 3500g (13,79%), 14 trường hợp cân nặng trẻ từ 2900 - 3499g (48,28%), 11 trường hợp cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2900g (37,93%). Có kết quả như trên vì 2900- 3499g là cân nặng thai nhi thường gặp khi trẻ đủ tháng được phát triển đầy đủ. Kết quả này của tôi cũng tương tự với Đỗ Văn Tú [10] nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017 và của tác giả Nguyễn Thị Hiền [59] nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2016. Các trường hợp thai to làm buồng tử cung giãn nhiều hơn trong quá trình mang thai, kết hợp với sản phụ đã từng mang thai nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung đẫn đến đờ tử cung, khiến tăng nguy cơ BHSS.

Thai to đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến BHSS, trong nghiên cứu của Aderoba AK (2017), Revert M (2017), Nguyễn Thị Như Hà ( 2020) có ghi nhận thai to ở những trường hợp thất bại[60-62].

Về số lượng thai trong lần mang thai lần này

Kết quả Bảng 3.4 ghi nhận trong 33 trường hợp sản phụ bị BHSS ghi nhận có 2 trường hợp đa thai. Đa thai cũng là một trong những nguyên nhân gây giãn buồng tử cung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2024