Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng Sonde foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 8

âm đạo và 75% sau sinh mổ). Khi chèn bóng thất bại, việc chảy máu phải được điều trị với các biện pháp bảo tồn thêm nữa trước khi tiến hành cắt tử cung [38].

Vì vậy, để tránh việc điều trị chậm trễ, sau khi chèn bóng bao cao su cần theo dõi sát bệnh nhân về tổng trạng, các dấu hiệu sinh tồn, kể cả chỉ số sốc, cần can thiệp nhanh, theo dõi lượng dịch vào/ dịch ra, chiều cao đáy tử cung và lượng máu mất qua âm đạo, cần theo dõi thêm bằng siêu âm để phát hiện kịp thời các trường hợp chảy máu ẩn trong buồng tủ cung và phúc mạc [28, 76, 77].

4.2.5. Tỷ lệ tai biến trong số các ca thành công

Trong số 32 ca thành công không có trường hợp nào tai biến trong quá trình nghiên cứu (Bảng 3.13).

Trong nghiên cứu của Ramanathan và cs., về chèn bóng bao cao su (ESM- UBT) tại 92 cơ sở y tế ở Kenya và Sierra Leone, từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015, là một phần của nghiên cứu đa quốc gia [78]. Trong số 201 ca được chèn bóng do BHSS khó kiểm soát, có 189 (94%) sống sót. Không có ca vỡ/thủng tử cung hoặc dị ứng/phản vệ với cao su hoặc latex.

Việc theo dõi các biến chứng sau điều trị cũng có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo hiệu quả điều trị cho sản phụ.

4.3. Điểm hạn chế của đề tài

Nghiên cứu này được thực hiện với cỡ mẫu nhỏ nên chưa thể đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến hiệu quả đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley, các yếu tố liên quan đến thành công và thất bại trong điều trị. Ngoài ra cỡ mẫu nhỏ khó khăn trong việc xác định rõ ràng các yếu tố nguy cơ dẫn đến những nguyên nhân trực tiếp gây BHSS để có thể so sánh hiệu quả của phương pháp này giữa các nhóm nguyên nhân dẫn đến BHSS.

Cơ chế tác dụng chính xác của tác dụng chèn ép bóng lòng tử cung vẫn chưa rõ, vì bóng chèn bằng sonde Foley có thể tích bóng nhỏ hơn so với các loại dụng cụ khác. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thu được cho thấy kết quả tốt, tương đồng với một số nghiên cứu khác đã được thực hiện tại Việt Nam. Trong quá trình thu thập số liệu tống kê chưa thể ghi nhận về việc sử dụng Oxytocin truyền tĩnh mạch sau chèn bóng, đặc điểm siêu âm theo dõi bóng trong lòng tử cung, theo dõi lượng dịch bơm vào bóng chèn của từng sản phụ và quá trình lưu bóng để có thể phân tích rõ hơn về hiệu quả của thủ thuật này.

4.4. Ý nghĩa của nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam, băng huyết sau sinh (BHSS) do đờ tử cung là một biến chứng đe dọa tính mạng, chiếm tỉ lệ cao trong các nguyên nhân BHSS [10, 19, 25]. Nghiên cứu xác định các yếu tố nguy cơ BHSS do đờ tử cung sẽ giúp có các biện pháp dự phòng. Nghiên cứu hiệu quả điều trị BHSS không đáp ứng với điều trị nội khoa và xoa đáy tử cung bằng chèn bóng bao cao su lòng tử cung sẽ giúp xử trí nhanh BHSS, giúp an toàn trong chuyển viện từ thôn bản, xã, huyện lên tuyến trên.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng Sonde foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 8

Qua kết quả nghiên cứu trên 33 sản phụ BHSS được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley, nghiên cứu có một số kết luận như sau:

1. Đặc điểm đối tượng được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

1.1. Về đặc điểm chung

- Tuổi sản phụ trung bình là 31,42 ± 5,10 tuổi (20- 42 tuổi). Nhóm độ tuổi 30-34 và trên 35 chiếm tỉ lệ là 31.03% và 27,27%.

- Tỉ lệ sản phụ sinh con so: 36,37% sinh con lần 2: 27,27%, sinh con lần 3 trở lên: 36,36%. Tỉ lệ sản phụ từng sảy thai là 12,13%.

- Tất cả trường hợp sản phụ trong nghiên cứu không có tiền sử BHSS.

- Tuổi thai trung bình 37,67 ± 9,26 tuần (24- 41 tuần), tuổi thai ≥ 41 tuần là 6,06%.

- Sản phụ đơn thai là 93,94%, song thai là 6,06%.

- Chỉ số Bishop ghi nhận từ 4 - 7 điểm, 5 điểm chiếm 54,55%.

- Cân nặng trẻ sơ sinh trung bình là 2853,03 ± 746,13 g, trẻ sơ sinh cân nặng từ 3500g trở lên chiếm 9,09%.

- Chỉ số apgar của trẻ sơ sinh từ 8- 10 chiếm 87,88%, trẻ sơ sinh apgar là 0 chiếm 3,03%.

1.2. Về đặc điểm cận lâm sàng

- Lượng huyết sắc tố trung bình trước kỹ thuật là 110.35 ± 3.52 (74-143) g/L. Trong đó có 45,45% trường hợp sản phụ có thiếu máu trước sinh.

- Huyết sắc tố trung bình sau khi thực hiện kỹ thuật là 98,82 ± 14,9 g/L.

2. Hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Lượng máu mất trung bình trước khi làm kỹ thuật là 607,58 ± 182,71 ml(420 -1000 ml), lượng máu mất trung bình sau khi làm kỹ thuật là 90,91 ± 39,31 ml (30 - 500 ml), tổng lượng máu mất trung bình là 695,45 ± 243,78 ml (500 - 1500ml).

- Sản phụ được chẩn đoán sớm BHSS trong vòng 1 giờ đầu sau sinh chiếm 96,97%, 3,03% sản phụ được chẩn đoán trong vòng 1 – 6 giờ đầu.

- Tỉ lệ thành công 96.97%, không xuất hiện tai biến trong nhóm thành công.

- Trường hợp thất bại có các yếu tố nguy cơ là trên 35 tuổi, mang thai lần 4, trước đó đã có 1 lần sinh non, có thiếu máu trước sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Taylor U., et al., "FIGO guidelines: prevention and treatment of postpartum hemorrhage in low-resource settings, 2012", p. 108-118.

2. Muđoz M., et al., Patient blood management in obstetrics: prevention and treatment of postpartum haemorrhage. A NATA consensus statement, 2019, p. 112.

3. Danso D. and P.J.P.H.N.T, "Reginald, New Approaches, Internal uterine tamponade", 2006.

4. Trần Thị Lợi, "Hiệu quả của bóng chèn lòng tử cung điều trị băng huyết sau sanh", Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 2009.

5. Hồ Xuân Tam, Trịnh Thị Hoài Xuân và Nguyễn Ngọc Hoàng Mai, "Nghiên cứu áp dụng bóng chèn lòng tử cung trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên năm 2013", 2014, tr. 50-53.

6. Karoshi M., et al., "Postpartum hemorrhage: Guidelines for Immediate Action, Wall Chart", 2012.

7. Kandeel M., et al., "Management of postpartum hemorrhage with intrauterine balloon tamponade using a condom catheter in an Egyptian setting", 2016, p. 272-275.

8. Cho, Y., et al., "Ultrasonographic visualization of balloon placement for uterine tamponade in massive primary postpartum hemorrhage", 2008, p. 711-713.

9. Organization W.H., "WHO recommendations Uterotonics for the prevention of postpartum haemorrhage: Web annex 7: Choice of uterotonic agents", 2018, World Health Organization.

10. Đỗ Văn Tú, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và xử trí chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Bạch Mai", Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, 2017.

11. Weeks A.J.B.A.I.J.o.O. and Gynaecology, "The prevention and treatment of postpartum haemorrhage: what do we know, and where do we go to next?" 2015, p. 202-210.

12. Smith J.R. and B.G.J.E.M. Brennan, "Postpartum hemorrhage", 2006, p. 1-9.

13. Nguyễn Đức Vy, Bài giảng sản phụ khoa (Trọn bộ 2 tập). Tập 2. 2009.

14. Fernandez H., et al., ”Internal iliac artery ligation in post-partum hemorrhage". 1988. p. 213-220.

15. Groom K., Jacobson, "The management of secondary postpartum hemorrhage", 2006, p. 316-24.

16. Coker A. and Oliver, "Definitions and classifications", 2006, p. 11-6.

17. Anderson, J.M. and D.J.A.F.P. Etches, "Prevention and management of postpartum hemorrhage", 2007, p. 875-882.

18. Rani P.R., Begum, and JCDR, "Recent advances in the management of major postpartum haemorrhage-a review", 2017, p. QE01.

19. Trần Đình Vinh, "Tình hình băng huyết sau sinh tại Khoa phụ sản Bệnh viện Đà Nẵng 2005-2010". Tạp chí Phụ sản tháng 7/2007, 2010, tr. 67-71.

20. Khan R.U. and H.J.P.H. El-Refaey, "Pathophysiology of postpartum hemorrhage and third stage of labor", 2006, p. 243-253.

21. Alouini S., et al., "Bakri balloon tamponade for severe post-partum haemorrhage: efficiency and fertility outcomes", 2014, p. 171-175.

22. Nelson D.B., et al., "Point-of-Care Viscoelastic Tests in the Management of Obstetric Hemorrhage. 2022". p. 463-472.

23. Unterscheider J., F. Breathnach, and M. Geary, "Standard medical therapy for postpartum hemorrhage, in A comprehensive textbook of postpartum hemorrhage", 2012, Sapiens Publishing, London, United Kingdom, p. 355- 360.

24. Dương Thị Cương, Bài giảng sản phụ khoa tập I. Bộ môn phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội, 2013.

25. Phạm Thị Xuân Minh, "Tình hình chảy máu sau để tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, 2004.

26. El Hamamy, E. and C.J.A.e. B-Lynch, "Learning to Treat Postpartum Hemorrhage: a Spectrum of Modern Teaching/Learning Modalities", 2012, p.12.

27. Cameron, "Definitions, vital statistics and risk factors: an overview", 2012, p. 133-146.

28. Makino S., et al., ”Uterine balloon tamponade as a test to assess further treatment", 2015, p. 556.

29. Phạm Việt Thanh, "Tổng quan về băng huyết sau sinh". Tạp chí Phụ sản tháng 7/2007, 2007.

30. Magann E.F., et al., "Postpartum hemorrhage after vaginal birth: an analysis of risk factors", 2005, p. 419-423.

31. Obstetricians, A.C.o. and Gynecologists, "Maternal safety bundle for obstetric hemorrhage", 2015.

32. Bộ Y Tế, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2009.

33. Lê Quang Thanh, Phác đồ điều trị sản phụ khoa–BV Từ Dũ (2015), 2015, BV Từ Dũ.

34. Nguyễn Đức Hinh và CS, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. 2015.

35. ACOG, ACOG Updates Recommendations on Postpartum Hemorrhage, 2017, p. 923- 925.

36. WHO, "Updated WHO recommendation on tranexamic acid for the treatment of postpartum haemorrhage: highlights and key messages from the World Health Organization's 2017 global recommendation", 2017, World Health Organization.

37. Georgiou, "A review of current practice in using Balloon Tamponade Technology in the management of postpartum haemorrhage", 2014, p. 1-10.

38. Ferrazzani S., et al., "Balloon Internal Uterine Tamponade: Experience with 39 Patients from a Single."

39. McNulty J., "Uterine tamponade for obstetric hemorrhage: internal balloon and external compression stitches", 2015.

40. Georgiou C., et al., "Intraluminal pressure readings whilst achieving a positive ‘tamponade test’in the management of postpartum hemorrhage", A

Comprehensive Textbook of Postpartum Hemorrhage. An essential Clinical Reference for Effective Management, 2012, Sapiens Publishing, p. 369-376.

41. Pei Shan Lim, et al., "Spontaneous rupture of uterine varicose veins: a rare cause for obstetric shock", 2014, p. 1791-1794.

42. Sayeba Akhter, F., F. DRH, and F.J.M.G.M." Mosammat Rashida Begum, Use of a Condom to Control Massive Postpartum Hemorrhage", 2003, p. 3.

43. Tort J., et al., "Initial management of postpartum hemorrhage: A cohort study in Benin and Mali", 2016, p. S84-S88.

44. Georgiou and Gynaecology, "Balloon tamponade in the management of postpartum haemorrhage: a review", 2009, p. 748-757.

45. Cunningham F.G., et al., "Obstetrical Hemorrhage, in Williams Obstetrics", 25e. 2018, McGraw-Hill Education: New York, NY.

46. Sayeba A., et al., "Use of condom to control massive postpartum hemorrhage", 2003, p. 23-27.

47. Condous G., et al., "The “tamponade test” in the management of massive postpartum hemorrhage", 2003, p. 767-772.

48. Pei Shan Lim, et al., "Uterine atony: Management strategies", 2012, INTECH Open Access Publisher.

49. Francois K.E., et al., "Antepartum and postpartum hemorrhage", 2001.

50. Matsubara S., et al., "Re: Intrauterine balloon tamponade for management of severe postpartum haemorrhage in a perinatal network: a prospective cohort study: Exclusion criteria?" 2017, p. 1792-1793.

51. Burke T., et al., "A postpartum haemorrhage package with condom uterine balloon tamponade: a prospective multi‐centre case series in Kenya, Sierra Leone, Senegal, and Nepal", 2016, p. 1532-1540.

52. Green-top Guideline., "Prevention and management of postpartum haemorrhage", 2016, p. e106-e149.

53. Maya E.T., et al., "Condom tamponade in the management of primary postpartum haemorrhage: a report of three cases in Ghana: case series". 2015, p. 151-157.

54. Nguyễn Gia Định, Cao Ngọc Thành, 'Nghiên cứu hiệu quả điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung bằng bóng chèn lòng tử cung", Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Huế, 2018, tr. 178 -183.

55. Nguyễn Đình Tuyến và CS., "Nghiên cứu hiệu quả đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị băng huyết sau sinh", Tạp chí Phụ sản tháng 7/2007, 2019, tr. 28–35.

56. Sheldon W.R., et al., "Misoprostol for the prevention and treatment of postpartum hemorrhage", 2012, p. 235-250.

57. Phạm Văn Chung, "Nghiên cứu về tình hình chảy máu sau đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009", 2009, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.

58. Nyfløt L.T., et al., "Risk factors for severe postpartum hemorrhage: a case- control study", 2017, p. 1-9.

59. Nguyễn Thị Hiền, "Nghiên cứu nguyên nhân và thái độ xử trí chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương", Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2015-2016.

60. Aderoba AK., et al., "Condom‐catheter tamponade for the treatment of postpartum haemorrhage and factors associated with success: a prospective observational study", 2017, p. 1764-1771.

61. Revert M., et al., "Intrauterine balloon tamponade for management of severe postpartum haemorrhage in a perinatal network: a prospective cohort study", 2017, p. 1255-1262.

62. Nguyễn Thị Như Hà, "Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt sonde foley chèn buồng tử cung điều trị chảy máu sau đẻ", 2020, Trường đại học Y Hà Nội.

63. Nguyễn Anh Tuấn, "Thực trạng chảy máu sau đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Phụ san hà Nội", 2020, Trường Đại học Y Hà Nội.

64. Combs C.A., et al., "Factors associated with postpartum hemorrhage with vaginal birth", 1991, p. 69-76.

65. Saxena R., "Tips and tricks in operative obstetrics and gynecology", 2011,

JP Medical Ltd.

66. Frass K.A., "Postpartum hemorrhage is related to the hemoglobin levels at labor: Observational study", 2015, p. 333-337.

67. Biguzzi E., et al., "Risk factors for postpartum hemorrhage in a cohort of 6011 Italian women", 2012.

68. Nguyễn Thị Dung, "Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt Sonder Foley chèn buồng tử cung trong điều trị chảy máu sau đẻ", Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, 2014.

69. Bonnet M.-P., et al., "Postpartum haemorrhage in Canada and France: a population-based comparison", 2013.

70. Nahar N., N. Yusuf, and F.J.O.M.J. Ashraf, "Role of intrauterine balloon catheter in controlling massive PPH: experience in Rajshahi Medical College Hospital", 2009, p. 682-3.

71. Mathur M., et al., "Use of Bakri balloon tamponade (BBT) for conservative management of postpartum haemorrhage: a tertiary referral centre case series", 2018, p. 66-70.

72. Herrick T., et al., "A low-cost uterine balloon tamponade for management of postpartum hemorrhage: modeling the potential impact on maternal mortality and morbidity in sub-Saharan Africa", 2017, p. 1-6.

73. Cekmez Y., et al., "Experience with different techniques for the management of postpartum hemorrhage due to uterine atony: compression sutures, artery ligation and Bakri balloon", 2015, p. 399-402.

74. Suarez S., et al., "Uterine balloon tamponade for the treatment of postpartum hemorrhage: a systematic review and meta-analysis", 2020, p. 293

75. Schantz-Dunn, "Ob-Gyn Surgery and Blood Supply in Resource-Poor Areas", 2016, p. 268.

76. Nathan H., et al., "Shock index: an effective predictor of outcome in postpartum haemorrhage?", 2015, p. 268-275.

77. Cunningham F.G., et al., "Abnormal labor", 2010, p. 452-454.

78. Ramanathan A., et al., "Safety of a condom uterine balloon tamponade (ESM-UBT) device for uncontrolled primary postpartum hemorrhage among facilities in Kenya and Sierra Leone", 2018, p. 1-7.

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 19/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí