Bảng 2.1. Bảng biến số, chỉ số nghiên cứu
Biến số | Khái niệm – Chỉ số | |
Mục tiêu 1: Mô tả đăc điểm đối tượng được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội | ||
1 | Tuổi sản phụ | Dựa vào năm sinh, tính theo thời điểm sản phụ thực hiện kỹ thuật, gồm các nhóm tuổi: dưới 20, 20-24, 25- 29, 30-34, trên 35. |
2 | Địa chỉ | Địa chỉ thường trú của sản phụ |
3 | Tiền sử sản khoa | Chỉ số PARA, gồm - P: số lần sinh con đủ tháng - A: số lần sinh con thiếu tháng - R: số lần sảy thai hoặc phá thai - A: số con còn sống hiện tại |
4 | Tiền sử BHSS | BHSS lần trước (nếu có) |
5 | Tiền sử dị ứng | Tiền sử dị ứng của sản phụ (nếu có) |
6 | Tuổi thai | Tính bằng tuần theo kết quả siêu âm của sản phụ, gồm: - Dưới 37 tuần - Trong 37 - 40 tuần - Từ 41 tuần trở lên. |
7 | Số lượng thai | Số lượng con lần này sản phụ mang thai |
8 | Chỉ số Bishop | Đánh giá chỉ số Bishop của sản phụ |
9 | Phương pháp đẻ | Gồm: - Đẻ đường âm đạo |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng Sonde foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 2
- Điều Trị Băng Huyết Sau Sinh Bằng Bóng Chèn Lòng Tử Cung
- Sử Dụng Oxytocin Truyền Hoặc Carbetocin Sau Thủ Thuật
- Tỉ Lệ Tai Biến Ở Nhóm Thực Hiện Kỹ Huật Thành Công
- Tỉ Lệ Thành Công Của Đặt Bóng Chèn Lòng Tử Cung Và So Với Các Kết Quả Nghiên Cứu Khác
- Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng Sonde foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 8
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
- Đẻ có hỗ trợ thủ thuật | ||
10 | Chỉ số huyết học | Chỉ số xét nghiệm huyết học của sản phụ tại 2 thời điểm: - Trước sinh - Sau khi thực hiện kỹ thuật |
11 | Huyết áp | Chỉ số huyết áp trước sinh và sau sinh |
12 | Thời điểm chẩn đoán BHSS | Thời điểm sản phụ được chẩn đoán BHSS |
13 | Cân nặng trẻ sơ sinh | Cân nặng (g) sau sinh của trẻ sơ sinh |
14 | Chỉ số Apgar | Chỉ số đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ sau sinh, gồm: - 7 - 10 điểm - 4 - 6 điểm - 1 - 3 điểm - 0 điểm |
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội | ||
1 | Lượng máu mất trước khi thực hiện xong kỹ thuật | Số ml máu của sản phụ mất trước khi thực hiện xong thủ thuật đặt bóng lòng tử cung |
2 | Lượng máu mất thêm sau khi thực hiện kỹ thuật | Số ml máu của sản phụ mất thêm sau khi thực hiện xong kỹ thuật đến lúc |
Truyền máu | - Số trường hợp phải truyền máu - Lượng máu truyền | |
4 | Số trường hợp thành công, thất bại | Số trường hợp thành công và thất bại sau khi thực hiện kỹ thuật |
5 | Đặc điểm trường hợp thất bại (nếu có) | Gồm: - Các yếu tố nguy cơ - Thời điểm BHSS - Lượng máu mất qua từng thời điểm - Thời điểm đánh giá thực hiện kỹ thuật thất bại |
6 | Biến chứng | Số sản phụ xuất hiện các triệu chứng: sốt, nhiễm trùng, thủng tử cung hoặc các biến chứng khác. |
2.2.4. Quy trình chèn bóng
- Điều kiện thực hiện: sản phụ bị BHSS vẫn tiếp tục chảy máu mặc dù đã xoa đáy tử cung và điều trị các thuốc co hồi tử cung theo phác đồ.
- Mô tả kỹ thuật [54]:
+ Bệnh nhân nằm tư thế sản phụ khoa.
+ Làm rỗng bàng quang bằng đặt thông tiểu foley giữ lại và dẫn lưu liên tục.
+ Ống thông Nelaton số 16 vô khuẩn được luồn vào bên trong 2 bao cao su (dùng cả 2 bao lồng vào nhau để tránh rách thủng), cột lại cách đầu ống thông 3 - 4 cm gần với miệng bao cao su bằng một sợi chỉ silk 2.0.
+ Đặt van âm đạo, bộc lộ cổ tử cung bằng kẹp hình tim.
+ Dùng kẹp hình tim, kẹp ống thông, đưa ống thông có bao cao su vào buồng tử cung và lỗ trong cổ tử cung. Lưu ý: chỗ cột chỉ ở gần miệng bao cao su phải nằm hoàn toàn trong lỗ trong cổ tử cung (tránh tụt bóng).
+ Gắn đuôi ông thông Nelaton vào bộ dây truyền dịch gắn với chai 500 ml, lượng nước từ 200 - 400 ml, tối đa 500 ml.
+ Kiểm tra ống thông bằng cách quan sát thấy bóng căng trong đoạn dưới tử cung, hoặc kiểm tra bằng tay thấy bóng căng trong đoạn dưới tử cung.
+ Bóng được làm đầy dần dần và khi máu ngừng chảy qua cổ tử cung thấy được trong tầm nhìn, thì ngừng lại.
+ Gập lại ống thông và cột lại bằng chỉ silk 2.0 nhằm làm cho dịch nước nuối không thể thoát ra và quan sát lượng máu ra từ lòng tử cung.
+ Chèn gạc âm đạo tránh tụt bóng.
+ Bóng chèn bao cao su được lưu 6 đến 48 giờ để hỗ trợ tăng co.
+ Sau khi hoàn thành thử thuật, có thể đặt một túi đo máu dưới mông bệnh nhân để theo dõi tại phòng mổ.
2.2.5. Cách tiến hành và phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Xây dựng phiếu thu thập số liệu dựa trên mục tiêu, biến số nghiên cứu.
- Thu thập số liệu có sẵn từ bệnh án và các sổ sách lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Nhập và xử lý số liệu bằng Stata 8.0 và Exel 2010.
- Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm.
- So sánh các kết quả thu được với các nghiên cứu trước đó và rút ra nguyên nhân nếu có khác biệt rõ rệt.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi luôn đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu dựa trên bệnh án đã có vì vậy nên không có can thiệp trực tiếp vào người bệnh.
- Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị.
- Các thông tin của người bệnh được mã hoá, giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
- Việc nghiên cứu được sự thông qua của Hội đồng Y đức của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Hội đồng khoa học của Trường Đại học Y dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội và cho phép thu thập số liệu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Chương 3 - KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm sản phụ được đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của sản phụ Về tuổi sản phụ
40.00%
36.36%
35.00%
30.00%
27.27%
25.00%
24.24%
20.00%
15.00%
10.00%
9.10%
5.00%
3.03%
0.00%
20 - 24 tuổi
25 - 29 tuổi
30 - 34 tuổi
35 - 39 tuổi
Trên 40 tuổi
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tuổi sản phụ
Nhận xét:sản phụ bị BHSS tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 30 - 34 (36,36%), tuổi sản phụ BHSS thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 42 tuổi, độ tuổi trung bình là 31,42 ± 5,10 tuổi.
Về nơi cư trú
33.33%
Hà Nội
Ngoài Hà Nội
66.67%
Biểu đồ 3.2. Phân bố nơi cư trú của sản phụ
Nhận xét:66,67% sản phụ sống tại Hà Nội, 33,33% sản phụ sống tại các tỉnh thành phố khác.
3.1.2. Tiền sử sản phụ khoa
Bảng 3.1. Tiền sử sản phụ khoa
Đặc điểm thai kì trước | Số lượng | Tỉ lệ | Tổng | |
Số lần có thai | 0 | 11 | 33,33% | 100% |
1 | 8 | 24,24% | ||
2 | 11 | 33,33% | ||
≥ 3 | 3 | 9,1% | ||
Số lần sảy | 0 | 29 | 87,87% | 100% |
1 | 3 | 9,1% | ||
2 | 1 | 3,03% | ||
3 | 0 | 0,00% | ||
Số lần đẻ | 0 | 12 | 36,37% | 100% |
1 | 9 | 27,27% | ||
2 | 11 | 33,33% | ||
3 | 1 | 3,03% | ||
≥ 4 | 0 | 0,00% |
Nhận xét:sản phụ đã từng mang thai có 22 trường hợp (66,67%), sản phụ chưa có tiền sử sảy thai có 29trường hợp (87,87%). Có 21 sản phụ đã từng trải qua 1-3 lần đẻ, trong đó chủ yếu là từng đẻ 2 lần (33,33%). Tổng 18 sản phụ đã từng sinh con đều có lần đẻ trước là đẻ thường, 100% con còn sống.
3.1.3. Tiền sử băng huyết sau sinh
Bảng 3.2. Tiền sử BHSS của sản phụ
Số lượng | Tỉ lệ | |
Có | 0 | 0 |
Không | 33 | 100% |
Tổng | 33 | 100% |
Nhận xét:100% sản phụ không có tiền sử BHSS.
3.1.4. Tuổi thai
Bảng 3.3. Phân bố tuổi thai
Số lượng | Tỉ lệ | Tuổi thai trung bình | |
< 37 tuần | 12 | 36,36% | 37,67 ± 9,26 tuần |
37 - 40 tuần | 19 | 57,58% | |
≥ 41 tuần | 2 | 6,06% | |
Tổng | 33 | 100% |
Nhận xét:sản phụ sinh con đủ tháng là cao nhất, có 19 trường hợp (57,58%) Tuổi thai trung bình sau thống kê là 37,67 ± 9,26 tuần (24 - 41 tuần).
3.1.5. Số lượng thai
Bảng 3.4. Số lượng thai trong lần sinh lần này của sản phụ
Số lượng | Tỉ lệ | |
1 | 31 | 93,94% |
2 | 2 | 6,06% |
Tổng | 33 | 100% |
Nhận xét:có 31 trường hợp sản phụ sinh con lần này là đơn thai (93,94%), 2 trường hợp sản phụ sinh con lần này là song thai (6,06,%), không có các trường hợp sinh đa thai từ 3 con trở lên.
3.1.6. Chỉ số Bishop của sản phụ
3.03%
21.21%
21.21%
54.55%
7 điểm
6 điểm
5 điểm
4 điểm
Biểu đồ 3.3. Phân bố chỉ số Bishop của sản phụ
Nhận xét:chỉ số Bishop của sản phụ ghi nhận từ 4 - 7 điểm, trong đó 5 điểm chiếm tỉ lệ cao nhất (54,55%), 7 điểm chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,03%).
3.1.7. Phương pháp đẻ
24.24%
75.76%
Đẻ thường đường âm đạo
Đẻ có hỗ trợ thủ thuật
Biểu đồ 3.4. Phân bố phương pháp đẻ của sản phụ
Nhận xét:sản phụ sinh thường đường âm đạo chiếm đa số (75,76%), sản phụ đẻ có hỗ trợ thủ thuật chiếm tỉ lệ thấp hơn (24,24%).